Hôm nay,  

Mùa Xuân Con Rắn

24/01/202500:00:00(Xem: 2523)
 
Capture 
 
Tết năm nay là Tết Ất Tỵ, người ta đón xuân con rắn rắn bò bò trườn trườn mình trên mặt đất, nó không có chân, nhưng lướt mình trong bụi cây, trong hang ổ ngóc ngách nơi rừng cây rậm rạp, nhất là ở các vùng nhiệt đới um tùm, rắn đang lò mò mang mùa xuân tới… rắn đang mang về mùa xuân Ất Tỵ!
 
Hình ảnh con răn có người yêu thích, quấn quanh cổ, quanh người đi chơi, quảng cáo, bán thuốc sơn đông mãi võ, cũng có người ghét bỏ, rùng mình quay đi.
 
Nhưng rắn vẫn tới, đang tới, vì mùa xuân này mang tên nó, mùa xuân rắn tới theo quy luật thời gian. Giáp Thìn đi thì Ất Tỵ tới. Chào mừng xuân Ất Tỵ.
 
Ở các thành phố Âu Mỹ, người ta ít gặp rắn, chỉ thấy nó trong các sở thú hay trên các màn ảnh truyền hình tivi. Dù gì cũng phải chấp nhận sự hiện hữu của rắn, vì rắn có thiệt.
 
Có cả ngàn loại rắn, ta thường nghe tên các rắn phổ thông như: rắn ráo, rắn nước, rắn hổ, rắn cạp long, rắn mãng xà, mai gầm, hổ phì, cạp nia…
 
Ở các xứ nhiệt đới, nhiều rừng rậm là nơi có nhiều rắn, như ở Ấn Độ, Népal, Pakistan, Bangladesh, Srilanka. Chúng gây ra nhiều vụ tai nạn bị rắn cắn, nhưng cũng từ rất xa xưa, người ta, người Ấn Độ có tín ngưỡng thờ rắn Naja Naga là một loại rắn hổ. Đúng thế, từ xưa, rất xa xưa, rắn Naja được tôn thờ trong thần thoại và trong văn hóa Ấn độ.
 
Nước Ấn xưa người dân thờ thần rắn Naja như thần linh gắn liền với nước và cả sự giàu sang. Từ thuở cổ xưa đó, người Ấn tin là Naja thường đến dự pháp hội nghe phật giảng kinh. Tuy vậy cũng có lúc ngổ ngược quay về với bản năng súc sinh, nên Naja chưa được coi là chúng sanh hội đủ phẩm chất như con người.
 
Tuy nhiên người Ấn Độ, người Népal, Thái Lan và cả người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ thần rắn Naja hay Naga, coi như  là một vị hộ pháp bảo vệ phật pháp, chánh pháp. Trong kinh văn phật pháp, có đoạn đức phật đã dùng oai lực để cảm hóa Naga và Mahoraga.
 
Cũng từ thời tiền sử, trong kinh thánh đạo chúa trời, thì Adam và Eva là thủy tổ đầu tiên của loài người, họ sống an bình trong vườn địa đàng. Chúa đã truyền dậy họ được ăn đủ thứ hoa quả trong vườn cây, nhưng đừng ăn trái cấm của cây đời sống; rồi con rắn quỷ ma đã dụ họ ăn phạm trái cấm nên họ bị tội làm người thế gian… khiến chúa thương xót con cái chúa đi vào đời sống với nhiều tội lỗi và khổ đau. Amen! Xin chúa thương xót chúng con! Con rắn cũng bị trừng phạt, phải đi bằng bụng, và cứ trườn trườn lết lết thân hình trên mặt đất. Con rắn là biểu hiện của sự cám dỗ, của tội ác, của sự nguy hiểm và lòng thù dai, là một hạng người xấu xa.
 
Dù qua nhiều truyền thuyết, con rắn là có thực, nó hiện hữu luôn luôn và chính xác trong đời sống con người. Quả vậy, rắn hiện hữu trong thiên nhiên, trong truyền thuyết, trong tôn giáo, trong y học để làm thuốc, và cũng rất nhiều trong thi ca văn học.
 
Ở đây, nhắc về thi ca lịch sử, chúng ta có một bài thơ nói nhiều, nhắc nhiều về con rắn, gần như mỗi câu thơ của tác giả đều gọi tên một con rắn.
 
Rắn đầu biếng học
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
Rắn đầu biếng học lẽ không tha,
Thẹn đèn, hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo,
Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da
Từ nay Châu Lỗ xin siêng học,
Chẳng hổ mang danh tiếng thế gia.
Tác giả Lê Quý Đôn
Châu = quê thầy Mạnh Tử
Lỗ = quê đức Khổng Tử
 
Tác giả Lê Quý Đôn sống vào thời vua Lê, chúa Trịnh Sâm, ông sinh năm 1726, mất năm 1784. Nghe truyền dòng dõi ông chỉ sống thọ tới 57, 58 tuổi là hết. Không quá 60 tuổi, vì mắc một lời nguyền, là can tội sát nhân, có một người rất gần với ông Lê Quý Đôn đã ra tay giết hại tình địch là nhân tình của vợ mình.
 
Ông Lê Quý Đôn người huyện Duyên Hà, Hưng Yên, nay thuộc Thái Bình. Ông là con quan thượng thư bộ hình là ông Lê Phú Thứ.
 
Ông Lê Phú Thứ dậy con rất nghiêm.
 
Ông con, Lê Quý Đôn, rất thông minh và học giỏi. Nổi tiếng là thần đồng. Thần đồng về văn chương, cũng về khoa học, trong sách Vân Đài Loại Ngữ ông Lê Quý Đôn gom nhặt những kiến thức về vận chuyển của mặt trời, mặt trăng và các tinh tú trong vũ trụ. Ông thuyết về trái đất tròn, về phép đo bóng mặt trời, về các động vật được ghép vào thập nhị chi, về ngũ hành tương sinh tương khắc, về thủy triều lên xuống. Ông Lê Quý Đôn đúng là một thần đồng toàn diện. Khi mới 9 tuổi, đã biết làm thơ văn. Một lần đó ông quên học, ham đi chơi, về trễ. Chiều về, bị cha gọi mắng mỏ và cho ăn đòn. Bị rầy quở là đồ rắn đầu biếng học.
 
Sau liền đó, ông ứng khẩu đọc ngay bài thơ rắn đầu biếng học kể trên. Những chữ trong bài như liu điu, hổ lửa, mai gầm, ráo, rắn đều là tên các loại rắn. Hai chữ Châu, Lỗ ở cuối bài là ám chỉ ông như giỏi giang, cùng quê với Mạnh Tử và Khổng Tử.
 
Căn cứ vào các dữ kiện đó, quả ông là thần đồng, có một không hai ở nước Việt Nam ta.
 
Năm 17 tuổi thi hương, ông đậu giải nguyên, năm 27 tuổi, thi hội thi đình, ông đều đỗ đầu bảng, gọi là tam nguyên, trạng nguyên, đình nguyên. Ông học giỏi, đậu đạt cao, làm quan tới các chức hàn lâm viện thi thự, nhiều lần đi sứ sang Tầu, thi triễn tài ngoại giao xuất sắc bên Trung Hoa, vua Tàu cũng khen người như vầy, phương bắc cũng không có.
 
Sau lớn tuổi hơn, ông làm quan đến công bộ thượng thư.
 
Tuy ông tài giỏi như vậy, nhưng nhân vô thập toàn ông Lê Quý Đôn rất kiêu ngạo và gian lận việc thi cử. Vì khi tổ chức thi cử, ông gian lận trong trường thi, nên có lúc đã phải ngồi tù. Tính tình ông cũng ương ngạnh, bướng bỉnh và rất khó khăn, ông cũng quá nghiêm khắc, đồng sự không mấy ưa thích.
 
Về điểm kiêu ngạo, thì sau khi đậu tam nguyên, ông liền viết một cái bảng treo trước cổng nhà :
 
«Thiên hạ nghi nhất tự lai vãng»
 
Có nghĩa là: «ai có chữ gì không biết, hãy cứ đến đây mà hỏi.»
 
Bởi vì cái bảng đó, mà khi ông thân sinh ra ông vừa mất đi, trong nhà đang bận rộn lo tang sự, thì xẩy đến một cụ già râu tóc bạc phơ, xưng là bạn đồng môn cũ của thân phụ ông, muốn đến phục tang và viết câu đối chia buồn. Ông Lê vâng lời, cầm nghiên và viết mực, xin bác cứ đọc, tự cháu viết hầu. Ông già đọc một chữ :
 
Chi.
 
Ông Lê Quý Đôn không hiểu chi gì, chi nào, có ý chờ ông cụ đọc thêm vài chữ nữa, rồi sẽ đoán nghĩa mà viết, nhưng ông khách lại đọc tiếp.
 
Chi.
 
Ông Lê Quý Đôn lẩm bẩm: chi nào ạ? Sao lắm chi thế?
 
Ông khách bèn thở dài :
 
Ô hô, cháu đã đỗ giải nguyên tam nguyên tam trường mà không biết chi là chi nào, thế thử hỏi có ai đọc cái bảng ngoài cổng kia, mà vào hỏi chữ chi thì cháu trả lời ra làm sao?
 
Ông Lê Quý Đôn giận xám mặt, nhưng chưa kịp phản ứng thì ông cụ già đã lưu loát đọc luôn hai vế:
 
Chi chi tam thập niên dư, Xích Huyện, Hồng Châu kim thượng tại.
 
Tại tại số thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy tử hà chi?
 
Sách dịch là; Cách hơn ba chục năm, Xích Huyện, Hồng Châu nay vẫn đó.
 
Xa ngoài mấy ngàn dặm, đào hoa, lưu thủy, bác về đâu?
 
Đọc xong hai câu điếu, ông cụ phủ phục lạy bạn, rồi bỏ đi luôn.
 
Dụng ý là khuyên ông Lê Quý Đôn hạ cái bảng ngoài cổng xuống và bớt kiêu ngạo đi. Nhưng có đời nào mà ông tự sửa. Bị ông quá giỏi mà.
 
Thế cho nên, năm Cảnh Hưng thứ 14, đời chúa Trịnh Sâm, chúa mới 12 tuổi mà chúa cũng thông minh đĩnh ngộ, nên được phong là thế tử. Một lần nọ, chúa nghe danh Lê Quý Đôn văn hay chữ giỏi, có lời mời vào phủ nói chyưện. Đàm đạo một hồi lâu, chúa mới hỏi ông Lê:
 
Ông đỗ tam nguyên, hèn gì cái gì cũng tinh thông đấy nhỉ?
Tôi được như thế là nhờ ơn vương thượng cả đấy.
Khi Lê Quý Đôn lui ra, thế tử nói với thầy học của mình là cụ Nguyễn Công Thể:
 
«Tôi trông Lê là người cậy tài, khinh người mà lại gian».
 
Sao ngài phán vậy?
 
Mắt nhìn láo liên là gian. Nói mà luôn ngửa mặt lên trời là ngạo mạn. Kiêu đã không hay rồi mà lại gian nữa, thật uổng!
 
Tính gian này sau thể hiện ở một kỳ thi. Khoa thi năm Ất Tỵ 1775. Lê Quý Đôn làm chủ khảo. Khi vào sát hạch, có 2 sĩ tử trội nhứt, một là Lê Quý Kiệt con trai ông Lê Quý Đôn. Hai là một thí sinh khác, tên gọi Đinh Thời Trung.
 
Văn bài của Văn Thời Trung giỏi hơn, hay hơn của Lê Quý Kiệt, và ông chánh chủ khảo đã ưng đem tráo đổi bài của Đinh Thời Trung vào ống bài của Lê Quý Kiệt.
 
Khi ra bảng, Kiệt đậu thủ khoa hội nguyên, Đinh Thời Trung đứng thứ hai.
 
Chúa Trịnh không cho là đúng, chúa truyền đem xét lại là khám phá ra kỳ thi đã gian lận.
 
Việc đổ bể ra, Lê Quý Đôn bị bắt giam trong tù, Kiệt bị tước hết bằng cấp và Đinh Thời Trung bị đi đầy. Ông Lê bị giam trong ngục khá lâu, mãi sau đó, có sứ giả Tầu sang, đưa nhiều câu đối khó, chúa bất đắc dĩ cho mời Lê Quý Đôn ra ứng đáp. Rồi nhân đó, Lê được tha tội, được bổ đi làm quan ở Thuận Hóa để chống Tây Sơn… làm sao chống nổi vua Tây Sơn?
 
Người đời sau vẫn quý trọng tài ông Lê Quý Đôn, ngài A bảo, là thầy dậy học của thế tử Trịnh Sâm luôn nhận xét rằng ông Lê Quý Đôn là người thông minh tài giỏi. Ông là nhà thơ, là một nhà bác học của Việt Nam trong thời phong kiến.
 
Cụ Nguyễn Công Thể nói âu là người có tài thì hay có tật bên cạnh. Thể hiện như con rắn, trong tín ngưỡng, rắn góp công góp phần canh giữ bảo vệ nơi thờ tự, miếu mạo tôn nghiêm, nhưng rắn vẫn phải cứ trườn trườn mình bò bò trên mặt đất vậy. Rất tội nghiệp.
 
Cầu mong một kiếp lai sinh nào đó, Naga hội đủ duyên lành, nương về chánh pháp, hội đủ căn cơ tốt lành để thọ giới và đi vào chánh niệm an nhiên.
 
Tết con rắn 2025
Chúc Thanh
 
Tài liệu tham khảo:
 
-      Giai thoại làng Nho của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc
-      Kiến văn Tiểu Lục, Lê Quý Đôn
-      Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quý Đôn
-      Xin cám ơn anh Cao Xuân An 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phải làm gì với một Tổng thống Hoa Kỳ không tôn trọng luật pháp của chính quốc gia mình? Vấn đề này nổi lên sau vụ việc chính quyền Trump phớt lờ phán quyết của tòa án liên bang, vẫn để các chuyến bay trục xuất người Venezuela khởi hành đến El Salvador dù tòa đã ra lệnh đình chỉ toàn bộ các chuyến bay đó. Hành động này cho thấy sự thách thức công khai đối với quyền lực tư pháp, và phản ánh sự thiếu hiểu biết (hoặc cố tình phớt lờ) nguyên tắc tam quyền phân lập, vốn là nền tảng của thể chế Hoa Kỳ. Theo Hiến pháp, một tổng thống không có quyền bác bỏ hay phớt lờ phán quyết của tòa án.
Lệnh hành pháp khi được công bố luôn tạo nhiều dư luận trái chiều. Lệnh càng ảnh hưởng nhiều người thì tranh cãi càng kéo dài. Gần đây trong một buổi họp mặt, một người bạn của tôi thốt tiếng than: “Chẳng hiểu thành viên Quốc hội Mỹ của cả hai đảng bây giờ làm gì mà cứ im lìm để tổng thống muốn ra lệnh gì thì ra”. Người khác thắc mắc, nếu tổng thống dùng lệnh hành pháp để đưa ra những quyết định không đúng luật, hay trái với hiến pháp, thì cơ quan nào sẽ có trách nhiệm can thiệp? Bài viết này không phân tích một lệnh hành pháp cụ thể nào, mà chỉ nhằm giải thích cách vận hành của Executive Order, quy trình thách thức nếu cần, cũng như những giới hạn của một mệnh lệnh do tổng thống ban hành.
Medicaid đang trở thành một trong những mục tiêu đầu tiên của chính quyền Trump trong chiến dịch cắt giảm ngân sách liên bang. Là chương trình bảo hiểm y tế do liên bang và tiểu bang phối hợp thực hiện, Medicaid cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 72 triệu người dân Hoa Kỳ, bao gồm những người có thu nhập thấp, trẻ em và người tàn tật. Ngoài ra, Medicaid cũng góp phần hỗ trợ chi phí chăm sóc lâu dài cho người cao niên.
Gần đây, nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội đã khiến dư luận quốc tế kinh hoàng: hàng loạt sà lan quân sự khổng lồ của TQ – loại phương tiện chuyên dụng cho các chiến dịch đổ bộ từ đất liền ra biển – lần đầu tiên lộ diện. Ngay sau đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 2025, Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài hai ngày ở eo biển Đài Loan. Điều này càng làm dấy lên lo ngại: Liệu TQ có đang chuẩn bị một cuộc xâm lược kiểu D-Day vào Đài Loan?
Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.
Kể từ ngày biến cố lịch sử 30/4/75, 50 năm trôi qua, đã có không biết bao nhiêu sách vở nói về cái ngày bi thương đó của dân tộc Việt Nam, nhưng có lẽ không gì trung thực và sống động cho bằng chính những bản tường trình trên báo chí vào đúng thời điểm đó từ những phóng viên chiến trường tận mắt chứng kiến thảm cảnh chưa từng có bao giờ của hàng trăm ngàn người, dân cũng như quân, liều mình xông vào cõi chết để tìm cái sống. Năm 2025, đánh dấu 50 năm biến động lịch sử đó, Việt Báo hân hạnh được đăng tải loạt bài viết của ký giả Đinh Từ Thức ghi lại chi tiết từng ngày, đôi khi từng giờ, những điều xảy ra trong mấy tuần lễ trước và sau ngày 30/4/75 để chúng ta có cơ hội cùng sống lại những giờ khắc bi thảm và kinh hoàng ấy đã xảy ra như thế nào.
Năm Carlton Terry 12 tuổi, hệ thống trường học tại Quận Prince Edward, bang Virginia, bất ngờ đóng cửa đối với tất cả trẻ em người da đen. Nhớ lại năm đầu tiên ấy, ông kể: “Tất cả những gì tôi biết là tôi không được đến trường, và tôi biết lý do tại sao. Tôi nhận ra rằng hệ thống pháp luật được tạo ra không phải để bảo vệ tôi. Tôi nhớ những ngày ngồi nhà, sững sờ trước màn hình TV, xem chương trình Amos ’n’ Andy. Mỗi ngày, tôi đọc báo để xem liệu có gì thay đổi hay không.”
Ngày 3 tháng 4, 2014 là ngày mất của nhà đấu tranh Ngô Văn Toại. Mời đọc lại bài phóng sự SV Ngô Vương Toại bị Việt Cộng bắn tại trường Văn Khoa SG hôm tổ chức đêm nhạc Trịnh Cộng Sơn - Khánh Ly tháng 12, năm 1967, Sài Gòn.
Theo thời gian, từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, số lượng Tăng, Ni đến định cư ở Mỹ ngày càng đông, theo diện vượt biển và vượt biên tị nạn Cộng Sản (từ 1975 đến 1989), theo Chương Trình Ra Đi Trật Tự (Orderly Departure Program - ODP) và Chiến Dịch Nhân Đạo (The Humanitarian Operation - HO) (từ 1980 đến 1997), hay theo diện hỗ trợ sinh hoạt tôn giáo được các chùa, các tổ chức Phật Giáo ở Mỹ bảo lãnh kể từ đầu những năm đầu thiên niên kỷ thứ 3. Các vị Tăng, Ni này định cư ở Mỹ dù thuộc diện nào thì đều mang theo mình sứ mệnh hoằng dương Chánh Pháp của Đức Phật, duy trì và phát huy truyền thống văn hóa của Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam tại xứ người. Đây là động lực chính hình thành các cộng đồng Phật Giáo Việt Nam ở Mỹ trải dài nửa thế kỷ qua.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành tâm điểm trong lĩnh vực khoa học căn bản (basic science), góp phần định hình những bước tiến mới của nhân loại. Điều này càng được khẳng định rõ ràng hơn qua các Giải Nobel Hóa học và Vật lý năm 2024 khi cả năm người đoạt giải đều có điểm chung: có liên quan đến AI.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.