Hôm nay,  

Tai Ngoài Của Chúng Ta Có Thể Bắt Nguồn Từ Mang Cá Cổ Đại

31/01/202500:00:00(Xem: 1374)

tai nguoi
Theo một nghiên cứu mới, tai ngoài của con người có thể đã tiến hóa từ phần mang của các loài cá thời tiền sử. (Nguồn: pixabay.com)


Các thí nghiệm chỉnh sửa gen đã chỉ ra rằng: trong quá trình tiến hóa kéo dài hàng triệu năm, sụn (cartilage) trong mang cá đã dần dần di chuyển vào trong ống tai (ear canal), và phát triển thành tai ngoài của tổ tiên loài người. Thậm chí, nếu lùi thời gian xa hơn, các khoa học gia tin rằng tai ngoài của chúng ta có thể có liên quan với các sinh vật biển không xương sống thời cổ đại, chẳng hạn như loài sam (horseshoe crabs).
 
Phát hiện này đã góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc bí ẩn của tai ngoài – một đặc điểm độc đáo chỉ có ở các loài động vật hữu nhũ. Gage Crump, đồng tác giả nghiên cứu và là giáo sư về sinh học tế bào gốc và y học tái tạo tại trường University of Southern California, cho biết: “Khi chúng tôi bắt tay vào dự án này, nguồn gốc tiến hóa của tai ngoài hoàn toàn là một ẩn số.
 
Trước đây, giới khoa học đã biết rằng tai giữa của chúng ta – phần nằm sau màng nhĩ và có ba xương nhỏ – có nguồn gốc từ xương hàm của cá thời cổ đại. Phát hiện về sự chuyển đổi kỳ diệu này trong quá trình tiến hóa đã khiến Giáo sư Crump và các đồng nghiệp tự hỏi: “Liệu tai ngoài của chúng ta, vốn được cấu tạo từ sụn, cũng có thể bắt nguồn từ một cấu trúc nào đó của tổ tiên loài cá?
 
Về cấu tạo, tai ngoài của con người và các loài động vật hữu nhũ khác được tạo thành từ một loại sụn đặc biệt gọi là sụn đàn hồi (elastic cartilage). Loại sụn này có độ mềm dẻo và linh hoạt cao hơn cả sụn trong (hyaline cartilage, có trong mũi người) và sụn sợi (fibrocartilage, có trong đĩa đệm giữa các đốt sống). Chính đặc tính độc đáo này của sụn đàn hồi giúp tai ngoài có thể thu nhận và truyền âm thanh một cách hiệu quả.
 
Điểm đột phá trong việc lần theo nguồn gốc của tai ngoài con người là phát hiện sụn đàn hồi cũng tồn tại trong mang cá. Crump cho biết: “Khi bắt đầu nghiên cứu, chúng tôi hầu như không tìm thấy manh mối nào về sự tồn tại của sụn đàn hồi ở các loài không phải động vật hữu nhũ.
 
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng chất nhuộm protein để kiểm tra thành phần của mang cá ngựa vằn (zebrafish hay Danio rerio), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và ba loài cá khác. Kết quả cho thấy mang của những loài cá này đều có chứa sụn đàn hồi. Đặc biệt, tất cả các loài được nghiên cứu đều thuộc nhóm cá có xương hiện đại, điều này cho thấy sụn đàn hồi là một đặc điểm phổ biến trong nhóm cá này. Phát hiện mới đã được công bố trên tạp chí Nature.
 
Tiếp theo, để kiểm tra mối liên kết tiến hóa giữa mang cá và tai ngoài của động vật hữu nhũ, nhóm nghiên cứu đã tiến hành một loạt thí nghiệm chỉnh sửa gen phức tạp. Do không thể nghiên cứu trực tiếp trên hóa thạch vì sụn đàn hồi không còn sót lại trong đó, họ đã tập trung vào các các yếu tố điều khiển gen, được gọi là “enhancer” – những đoạn DNA ngắn đóng vai trò như “công tắc” để bật/tắt gen khi liên kết với một số protein đặc thù.
 
Enhancer có một đặc điểm quan trọng là chỉ hoạt động trong một số loại mô, giúp các nhà nghiên cứu dễ dàng xác định vị trí hoạt động của chúng. Để kiểm tra xem liệu cơ chế điều chỉnh gen giữa mang cá và tai ngoài người có giống nhau hay không, nhóm nghiên cứu đã cấy các enhancer từ tai ngoài của con người vào bộ gen của cá ngựa vằn. Kết quả là, những enhancer này kích thích hoạt động trong mang cá. Ngược lại, khi đưa enhancer từ mang cá vào bộ gen chuột, chúng lại kích thích hoạt động trong tai ngoài của chuột.
 
Để tìm hiểu sâu hơn về quá trình tiến hóa này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thêm các thí nghiệm trên nòng nọc và thằn lằn xanh (Anolis carolinensis). Kết quả cho thấy cả loài lưỡng cư và bò sát đều thừa hưởng cấu trúc mang và tai từ tổ tiên loài cá. Đặc biệt, ở thằn lằn, các enhancer này hoạt động trong ống tai thay vì ở mang. Phát hiện này gợi ý rằng vào thời điểm bò sát xuất hiện trên Địa cầu (khoảng 315 triệu năm trước), sụn đàn hồi đã bắt đầu quá trình di chuyển từ vị trí mang sang vị trí tai ngoài – một bước quan trọng trong quá trình tiến hóa dẫn đến sự hình thành tai ngoài ở động vật hữu nhũ ngày nay.
 
Nhóm nghiên cứu kết luận: “Trong quá trình tiến hóa của động vật có xương sống, các yếu tố di truyền ban đầu dùng để tạo ra mang của các loài sinh vật cổ đại đã được tái sử dụng nhiều lần để tạo ra đa dạng các cấu trúc mang và tai như chúng ta thấy ngày nay.
 
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu còn phát hiện thấy một enhancer trong tế bào của sam có thể kích thích hoạt động trong mang cá ngựa vằn. Sam được mệnh danh là “hóa thạch sống,” xuất hiện cách đây khoảng 400 triệu năm; nên phát hiện này cho thấy tai ngoài của chúng ta có thể có lịch sử tiến hóa còn xa xưa hơn những gì khoa học từng biết đến.
 
Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu để xem nguồn gốc này xa xưa đến cỡ nào, Crump cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi mở ra một chương mới về sự tiến hóa của tai ở động vật hữu nhũ.

Cung Đô sưu tầm
Nguồn: “Our outer ears may have come from ancient fish gills, scientists discover” được đăng trên trang Livescience.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần này tôi đi tiễn một anh bạn đồng tuế vừa nằm xuống. Gọi là đồng tuế nhưng anh nhỉnh hơn tôi một tuổi. Thấy anh nằm thảnh thơi, bạn bè mừng cho anh. Mừng vì anh chỉ bị cảm có một tuần rồi nhẹ nhàng ra đi. Đi như vậy là phúc. Mấy ông bạn già ai cũng khen vậy. Cái chết hình như thân cận với những người đã quá luống tuổi. Họ đã nhờn với anh thần chết. Nhớ: Nguyễn Xuân Hoàng những ngày cuối của căn bệnh ung thư cột sống đã nhắn tin cho tôi: “Tao không sợ chết, chỉ sợ đau”.
Kỹ thuật về điện thoại di động đã tạo điều kiện cho mọi người có thể lưu lại hình ảnh hoặc một sự kiện nào đó đang xảy ra của hiện tại. Những sự ghi lại này đã góp phần tốt trong việc tìm ra những sự việc sai trái của cá nhân hay của tổ chức nào đó hầu đưa ra ánh sáng của tòa án. Tuy nhiên có những trường hợp không nên dùng phương tiện điện thoại di động để thu lại hình ảnh và đưa lên mạng xã hội. Điều này ít ai để ý đến và có thể làm nguy hiểm đến một cá nhân nào đó. Hãy nhìn ở một góc nhìn rộng lớn để cùng nhau bàn thảo cho chủ đề này.
Bạn tôi, nhà thơ Triều Hoa Đại ấn hành tác phẩm Lên Rừng Đếm Lá. Nhân dịp nầy, người bạn vong niên từ thời ở Đà Nẵng - Lê Bảo Hoàng (nhà thơ Luân Hoán) - hai nhà thơ thực hiện cuộc trò chuyện với nhau. Theo Triều Hoa Đại thì khi rời bỏ đất nước ra đi, hình như một số anh, chị em trong đó có tôi đã bỏ “của” mà chạy lấy người nên đã không đem theo được một tác phẩm nào…
Chiếc British Airways khởi hành lúc 10 giờ đêm từ phi trường Trudeau, Montreal Canada, bay hai tiếng rưỡi đến Heathrow, London (LHR), nằm ở phía Tây London, cách trung tâm thành phố 23km, là một sân bay bận rộn nhất Châu Âu với hàng triệu lượt khách mỗi năm; chúng tôi chờ ở đây hai tiếng rưỡi, rồi bay tiếp thêm 7 tiếng rưỡi nữa để đến Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha (Spain). Madrid đi trước Montreal 6 tiếng vào mùa đông và 5 tiếng vào mùa hè bắt đầu vào cuối tháng 3 đến cuối tháng 10.
Ngày thứ bảy 15/3/2025 vừa qua, các nhân viên làm việc cho các đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA và đài Á châu Tự Do RFA khi tới sở đã nhận được lệnh nghỉ hành chánh, phải ra về và nộp lại thẻ báo chí. Báo chí cho biết đây là khởi đầu cho tiến trình phẹc mê bu tích các đài phát thanh này. Giám đốc đài VOA Michael Abramowitz lập tức ra tuyên bố: “Tôi vô cùng đau lòng khi lần đầu tiên sau 83 năm, đài VOA lừng lẫy không được phép lên tiếng. Sáng nay tôi mới hay tin gần như toàn bộ nhân viên VOA, hơn 1.300 nhà báo, nhà sản xuất và nhân viên bị cho nghỉ hành chánh. Tôi cũng không phải ngoại lệ”. Ngoài đài VOA, đài Á Châu Tự Do RFA cũng cùng chung một số phận. Đài Á châu Tự Do là một đài phát thanh tư nhân phi lợi nhuận, được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ nhằm cung cấp thông tin, tin tức và bình luận trực tuyến cho thính giả tại Á châu. Đài hoạt động bằng 9 thứ tiếng trong đó có tiếng Việt. Đài bắt đầu hoạt động từ ngày 12/3/1996 với mục đích thúc đẩy và nâng đỡ tự do và dân chủ tới những ng
Phải thanh minh thanh nga ngay cho các cụ, đây không phải chuyện trâu già gặm cỏ non mà là chuyện ngày xưa các cụ tán gái khi còn thanh xuân. Chuyện trâu già gặm cỏ non cũng có, khi cụ Nguyễn Trãi làm thơ tán cô bán chiếu Nguyễn Thị Lộ, nhưng tuy đây là một cuộc tán gái nổi tiếng nhưng không thuộc vào category này nên không nhắc tới tại đây.
Sáng sớm hôm nay, khi mở hộp thư, nhận được tin, tôi liền điện thoại cho anh Phạm Văn Nhàn, người bạn thân với anh chị Thương – Quy. Hỏi, “Anh Nhàn ơi, anh hay tin gì chưa? Anh Lê Ký Thương đã ra đi lúc 9 giờ 50 phút sáng hôm nay 14/2/2025. Cả hai anh em đều buồn. Im lặng một lúc, anh kể mới gọi thăm anh LKT cách nay mấy tuần. Chị Quy nói chuyện rồi đưa phone qua cho anh Thương, nhưng khi đó miệng anh Thương đã cứng, không nói được gì...
Hồi trẻ tôi đi lính xa nhà có lần về phép được Mạ tôi nấu cho một bữa cơm ngon ngất ngư. Ăn lạ miệng tôi hỏi cơm chi Mạ nói cơm Âm Phủ. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi được ăn món cơm mang cái tên thật kỳ dị của xứ Huế, quê Mạ tôi. Khi tôi trở ra đơn vị ở Cheo Reo, Mạ không quên bới cơm Âm Phủ cho tôi mang theo. Biết đâu nhờ miếng "cơm ma" này mà tôi sống sót cho tới ngày tàn cuộc chiến.Ngày nay Mạ tôi đã gần trăm tuổi, tôi cũng chẳng còn trẻ trung chi. Hai mẹ con cùng tóc bạc da mồi, cùng lụm cụm ngồi ôn lại chuyện xa xưa ở quê nhà. Khi tôi nhắc tới cơm Âm Phủ thì Mạ tôi cười thật hiền, nụ cười "hăng rết hết răng" thiệt là dễ thương.
Mỗi năm, tôi đều nhận được điện thư hoặc thiệp chúc Tết từ một số bạn, trong đó có nó. Nó không gởi thư Merry Christmas, Happy New Year, chỉ duy nhất dịp Tết Âm lịch. Nó là dân miền Tây cần cù, hiếu hoc, là bạn thân của tôi...
Con người đến với nhau nhờ duyên và yêu nhau vì nợ. Ông cha ta đã nói là có duyên thì nghìn trùng xa cách cũng gặp mà khi không có duyên, nôm na gọi là vô duyên, thì có ngồi đối mặt cũng "bất tương phùng“ coi như người đối diện không có mặt, không hiện hữu: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên đối diện bất tương phùng. Nên hữu duyên hay vô duyên có thể nói là do ông trời xếp đặt, vợ chồng không phải ngẫu nhiên mà đến với nhau được, đều do nhân duyên mà ra, mọi vật đều do nhiều yếu tố kết hợp mà thành. Mà đã do nhân duyên rồi, thì tránh trời cũng không khỏi nắng, coi như định mệnh đã an bài.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.