Hôm nay,  

Lễ Giỗ Lần Thứ 53 GS Nguyễn Văn Bông và lần thứ 11 Trung Tướng Tôn Thất Đính cùng quý vị Giáo Sư và cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh Quá Vãng

14/11/202409:15:00(Xem: 914)

(1)-LỄ-GIỖ-GS
Cựu SVQGHC Huỳnh Tấn Lê, Trưởng ban tổ chức chào mừng và cảm ơn
 
Santa Ana (Bình Sa) - - 10 giờ sáng Chủ Nhật, ngày 10 tháng 11 năm 2024 tại chánh điện của Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, 1612 N. Spurgeon Street, Santa Ana, CA 92701, do Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê Chủ Tịch Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo, Đốc Sự K.17 trưởng ban tổ chức, tham dự buổi lễ có một số cựu SVQGHC, Bà quả phụ Jackee Bông, và gia đình.

Về phía cố Trung Tướng Tôn Thất Đính có bà quả phụ Helen Phạm, một số các cháu trong gia đình và Phật tử Tổng Hội Cư Sĩ, Nhà báo Phan Tấn Hải, Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc và Ca Sĩ Phong Dinh…

Nghi thức lễ cầu siêu do Hòa Thượng Thích Thánh Minh, Phó Chủ Tịch Nội Vụ Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ chủ lễ.
Mở đầu buổi lễ, Tiến Sĩ Quảng Phước Huỳnh Tấn Lê ngỏ lời chào mừng và cảm ơn tất cả mọi người đến tham dự buổi lễ, trong dịp nầy ông cũng cho biết đây là lần đầu tiên lễ giỗ Giáo Sư Nguyễn Văn Bông đúng vào ngày mà ông bị ám sát.

Sau đó ông tuyên bố lý do buổi lễ và giới thiệu Hòa Thượng Chủ lễ và thành phần tham dự.

(2)-LỄ-GIỖ-GS.BÔNG-và-TRUNG-TƯỚNG-ĐÍNH-DSC_0636
Nhân sĩ Nguyễn Đăng Sửu nói về Trung Tướng Tôn Thất Đính

Tiếp theo là nghi thức lễ cầu siêu cho Cố Giáo Sư Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông, Cố Trung Tướng Tôn Thất Đính, Cố Giáo Sư Viện Trưởng Nguyễn Quốc Trị vừa qua đời cùng quý vị Giáo Sư và cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh đã Quá Vãng.

Sau nghi thức cầu siêu quý vị trong gia đình đã đến bàn thờ của Giáo Sư Nguyễn Văn Bông và Trung Tướng Tôn Thất Đính thắp nhang tưởng niệm.

Tiếp tục chương trình, Nhân Sĩ Nguyễn Đăng Sửu một người đã gần gũi với Trung Tướng Tôn Thất Đính lên kể về một số kỷ niệm và những hoài bảo của Trung Tướng Tôn Thất Đính, ông cũng đã nhắc lại cuốn hồi ký của Trung Tướng Tôn Thất Đính là một tài liệu lịch sử giá trị để cho thế hệ mai sau tìm hiểu.

(3)-LỄ-GIỖ-GS.BÔNG-và-TRUNG-TƯỚNG-ĐÍNH-DSC_0638
Cựu SVQGHC Trần Bạch Thu  Hội Trưởng cựu SVQGHC cảm tạ ban tổ chức và đồng môn tham dự

Tiếp theo, cựu SVQGHC Nguyễn Văn Sáu lên đọc Cáo Phó của gia đình Cố Giáo Sư Nguyễn Quốc Trị.

Sau đó Bà Quả phụ Jackee Bông lên có lời phát biểu, trước tiên bà cảm ơn Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê, cảm ơn quý cựu sinh viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, đã thể hiện đúng tinh thần truyền thống “Tôn Sư Trọng Đạo” bà rất xúc động về việc làm của quý cựu sinh viên trong nhiều năm qua, bà cảm ơn phu quân và các cháu…Trong dịp nầy Bà cũng có lời chia buồn cùng tang quyến của cố Giáo Sư Nguyễn Quốc Trị và nguyện cầu hương linh Giáo Sư Nguyễn Quốc Trị sớm về cõi an bình.

(4)-LỄ-GIỖ-GS.BÔNG-và-TRUNG-TƯỚNG-ĐÍNH-DSC_0640
Hòa Thượng Thích Thánh Minh trong nghi thức lễ cầu siêu

Tiếp theo cựu SVQGHC Trần Bạch Thu, Hội Trưởng Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Nam Cali lên cảm ơn cựu SVQGHC Huỳnh Tấn Lê hằng năm đã tổ chúc lễ giỗ Thầy và bạn. Trong lúc nầy ông cũng đã nhắc lại kỷ niệm ngày qua đời của Giáo Sư Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông, trong niềm xúc động, ông cũng nhắc lại lời yêu cầu của Thân Mẫu Giáo Sư Bông là đem bức tượng của GS, Bông về thờ tại Tổng Hội Cư Sĩ. Cuối cùng ông cảm ơn tất cả các đồng môn đến dự lễ giỗ lần Thứ 53 của GS, Viện Trưởng.

Sau đó ban tổ chức mời mọi người dùng bữa cơm chay do Phu nhân của Cựu SVQGHC Huỳnh Tấn Lê khoản đãi.

Cuối cùng cựu SVQGHC Nguyễn Uy Sĩ thay mặt ban tổ chức có lời cảm tạ tất cả mọi người tham dự 2 lễ giỗ Giáo Sư Nguyễn Văn Bông và Trung Tướng Tôn Thất Đính.

Buổi lễ chấm dứt vào lúc 01 giờ cùng ngày.
Vài nét về Giáo Sư Nguyễn Văn Bông qua lời kể của Giáo Sư Trần Văn Chi đã nói:

  “…Nguyễn Văn Bông là một trường hợp gần nhất với chúng ta. Tháng Giêng năm 1963, đài phát thanh và báo chí Sài Gòn đồng loạt loan tin: Ông Nguyễn Văn Bông, thạc sĩ Công Pháp Quốc Tế vừa về nước theo lời mời của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, bấy giờ ông Nguyễn Văn Bông chưa đầy 34 tuổi. Nguyễn Văn Bông sanh ra ở làng quê Kiểng Phước, Vàm Láng, bên bờ Sông Xoài Rạp, nơi đây đã từng chứng kiến bao cuộc tranh hùng giữa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh. Làng Kiểng Phước có Đám Lá Tối Trời, địa danh gắn liền với tên tuổi người anh hùng Trương Công Định, người mở đầu công cuộc kháng Pháp của Nam Kỳ.

Đến năm 1945 trường trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ đóng cửa, Nguyễn Văn Bông về quê Kiểng Phước, rồi lên Sài Gòn theo gương đàn anh Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm tìm đường đi Pháp để “quyết làm thế nào cho rạng rỡ tổ tông” như lời Nguyễn Văn Bông thường tâm sự với gia đình hồi còn bé. Đến Pháp năm 1949, Nguyễn Văn Bông vừa đi làm vừa học thi lấy bằng tú tài, cử nhơn, tiến sĩ rồi thạc sĩ Công Pháp Quốc tế năm 1962. Ông về nước năm 1963 theo lời mời của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, trong lúc đó có không ít trí thức  học xong xin về Hà Nội.

Đất Gò Công sản sanh ra Quốc Công Phạm Đăng Hưng, Hào kiệt Lê Quang Liêm có công sáng lập trường Nữ Học Sinh Áo Tím (trường Gia Long sau này), nhà văn Hồ Biểu Chánh người có công khai phá nền văn học quốc ngữ, Giám Mục Việt Nam đầu tiên Nguyễn Bá Tòng, Luật Sư Vương Quang Nhường, Nữ sỹ Manh Manh người mở đầu thơ mới ở Nam Kỳ... đã góp phần hun đúc tinh thần, tạo nghị lực con người Nguyễn Văn Bông lập công đức về sau.

(5)-LỄ-GIỖ-GS.BÔNG-và-TRUNG-TƯỚNG-ĐÍNH-DSC_0644
Hình lưu niệm

Về Gò Công, vào tận ngôi nhà ở làng Kiểng Phước, nơi Nguyễn Văn Bông với người chị Nguyễn Thị Thơm, người em trai Nguyễn Văn Thọ cùng lớn lên với ông bà nội mới thấy hết được cái khởi đầu của Nguyễn Văn Bông là thế nào. Lúc đó ông Nguyễn Hiền Năng, thân sinh ra Nguyễn Văn Bông phải lên tỉnh lỵ Gò Công làm nghề thợ bạc. Gia thế Nguyễn Văn Bông là vậy, trong khi đó hầu hết trí thức xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh bấy giờ xuất thân từ gia đình quyền thế. Nguyễn Văn Bông thường tâm sự: “dòng họ không có ai học hành ra gì cả.” Vươn lên thành ông Thạc Sĩ, đâu phải ai cũng làm được như Nguyễn Văn Bông.

Những ai may mắn gần gũi với Nguyễn Văn Bông chắc còn nhớ lúc mới về Sài Gòn, còn ở tạm tại một khách sạn nhỏ trên đường Kỳ Đồng, ông thạc sĩ độc thân, đẹp trai hồn nhiên mặc chiếc áo thun rách 3 lỗ ra tiếp đón bà con bạn bè đến mừng! Nguyễn Văn Bông mộc mạc, thật thà, đơn giản, là con người “trước sao, sau vậy”. Rồi ông được mời giảng dạy chánh thức tại Đại Học Luật Khoa Saigon, đến 15 Tháng Mười Một năm 1964 được cử làm Viện trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Nguyễn Văn Bông vẫn vậy.

Đối diện với ông trên bộ ghế salon bằng gỗ cũ kỹ tại căn nhà của ông do nhà nước cấp, trước trường Nữ Trung Học Gia Long vào thập niên 70, tôi nói chuyện với ông như người anh em, người đồng hương, người “bạn tri kỷ”, dầu tôi với ông cách biệt tuổi tác và địa vị. Đó là cái lớn của Nguyễn Văn Bông mà tôi ít tìm thấy nơi những trí thức cũng như chánh khách mà tôi hân hạnh tiếp xúc lúc bấy giờ. Làm Viện trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, nơi đào tạo những con người lãnh đạo đất nước, những ông chủ quận, chủ tỉnh, quan chức cao cấp... nhưng Nguyễn Văn Bông không coi mình là quan chức. Ông trước sau chỉ là người thầy, người anh, người bạn với mọi người kể cả học trò của ông

Ông Nguyễn Văn Bông từ Pháp về nước lúc tình hình chánh trị ở miền Nam Việt Nam đang trong thời kỳ xáo trộn: 18 trí thức nhóm Tự Do Tiến Bộ bị đàn áp, do ngày 26 Tháng Tư năm 1960 nhóm này cho phổ biến tuyên ngôn yêu cầu chánh phủ cải tổ; Phật Giáo chống lại chánh sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm lên cao điểm với vụ tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức tại ngã tư Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng lúc 11 giờ trưa ngày 11 tháng 6 năm 1963…

Nguyễn Văn Bông dầu được chánh quyền mời về, nhưng ông không e dè đăng đàn thuyết trình đề tài “Đối lập chánh trị trong chế độ dân chủ” ngày 1 Tháng Tám năm 1963, nhân buổi lễ khai giảng năm học, trước cử tọa gồm viện trưởng, khoa trưởng, giáo sư cùng hàng ngàn sinh viên. Không kể nội dung bài thuyết trình, thái độ của người thầy Nguyễn Văn Bông đã làm cho sinh viên cùng đồng sự của ông nể trọng kính phục.

Đó là đức độ kẻ sĩ. Và mấy ai làm được? Ông không chọn thái độ ở ẩn như Phan Văn Trị, từ quan như Vũ Văn Mẫu. Lối xuất xử của Nguyễn Văn Bông làm cho ông trở thành con người nổi trội bấy giờ. Sau Cách Mạng 1 Tháng Mười Một, ông đảm nhận các chức vụ Viện trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cố vấn cho Tối Cao Pháp Viện, Ủy viên Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam…

Bi kịch xảy đến cho ông: Trên đường từ Học viện Quốc gia Hành chánh ở đường Trần Quốc Toản về nhà ở đường Phan Thanh Giản, khi xe tới ngã tư Cao Thắng-Phan Thanh Giản, ông bị kẻ khủng bố ném chất nổ sát hại! Bấy giờ là 12 giờ trưa Ngày 10 tháng 11 năm 1971. Nguyễn Văn Bông nằm xuống như một người chiến sĩ hy sinh ngoài mặt trận, xứng đáng được vinh danh. Nguyễn Văn Bông với những gì ở ông đã làm ông trở nên con người tựu nghĩa. Nếu Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký với tài năng và sự nghiệp trở thành bi kịch của cuộc đời thì trường hợp Nguyễn Văn Bông, tài năng và đức độ cũng là một bi kịch!!!”

Vài nét về Cố Trung Tướng Tôn Thất Đính:
 
Cố Trung Tướng Tôn Thất Đính sinh ngày 20 tháng 11 năm 1926 tại Huế. Ông đã tốt nghiệp bằng Tú Tài Pháp. Năm 1945, ông tham dự đơn vị quân sự của Việt Minh chống Pháp ở mặt trận Đà Lạt, một thời gian sau mặt trận này tan vỡ, ông về thành. Cuối năm 1948, ông theo học lớp đào tạo cấp tốc 6 tháng cho một số sĩ quan Việt Nam bổ sung vào quân đội liên hiệp Pháp mở tại Đập Đá, Huế, và đã tốt nghiệp vào giữa năm 1949 với cấp bậc Thiếu Úy.

Sau đó ông được chọn đi học Trường Kỵ Binh Saumur tại Pháp và tốt nghiệp vào năm 1951 với cấp bậc Trung Úy. Năm 1956, ông được thăng chức Đại Tá và được bổ nhiệm Tư Lệnh Sư Đoàn 2 bộ binh. Sau đó ông được chuyển về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1 đóng tại Huế.

Đến năm 1958, ông tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Sĩ Quan Chỉ Huy và Tham Mưu Lục Quân Hoa Kỳ tại Kansas và được bổ nhiệm Tư Lệnh Quân Đoàn II Với cấp bậc Thiếu Tướng.

Lúc đó ông mới 32 tuổi là vị tướng trẻ nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong cuộc chính biến lật đổ chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông là một trong những vị tướng đóng vai trò then chốt đưa tới thành công cho cuộc cách mạng ngày 1 tháng 11 năm 1963. Lúc đó ông đang là Tư Lệnh Quân Đoàn 3 (được bổ nhiệm vào năm 1962) kiêm Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định.

Từ năm 1967 đến 1968, ông đắc cử chức Thượng Nghị Sĩ trong liên danh Hoa Sen, rồi làm Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện Việt Nam Cộng Hòa. Từ năm 1970 tới 1972, ông là Trưởng Khối Xã Hội Dân Chủ trong Thượng Viện VNCH. Tháng 2 năm 1968, ông chủ trương tờ báo Công Luận…”
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thứ Tư, ngày 20 tháng 11 năm 2024 – Hôm nay, NAPCA đã tổ chức hội thảo về vấn đề bệnh Béo Phì và các bệnh lên quan đến Béo Phì tại Washington, D.C. Sự kiện đã quy tụ các thành viên Quốc hội, với hơn 60 người tham dự và các chuyên gia y tế nhằm thảo luận về tình trạng Béo Phì và các bệnh liên quan trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, thổ dân Hawaii và đảo Thái Bình Dương (AA&NHPI).
SCE nhắc nhở khách hàng bảo vệ danh tính và dữ liệu riêng trong Tuần lễ Quốc Tế Nâng Cao Nhận Thức về Gian Lận. Những kẻ lừa đảo không ngừng tìm cách đánh cắp thông tin cá nhân và quý vị cũng nên không ngừng cảnh giác bảo vệ thông tin của mình. Thật dễ mất cảnh giác, đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải hiểu biết về những trò lừa đảo mới với các chiêu thức luôn thay đổi. Tuần lễ Quốc Tế Nâng Cao Nhận Thức về Gian Lận, từ ngày 17 đến 23 tháng Mười Một, là lúc tốt nhất để suy ngẫm về các chiến thuật lừa đảo và các bước quý vị có thể thực hiện để ngăn chặn.
Những Điều Cần Biết: Sở Phát Triển Việc Làm đã đưa ra đơn xin trợ cấp thất nghiệp trực tuyến thân thiện hơn với khách hàng: có ít câu hỏi hơn, ít thuật ngữ hơn và các câu hỏi và hướng dẫn đơn giản hơn.
Ngày 25 tháng 11, 2024 – Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) hân hạnh giới thiệu cuộc triển lãm here/there: chúng tôi, do Audrey Bùi làm giám tuyển. Triển lãm được thể hiện qua nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau, cho thấy nghệ thuật có thể vừa nuôi dưỡng vừa làm mới truyền thống. Các nghệ sĩ tham gia triển lãm gồm có Anh Nguyễn, Anh Thy Hoàng, Ann Phong, Châu Nguyễn, Julia Huỳnh, Michael Thế Khôi Trần, Nguyễn Thị Phương- Lan, và Veronica Y Phạm. Cuộc triển lãm “here/there: chúng tôi” sẽ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 12, năm 2024 tại Black Umbrella Gallery, số 12951 Main Street, thành phố Garden Grove, California. Tiếp tân khai mạc triển lãm sẽ được thực hiện vào thứ Sáu, ngày 6 tháng 12 từ 5:00 chiều đến 8:00 tối. Vào cửa tự do và hoàn toàn miễn phí.
Tại Viet Life Club số 15609 Beach Blvd, Thành Phố Westminster CA 92683. Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian đã tổ chức thành công buổi ra mắt sách Tuyển Tập Thơ và Nhạc của Nhà Văn Dương Viết Điền.
Kính thưa quý vị, Thanksgiving là thời điểm mà người ta dùng để tạ ơn những sự tốt lành và ân sủng mà Thượng Đế đã ban cho chúng ta. Nhưng cũng để tạ ơn ông bà, cha mẹ. Tạ ơn các ân nhân đã giúp cho ta được bình yên, may mắn, đưa ta đến bến bờ tự do. Và có lẽ thực tế nhất là tạ ơn những người đã hy sinh một phần thân thể cho chúng ta được sống. Đó, chính là các vị Thương Phế Binh VNCH.
Em Nicholas 14 tuổi, có bạn gái Evelyn 13. Thể lực đang lớn bồng lên, và cả hai bắt đầu thắc mắc rất nhiều về vấn đề tình yêu mà các em đã được nghe khi nhỏ. Hai cô cậu đã không ngần ngại thử chuyện gần gũi nhau “như người lớn”. Và hàng tuần, hai đứa tìm đủ cách để có thể gặp nhau, trải nghiệm chuyện yêu đương! Người viết được quen biết cả hai gia đình. Cha mẹ của Nicholas thoải mái, biết mình không thể nên không ngăn cấm Nicholas. Nhưng bố mẹ bé Evelyn thì lo lắng mất ngủ cả đêm, lần đầu tiên nghe con gái gọi xin phép ngủ lại nhà bạn trai! “Bố mẹ vẫn cho con ngủ lại nhà các bạn gái, sao mẹ phải lo”?
Tại Thánh Thất và Điện Thờ Phật Mẩu California số 8791 Orangewood Ave, Garden Grove CA 92841. Tín đồ Đạo Cao Đài đã long trọng tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm Ngày Khai Minh Đại Đạo Tam kỳ Phổ Độ Năm Đạo Thứ 100 đã diễn ra trong hai ngày Thứ 7 ngày 23 và Chủ Nhật ngày 24 tháng 11 năm 2024. Tham dự đại lễ có các phái đoàn về từ khắp các Tiểu Bang Hoa Kỳ: Thánh Thất Cao Đài Austin Texas, Thánh Thất Cao Đài Seattle-WA, Thánh Thất Atlanta – Georgia, Đại Đạo Thanh Niên Hội Hải Ngoại, Tộc Đạo San Diego, California, Thánh Thất và Đền Thờ Phật Mẫu Orange County … cùng hàng trăm tín đồ, các vị chức sắc tham dự trong 2 ngày đại lễ, về phía dân cử có Dân Biểu Tiểu Bang Ông Tạ Đức Trí, một số các cơ quan truyền thông
Hội Phật Học Đuốc Tuệ kính mời đồng hương tới tham dự khóa hội thảo: "Mindfulness WorkShop /Khám Phá Nghệ Thuật và Thực Nghiệm Chánh Niệm" do Tiến Sĩ Bạch Xuân Phẻ hướng dẫn tại Tu Viện Đại Bi
Họ đã đến vào một buổi tối được xem như lạnh nhất trong những ngày đầu Thu của tiểu bang Virginia, Thứ Năm 21, tháng 11, 2024. Nhưng đã được chào đón một cách nồng ấm bởi những người Việt Nam giàu lòng nhân ái. Hai tấm bảng “We Welcome Our Afghan Neighbors” và “You Are In Good Hands With Phong Trào Việt Hưng” càng làm cho họ yên tâm hơn. Tạm quên đi những lo lắng, ngại ngùng khi vừa đặt chân lên miền đất hứa giữa những người xa lạ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.