Hôm nay,  

‘Chỉ Ở Trong Bóng Đêm, Chúng Ta Mới Thấy Những Vì Tinh Tú’

15/11/202400:00:00(Xem: 1698)

cry_hình-lớn-trang-nhất
Ngày 6 tháng 11, 2024, sau ngày bầu cử, người ủng hộ phó tổng thống Kamala Harris đến sân trường đại học Howard University nghe Bà nói lời tạm biệt. Ảnh: Kalynh Ngô.
  
Tám năm trước, buổi sáng sau đêm bầu cử 2016 là một buổi sáng ảm đạm. Nhà ga Pentagon Metro ở Washington DC vắng lạnh. Những toa tàu thưa thớt người. Bên trong đài phát thanh RFA lặng lẽ. Nhân viên các phòng ban đi ngang qua nhau với một nụ cười gượng gạo. Nhân viên của ngân hàng Chase gần đó cắm mặt vào máy tính để điền thông tin cho khách. Khi hỏi, “Anh có xem bầu cử đêm qua không?” Anh nhân viên da đen gật đầu, không trả lời.
 
- “Anh không vui vì kết quả phải không?”
- “Bà ấy đã thua,” anh rời mắt khỏi màn hình, nhìn sang và nói.
     
Tám năm sau, không khí đó lặp lại, trong ngột ngạt nhiều hơn. Vì sự lạc quan của nhiều người Mỹ sáng suốt trong ba tháng qua là quá lớn. Có rất nhiều thứ để họ tin và hy vọng. Trước hết là họ tin nước Mỹ đã nhìn thấy và hiểu được mối nguy hiểm mà Trump đại diện. Sau cùng và quan trọng hơn hết, họ được dẫn dắt bởi một luồng gió mới, cấp tiến, tri thức, nhân văn, nhắc nhở cho họ thấy một nước Mỹ ngày hôm nay là kết quả của những cuộc đấu tranh miệt mài để chống lại sự tàn bạo của kỳ thị chủng tộc. Họ được chỉ ra cho thấy chính họ, chứ không một thế lực ngoại lai nào khác, là nhân tố làm nên sự vĩ đại của nước Mỹ. Những người nhập cư nhìn thấy chính bản thân mình trong người lãnh đạo đó.
 
Thế nhưng, tất cả đã sai lầm.
 
Đó là lựa chọn của số đông người Mỹ (theo dữ liệu kết quả bầu cử), những người da trắng mà tổ tiên lập quốc của họ đã cướp lãnh thổ Hoa Kỳ từ người da đỏ. Họ chấp nhận Donald Trump, dù đó là một tội phạm hình sự, là người sẽ cắt giảm tiền an sinh xã hội của họ; sẽ chấm dứt chính sách bảo hiểm sức khỏe bình dân họ đang thụ hưởng; sẽ áp thuế lên vai những người lao động vì chiến lược “chống Tàu”; sẽ lấy đi quyền cơ bản của người phụ nữ.
 
Hôm nay, nước Mỹ thật sự bước sang một “chương mới”. Nhưng đó là một chương dưới sự lãnh đạo của một người bị tòa tiểu bang kết án 34 tội hình sự, giấu tài liệu mật của quốc gia, chi tiền bịt miệng nạn nhân bị hiếp dâm, bài di dân, kỳ thị chủng tộc, phân biệt giới tính, đòi xử bắn những người đối lập.
 
Đến hôm nay, vẫn còn rất nhiều người bị “tê cứng” sau kết quả bầu cử nhanh chóng đến kỳ lạ của đêm thứ Ba 5/11. Bằng nhiều cách khác nhau, họ bày tỏ sự hụt hẫng lẫn tức giận. Có những người rút khỏi danh khoản Twitter, vũ khí truyền thông mà Elon Musk đã tận dụng hơn một năm qua để cổ võ cho Trump và tấn công đối thủ. Có những người chọn im lặng. Có những người tìm đến nhau trên mạng xã hội để tìm ra lời giải cho câu hỏi lớn chưa có đáp án.
 
Nếu có mặt ở Washington DC vào đêm bầu cử 5/11/2024, bạn sẽ ít nhiều tiên liệu được kết quả này. Cũng thời điểm đó năm 2020, hàng ngàn người tập trung trước nhà thờ John's Episcopal Church, Lafayette Square. Dọc theo những hàng rào sắt bao quanh White House là những biểu ngữ gọi Trump là tội đồ gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người Mỹ trong đại dịch Covid-19. Sự phẫn nộ của người dân đối với Trump tỏa ra hừng hực như lò bát quái.
 
Năm nay, cũng nơi đó, lưa thưa chừng khoảng chục người đội mũ MAGA và vài nhóm người Muslim mang cờ Trump, nhảy múa, nói chữ “Trump” cũng không tròn âm. Truyền thông đứng chờ sẵn nhưng toàn bộ là truyền thông Nga và Muslim. Đêm đó chiến dịch của Kamala Harris trải qua đêm tranh cử ở Howard University. Truyền thông, sinh viên và người ủng hộ đã có mặt ở trường Howard từ 4 giờ chiều. Tuy nhiên, gần nửa đêm, khi có thông báo Kamala Harris sẽ không phát biểu như kế hoạch, thì cũng là lúc Empire State Building ở New York chuẩn bị phát ánh sáng màu đỏ rực bao phủ cả tòa tháp.
 
Nước Mỹ bước sang một ngày mới như mọi ngày. Chiều hôm đó, dù “trễ hẹn” gần 24 giờ đồng hồ, Kamala Harris đến sân trường đại học Howard University, nhưng không phải để mừng chiến thắng với sinh viên và người dân Mỹ, mà để nói lời tạm biệt.
 
Trước 1 giờ chiều, hàng trăm người đã xếp hàng trước cổng chờ. Họ vẫn đội chiếc mũ có chữ Harris-Walz, mặc áo thun có dòng chữ Harris. Càng về chiều, số người càng đông. Họ đứng quanh sân khấu. Một cô gái da đen cho biết cô là sinh viên của trường. Sáng nay thức dậy, cô đã khóc suốt hai giờ đồng hồ. Bây giờ, cô chỉ biết cầu nguyện.
IMG_7805
Ngày 6 tháng 11, 2024, phó tổng thống Kamala Harris đến sân trường đại học Howard University nói lời tạm biệt. Ảnh: Kalynh Ngô.
  
Kamala Harris bước ra trong tiếng vỗ tay vang dội. Theo hình thức, đây là bài phát biểu với nước Mỹ, chính thức kết thúc cuộc tranh cử, và chấp nhận thua cuộc, nhưng tinh thần của buổi chiều ở Howard University không cho thấy điều đó. Nó là lời nhắc nhở của một người đi trước, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, vẫn không từ bỏ niềm tin.
 
“Kết quả của cuộc bầu cử này không phải là điều chúng ta mong muốn, không phải là điều chúng ta đã đấu tranh, nhưng hãy nghe tôi nói: ánh sáng lời hứa của nước Mỹ không bao giờ lụi tàn.
 
Ở đất nước này, lòng trung thành của chúng ta là món nợ không phải cho tổng thống hay đảng phái, mà là với hiến pháp Hoa Kỳ, với lương tâm, và với Đức Chúa Trời.
 
Lòng trung thành của tôi với cả ba điều này là lý do tại sao tôi ở đây để nói rằng, mặc dù tôi thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử, nhưng tôi không nhận thất bại trong cuộc đấu tranh đã đong đầy trong chiến dịch này: Cuộc đấu tranh cho tự do, cho cơ hội, cho sự công bằng và phẩm giá của tất cả mọi người.
 
Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ cuộc chiến cho một tương lai mà người Mỹ có thể theo đuổi ước mơ, hoài bão và nguyện vọng của mình.”
 
Hàng trăm cánh tay giơ cao. Tiếng vỗ tay rợp trời. Dù không gian không đủ tầm để nhìn thấy rõ ánh mắt của bà, nhưng âm thanh đủ lớn để người ta có thể cảm nhận giọng nói của bà đã lặng đi một nhịp.
 
Kamala Harris không chỉ nói với nước Mỹ, bà đang nói với chính những người trẻ đang đứng vây quanh bên dưới và đang theo dõi từ bất cứ nơi nào.
 
“Gửi đến các bạn trẻ. Các bạn cứ buồn và thất vọng. Tôi vẫn hay nói: khi chúng ta chiến đấu, chúng ta thắng. Đôi khi cuộc chiến cần phải có thời gian, điều đó không có nghĩa chúng ta sẽ thua. Điều quan trọng là: Đừng bao giờ ngừng cố gắng làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
 
“Tôi biết nhiều người cảm thấy như chúng ta đang bước vào thời kỳ đen tối. Vì lợi ích của tất cả chúng ta, tôi hy vọng rằng điều đó không đúng. Nhưng, nước Mỹ, nếu đúng là như thế: Hãy để chúng ta lấp đầy bầu trời đêm bằng ánh sáng của một tỷ vì tinh tú xuất sắc nhất.”
 
Trong 107 ngày của chiến dịch tranh cử, đó là ngày Kamala Harris phát biểu ngắn nhất. Nhưng vỏn vẹn 10 phút đó đủ để ở mãi trong lòng những người đã gửi lá phiếu đến cho bà. Một sinh viên đứng bên dưới thốt lên: “Những lời nói đi vào lòng.” Những sinh viên đứng quanh bật khóc. Người phụ nữ tóc ngoài 50, một tay cầm tấm bảng tranh cử có chữ Harris-Walz, một tay lau nước mắt. Hai người phụ nữ tóc bạc trắng, tựa vào nhau để đi, đôi mắt đẫm nước.
 
Kamala Harris vẫy tay chào. Nụ cười của bà vẫn rạng rỡ như những ngày tranh cử. Khoác tay chồng, hai người quay bước vào trong. Họ để lại sau lưng những điều đẹp đẽ mà lẽ ra chúng ta sẽ được: Hành động chống lại biến đổi khí hậu; ổn định kinh tế; cấm vũ khí tấn công; tăng việc làm; bảo hiểm sức khỏe; mở rộng quyền đón nhận ACA; quyền sinh sản của phụ nữ; quyền của LGBTQ,…
 
Mọi người quay bước ra về. Nhiều người cố gắng chụp nhanh khung cảnh cuối cùng của một ngày đặc biệt. Mặt trời lặn dần phía sau tháp đồng hồ của trường đại học.
 
Rồi mặt trời vẫn phải mọc trong ngày mới, nhưng nước Mỹ, như Kamala Harris đã nói: “Chỉ khi ở trong bóng đêm, chúng ta mới thấy những vì tinh tú.”
 
Kalynh Ngô
  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu một năm trước, ai đó nói với tôi rằng Trump sẽ thoát tất cả tội trạng kể cả đại hình, tôi sẽ cười và nghĩ “ở Mỹ, không ai đứng trên luật pháp.” Rất nhiều người tôn trọng hiến pháp Hoa Kỳ cũng có niềm tin ấy. Nhưng giờ đây, kể cả khi Jack Smith có làm “Câu Tiễn” hay muốn “lùi một bước, tiến ba bước” thì hệ thống tam quyền phân lập của nền dân chủ Hoa Kỳ đã chết dưới thời Trump 2.0.
Kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào năm 2022, chính giới phương Tây và các chuyên gia an ninh tranh luận sôi nổi về vấn đề liệu Nga có đe dọa khối NATO và khởi chiến chống châu Âu không. Cho dù đến nay, một cuộc tấn công như vậy chưa xảy ra, nhưng dựa theo tinh thần hiếu chiến và khả năng tiến hành chiến tranh của Nga tại Ukraine, chính giới và công luận cho là Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thử thách sức mạnh quân sự của phương Tây bằng cách tấn công vào một trong các quốc gia ở sườn phía đông của khối NATO. Theo các kịch bản được suy diễn thì diễn biến có thể sẽ hình thành trong 5 đến 8 năm tới.
Nếu bạn để dành một ngày nghỉ hoặc ít nhất, nửa buổi không làm gì, chỉ để suy nghĩ về bản thân. Hãy tự hỏi, sống trong xã hội, trong đất nước, trong nhân loại, bạn thuộc về thiểu số hay đa số? Quan niệm của bạn tương tựa quan niệm chung của đám đông hay bạn có quan niệm sống khác, thường xuyên không đồng điệu hoặc bất mãn với quan niệm tiêu chuẩn mà đám đông tin tưởng?
Cuộc bầu cử năm 2024 đánh dấu một thất bại nặng nề cho Đảng Dân chủ, với việc mất gần bảy triệu cử tri so với năm 2020. Ngay cả ở những thành trì mạnh như California và New York, Kamala Harris cũng mất hàng trăm nghìn cử tri ở các thành phố lớn nhất. Chiến dịch tranh cử của Harris có thể được coi là một thất bại, nhưng câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại như vậy? Cuộc tranh luận về nguyên nhân hiện đang diễn ra gay gắt.
Nhà báo Thái Hạo xem chừng rất buồn lòng vì một câu nói của giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (“cái nước mình nó thế”) nên lớn tiếng than phiền: “Sự trì trệ, hỏng hóc ... của một quốc gia, một tổ chức hay một cá nhân, tất thảy đều có nguyên nhân của nó. Vấn đề là phải tìm ra, chỉ ra, phân tích ra, dám nhìn thẳng vào sự thật và khuyết điểm mà sửa chữa hoặc làm lại, chứ không phải buông một câu ‘cái nước mình nó thế’ rồi xong
Chênh lệch vẫn còn khít khao, nhưng chiều hướng có lợi cho Derek Trần vì sau mỗi ngày kiểm phiếu, Derek Trần lại bỏ xa Michelle Steel thêm vài chục phiếu từ ngày 16/11/2024 đến nay. Còn lại khoảng hơn 6,000 phiếu chưa kiểm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra người thiên cổ từ ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi. Người thay thế là Đại tướng Công an Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Ông Trọng đã để lại hai gánh nặng “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” cho ông Tô Lâm.
Trump có thể đạt được một thỏa thuận với Putin, nhưng liệu Putin có tuân thủ thỏa thuận đó hay không vẫn còn là điều đáng ngờ. Putin có nhiều khả năng chỉ đơn giản chơi với cả hai phe với hy vọng rằng Nga có thể theo cách này trở thành quốc gia thứ ba cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ trong một trật tự quốc tế mới đang thành hình.
Robert F. Kennedy Jr. (RFK Jr) cựu đảng viên Dân chủ và là hậu duệ của dòng họ chính trị Kennedy giàu có, danh giá – cháu trai của cựu Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy Jr – vừa được Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Lewis Grossman, giáo sư luật của American University và là tác giả của “Choose Your Medicine", một cuốn sách về lịch sử sức khỏe cộng đồng của Hoa Kỳ, nói với tờ Alternet: “Chưa bao giờ có ai như RFK Jr., có thể đạt đến vị trí (Bộ trưởng HHS) nơi mà ông ta có thể thực sự hoạch định chính sách.” Kennedy Jr. không có và chưa bao giờ có kinh nghiệm chuyên môn về y tế cộng đồng, y học, hoặc quản lý chăm sóc sức khỏe, là những yếu tố cơ bản phải có của một bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Nhân bầu cử Tổng thống Mỹ nhớ tới bầu cử ở quê nhà Việt Nam. Nhớ, như vào siêu thị nhớ ngôi chợ làng quê. Thấy đồ hộp màu mã đẹp đẽ nhớ thuở đùm thức ăn trong tàu lá chuối. Từ trong truyền thống, nước ta có nền quân chủ đã vài nghìn năm. Vua cha già yếu truyền ngôi cho con, triều đại này suy mạt có triều vua khác anh minh thay thế. Cổ kim, chưa hề có một cuộc bầu cử nào để dân chúng cùng nhau chọn ra một vị đứng đầu nước như thể chế dân chủ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.