Hôm nay,  

Từ Đức đến Romania: những cuộc bầu cử định hình Âu châu trong năm 2025 (Phần I)

10/01/202500:00:00(Xem: 682)
GettyImages-2192677865
BERLIN, ĐỨC - NGÀY 06 THÁNG 01: Cờ Đức tung bay trên Reichstag, trụ sở quốc hội Đức vào ngày 06 tháng 01 năm 2025 tại Berlin, Đức. Đức dự kiến ​​sẽ tổ chức bầu cử quốc hội bất thường vào ngày 23 tháng 02 sau sự sụp đổ của liên minh chính phủ liên bang gồm ba đảng vào tháng 11 năm ngoái. (Ảnh của Sean Gallup/Getty Images)
 
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác.

Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu.
 
Nếu năm 2024 là năm đánh dấu các cuộc bầu cử trên toàn thế giới - với sự trở lại nắm quyền của Donald Trump tại Hoa Kỳ, sự củng cố của các đảng cánh hữu trong cuộc bầu cử Liên minh Âu châu (EU), sự thay đổi chính trị tại Anh từ Đảng Bảo thủ sang Đảng Lao động, và việc Narendra Modi tái đắc cử tại Ấn Độ - thì năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến một loạt bất ngờ đặc biệt tại Âu châu.

Sau đây là bản tóm tắt về các cuộc bầu cử quan trọng diễn ra năm 2025 và những gì chúng ta có thể chờ đợi sẽ xảy ra:
 
Cộng Hoà Liên Bang Đức: trở lại bàn cờ chính trị âu châu?

Sau lần Quốc hội Liên bang bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng Olaf Scholz vào ngày 16/12/2024, cuộc bầu cử bất thường dự kiến ​​sẽ diễn ra vào ngày 23/2/ 2025.

Chiến dịch tranh cử đã bị đánh dấu nặng nề bởi vụ tấn công vào chợ Giáng sinh tại thủ đô Magdeburg của tiểu bang Sachsen-Anhalt ngày 20/12, bởi một người bác sĩ tị nạn từ Ả Rập Saudi. Mặc dù kẻ tấn công có quan điểm bài Hồi giáo, theo tin của Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser cho biết, và người này còn bày tỏ sự ủng hộ đối với đảng cực hữu Alternative für Deutschland (AfD/ Con đường khác cho nước Đức), vụ việc vẫn đẩy mạnh thêm khuynh hướng chống nhập cư tại đây, một vùng thuộc đông Đức và đã nằm trong tay đảng AfD.

AfD hiện đang có 20,5% tổng số phiếu bầu, đứng thứ hai sau CDU/CSU (31%) theo cuộc thăm dò mới nhất của Viện nghiên cứu INSA.

Đảng CDU đã tận dụng sự thất bại của liên minh 3 đảng SPD-Green-FDP ( Dân chủ Xã hội-Xanh-Dân chủ Tự do). CDU do ứng cử viên thủ tướng Friedrich Merz cầm đầu, người đang đề xuất một chính sách tự do hơn về mặt kinh tế so với thời Thủ tướng Merkel nhưng bảo thủ hơn về mặt xã hội, ví dụ như về vấn đề di cư.

Merz, người nổi lên trong thời Helmut Kohl, cam kết xây dựng một Âu châu hội nhập hơn. Ông muốn tái khởi động quan hệ với Pháp và Ba Lan, chỉ trích sự phụ thuộc quá lớn của Âu  châu vào Hoa Kỳ và kêu gọi gửi tên lửa hành trình tầm xa Taurus đến Ukraine.
 
Romania: Sau sự can thiệp từ phía ngoài và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy chống EU là một cuộc tranh cử Tổng thống đầy căng thẳng

Romania sẽ tổ chức cuộc bầu cử tổng thống mới vào năm 2025 sau khi Tòa án Hiến pháp hủy  vòng bỏ phiếu đầu tiên. Quyết định của tòa án được đưa ra sau những lo ngại về sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử, khi ứng cử viên trung dung, ủng hộ EU, Elena Lasconi, và ứng cử viên cực hữu, ủng hộ Nga Călin Georgescu đã tiến vào vòng thứ hai.

Phán quyết này được đưa ra sau bằng chứng về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử, đặc biệt là sự thúc đẩy nhân tạo mà Georgescu nhận được trên các truyền thông xã hội, đáng chú ý là TikTok. Cho đến lúc đó, Georgescu tương đối ít được công chúng biết đến, nhưng sự ủng hộ trực tuyến của ông đã khiến các nhà chức trách lo ngại.

Trong khi đó, các cuộc bầu cử quốc hội, không bị hủy bỏ, đã chứng kiến ​​chiến thắng của Đảng Dân chủ Xã hội.

Một cuộc bỏ phiếu tổng thống mới, được dự kiến ​​sẽ diễn ra vào nửa đầu năm 2025. Các thủ tục chính thức do Ủy ban Âu châu khởi xướng chống lại TikTok theo đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số, sẽ giúp quan sát chặt chẽ các hoạt động của TikTok trong cuộc bầu cử.
 
Ba Lan: phép thử chính phủ Tusk trong bối cảnh phe đối lập cánh hữu mạnh mẽ

Cuộc bầu cử tổng thống sắp tới vào tháng 5 tại Ba Lan đang định hình như một cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ do Donald Tusk lãnh đạo. Chính phủ này  nắm quyền từ tháng 12 năm 2023 và kết hợp các đảng từ cánh tả đến trung hữu. Trong khi Thủ tướng Tusk (Civic Platform) nắm giữ ảnh hưởng đáng kể về hoạt động quản lý đất nước, thì Tổng thống vẫn đóng vai trò quan trọng. Tổng thống đương nhiệm Andrzej Duda từ đảng đối lập Luật pháp và Công lý (PiS), người đã nắm giữ vị trí này trong tám năm trước khi Tusk trở lại, đã sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn nhiều chính sách của chính phủ. Cuộc đua tranh cử tổng thống hiện là cuộc đối đầu giữa các ứng cử viên từ hai đảng chính: Rafał Trzaskowski, Thị trưởng Warsaw của Civic Platform (PO) và Karol Nawrocki, một nhà sử học, người sẽ đại diện cho PiS. Mặc dù cuộc đua rất sít sao, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy Civic Platform có khả năng sẽ giành chiến thắng.
 
Ý: Những cuộc bầu cử địa phương thách thức sự ổn định của một chính phủ đang không có nền tảng vững chắc

Thủ tướng Giorgia Meloni sẽ phải qua một thử thách bầu cử quan trọng vào tháng 9/2025, khi các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức tại sáu khu vực: Puglia, Campania, Le Marche, Tuscany, Valle d'Aosta và Veneto. Các cuộc bầu cử này sẽ cung cấp một bức tranh tổng quan về dư luận Ý đối với chính phủ Meloni hiện đang tương đối ổn định, ít nhất là theo tiêu chuẩn của Ý. Tháng 11 năm ngoái, các đảng liên minh đã bị liên minh trung tả đánh bại trong các cuộc bầu cử khu vực ở Emilia-Romagna và Umbria – một thất bại cho Meloni.

Khu vực Veneto sẽ chịu sự giám sát đặc biệt, do dân số đông và lịch sử đã từng do Liên đoàn dân túy quản lý lâu dài, một nhân tố chủ chốt trong liên minh cầm quyền.

Tại Puglia, Nghị sĩ châu Âu Antonio Decaro, chủ tịch ủy ban Môi trường và thuộc Đảng Dân chủ có thể ra tranh cử thống đốc.
 
Cộng hòa Séc: nguy cơ xuất hiện trục bài xích Âu châu (Europhobic) mạnh mẽ tại Trung Âu

Tại Séc, cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra vào tháng 10 năm 2025.

Các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy đảng ANO (thuộc nhóm The Patriots trong Nghị viện Âu châu/ European Parliament EP ), do Andrej Babiš theo chủ nghĩa dân túy lãnh đạo, giành được 34,5% số phiếu bầu, bỏ xa Đảng Dân chủ Công dân (ODS, Civic Democratic Party) – thuộc nhóm ECR trong EP- do Thủ tướng bảo thủ Petr Fiala lãnh đạo, dự kiến ​​sẽ giành được 13,7%, tiếp theo là đảng trung hữu STAN (Tự do Bảo thủ thuộc nhóm EPP của EP) - 11%.
 
Chiến thắng của Babis sẽ củng cố trục cực hữu ở Trung Âu, bao gồm Victor Orban của Hungary và Robert Fico của Slovakia. Cựu thủ tướng tỷ phú Babis được mệnh danh là "Trump của Séc". Chống lại giới tinh hoa và chống người di cư, ông ta cũng phản đối việc hội nhập sâu hơn vào Liên minh Âu châu và tỏ ra hài lòng với Nga. Nhiều người lo sợ các cuộc tấn công vào nền dân chủ ở Séc với sự trở lại nắm quyền của ông này.
 
Croatia: một 'người theo chủ nghĩa dân tộc' sẽ tái đắc cử?

Croatia sẽ bầu vị Tổng thống Cộng hòa của họ trong vòng bầu cử thứ hai vào ngày 12/01. Zoran Milanovic, nguyên thủ quốc gia hiện tại, đang tái tranh cử. Ông tranh cử với tư cách là một ứng cử viên độc lập nhưng được liên minh do Đảng Dân chủ Xã hội (SDP) lãnh đạo ủng hộ. Zoran Milanovic đã khiến mọi người bất ngờ trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 4 năm ngoái khi ông quyết định ra tranh cử với tư cách là người đứng đầu danh sách SDP tại Zagreb, và không lưu tâm đến quyết định của Tòa án Hiến pháp bác bỏ việc ra ứng cử của ông.
 
Vị Tổng thống này tự gọi mình là một "người theo chủ nghĩa dân tộc". Ông ta phản đối việc chính phủ ủng hộ Ukraine và sự tham gia của binh lính Croatia vào sứ mệnh do NATO lãnh đạo nhằm huấn luyện binh lính Ukraine. Milanovic dẫn đầu với 37,4% trong các cuộc thăm dò, trước Andrej Plenkovic (20,8%), ứng cử viên được đảng của thủ tướng, thuộc Liên minh Dân chủ Croatia (HDZ), ủng hộ - thuộc nhóm Nhân dân Châu Âu (European People´s Party tại EP) -  Plenkovic ủng hộviệc củng cố mối quan hệ của Croatia với các đồng minh phương Tây.
 
Vương quốc Anh: liệu chiến thắng của Đảng Lao động năm ngoái có chuyển thành một ủng hộ lâu dài cho đảng này không?

Vào ngày 1 tháng 5, Vương quốc Anh sẽ tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên kể từ cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7 năm ngoái, khi Đảng Lao động trở lại nắm quyền và Keir Starmer trở thành Thủ tướng.

Cuộc bầu cử các Hội đồng cấp quận của Anh sẽ đóng vai bài toán thử then chốt đối với Đảng Lao động, để thấy liệu chiến thắng của họ vào năm ngoái có phải là khởi đầu cho sự ủng hộ lâu dài dành cho đảng này hay không.

Theo Sky News, các cuộc thăm dò cho thấy Đảng Lao động và Đảng Bảo thủ hiện đang bám đuổi sát nút ở khoảng giữa 20% - một mức ủng hộ thấp kỷ lục đối với cả hai đảng, trong khi đảng dân túy của Nigel Farage, Reform UK, chỉ kém năm điểm. Reform UK hiện đang không có ghế nào trong các hội đồng địa phương.
 
Thục Quyên lược dịch
 
 
Tiếp kỳ tới:
Từ Đức đến Romania: những cuộc bầu cử định hình Âu châu trong năm 2025  (Phần II)
(Belarus, Russia, Norway, Ireland, Georgia, Moldova, Albania, Kosovo)
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.