Số người đọc sách để cho vui có vẻ đã và đang sút giảm dần. Năm mươi phần trăm (50%) người lớn tuổi tại Anh Quốc nói rằng họ không đọc sách thường xuyên (tăng 42% từ năm 2015) và hầu hết mọi người ở lớp tuổi từ 16 đến 24 nói rằng họ chưa bao giờ đọc sách, theo nghiên cứu của The Reading Agency cho biết.
Nhưng điều đó ngụ ý gì? Sự ưa thích của con người đối với việc xem video thay vì đọc văn bản có ảnh hưởng tới não bộ hay sự tiến hóa của chúng ta không? Những người đọc sách giỏi thực sự có cấu trúc não bộ gì? Nghiên cứu mới của Mikael Roll, một giáo sư âm vị học của Đại Học Lund University, Thụy Điển, được in trong tạp chí Neuroimage, đã tìm ra câu trả lời cho những điều đó.
Mikael Roll đã phân tích các nguồn dữ liệu mở từ hơn 1,000 người tham gia để khám phá rằng những người đọc sách có khả năng khác nhau có những đặc sắc khác biệt trong cấu trúc não bộ.
Cấu trúc của 2 khu vực trong bán cầu bên trái [của não], mà là phần quan trọng đối với ngôn ngữ, khác với bán cầu trái [của não] của những người đọc giỏi.
Một là phần trước của thùy thái dương. Thùy thái dương trái giúp kết hợp và phân loại các loại thông tin có ý nghĩa khác nhau. Để nắm bắt ý nghĩa của chữ như bàn chân, phần não này kết hợp thông tin thị giác, cảm giác và vận động chuyển tải dáng điệu, cảm giác và di chuyển của bàn chân.
Phần khác là nếp gấp Heschl, một nếp gấp trên thùy thái dương trên nơi chứa vỏ não thính giác (vỏ não là lớp ngoài cùng của não bộ). Khả năng đọc giỏi được liên kết với phần trước lớn hơn của thùy thái dương trong bán cầu trái [của não] so với bán cầu phải. Điều này là hợp lý vì rằng có một khu vực não lớn hơn tạo ra ý nghĩa là sẽ giúp dễ hiểu chữ hơn và do đó dễ đọc hơn.
Điều có vẻ ít tự nhiên rằng là vỏ não thính giác được liên kết với việc đọc. Chẳng phải việc đọc chính yếu là năng khiếu của thị giác ư? Không chỉ vậy. Để ghép đôi chữ viết với âm thanh nói, chúng ta trước hết cần biết về âm thanh của ngôn ngữ. Nhận thức ngữ âm này là việc được thiết lập trước cho sự phát triển việc đọc của trẻ em.
Nếp gấp Heschl bên trái trước mỏng hơn đã được liên kết với chứng khó đọc được, gồm những khó khăn nghiêm trọng trong việc đọc. Nghiên cứu của tôi cho thấy rằng sự khác biệt này trong độ dày của vỏ não không vẽ ra một đường chia cắt đơn giản nào giữa người mắc chứng khó đọc hay không mắc chứng khó đọc. Thay vì vậy, nó mở rộng dân số lớn hơn, mà trong đó vỏ não thính giác dày hơn liên kết với việc đọc giỏi hơn.
Tại sao kích thước lại quan trọng
Có phải [vỏ não] dày hơn thì thường tốt hơn? Khi nói đến cấu trúc vỏ não, thì không, không nhất thiết. Chúng ta biết rằng vỏ não thính giác có nhiều myelin hơn trong bán cầu [vỏ não] trái của hầu hết mọi người. Myelin là chất béo có tác dụng cô lập các sợi dây thần kinh. Nó gia tăng tốc độ thông truyền thần kinh và cũng có thể cô lập các cột tế bào não với nhau. Các cột dây thần kinh được tin là có chức năng như các đơn vị xử lý nhỏ.
Sự cô lập gia tăng và thông truyền nhanh của chúng trong bán cầu [não] bên trái có thể được nghĩ là để làm cho việc xử lý xác thực, nhanh chóng cần thiết cho ngôn ngữ. Chúng ta cần biết rằng nếu một người nói sử dụng loại mẫu tự d hay t khi nói chữ dear hay tear thay vì tìm ra điểm chính xác nơi mà dây thanh quản bắt đầu rung.
Theo “mô hình bong bóng” của sự phát triển vỏ não, số lượng lớn hơn của myelin đẩy các vùng vỏ não ở bán cầu trái ra, làm cho chúng bằng phẳng hơn nhưng rộng hơn. Vì thế trong khi vỏ não thính giác bên trái có thể dày hơn trong những người đọc giỏi, thì nó vẫn mỏng hơn (nhưng mở rộng hơn) với vỏ não bên phải tương ứng.
Giả thuyết này được chứng thực trong nghiên cứu gần đây. Bán cầu [não] trái thường lớn hơn nhưng các khu vực vỏ não mỏng hơn với mức độ myelin cao hơn.
Như thế có phải [vỏ não] mỏng hơn là tốt hơn? Lại nữa, câu trả lời là không, không nhất thiết. Các khả năng phức tạp đòi hỏi sự tích hợp thông tin có khuynh hướng được lợi từ vỏ não dày hơn. Thùy thái dương trước với cách tích hợp thông tin phức tạp của nó thực sự là cấu trúc dày nhất của tất cả vùng vỏ não. Một cấu trúc cơ bản có thể là sự tồn tại của tế bào thần kinh tương tác, trùng lắp nhau mà việc xử lý thông tin một cách toàn diện.
Âm vị học là năng khiếu phức tạp cao cấp, nơi mà các đặc sắc của âm thanh và vận động khác nhau được tích hợp trong tiếng nói. Nó có vẻ tương quan với vỏ não dày hơn trong một vùng gần nếp gấp Heschl bên trái. Trong khi chưa rõ phạm vi ngữ âm nào được xử lý trong nếp gấp Heschl, thực tế là nhiều nhà âm vị học thường có nhiều nếp gấp Heschl bên trái cho thấy nó được liên kết với tiếng nói.
Rõ ràng, cấu trúc của não bộ có thể cho chúng ta biết nhiều về khả năng đọc. Quan trọng, dù, não bộ là dễ uốn nắn – nó thay đổi khi chúng ta học một năng khiếu mới hay thực hành một năng khiếu đã sẵn có.
Thí dụ, những người trẻ tuổi là những người chú tâm học ngôn ngữ đã gia tăng độ dày vỏ não của họ trong vùng ngôn ngữ. Tương tự như vậy, việc đọc thường định hình cấu trúc của nếp gấp Heschl bên trái và thùy thái dương. Như thế, nếu bạn muốn giữ độ dày và sự phát triển của Heschl của bạn, thì hãy cầm một cuốn sách hay và bắt đầu đọc.
Cuối cùng, thật đáng quan tâm khi chúng ta, là loài người chứ không phải loài vật, ngày càng giảm bớt các năng khiếu về trí óc như khả năng đọc, và đặt ít ưu tiên vào việc rèn luyện chức năng này. Khả năng diễn giải thế giới chung quanh của chúng ta và sự thông hiểu về suy nghĩ của người khác chắc chắn sẽ giảm đi. Nói cách khác, khoảnh khắc thoải mái với một cuốn sách trên chiếc ghế bành của bạn không phải chỉ có tính cách cá nhân – mà còn là sự giúp ích cho nhân loại.
VB biên dịch
(Từ bài viết “People who are good at reading have different brains” của Giáo Sư Âm Vị Học Mikael Roll tại Đại Học Lund University, được đăng hôm 9 tháng 12 năm 2024 trên trang mạng www.theconversation.com)
Gửi ý kiến của bạn