Hôm nay,  

Covid Kéo Dài: Nỗi Đau Khi Không Thể Bắt Nhịp Với Thế Giới Ngoài Kia

29/11/202400:00:00(Xem: 266)

Gemini_Generated_Image_xa9npvxa9npvxa9n
Covid kéo dài có thể khiến người người mệt mỏi, đau đớn và kiệt quệ đến mức không rời giường nổi. (Nguồn: Hình được tạo bởi AI)
 
LONDON – Nữ doanh nhân 41 tuổi người Kenya, Wachuka Gichohi, đã sống chung với Covid kéo dài (long Covid) suốt bốn năm qua. Các triệu chứng như mệt mỏi, kiệt quệ, đau đớn và các cơn hoảng loạn (panic attack) khiến cô từng lo sợ mình sẽ không qua khỏi mỗi đêm.
 
Những câu nói đầy thiện chí như “Mau khỏe lại nhé” hay “Chúc chị sớm hồi phục” lại trở thành những lời khó nghe và khiến cô khó chịu. Gichohi thừa nhận: “Tôi biết những lời nói đó đều có ý tốt. Nhưng tôi cũng biết sẽ không có chuyện tôi được hồi phục hoàn toàn.
 
Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng thời gian mắc bệnh càng dài, khả năng hồi phục hoàn toàn càng thấp. Giai đoạn tốt nhất để hồi phục là trong sáu tháng đầu tiên sau khi nhiễm Covid-19, đặc biệt ở những người có triệu chứng nhẹ hoặc đã được chích ngừa.
 
Những người có triệu chứng kéo dài từ sáu tháng đến hai năm có cơ hội hồi phục thấp hơn; còn với những người đã phải vật lộn với bệnh tật hơn 2 năm, cơ hội hồi phục hoàn toàn là “rất mong manh.
 
Manoj Sivan, giáo sư về y học phục hồi chức năng tại Đại học Leeds, gọi tình trạng này là “Covid kéo dài dai dẳng” (persistent long Covid), và được xem như một bệnh mãn tính, giống hội chứng viêm não tủy (myalgic encephalomyelitis, ME), bệnh mệt mỏi kinh niên (chronic fatigue syndrome, CFS), bệnh đau nhức gân thịt (fibromyalgia), đều có thể là triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ của long Covid. 
 
Sự tập trung chú ý dần kém đi
 
Long Covid (Covid kéo dài) là tình trạng các triệu chứng kéo dài ít nhất ba tháng sau lần nhiễm Covid ban đầu. Những triệu chứng này rất đa dạng, từ vô cùng mệt mỏi, đầu óc mơ hồ (brain fog, mất tập trung, lơ mơ), khó thở, cho đến đau nhức xương khớp. 
 
Tình trạng long Covid có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng đến mức khiến bệnh nhân không thể sinh hoạt bình thường. Hiện chưa có phương pháp xét nghiệm chẩn bịnh hoặc điều trị nào được chứng minh là hiệu quả. Dù vậy, các nhà khoa học đã đạt được một số tiến bộ trong việc tìm ra những nhóm người có nguy cơ cao và tìm hiểu nguyên nhân tiềm ẩn.
 
Một nghiên cứu ở Anh chỉ ra rằng gần một phần ba số người gặp triệu chứng Covid kéo dài trong 12 tuần đã hồi phục sau 12 tháng. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân từng phải vào bệnh viện vì Covid, xác suất hồi phục thấp hơn nhiều.
 
Vào tháng 3 năm nay, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh cho biết có khoảng 2 triệu người tự báo cáo mắc Covid kéo dài. Trong số này, khoảng 700,000 người (khoảng 30.6%) cho biết họ đã bắt đầu gặp các triệu chứng này ít nhất ba năm trước. 
 
Trên toàn thế giới, ước tính có từ 65 triệu đến 200 triệu người bị Covid kéo dài. Theo Sivan, điều này có thể có nghĩa là từ 19.5 triệu đến 60 triệu người sẽ phải chịu đựng tình trạng suy giảm sức khỏe kéo dài trong nhiều năm.
 
Hoa Kỳ và một số quốc gia như Đức vẫn đang tiếp tục tài trợ cho nghiên cứu về Covid kéo dài. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia giàu có khác, vốn thường xuyên tài trợ cho các nghiên cứu quy mô lớn, sự quan tâm và ngân sách dành cho vấn đề này đang giảm dần. Còn ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, sự hỗ trợ này hầu như chưa bao giờ tồn tại.
 
Amitava Banerjee, giáo sư tại University College London, nhận xét rằng “sự chú ý đã chuyển hướng.” Ông cho rằng thay vì tập trung tìm cách chữa trị dứt điểm, Covid kéo dài nên được coi như một căn bệnh mãn tính, tương tự như bệnh tim mạch hoặc viêm khớp. Mục tiêu là tìm ra các biện pháp điều trị để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
 
Ông cho rằng Covid kéo dài nên được coi là một bệnh mãn tính có thể được điều trị để cải thiện cuộc sống của bệnh nhân thay vì tìm cách chữa khỏi hoàn toàn, giống như bệnh tim hoặc viêm khớp xương (arthritis).
 
Mệt mỏi cực độ
 
Leticia Soares, 39 tuổi, ở khu vực đông bắc Brazil, bị nhiễm Covid-19 vào năm 2020 và từ đó đến nay, cô luôn phải sống trong tình trạng vô cùng mệt mỏi và những cơn đau đớn mãn tính. Vào những ngày “khỏe khoắn” nhất, cô cũng chỉ có thể rời giường khoảng 5 giờ đồng hồ.
 
Soares là đồng lãnh đạo và nhà nghiên cứu tại Patient-Led Research Collaborative, tổ chức vận động nghiên cứu về Covid kéo dài. Gần đây, nhóm này đã công bố một bài đánh giá quan trọng trên tạp chí Nature.
 
Theo Soares, việc hồi phục hoàn toàn sau 12 tháng là rất hiếm. Cô cho biết một số bệnh nhân có thể thấy các triệu chứng thuyên giảm trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng sau đó lại tái phát. Hiện tượng này thường bị nhầm lẫn với việc hồi phục hoàn toàn.
 
Soares chia sẻ: “Tình trạng này thật sự khiến người ta kiệt quệ và cảm thấy bị cô lập. Tôi luôn tự hỏi liệu mình có thể bị nặng hơn nữa sau lần này không?
 
Để đối phó với các triệu chứng hàng ngày, Soares dùng thuốc antihistamines và các loại thuốc thông dụng khác. Bốn bác sĩ chuyên khoa về Covid kéo dài từ các quốc gia khác nhau cho biết họ kê toa những loại thuốc này vì chúng an toàn và có một số bằng chứng cho thấy chúng có tác dụng.
 
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng đạt được kết quả tốt với các phương pháp điều trị chính thống.
 
Bệnh tình của Gichohi không được bác sĩ của cô công nhận, khiến cô phải tìm đến một chuyên gia về y học chức năng (functional medicine), tập trung vào các liệu pháp toàn diện hơn.
 
Cô quyết định rời khỏi thành phố nhộn nhịp Nairobi, chuyển đến một thị trấn nhỏ yên tĩnh gần núi Kenya, tự kiểm soát và điều chỉnh mức độ vận động để tránh kiệt sức, đồng thời được châm cứu và trị liệu tâm lý.
 
Trong hành trình tìm kiếm giải pháp, Gichohi đã thử nghiệm nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Cô thử cả naltrexone, được cho là có lợi cho các triệu chứng Covid kéo dài; hoặc ivermectin, một loại thuốc trị ký sinh trùng gây tranh cãi, tuy không có bằng chứng khoa học nhưng Gichohi cho rằng có hiệu quả với mình.
 
Điều quan trọng nhất với Gichohi là thay đổi cách nhìn nhận. Thay vì chạy theo hy vọng hồi phục hoàn toàn, cô học cách chấp nhận hiện thực.
 
Theo Anita Jain, một chuyên gia về Covid kéo dài tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc áp dụng các phương pháp điều trị chắp vá như trên là điều dễ hiểu, bởi vì các nghiên cứu khoa học về tình trạng này vẫn đang được tiến hành và cần thêm thời gian để đạt được kết quả rõ ràng hơn.
 
Trong khi đó, những người sống chung với Covid kéo dài phải đối mặt với nhiều thách thức mỗi khi có đợt bùng phát Covid mới. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tái nhiễm có thể làm bệnh tình trầm trọng thêm. 
 
Shannon Turner, nữ ca sĩ cabaret 39 tuổi ở Philadelphia, mắc COVID vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 năm 2020. Trước đó, cô đã bị bệnh viêm xương khớp vảy nến (psoriatic arthritis) và hội chứng kháng thể chống phospholipid (antiphospholipid antibody), những bệnh này buộc cô phải thường xuyên dùng steroid và liệu pháp miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cho rằng những bệnh này có thể làm tăng nguy cơ phát triển COVID kéo dài.
 
Mùa hè vừa qua, Turner mắc COVID lần nữa. Tình trạng của cô trở nên tồi tệ hơn với cảm giác mệt mỏi triền miên và phải dùng khung tập đi để đi lại. 
 
Dù vậy, Turner vẫn quyết tâm theo đuổi sự nghiệp âm nhạc của mình. Cô phải đối mặt với cơn đau đớn dai dẳng, chóng mặt và nhịp tim đập nhanh – và ra vào bệnh viện như cơm bữa. Nhưng cô vẫn kiên cường: “Tôi không muốn nằm ở trên giường cả đời.
 
VB biên dịch
Nguồn: “Many long COVID patients adjust to slim recovery odds as world moves on” được đăng trên trang Reuters.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Investigation, đã đưa ra một phát hiện bất ngờ: bị nhiễm COVID nặng lại có thể giúp thu nhỏ các khối u ung thư. Dù chỉ mới được kiểm nghiệm ở chuột, phát hiện này mang đến những hy vọng mới trong điều trị ung thư và những hiểu biết mới về mối quan hệ phức tạp giữa hệ thống miễn dịch và tế bào ung thư. Tuy nhiên, các khoa học gia cũng cảnh báo rằng điều này không có nghĩa là mọi người nên cố tình để mình bị nhiễm COVID thử cho biết.
Bệnh tiểu đường loại 1 (Type 1 Diabetes – T1D) từ lâu đã là một thách thức lớn với y học. T1D là một căn bệnh tự miễn dịch, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào sản xuất insulin, khiến cơ thể hoàn toàn không thể sản xuất insulin – hormone quan trọng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Theo thống kê, T1D có thể khiến bệnh nhân mất trung bình 32 năm sống vui khỏe.
Kẹo có cam thảo thật chứa một hợp chất hóa học gọi là glycyrrhizin. Hợp chất này tác động trực tiếp đến thận, ảnh hưởng đến việc điều chỉnh sự cân bằng nước, natri và kali trong cơ thể. Glycyrrhizin ngăn chặn một enzyme quan trọng ở thận, khiến cơ thể giữ lại quá nhiều nước và natri nhưng lại thải ra quá nhiều kali. Mà Kali là một khoáng chất không thể thiếu để cho tim hoạt động bình thường. Nếu mức kali giảm xuống quá thấp, các chức năng của tim bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm – thậm chí là tử vong.
Hiện nay, có ít nhất bảy loại siêu vi trùng được biết là có thể góp phần vào sự phát triển ung thư ở người, theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Các loại siêu vi trùng này bao gồm siêu vi trùng HPV (Human papilloma siêu vi trùng), siêu vi trùng viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV), Epstein-Barr (EBV), siêu vi trùng Herpes liên quan đến Kaposi’s sarcoma (một bệnh lý ác tính toàn thân thường gặp ở những người bị suy yếu hệ thống miễn dịch, biểu hiện với các tổn thương da, có hoặc không liên quan đến những bộ phận bên trong cơ thể), siêu vi trùng lymphotropic T-cell ở người (liên quan đến một số loại ung thư máu), và siêu vi trùng polyoma Merkel cell.
Đối với nhiều người, thật khó để có đủ đầy năng lượng hoàn thành hết các công việc trong một ngày. Và với một phần ba người trưởng thành bị thiếu chất sắt (iron deficiency) ở Hoa Kỳ, mỗi ngày của họ trôi qua còn mệt mỏi hơn nhiều. Hiện nay, trên toàn thế giới có hơn 2 tỷ người đang bị thiếu sắt theo nhiều kiểu khác nhau. Sắt là một loại khoáng chất rất cần thiết cho nhiều chức năng sinh học quan trọng trong cơ thể. Thiếu sắt thường khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi, khó thở, chóng mặt, đau đầu, và thậm chí có thể ảnh hưởng đến tim mạch.
Gần đây, thuật ngữ “food noise”, hay “tiếng gọi thức ăn” xuất hiện khắp nơi. Nghe qua cụm từ này, nhiều người có thể nghĩ đó là những âm thanh như tiếng giòn khi ta nhai khoai tây chiên, hay tiếng dầu sôi xèo xèo khi nấu ăn. Thực ra, đó là tình trạng khó kiểm soát về thức ăn khi người ta nghĩ hoài về thức ăn khiến đầu óc căng thẳng khó tập trung vào các hoạt động khác. Có thể tạm hiểu “food noise” là ‘sự bận tâm, thèm thuồng về đồ ăn’ hay ‘tiếng gọi của thức ăn.’ Trong một chương trình truyền hình đặc biệt gần đây, Oprah đã nhắc đến hiện tượng này khi nói về các loại thuốc giảm cân như Ozempic và Wegovy.
Kể từ năm 2019, cuộc sống của Edith và Sébastien Pelletier bỗng nhiên bị xáo trộn khi họ phát hiện ba trong số bốn đứa con nhỏ mắc phải một bệnh về mắt hiếm gặp và không thể chữa trị, thường dẫn đến mù lòa. Họ đã bắt đầu chuẩn bị, dạy cho các con những kỹ năng cần thiết để thích nghi với cuộc sống khi lâm vào cảnh mù lòa. Đồng thời, họ cũng tranh thủ đưa các con đi du lịch khắp thế giới để giúp con lưu giữ trong trí nhớ những hình ảnh đẹp đẽ trước khi căn bệnh tiến triển nặng hơn. Hành trình này đã được ghi lại trong bộ phim tài liệu của National Geographic có tên là “Blink,” vừa được ra mắt vào ngày 4 tháng 10.
Năm 2022, vận động viên điền kinh nổi tiếng của Hoa Kỳ Allyson Felix đã công bố một chính sách đổi hàng độc đáo cho thương hiệu giày chạy bộ Saysh của cô: cho phép khách hàng đổi lấy một đôi giày mới nếu sau khi mua giày, chân của họ thay đổi kích cỡ do mang thai.
Bộ não của chúng ta không ngừng sàng lọc thông tin, loại bỏ những kiến thức không còn cần thiết để nhường chỗ cho thông tin mới quan trọng hơn. Tuy nhiên, khi tuổi tác tăng, khả năng này suy giảm, khiến việc tiếp nhận kiến thức mới trở nên khó khăn hơn. Đây là một trong những kết luận quan trọng từ luận án nghiên cứu gần đây của Đại học Örebro, Thụy điển.
Phim kinh dị, ngôi nhà ma ám, và những trò hù dọa nhau vào dịp Halloween thường là các hoạt động giải trí vô hại. Tuy nhiên, nỗi sợ mà chúng tạo ra có thể kích thích phản ứng “chống trả-hay-bỏ chạy” (fight or flight) của cơ thể và gây ra hàng loạt thay đổi sinh lý.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.