Hôm nay,  

Bước Kế Tiếp của Chính Quyền Trump: Nhắm Vào Công Dân Hoa Kỳ Đã Nhập Tịch

22/11/202400:00:00(Xem: 603)

iStock-1446685934

Chính quyền sắp tới của Trump đang nhắm mục tiêu đến các công dân đã hoàn tất quá trình nhập tịch – một tương lai đầy bất ổn cho hàng triệu di dân đã chọn Hoa Kỳ làm quê hương. (Nguồn: istockphoto.com)



Tổng thống đắc cử Donald Trump đang chuẩn bị thực hiện lời hứa tranh cử của mình: trục xuất ít nhất 15 triệu người mà ông lên án là đang “đầu độc dòng máu” Hoa Kỳ. Theo một số ước tính, kế hoạch này được cho là gần như bất khả thi nếu xét về phương diện tài chánh và tổ chức. Tuy nhiên, điều đó không ngăn Trump theo đuổi mục tiêu của mình, bất chấp làm xáo trộn cuộc sống của hàng triệu người.

 

Một phần của chiến lược này là nhắm vào những di dân đã nhập tịch – vốn đã là công dân hợp pháp. Kế hoạch này có thể không có quy mô lớn, nhưng hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

 

Để hiện thực hóa mục tiêu, Trump đã bổ nhiệm ba nhân vật nổi tiếng cứng rắn vào các vị trí chủ chốt:

  • Stephen Miller: người được mệnh danh là kiến trúc sư của các chính sách nhập cư khắc nghiệt, sẽ giữ ghế Phó Chánh văn phòng về chính sách.
  • Kristi Noem làm Bộ trưởng An ninh Nội địa.
  • Tom Homan sẽ đảm nhận vai trò “Sa hoàng biên giới,” người chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề biên giới.

 

Trong số này, Stephen Miller được đánh giá là người có quyền lực lớn nhất và sẵn sàng áp dụng các biện pháp tàn nhẫn nhất. Ông từng tuyên bố trong một buổi vận động tại Madison Square Garden rằng: “Nước Mỹ chỉ dành cho người Mỹ.” Trước bầu cử, Miller còn vạch ra một kế hoạch đầy tham vọng, sử dụng các lực lượng như Vệ binh Quốc gia, cảnh sát địa phương và liên bang, các cơ quan như Drug Enforcement Agency (Cơ quan Bài trừ Ma túy) và Bureau of Alcohol, Tobacco and Firearms (Cơ quan kiểm soát Rượu, Thuốc lá, Vũ khí), thậm chí cả quân đội Hoa Kỳ, để tìm kiếm và bắt giữ di dân không giấy tờ và giam giữ họ trong các trại tạm thời cho đến khi bị trục xuất.

 

Nhưng không chỉ di dân không giấy tờ bị nhắm đến mà cả di dân có giấy tờ hợp pháp cũng không được an toàn. Bởi vì Miller đã công khai kế hoạch mở rộng một quy trình hiếm khi được sử dụng: tước quốc tịch (denaturalization) để điều tra những người đã nhập tịch từ nhiều năm hoặc thậm chí hàng thập niên trước nếu nghi ngờ họ có gian lận trong quá trình xin nhập tịch. Nếu điều này xảy ra, những người bị tước quốc tịch sẽ ngay lập tức trở thành đối tượng chờ bị trục xuất, giống như những di dân không giấy tờ khác.

 

Tất nhiên, không phải mọi sự mâu thuẫn hoặc không nhất quán trong hồ sơ đều là dấu hiệu của gian lận. Nên việc điều tra quá độ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một số công dân hợp pháp có thể bị điều tra hoặc bị cuốn vào quy trình dù họ hoàn toàn vô tội. Những lỗi nhỏ trong hồ sơ, chẳng hạn do nhầm lẫn hoặc thiếu hiểu biết, cũng có thể khiến di dân phải đối mặt với các cáo buộc nặng nề không đáng có.

 

Quy trình tước quốc tịch (hay hủy bỏ quốc tịch) được luật pháp Hoa Kỳ quy định từ năm 1906, cho phép chính phủ hủy bỏ quốc tịch nếu có bằng chứng về việc khai báo gian lận hoặc che giấu thông tin khi xin nhập tịch. Nhưng trong lịch sử, quy trình này chủ yếu được áp dụng cho các trường hợp tội lỗi rất nặng nề. Thí dụ, trong Thế Chiến và Chiến tranh Lạnh, quy trình tước quốc tịch được sử dụng rộng rãi nhằm loại bỏ những cá nhân bị coi là mối đe dọa cho an ninh quốc gia; còn trong những thời kỳ yên bình hơn, việc tước quốc tịch ít khi được sử dụng.

 

Đến đầu thế kỷ 21, việc tước quốc tịch chủ yếu áp dụng cho những cá nhân bị cáo buộc vi phạm nghiêm trọng như khủng bố, tội phạm chiến tranh và xâm phạm nhân quyền. Thí dụ như vụ án tước quốc tịch Rasmea Odeh, bà này đã bị phát hiện che giấu án tích trước đây của mình về vụ đánh bom một siêu thị tại Israel, khiến hai sinh viên đại học thiệt mạng.

 

Trong nhiệm kỳ đầu của Trump, Bộ Tư pháp đã thành lập “Chiến dịch Second Look” nhằm rà soát hàng ngàn hồ sơ nhập tịch bị nghi ngờ gian lận, khai man hoặc gian dối.

 

Năm 2017, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã giới hạn quyền của chính phủ trong việc hủy bỏ quốc tịch. Tòa thống nhất rằng chỉ những tuyên bố sai lạc hoặc việc cố ý che giấu thông tin đó có thể khiến chính phủ từ chối việc nhập tịch ngay từ đầu, thì mới được coi là “có tính chất quan trọng.

 

Tuy nhiên, khái niệm “tính chất quan trọng” lại phụ thuộc vào cách nhìn nhận, đánh giá của mỗi người. Trong trường hợp này, đó là Stephen Miller, người đã tuyên bố sẽ hồi sinh chiến dịch “Operation Second Look” vào năm 2025 với quy mô rộng rãi hơn bao giờ hết. Mục tiêu của Miller là tước quốc tịch của càng nhiều di dân càng tốt, coi đó là bước đệm để thực hiện các vụ trục xuất hàng loạt.

 

Chiến dịch tước quốc tịch của Miller không chỉ đe dọa trực tiếp những người bị điều tra mà còn gieo rắc sợ hãi lên toàn bộ cộng đồng di dân ở Hoa Kỳ, bất kể họ đã được nhập tịch hay chưa. Với những ai bị tước quốc tịch, cuộc sống mà họ đã dựng xây bấy lâu sẽ sụp đổ hoàn toàn. Với những người thành công bảo vệ quyền công dân của mình trước tòa án, họ cũng phải chịu áp lực tâm lý và sự căng thẳng rất lớn trong quá trình này.

 

Ngoài ra, theo nhà báo M. Gessen, một cuộc săn lùng quy mô lớn nhắm vào các hồ sơ nhập tịch có thể biến hàng triệu công dân nhập tịch thành “công dân hạng hai.” Họ phải sống trong cảm giác bất an, lo sợ rằng không có gì đảm bảo cho quốc tịch của mình, quyền công dân của mình có thể bị tra xét và tước bỏ bất cứ lúc nào, ngay cả khi chẳng làm gì sai. Điều này làm lung lay niềm tin của di dân vào sự ổn định của quốc tịch Hoa Kỳ. Với một chữ ký hay một quyết định, những gì họ từng coi là vĩnh viễn có thể bị hủy bỏ.

 

Đặc biệt, hàng ngàn di dân từng được nhập tịch khi còn nhỏ thông qua cha mẹ có thể bị mất quốc tịch dù họ không hề có lỗi. Đó là chưa kể, nếu cha mẹ bị tước quốc tịch, các con họ, dù sinh ra trên đất Hoa Kỳ, cũng có nguy cơ bị mất quyền công dân. Hậu quả càng trở nên khôn lường khi Trump từng tuyên bố sẽ chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh đối với con cái của di dân không giấy tờ.

 

May mắn thay, việc tước quốc tịch là một quy trình tư pháp, nghĩa là sẽ phải được thực hiện thông qua phiên tòa tại tòa án liên bang. Tuy nhiên, trong các vụ án tước quốc tịch, chính phủ không có nghĩa vụ chỉ định luật sư cho những người không có tiền thuê luật sư. Tất cả các bị cáo đều phải tự lo liệu chi phí cho luật sư biện hộ. Cho nên đối với những người nghèo khổ không có tiền, họ sẽ rất dễ bị mất quốc tịch. Đây có thể là mục tiêu chính mà Miller đang hướng đến.

 

Nhìn chung, kế hoạch này không chỉ là một cuộc chiến pháp lý, mà còn là trận chiến tâm lý đối với những di dân đã chọn Hoa Kỳ làm quê hương – câu hỏi được đặt ra: Rốt cuộc thì ai mới được quyền coi Hoa Kỳ là quê nhà?

Cung Đô biên dịch

Nguồn: “The Trump administration’s next target: naturalized US citizens” được đăng trên trang TheHill.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
(Ngày 9 tháng 12, Reuters) Năm trẻ em Ukraine, từng bị đưa đi khỏi quê hương hoặc bị gửi vào các cơ sở chăm sóc kể từ khi chiến tranh xảy ra, đã trở về nhà. Theo các viên chức Ukraine, đây là một phần trong chiến dịch dài hạn của chính phủ Ukraine nhằm hồi hương hơn 20,000 trẻ em bị lưu lạc nơi xứ người.
SANTA BARBARA, California – Theo tờ Reuters, hôm thứ Hai (9/12), Google thông báo họ đã đạt được một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực điện toán lượng tử (quantum computing) với thế hệ chip mới mang tên Willow. Con chip này đã giải quyết một bài toán nan giải chỉ trong 5 phút – nếu dùng máy tính thông thường để giải, sẽ mất thời gian dài hơn cả lịch sử của vũ trụ.
HOA KỲ - Hôm Chủ Nhật (8/12), nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã mời năm công ty công nghệ lớn, bao gồm Google, Microsoft và Meta Platforms, tham gia một buổi họp vào giữa tháng 12, để thảo luận về tình trạng buôn bán ma túy tràn lan trên mạng trực tuyến, theo Reuters.
ĐÀI BẮC – Chủ Nhật (8/12), Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi số lượng tàu chiến hoạt động quanh hòn đảo trong 24 giờ qua; các nguồn tin an ninh dự đoán TQ đang chuẩn bị cho một vòng diễn tập quân sự mới, theo Reuters.
Chương trình Thiền Chánh Niệm năm 2025 của trường The University of the West, giảng viên là Thầy Thiện Trí, sẽ được khai giảng như sau:
Kinh Kim Cang và Bát Nhã Tâm kinh viết rằng không có gì để chúng ta phải bám víu, bởi vì không hề có cái gì có tự ngã, và bởi vì thực tướng của tất cả các pháp là Không. Một cách cụ thể, Đức Phật đã dạy trong Kinh SN 22.63 rằng khi hễ ai khởi tâm bám víu là sẽ bị Ma trói buộc. Bài viết này sẽ dựa theo các bản dịch trên Sutta Central.
Texas (Cộng Hòa) thú nhận: cần có di dân lậu để làm việc nặng nhọc và và lương thấp. Texas hiện có 1,6 triệu di dân lậu, không có giấy tờ nhưng nộp thuế lương cho Texas 1,6 tỷ đô/năm
Đối với một số năm, việc xác định sự kiện chính trong năm là điều thật khó, đó là chưa nói đến việc tóm gọn nó trong một từ. Điều đó không xảy ra trong năm 2024; sự trở lại Bạch Ốc của Donald Trump sau bốn năm vắng bóng không chỉ quan trọng đối với quốc gia quyền lực nhất thế giới mà còn đối với các nước láng giềng và toàn cầu. Vậy từ nào có thể nắm bắt sự pha trộn giữa ngạc nhiên, phấn khích và lo ngại mà mọi người cảm thấy khi MAGA quay lại nắm quyền?
Các chuyên gia về di trú hiện đang khuyên mọi người nên nộp đơn bảo lãnh và đơn xin khác với Sở di trú ngay bây giờ, càng sớm càng tốt, trước khi ông Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 và đưa trở lại các chính sách chống di dân của mình. Một ví dụ về điều này là Đạo luật RAISE. Đạo luật này đã được đưa vào Quốc hội vào năm 2017 với sự ủng hộ hoàn toàn của tổng thống Trump khi đó. Tuy nhiên, đạo luật này chưa trở thành luật vì đảng Cộng hòa không nắm toàn quyền kiểm soát Quốc hội.
Khi bạn hoặc người xung quanh bị thương, bạn biết phải gọi xe cứu thương. Nhưng bạn sẽ gọi cho ai khi nỗi đau không phải là về mặt thể xác? Nếu bạn cần người phản ứng đầu tiên cho một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần, hãy liên hệ với OC Links. Bất kỳ ai cũng có thể trải qua khủng hoảng sức khỏe tâm thần khi hoàn cảnh khiến họ khó đối phó trong thời gian căng thẳng hoặc khó khăn nghiêm trọng.
Sòng bạc Sky River Casino đang rộn ràng trong mùa nghỉ lễ với hai chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tạo cơ hội cho khách hàng giành được phần thưởng tổng trị giá hơn $1 triệu. Các chương trình Vòng Quay Cực Lớn $1,000,000 và Giải Đấu Blackjack Hàng Tuần $120,000 của sòng bạc mang đến nhiều cơ hội để các thành viên Sky River Rewards giành chiến thắng lớn trong mùa lễ này.
Kiến nghị bỏ phiếu (ballot measure) là luật, vấn đề hoặc chủ đề được đưa vào lá phiếu toàn tiểu bang hoặc thành phố tại Hoa Kỳ để cử tri quyết định thông qua một cuộc bầu cử. Có nhiều loại kiến nghị bỏ phiếu khác nhau trên khắp Hoa Kỳ, bao gồm các đề nghị theo sáng kiến của công dân được cơ quan lập pháp tiểu bang hoặc cơ quan quản lý địa phương đề cập đến. Cũng có các đề nghị được đưa vào lá phiếu theo luật tiểu bang hoặc yêu cầu của hiến pháp.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.