Hôm nay,  

Thực tế nỗi sợ Trump của Âu châu tùy thuộc ở chúng ta nhiều hơn ở ông ta.

16/11/202420:48:00(Xem: 681)

Capture
Stoltenberg sẽ thay thế Đại sứ Christoph Heusgen giữ chức Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich (MSC) lần thứ 61 vào tháng 2 năm 2025.                

Lời người dịch:  Jens Stoltenberg đã giữ chức Tổng thư ký NATO trong 10 năm, từ 2014-2024.

Ông từng là Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu, và trong hơn hai thập kỷ đã giữ các vị trí nổi bật trong chính phủ Na Uy, bao gồm mười năm làm Thủ tướng cũng như các nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Bộ Môi trường và Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Kinh tế và Tài chính. Stoltenberg là một nhà ngoại giao được kính trọng trên toàn cầu, một nhà tư tưởng về nhiều vấn đề an ninh quan trọng và là một trong số ít người âu châu được nhận Huân chương Tự do Hoa Kỳ.


***

Người dân Mỹ đã lên tiếng: Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng.

Sự trở lại này khiến nhiều người tuyệt vọng rằng ông ta có thể hành động theo những lời đe dọa trước đây là cắt giảm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, để lại Âu châu tự giải quyết những thách thức về an ninh của mình. Những nỗi sợ hãi này không phải là vô căn cứ — lời lẽ trong chiến dịch tranh cử của Trump đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về mức cam kết của ông ta đối với nền an ninh của Âu châu—. Nhưng cuối cùng, để những điều này có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào chúng ta nhiều hơn là vào Trump.

 

Vào thời điểm Trump nhậm chức năm 2017, nhiều chính trị gia âu châu cũng lo lắng sự thắng cử của ông ta có ý nghĩa như thế nào đối với tương lai của quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương. Trump cảm thấy Hoa Kỳ đang có một thỏa thuận tồi, bất lợi. Ông ta cho rằng các đồng minh không làm tròn trách nhiệm của mình và ban đầu coi Liên minh (Âu châu) là gánh nặng hơn là một tài sản. Mặc dù cuối cùng ông ta đã nhìn nhận những lợi thế không thể phủ nhận khi có đồng minh, nhưng ông đã nói đúng:  Âu châu thực sự đã để lực lượng của mình suy yếu và một số quốc gia đã trở nên phụ thuộc nguy hiểm vào khí đốt của Nga. Những thế thượng này (của Nga) sau đó đã khiến Âu châu phải trả giá đắt.

 

Trong thời gian Trump ở Nhà Trắng, chúng ta đã thiết lập một mối quan hệ làm việc tốt và đáng tin cậy. Đôi khi có những cuộc họp hỗn loạn tại NATO, nhưng rồi mọi việc cũng được hoàn thành. Khi Trump rời nhiệm sở, NATO đã trở nên mạnh mẽ hơn — và ngày nay lại càng mạnh mẽ.

Như phản ứng chung của chúng ta đối với cuộc tấn công Ukraine của Nga đã cho thấy, NATO ngày nay không hề lỗi thời hay “chết não”.

Đây là điều tốt — nhưng vẫn chưa đủ tốt.

 

Trong khi Âu châu đã trở thành những đồng minh tốt hơn thì môi trường an ninh đã xấu đi đáng kể. Do đó, nền tảng những gì một đồng minh tốt phải làm đã tăng cao.

Năm 2014, các đồng minh NATO đã đồng ý đặt mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng vào năm 2024. Mục tiêu này đã được hầu hết các nước đạt được. Nhưng mục tiêu năm 2014 đơn giản là không đủ trong môi trường an ninh năm 2024 — đó là mức tối thiểu chứ không phải là mức đủ cao. Các nhà lãnh đạo Âu châu biết rằng họ cần phải làm nhiều hơn nữa.

Việc Trump trở lại Nhà Trắng chỉ củng cố thêm thông điệp đó. Nếu Âu châu thực hiện đúng lời hứa của mình, tôi tin rằng chính quyền mới của Hoa Kỳ sẽ làm tròn lời hứa của họ.

 

Sự hoài nghi của Trump về chiến lược hiện tại của chúng ta nhằm hỗ trợ Ukraine cũng có thể chứa đựng một phần sự thật. Hoa Kỳ và Âu châu đã cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ quân sự đáng kể nhưng cuối cùng vẫn là không đủ — đủ để tồn tại nhưng không đủ để chấm dứt chiến tranh với các điều khoản có lợi. Putin dường như vẫn tin rằng có thể đạt được mục tiêu của mình trên chiến trường và chỉ cần chờ chúng ta, dựa vào giả định rằng xã hội của chúng ta sẽ lung lay. Đầu hàng kẻ xâm lược sẽ là cách nhanh nhất để chấm dứt chiến tranh. Nhưng điều này không có nghĩa là sẽ có hòa bình, cũng không có nghĩa là tiết kiệm được chi phí.

Đây là nghịch lý cơ bản: chúng ta cung cấp càng nhiều vũ khí thì chúng ta càng có khả năng đạt được hòa bình. Sự ủng hộ lâu dài của chúng ta càng đáng tin cậy thì chiến tranh càng có thể kết thúc sớm. Và bây giờ chúng ta càng đóng góp nhiều thì sau này chúng ta sẽ càng ít tốn kém.

 

Cách tiếp cận này có vẻ không phù hợp với suy nghĩ của Trump. Nhưng trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Trump đã ủng hộ một chính sách mạnh mẽ. Sau cùng chúng ta không được quên rằng chính Trump là người đầu tiên quyết định cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine khi Nga xâm lược , bao gồm cả tên lửa chống tăng Javelin- với tính quyết định đã được chứng minh - Nếu Trump muốn chấm dứt cuộc chiến này, như đã hứa, ông phải chứng minh với Putin rằng việc tiếp tục gây hấn là vô nghĩa. Putin tìm sự yếu kém nhưng tôn trọng sức mạnh. Các đồng minh âu châu nên chuẩn bị ủng hộ một chiến lược như vậy, hợp tác với Trump để đưa ra một giải pháp đàm phán mà Ukraine có thể chấp nhận, đồng thời không khen thưởng cho sự gây hấn.

 

Và trong khi Trump cần hiểu rằng tiếp tục cam kết của Hoa Kỳ đối với Âu châu nhằm ngăn chặn một cuộc chiến tốn kém khác là sự lợi ích tốt nhất cho Hoa Kỳ, thì Âu châu có thể làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ Hoa Kỳ về những mặt khác. Trong cùng chiều hướng với các tổng thống trước đây, Trump đã lập luận rằng Hoa Kỳ nên tập trung vào các thách thức tại Ấn Độ - Thái Bình Dương. Các đồng minh âu châu có thể chứng minh giá trị của mình bằng cách giúp ông ta làm điều này, thí dụ bằng cách đề nghị đóng góp các năng lực cụ thể mà Hoa Kỳ có thể cần tại những nơi đó.

 

Trong một thế giới mà các thế lực độc tài đang liên kết chặt chẽ hơn và ngày càng có năng lực hơn, các liên minh không phải là gánh nặng, mà là lực lượng hỗ trợ lớn nhất của Washington. Trục những chính trị gia độc tài mới nổi có thể có quan hệ đối tác lợi ích, nhưng Hoa Kỳ có mạng lưới liên minh được thể chế hóa cao và hỗ trợ bởi các đồng minh trên khắp thế giới.

 
May mắn thay, đa số người Mỹ coi trọng tài sản độc đáo này. Mặc dù hiện tại họ có thể đang không đồng tình với nhau về nhiều vấn đề cơ bản, nhưng hợp tác xuyên Đại Tây Dương không phải là một trong số đó. Sự ủng hộ và niềm tự hào là liên minh quân sự hùng mạnh nhất mà thế giới từng chứng kiến ​​vẫn mạnh mẽ xuyên suốt các đảng phái chính trị Hoa Kỳ .

 

Chúng ta phải làm phần việc của mình để đảm bảo điều này sẽ không thay đổi. Để làm được điều này, chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng và gánh vác nhiều trách nhiệm hơn. Theo cách đó, chúng ta có thể nhắc nhở chính quyền Hoa Kỳ mới rằng, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương không phải là gánh nặng, mà là một tài sản chiến lược quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh giữa các cường quốc hiện nay.

 

Do đó, chúng ta không nên tuyệt vọng mà hãy hành động. Sự trở lại của Trump thách thức chúng ta phải tiến lên và chứng minh rằng chúng ta là đối tác thực sự chứ không phải là kẻ hưởng lợi.

 

Jens Stoltenberg                                                                                                                                   
Thục Quyên lược dịch

Nguồn: https://securityconference.org/en/news/full/jens-stoltenberg-next-chairman-munich-security-conference/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu một năm trước, ai đó nói với tôi rằng Trump sẽ thoát tất cả tội trạng kể cả đại hình, tôi sẽ cười và nghĩ “ở Mỹ, không ai đứng trên luật pháp.” Rất nhiều người tôn trọng hiến pháp Hoa Kỳ cũng có niềm tin ấy. Nhưng giờ đây, kể cả khi Jack Smith có làm “Câu Tiễn” hay muốn “lùi một bước, tiến ba bước” thì hệ thống tam quyền phân lập của nền dân chủ Hoa Kỳ đã chết dưới thời Trump 2.0.
Kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào năm 2022, chính giới phương Tây và các chuyên gia an ninh tranh luận sôi nổi về vấn đề liệu Nga có đe dọa khối NATO và khởi chiến chống châu Âu không. Cho dù đến nay, một cuộc tấn công như vậy chưa xảy ra, nhưng dựa theo tinh thần hiếu chiến và khả năng tiến hành chiến tranh của Nga tại Ukraine, chính giới và công luận cho là Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thử thách sức mạnh quân sự của phương Tây bằng cách tấn công vào một trong các quốc gia ở sườn phía đông của khối NATO. Theo các kịch bản được suy diễn thì diễn biến có thể sẽ hình thành trong 5 đến 8 năm tới.
Nếu bạn để dành một ngày nghỉ hoặc ít nhất, nửa buổi không làm gì, chỉ để suy nghĩ về bản thân. Hãy tự hỏi, sống trong xã hội, trong đất nước, trong nhân loại, bạn thuộc về thiểu số hay đa số? Quan niệm của bạn tương tựa quan niệm chung của đám đông hay bạn có quan niệm sống khác, thường xuyên không đồng điệu hoặc bất mãn với quan niệm tiêu chuẩn mà đám đông tin tưởng?
Cuộc bầu cử năm 2024 đánh dấu một thất bại nặng nề cho Đảng Dân chủ, với việc mất gần bảy triệu cử tri so với năm 2020. Ngay cả ở những thành trì mạnh như California và New York, Kamala Harris cũng mất hàng trăm nghìn cử tri ở các thành phố lớn nhất. Chiến dịch tranh cử của Harris có thể được coi là một thất bại, nhưng câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại như vậy? Cuộc tranh luận về nguyên nhân hiện đang diễn ra gay gắt.
Nhà báo Thái Hạo xem chừng rất buồn lòng vì một câu nói của giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (“cái nước mình nó thế”) nên lớn tiếng than phiền: “Sự trì trệ, hỏng hóc ... của một quốc gia, một tổ chức hay một cá nhân, tất thảy đều có nguyên nhân của nó. Vấn đề là phải tìm ra, chỉ ra, phân tích ra, dám nhìn thẳng vào sự thật và khuyết điểm mà sửa chữa hoặc làm lại, chứ không phải buông một câu ‘cái nước mình nó thế’ rồi xong
Chênh lệch vẫn còn khít khao, nhưng chiều hướng có lợi cho Derek Trần vì sau mỗi ngày kiểm phiếu, Derek Trần lại bỏ xa Michelle Steel thêm vài chục phiếu từ ngày 16/11/2024 đến nay. Còn lại khoảng hơn 6,000 phiếu chưa kiểm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra người thiên cổ từ ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi. Người thay thế là Đại tướng Công an Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Ông Trọng đã để lại hai gánh nặng “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” cho ông Tô Lâm.
Trump có thể đạt được một thỏa thuận với Putin, nhưng liệu Putin có tuân thủ thỏa thuận đó hay không vẫn còn là điều đáng ngờ. Putin có nhiều khả năng chỉ đơn giản chơi với cả hai phe với hy vọng rằng Nga có thể theo cách này trở thành quốc gia thứ ba cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ trong một trật tự quốc tế mới đang thành hình.
Robert F. Kennedy Jr. (RFK Jr) cựu đảng viên Dân chủ và là hậu duệ của dòng họ chính trị Kennedy giàu có, danh giá – cháu trai của cựu Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy Jr – vừa được Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Lewis Grossman, giáo sư luật của American University và là tác giả của “Choose Your Medicine", một cuốn sách về lịch sử sức khỏe cộng đồng của Hoa Kỳ, nói với tờ Alternet: “Chưa bao giờ có ai như RFK Jr., có thể đạt đến vị trí (Bộ trưởng HHS) nơi mà ông ta có thể thực sự hoạch định chính sách.” Kennedy Jr. không có và chưa bao giờ có kinh nghiệm chuyên môn về y tế cộng đồng, y học, hoặc quản lý chăm sóc sức khỏe, là những yếu tố cơ bản phải có của một bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Nhân bầu cử Tổng thống Mỹ nhớ tới bầu cử ở quê nhà Việt Nam. Nhớ, như vào siêu thị nhớ ngôi chợ làng quê. Thấy đồ hộp màu mã đẹp đẽ nhớ thuở đùm thức ăn trong tàu lá chuối. Từ trong truyền thống, nước ta có nền quân chủ đã vài nghìn năm. Vua cha già yếu truyền ngôi cho con, triều đại này suy mạt có triều vua khác anh minh thay thế. Cổ kim, chưa hề có một cuộc bầu cử nào để dân chúng cùng nhau chọn ra một vị đứng đầu nước như thể chế dân chủ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.