Bà Trùng Quang và Nữ tài tử Kiều Chinh, nhà báo Duy Sinh, nhà văn Nhã Ca tại Giải Thưởng VVNM 2002 Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ 2002 đã trân trọng vinh danh bà Trùng Quang, tác giả bài viết về nước Mỹ "Tôi Đi TìmTự Do, Dân Chủ" được viết khi bà đã 91 tuổi, gửi cho Việt Báo để "hưởng ứng việc cổ võ bà con ta cùng viết lại trang sử củachính cộng đồng mình."
Sinh ngày 1-1- 1912 tại miền Bắc VN, bà Trùng Quang, ngay từnhững năm 40', đã là một nhân vật phụ nữ tiền phong trong các phong trào thanh niên, sinh viên hoạt động xã hội. Tại Hà Nội,bà là hiệu trưởng sáng lập Trường Nữ Công Việt Nữ. Di cư vào Nam từ 1954, bà là hiệu trưởng trường Phương Chính, giảng dạy về Việt ngữ, sinh ngữ, nữ công. Bà cũng là người khai sáng ngành mỹ nghệ làm búp bê Việt Nam với kỹ thuật du nhập từ Nhật và Âu Châu.
Về sinh hoạt văn học nghệ thuật, nhiều thơ, văn, kịch bản sáng tác của bà Trùng Quang đã được phổ biến từ hơn nửa thế kỷ qua. Tại Hà Nội trước 1954 và Saigon trước 1975, nhiều tác giả danh tiếng đã tham dự các sinh hoạt văn học do bà khởi xướng. Nhiều nghệ sĩ trình diễn nổi tiếng đã là học trò của bà hoặc được bà dẫn dắt lên sân khấu lần đầu.
Vượt biển tới Âu Châu và định cư tại Hoa Kỳ từ 1979, vào tuổi 70'-80' bà vẫn trở lại đại học và sang tuổi 90', vẫn sáng tác. Tết Canh Dần, đã 99 tuổi ta, Bà Trùng Quang vẫn góp bài cho báo xuân Việt Báo, kể về phong tục không phải một mà là 5 cái tết, căn cứ trên những điều tác giả đã chứng kiến trên nửa thế kỷ trước.
Nước ta có nhiều ngày Tết. Mỗi Tết có một ý nghĩa riêng, có đôi khi theo thói quen của Trung Hoa ngày xưa. Các lễ Tết gồm có: Tết Nguyên Đán ngày Mồng Một tháng Giêng, Tết Hàn Thực vào ngày 3 tháng 3 , Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5, Tết Trung Thu ngày 15 tháng 8 và Tết Song Thập ngày 10 tháng 10.
1. Tết Nguyên Đán
Mâm ngũ quà ngày Tết Nguyên Đán với năm loại trái cây khác màu sắc, xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: thủy - hỏa - mộc - kim - thổ những yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành.
Ngày đầu mùa Xuân, đó là Tết quan trọng vì mỗi người thêm một tuổi. Ngày Tết, con cháu xa gần đều về mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Bạn hữu xóm làng đến thăm nhau, tặng quà, chúc tuổi, mừng ngày vui xuân mới. Đêm Giao Thừa, 12 giờ khuya ngày 30 năm cũ, nhà thờ, chùa, đình, đều gióng chuông, trống, đốt pháo báo hiệu năm mới bắt đầu. Ai nấy mắc áo quần mới, trẻ em vui mừng được tiền mừng tuổi. Gia đình xum họp nhớ ơn tổ tiên nên từ lúc giao thừa, trên ban thờ thắp nến đỏ ngát hương thơm dâng cúng xuốt ba ngày đầu năm. Thực phẩm ngày Tết đã được sửa soạn từ mấy tháng trước. Dân quê trồng rau, muối dưa hành, làm mắm, gìn giữ các thứ trái cây để dâng cúng. Thực phẩm quan trọng ngày xưa vào dịp Tết là bánh Chưng và các thứ Mứt ngọt. Trang hoàng ngày Tết là cảnh hoa đào mầu hồng và mai trắng như bông tuyết.
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Tết nguyên đán, các trường học đều được nghỉ 15 ngày, có khi 20 ngày để con cháu đủ thì giờ về xum họp với gia đình, thăm quê quán họ hàng. Ý nghĩa Tết
Nguyên Đán là ngày vui xum họp gia đình khi bắt đầu sang tuổi mới, cũng như nghỉ ngơi sau một năm làm lụng xa xôi, vất vả, nhất là nhà nông khi đã thu xong vụ lúa mùa đông.
2. Tết Hàn Thực (Mồng 3 tháng 3)
Chữ Hàn Thực có nghĩa ăn đồ lạnh là do sự tích của Tầu từ thuở xa xưa, vào ngày 3 tháng 3 âm lịch, thời Xuân Thu bên Trung Quốc. Công Tử Trùng Nhĩ, tức vua
Tấn Văn Công khi gặp hoạn nạn đói khát được ông Giới Tử Thôi nhường phần cơm của mình cho Trùng Nhĩ ăn. Có tích nói là Giới Tử Thôi cắt thịt đùi của chính mình nấu cho Trùng Nhĩ ăn, còn mình thì nhịn đói cả tuần. Sau 19 năm, Trùng Nhĩ trở về làm vua nước Tần. Vua Tần ban thưởng cho tất cả những ai đã một lòng phù trợ khi hoạn nạn, nhưng quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi không tỏ ý oán hận nhưng từ chức, đưa mẹ về sống ở núi Diều. Lúc vua nhớ lại cho người mời gọi mà không được liền sai đốt rừng. Rừng cháy nhưng Giới Tử Thôi cũng không ra nên hai mẹ con cùng chết cháy. Hôm đó là ngày 3 tháng 3. Nhà vua hối hận, tiếc thương Giới Tử Thôi nên ra lệnh ngày 3 tháng 3 không đốt lửa mà chỉ ăn đồ lạnh. Đó là chuyện của Trung Hoa. Còn đối với nước ta, tại miền Bắc cũng có nghỉ vào đầu tháng 3 vì lúc đó công việc cày cấy lúa mùa Chiêm đã xong:
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà
Tháng Hai cấy lúa, trồng cà, trồng khoai...
Được nhàn hạ ít ngày nên nhớ đến tổ tiên đi thăm mộ (Thanh Minh), về nhà làm cơm cúng bái, vì vậy nên gọi là Tết Tháng Ba. Tại Nhật Bản cũng vui tết vào đầu tháng 3. Đó là lễ hội của bé gái còn gọi là ngày hội búp bê (Hina). Trong ngày
này, các gia đình có con gái hay bày một bộ búp bê (hinaningyo) tượng trưng cung đình. Tại trường học, các bé gái được tập làm những con búp bê Hina bằng giấy.
Vì ngày hội đúng vào mùa hoa đào nở nên người ta còn gọi là Lễ Hội Hoa Đào ( Momo no tseku).
Ngày nghỉ lễ, các bé gái mặc kimonovà được gia đình đưa đến chơi ở công viên. Tháng 3 đã có nắng ấm, các bé gái vui chơi trên sân cỏ xanh tươi, dưới những cành hoa đào mầu hồng nhạt. Đàn chim non chuyền từ cành này sang cành khác, các bé gái vui ca bài hát Vui Hội Hoa Đào.
3. Tết Đoan Ngũ
Tết Đoan Ngũ, các trẻ em được ăn chè ngọt, rượu nếp và các thứ trái cây.
Ngày 5 tháng 5 là ngày Tết Đoan Ngũ, cũng gọi là Đoan Dương hay Trùng Ngũ. Đối với ta là lúc các thứ trái cây đều chín. Cây cỏ xanh tươi, nhất là vụ lúa chiêm
đã gặt xong nên nhà nông được nghỉ ngơi ít ngày vui hái trái cây dâng cúng tổ tiên. Theo thường tục, ngày tết đó là ngày giết sâu bọ. Buổi sáng, các trẻ em được ăn chè ngọt, rượu nếp và các thứ trái cây. Lúc 12g. trưa, các bà đi hái các thứ lá cây mang về phơi khô để dành nấu nước uống. Các cụ tin tưởng thứ nước này trị được nhiều bệnh trong dạ dầy (?). Ngày nay, trong ngày Đoan Ngũ, người ta thường ăn rượu nếp, bánh gio và xôi vò.
Theo Nhật Bản, ngày 5 tháng 5 là ngày lễ dành cho các bé trai (Kodomo no Hi). Các gia đình có con trai thường dựng một cây sào cao, có treo một con cá chép bằng nylon. Cá nylon bay lượn trên bầu trời xanh lơ, nắng vàng rực rỡ để tỏ ý hùng mạnh của con trai, và trong nhà bày búp bê hình võ sĩ và áo giáp. Ngày đó có riêng một thứ bánh cho các em bé trai.Và theo Trung Quốc, ngày 5 tháng 5 là ngày kỷ niệm ông Khúc Nguyên, một trung thần của nước Sở, do can ngăn Ngũ Hoài Vương không được nên đã uất ức tự trầm tại sông Miệt La, sau khi viết
cuốn sách Ly Tao. Đời sau thương sót nên ngày 5 tháng 5, nước Tầu có tục đua thuyền tại sông Miệt La tỏ ý cứu vớt Khuất Nguyên.
4. Tết Trung Thu
Ngày 15 tháng 8 âm lịch là ngày Tết Trung Thu. Lúc đó dân quê đã cấy xong vụ lúa Mùa nên được nghỉ ngơi ít ngày để săn sóc cây vườn sau mùa quả chín vào mùa Hè vừa qua.
Tết Trung Thu trẻ em rất vui được đốt đèn xếp bằng giấy đủ màu sắc. Có những loại đèn hình con chim, con rùa, con cá.
Tết Trung Thu đốt đèn đi chơi
Này hình con rùa
Này hình cá chép,
Ánh nến sáng ngời,
Trên Trời trăng sáng...
Các em nhỏ cầm đèn đi dạo vòng quanh, gọi là rước đèn Trung Thu.
Các thiếu nữ trổ tài nữ công: Cỗ Trung Thu làm nhiều thứ bánh, gọt quả thành hoa, lấy trái cây làm thành những con vật như con thỏ, con rùa... Sau khi rước đèn
được phá cỗ, ăn bánh, ăn chè vào tối ngày 15. Các bà mẹ an vui nhìn con trẻ chơi đùa, hãnh diện ngắm bàn cỗ do tay con gái tổ chức, sửa soạn...Các ông xum họp gia đình bè bạn uống rượu ngắm trăng, ca hát, ngâm thơ, ăn bánh. Những món ăn đặc biệt vào dịp này là ốc nhồi hấp lá gừng, bánh dẻo, bánh nướng.
Tháng 8 cũng là mùa hát Trống Quân. Đây là một lối vui ca truyền thống của dân quê miền Bắc VN. Buổi hát được chọn vào ngày 15 hay 16 tháng 8, tổ chức tại một nơi rộng rãi hoặc gần đình làng giữa một bên là nam, một bên là nữ. Khi hát Trống Quân có trống dẫn nhịp. Người ta còn gọi là trống thùng. Trống được cấu tạo như sau: có hai cọc được cắm hai bên, một bên phe nam, một bên phe nữ. Một sợi giây thép được buộc vào hai cọc, chính giữa sợi giây đặt cái thùng, mặt rỗng úp xuống 1 cái lỗ nhỏ, mặt đáy sát sợi giây. Người ta gõ vào đầu dây phía cọc, dây bật vào đáy thùng mà kêu thành tiếng 'thình, thùng, thình
Thùng thình, thùng thình,
Trăng Thu sáng cả bầu trời, thùng thình..
Trống Quân ca hát chào người gần xa.
Thùng thình, thùng thình....
Tất cả những điệu hát dân quê đều dùng lối thơ trên 6, dưới 8 như hát Trống Quân, hát Quan Họ, hát ru em v.v..
Huyền thoại về vầng trăng Thu có rất nhiều như: Vua Đường Minh Hoàng mơ lên cung Quảng Hàn theo sự tích của Trung Hoa. Dân Chàm có tích thằng Cuội theo
cây thần dược lên ngồi trên mặt trăng. Và có truyện không rõ xuất xứ từ nước nào là một công chúa ưa thích ngắm trăng, rồi một tối, trăng sáng, công chúa dạo chơi nhìn trăng bỗng thấy mình bay bổng lên cung trăng. Đó là Hằng Nga.
Thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cũng có bài thơ về Hằng Nga như sau:
Đêm Thu buồn lắm Chị Hằng ơi,
Trần thế em nay chán quá rồi ,
Cung nguyệt có ai ngồi đấy chửa ?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu, có bạn, can chi tủi?
Cùng gió, cùng mây thế mới vui .
Rồi cứ mỗi lần rầm tháng Tám,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười !
Hiện nay tại nước Mỹ, các chợ của người Á Đông khắp các tiểu bang đều bày bán những hộp bánh Trung Thu. Bánh nướng đủ các loại nhân như thập cẩm, đậu xanh, hạt sen. Bánh dẻo có hai thứ. Thứ không nhân và thứ có nhân bằng hạt sen hay đậu xanh.
5. Tết Song Thập
Tết Song Thập vào ngày 10 tháng 10. Đó là ngày Tết cuối cùng trong năm. Nơi đồng ruộng, dân nhà nông bận rộn nhưng rất mừng vui vì là mùa gặt lúa tháng 10 (tại miền Bắc Việt có hai mùa gặt lúa: lúa Chiêm vào tháng 5, và lúa Mùa tháng 10). Lúa Mùa ngon, thơm và nhiều loại hơn mùa Chiêm.
Tháng Chín thì lúa đỏ đuôi,
Tháng Mười lúa chín vàng phơi khắp đồng.
Tháng Chín thì lúa đỏ đuôi,
Tháng Mười lúa chín gặt nuôi dân nhà.
Lúa gặt mang về phơi nắng cho khô rồi xay giã thành gạo. Ở nông thôn VN, ngày này còn được gọi là Tết Cơm Mới. Người ta thường làm bánh dầy, nấu chè kho
để cúng gia tiên. Có nơi tổ chức Tết Cơm Mới tháng 10 (còn gọi là Tết Hạ Nguyên) để nhớ ăn mừng việc gặt hái của vụ mùa đã xong. Tại thành thị, ít để ý đến Tết Song Thập hay Tết Cơm Mới. Riêng các doanh thương cũng bận rộn sửa soạn đồ
hàng để bán vào dịp Tết Nguyên Đán. Tết Song Thập của ta ý nghĩa hẳn tương tự như ngày lễ Thanksgiving tại Mỹ Quốc vậy nên mỗi Thanksgiving, tôi thường cảm nghĩ tới ngày lễ "Dâng Cơm Gạo Mới" tại quê nhà từ trên nửa thế kỷ trước đây.
Các cuộc thăm dò cho thấy mức độ ủng hộ Trump của cử tri đang ở mức thấp kỷ lục đối với một nhà lãnh đạo sau ba tháng đầu của nhiệm kỳ. Đa số phản đối chính sách thuế quan và cắt giảm lực lượng nhân sự liên bang của ông.
Hành động công kích đầy bất ngờ của Tổng thống Trump nhắm vào nền giáo dục đại học đã vô tình đánh thức tinh thần phản kháng của Harvard cùng hơn 100 trường đại học trên khắp 40 tiểu bang. Sự kiện này cũng để lại một bài học đáng suy ngẫm: nhượng bộ và đầu hàng trước những áp lực ngang ngược, vô lý không phải là cách tồn tại bền vững cho bất kỳ tổ chức nào. Sự việc khởi đầu với lá thư ngày 11 tháng 4 từ chính quyền Trump, trong đó đưa ra hàng loạt yêu cầu đối với Đại học Harvard. Ngay lập tức trường Harvard từ chối, vậy là chính phủ thẳng tay đóng băng khoản ngân sách tài trợ trị giá 2.3 tỷ MK. Ngoài ra, Trump còn dọa tước bỏ quy chế miễn thuế của trường. Hành động này bị nhiều người xem là sự lạm quyền nhằm chi phối một cơ sở giáo dục tư thục, và đã vô tình khơi dậy làn sóng ủng hộ quyền tự chủ của các đại học trên khắp Hoa Kỳ.
"Tự do tư tưởng và tìm kiếm sự thật, cùng với sự cam kết lâu đời của chính phủ trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền này, đã giúp các trường đại học đóng góp một cách thiết yếu cho xã hội tự do và cuộc sống lành mạnh, thịnh vượng hơn cho mọi người ở khắp các mọi nơi. Tất cả chúng ta đều có chung lợi ích trong việc bảo vệ sự tự do đó. Như lệ thường, chúng ta tiến bước lúc này với niềm tin rằng việc theo đuổi chân lý can đảm và không bị ràng buộc sẽ giải phóng nhân loại, và với niềm tin vào lời cam kết bền bỉ mà các trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ đã gìn giữ cho quốc gia và thế giới của chúng ta."
Phải làm gì với một Tổng thống Hoa Kỳ không tôn trọng luật pháp của chính quốc gia mình? Vấn đề này nổi lên sau vụ việc chính quyền Trump phớt lờ phán quyết của tòa án liên bang, vẫn để các chuyến bay trục xuất người Venezuela khởi hành đến El Salvador dù tòa đã ra lệnh đình chỉ toàn bộ các chuyến bay đó. Hành động này cho thấy sự thách thức công khai đối với quyền lực tư pháp, và phản ánh sự thiếu hiểu biết (hoặc cố tình phớt lờ) nguyên tắc tam quyền phân lập, vốn là nền tảng của thể chế Hoa Kỳ. Theo Hiến pháp, một tổng thống không có quyền bác bỏ hay phớt lờ phán quyết của tòa án.
Lệnh hành pháp khi được công bố luôn tạo nhiều dư luận trái chiều. Lệnh càng ảnh hưởng nhiều người thì tranh cãi càng kéo dài.
Gần đây trong một buổi họp mặt, một người bạn của tôi thốt tiếng than: “Chẳng hiểu thành viên Quốc hội Mỹ của cả hai đảng bây giờ làm gì mà cứ im lìm để tổng thống muốn ra lệnh gì thì ra”. Người khác thắc mắc, nếu tổng thống dùng lệnh hành pháp để đưa ra những quyết định không đúng luật, hay trái với hiến pháp, thì cơ quan nào sẽ có trách nhiệm can thiệp?
Bài viết này không phân tích một lệnh hành pháp cụ thể nào, mà chỉ nhằm giải thích cách vận hành của Executive Order, quy trình thách thức nếu cần, cũng như những giới hạn của một mệnh lệnh do tổng thống ban hành.
Medicaid đang trở thành một trong những mục tiêu đầu tiên của chính quyền Trump trong chiến dịch cắt giảm ngân sách liên bang. Là chương trình bảo hiểm y tế do liên bang và tiểu bang phối hợp thực hiện, Medicaid cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 72 triệu người dân Hoa Kỳ, bao gồm những người có thu nhập thấp, trẻ em và người tàn tật. Ngoài ra, Medicaid cũng góp phần hỗ trợ chi phí chăm sóc lâu dài cho người cao niên.
Gần đây, nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội đã khiến dư luận quốc tế kinh hoàng: hàng loạt sà lan quân sự khổng lồ của TQ – loại phương tiện chuyên dụng cho các chiến dịch đổ bộ từ đất liền ra biển – lần đầu tiên lộ diện. Ngay sau đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 2025, Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài hai ngày ở eo biển Đài Loan. Điều này càng làm dấy lên lo ngại: Liệu TQ có đang chuẩn bị một cuộc xâm lược kiểu D-Day vào Đài Loan?
Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.
Kể từ ngày biến cố lịch sử 30/4/75, 50 năm trôi qua, đã có không biết bao nhiêu sách vở nói về cái ngày bi thương đó của dân tộc Việt Nam, nhưng có lẽ không gì trung thực và sống động cho bằng chính những bản tường trình trên báo chí vào đúng thời điểm đó từ những phóng viên chiến trường tận mắt chứng kiến thảm cảnh chưa từng có bao giờ của hàng trăm ngàn người, dân cũng như quân, liều mình xông vào cõi chết để tìm cái sống. Năm 2025, đánh dấu 50 năm biến động lịch sử đó, Việt Báo hân hạnh được đăng tải loạt bài viết của ký giả Đinh Từ Thức ghi lại chi tiết từng ngày, đôi khi từng giờ, những điều xảy ra trong mấy tuần lễ trước và sau ngày 30/4/75 để chúng ta có cơ hội cùng sống lại những giờ khắc bi thảm và kinh hoàng ấy đã xảy ra như thế nào.
Năm Carlton Terry 12 tuổi, hệ thống trường học tại Quận Prince Edward, bang Virginia, bất ngờ đóng cửa đối với tất cả trẻ em người da đen. Nhớ lại năm đầu tiên ấy, ông kể: “Tất cả những gì tôi biết là tôi không được đến trường, và tôi biết lý do tại sao. Tôi nhận ra rằng hệ thống pháp luật được tạo ra không phải để bảo vệ tôi. Tôi nhớ những ngày ngồi nhà, sững sờ trước màn hình TV, xem chương trình Amos ’n’ Andy. Mỗi ngày, tôi đọc báo để xem liệu có gì thay đổi hay không.”
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.