Hôm nay,  

Cái “Tôi” và Cái “Chúng Ta”.

29/11/202400:00:00(Xem: 512)
 
toi chung ta 
Nếu bạn để dành một ngày nghỉ hoặc ít nhất, nửa buổi không làm gì, chỉ để suy nghĩ về bản thân. Hãy tự hỏi, sống trong xã hội, trong đất nước, trong nhân loại, bạn thuộc về thiểu số hay đa số? Quan niệm của bạn tương tựa quan niệm chung của đám đông hay bạn có quan niệm sống khác, thường xuyên không đồng điệu hoặc bất mãn với quan niệm tiêu chuẩn mà đám đông tin tưởng?

Câu trả lời trung thực sẽ gây cho bạn cảm tưởng nghi ngờ, phải không?

Nghi cái gì?

Thêm một bước nữa, nhận xét người thân nhất của bạn, vợ hoặc chồng, cha mẹ, con cái,... họ thuộc về thiểu số hay đa số? Bạn sẽ ngạc nhiên khi có câu trả lời và hiểu biết thêm tại sao vợ chồng hay cãi nhau? Tại sao cha mẹ con cái hòa thuận hay khắc khẩu? Tại sao, cũng là con, mà đứa hợp đứa không?
Rồi suy nghĩ sâu sắc hơn: Khám phá ra, trong đa số có nhiều đa số và nhiều thiểu số. Trong thiểu số cũng có nhiều đa số và thiểu số. Khám phá này khiến bạn bỡ ngỡ, nghi ngờ, phải không?

Nghi cái gì?

Bạn lấy lại những gì đã kết luận, để ngẫm nghĩ thêm. Nếu tiếp tục chia nhỏ cái đa số và cái thiểu số, tận cùng chỉ còn bạn. Đúng chỉ có “bạn”. Đơn vị duy nhất và đơn vị này có cả hai quan niệm đa số và quan niệm thiểu số. Tùy mỗi trường hợp, mỗi lợi ích, mỗi hiệu quả mà bạn hành xử theo đa số hoặc thiểu số. Nếu nhìn lui quá khứ, có vẻ như chúng ta bất nhất, lúc làm thế này, lúc làm ngược lại, nghĩ cùng cực, dường như: hèn và hám lợi.

Thoáng một thoáng, sự bất mãn, xấu hổ, ăn năn sẽ vèo đi, những ý nghĩ biện minh sẽ xuất hiện dẫn đến kết luận: Đây chỉ là một cách sống. Ai khôn thì nhờ, ai dại thì tiêu. Và nhờ vậy, chúng ta lấy lại lòng tự hào. Đó là cái gì? Là cái Tôi.

Nhưng tự hào chỉ là bề ngoài, chỉ là lúc mở mắt, khi ngủ, giấc mơ sẽ điềm chỉ xương hèn tủy hám lợi. Sâu trong tâm thức hèn và lợi vẫn quấy nhiễu lòng bình an. Đường lên thiêng đàng, lên niết bàn, cần phải làm nhiều điều thiện, theo phong cách hối lộ lúc cần thành công khi sống, nhưng dù hối lộ tới tấp, lòng vẫn nghi.

Sống là nghi ngờ.
Nghi cái gì?
Nghi cái sống.
Phân lý rằng:

Sự tồn tại của một người luôn bao gồm: Cái tôi + Cái chúng ta = Hữu thể tôi.
Công thức này chứa đựng hai phạm trù: cá nhân và xã hội.

Nói một cách bình dân, mỗi người sống bằng cái tôi là cá nhân và cái chúng ta là xã hội. Cái tôi là cái thể hiện của mỗi người. Cái chúng ta là cái thể hiện xã hội, cộng đồng, tập đoàn mà cái tôi sinh hoạt ở bên trong. Cái quốc gia, cái dân tộc cũng thuộc về dạng cái chúng ta.

Khái quát, về vấn đề tương tựa, cái chúng ta chia thành hai phần: Đa số và thiểu số.  Cái tôi có thể tương tựa cái chúng ta đa số hoặc cái chúng ta thiểu số. Cái tôi thiểu số thường bị xem là bất thường. Khái niệm này đã được xác định từ thuở xa xưa, từ thuở quan niệm Gia trưởng thành hình. Nói bình dân, nếu bạn là cái tôi thiểu số, bạn sẽ luôn cảm thấy lạc lõng, không đồng điệu, không hài lòng đối với quyền lực của cái chúng ta đa số. Nếu bạn là người nữ Á Châu, bạn sẽ không có vị trí công bằng trong hệ thống gia trường. Nếu bạn là đồng tính ái, sẽ bị đối xử khinh bỉ hoặc sợ hãi trong tiêu chuẩn đám đông truyền thống. Nếu bạn là một nghệ sĩ chân chính, lối suy nghĩ và hành vi của bạn sẽ bị theo dõi, phê phán, thậm chí bị ruồng bỏ. Thấy mà, đâu cần phải chứng minh.

Tệ hơn, nếu bạn là cái tôi thuộc về thành phần cái chúng ta rất thiểu số, nghĩa là quá khác biệt với cái chúng ta đa số, xui xẻo thôi, bạn sẽ luôn cô đơn, bất mãn và héo hắt suy nhược trong hành trình làm người.

Phần thưởng duy nhất là lịch sử đã chứng minh những cái tôi vô cùng khác biệt, kỳ dị đó, thỉnh thoảng trở thành vĩ nhân, những người hướng dẫn thế giới tiến lên, hay hơn, đẹp hơn, mà cái tôi đa số ngưỡng mộ, ca tụng, đôi khi, tôn thờ.

Tiếc rằng, một cái tôi kỳ dị được ngưỡng mộ, thì trăm ngàn cái tôi kỳ dị khác bị xóa sổ và chết trong u uất. Và đó là chuyện đời thường, chuyện xảy ra hàng ngày.

Cái tôi đa số, cái tôi thiểu số, cái tôi kỳ dị, rốt ráo chỉ là cái tôi duy nhất, đặc thù, sống chỉ một lần. Những lần chờ sống theo lời hứa, chỉ ảo tưởng. Động từ tin là bắt đầu ảo tưởng. Danh từ tin là tác dụng hư cấu. Phần tinh túy nhất của con người cảm nhận được điều này, nên nghi ngờ về đời sống là bản thể, hy vọng về sự sống là bản sắc.

Không có cái tôi nào mà không phải sống theo cái chúng ta, dù có cái tôi muốn phản kháng, cách ly, bỏ chạy, nhưng đó là phản ứng với cái chúng ta áp bức. Cái tôi phải theo cái chúng ta, bằng chứng là hành ngày, khi trò chuyện, bạn ít nói “tôi” mà nói “chúng ta” rất nhiều, nhất là khi ra chốn công cộng hoặc khi nói về chuyện gì tiêu cực. Ví dụ, ít người nói “Vì tôi hối lộ” (dù là sự thật) mà nói “Vì chúng ta hối lộ nên …” Dường như kéo đông người vào “chúng ta” để tăng phần can đảm hoặc đồng phạm. Rất nhiều lần chúng ta kéo “chúng ta” vào chung để nói kiểu núp giữa đám đông.

Nếu cái tôi là cái độc nhất, riêng tư nhất, thì đi theo cái chúng ta, chỉ để gánh lấy sự không hài lòng. Có ai trong chúng ta tật tình hài lòng về đời sống. Có. Nhưng đó là chấp nhận. Chấp nhận lâu ngày tưởng là hài lòng.

Bạn đọc, nếu bạn tự xác nhận bản thân là khác thường, dị biệt, thường xuyên không hài lòng, thì bạn đúng là một con người thật người, mang ý nghĩa riêng. Phần còn lại là những người nhờ đám đông mới có được ý nghĩa.

Nói một cách khác, bạn không cần phải tự hào hoan lạc hoặc buồn bã thất vọng, cứ sống và làm theo ý nghĩa riêng đó. Nếu bạn chưa có ý nghĩa, tìm kỹ và sâu trong thâm tâm.

Nó thường ẩn núp rên rỉ âm thầm bên dưới mặc cảm.

Ngu Yên 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu một năm trước, ai đó nói với tôi rằng Trump sẽ thoát tất cả tội trạng kể cả đại hình, tôi sẽ cười và nghĩ “ở Mỹ, không ai đứng trên luật pháp.” Rất nhiều người tôn trọng hiến pháp Hoa Kỳ cũng có niềm tin ấy. Nhưng giờ đây, kể cả khi Jack Smith có làm “Câu Tiễn” hay muốn “lùi một bước, tiến ba bước” thì hệ thống tam quyền phân lập của nền dân chủ Hoa Kỳ đã chết dưới thời Trump 2.0.
Kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào năm 2022, chính giới phương Tây và các chuyên gia an ninh tranh luận sôi nổi về vấn đề liệu Nga có đe dọa khối NATO và khởi chiến chống châu Âu không. Cho dù đến nay, một cuộc tấn công như vậy chưa xảy ra, nhưng dựa theo tinh thần hiếu chiến và khả năng tiến hành chiến tranh của Nga tại Ukraine, chính giới và công luận cho là Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thử thách sức mạnh quân sự của phương Tây bằng cách tấn công vào một trong các quốc gia ở sườn phía đông của khối NATO. Theo các kịch bản được suy diễn thì diễn biến có thể sẽ hình thành trong 5 đến 8 năm tới.
Cuộc bầu cử năm 2024 đánh dấu một thất bại nặng nề cho Đảng Dân chủ, với việc mất gần bảy triệu cử tri so với năm 2020. Ngay cả ở những thành trì mạnh như California và New York, Kamala Harris cũng mất hàng trăm nghìn cử tri ở các thành phố lớn nhất. Chiến dịch tranh cử của Harris có thể được coi là một thất bại, nhưng câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại như vậy? Cuộc tranh luận về nguyên nhân hiện đang diễn ra gay gắt.
Nhà báo Thái Hạo xem chừng rất buồn lòng vì một câu nói của giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (“cái nước mình nó thế”) nên lớn tiếng than phiền: “Sự trì trệ, hỏng hóc ... của một quốc gia, một tổ chức hay một cá nhân, tất thảy đều có nguyên nhân của nó. Vấn đề là phải tìm ra, chỉ ra, phân tích ra, dám nhìn thẳng vào sự thật và khuyết điểm mà sửa chữa hoặc làm lại, chứ không phải buông một câu ‘cái nước mình nó thế’ rồi xong
Chênh lệch vẫn còn khít khao, nhưng chiều hướng có lợi cho Derek Trần vì sau mỗi ngày kiểm phiếu, Derek Trần lại bỏ xa Michelle Steel thêm vài chục phiếu từ ngày 16/11/2024 đến nay. Còn lại khoảng hơn 6,000 phiếu chưa kiểm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra người thiên cổ từ ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi. Người thay thế là Đại tướng Công an Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Ông Trọng đã để lại hai gánh nặng “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” cho ông Tô Lâm.
Trump có thể đạt được một thỏa thuận với Putin, nhưng liệu Putin có tuân thủ thỏa thuận đó hay không vẫn còn là điều đáng ngờ. Putin có nhiều khả năng chỉ đơn giản chơi với cả hai phe với hy vọng rằng Nga có thể theo cách này trở thành quốc gia thứ ba cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ trong một trật tự quốc tế mới đang thành hình.
Robert F. Kennedy Jr. (RFK Jr) cựu đảng viên Dân chủ và là hậu duệ của dòng họ chính trị Kennedy giàu có, danh giá – cháu trai của cựu Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy Jr – vừa được Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Lewis Grossman, giáo sư luật của American University và là tác giả của “Choose Your Medicine", một cuốn sách về lịch sử sức khỏe cộng đồng của Hoa Kỳ, nói với tờ Alternet: “Chưa bao giờ có ai như RFK Jr., có thể đạt đến vị trí (Bộ trưởng HHS) nơi mà ông ta có thể thực sự hoạch định chính sách.” Kennedy Jr. không có và chưa bao giờ có kinh nghiệm chuyên môn về y tế cộng đồng, y học, hoặc quản lý chăm sóc sức khỏe, là những yếu tố cơ bản phải có của một bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Nhân bầu cử Tổng thống Mỹ nhớ tới bầu cử ở quê nhà Việt Nam. Nhớ, như vào siêu thị nhớ ngôi chợ làng quê. Thấy đồ hộp màu mã đẹp đẽ nhớ thuở đùm thức ăn trong tàu lá chuối. Từ trong truyền thống, nước ta có nền quân chủ đã vài nghìn năm. Vua cha già yếu truyền ngôi cho con, triều đại này suy mạt có triều vua khác anh minh thay thế. Cổ kim, chưa hề có một cuộc bầu cử nào để dân chúng cùng nhau chọn ra một vị đứng đầu nước như thể chế dân chủ.
Cuộc bầu cử bất ngờ sắp tới của Đức, dự kiến diễn ra vào tháng Hai, sẽ mang đến một cơ hội quan trọng để đất nước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện tại và tăng cường về mặt an ninh. Nhưng nếu chính phủ tiếp theo muốn thành công, họ sẽ cần phải có một loại tinh thần lãnh đạo chính trị đạt hiệu quả và hành động đầy táo bạo mà vị tiền nhiệm không bao giờ có thể làm được
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.