Hôm nay,  

Cải Thiện Giao Tiếp Giữa Cha Mẹ Và Con Cái Bằng Chánh Niệm

02/11/202414:08:00(Xem: 1070)
Chanh niem 01
Chụp hình lưu niệm sau cuộc hội thảo tại Bodhi Academy.

 

Làm sao để có sự giao tiếp trong cảm thông và đầm ấm giữa cha mẹ và con cái là mối quan tâm sâu xa đối với những người làm cha mẹ! Điều này lại càng quan trọng hơn đối với những gia đình di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ, nơi mà họ vừa đối diện với sự chênh lệch tuổi tác giữa hai thế hệ dẫn đến sự xa cách về cảm thông và hiểu biết lẫn nhau, vừa phải sống trong một xã hội mà trong đó con cái của họ được giáo dục và trưởng thành trong một nền văn hóa khác đưa đến sự dị biệt trong cuộc sống gia đình.

Tất nhiên, đó không chỉ là thực trạng đối với người Việt di cư ở Mỹ mà còn là thực trạng chung đối với tất cả mọi gia đình di dân trong đất nước Hoa Kỳ.

Một trong những phương cách giúp cải thiện sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã và đang được áp dụng phổ biến là chánh niệm. Nhiều nghiên cứu cho thấy áp dụng phương cách giao tiếp chánh niệm giúp cho cha mẹ và con cái rất nhiều. Chẳng hạn, nó giúp cha mẹ ít cáu kỉnh, thất vọng và bất lực; nó cải thiện sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái; nó giúp tình cảm giữa cha mẹ và con cái đậm đà hơn; nó sửa đổi những sai sót trong hành xử; và nó làm cho cha mẹ giảm bớt căng thẳng.

Chính những điều vừa nêu trên là động lực thôi thúc những người làm cha mẹ và ngay cả con cái đi tìm phương thức cải thiện giao tiếp bằng chánh niệm. Đó cũng là lý do có cuộc hội thảo với đề tài “Giao Tiếp Chánh Niệm Dành Cho Cha Mẹ Và Con Cái Vị Thành Niên” do Tiến Sĩ Bạch Xuân Phẻ chủ trì vào trưa Thứ Bảy, ngày 26 tháng 10 năm 2024 tại Trường Bodhi Academy, 12072 Knott Street, Unit A, Garden Grove, CA 92841.

Tiến Sĩ Bạch Xuân Phẻ hiện đang dạy Hóa Học tại Trường Mira Loma High School ở Thủ Phủ Sacramento, miền Bắc California, Hoa Kỳ. Ông là một hành giả thực hành chánh niệm. Ông cũng là đệ tử tại gia của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và được Thầy Bổn Sư cho Pháp Danh là Tâm Thường Định. Ông đã và đang dạy cho các nhà giáo dục trong tiểu bang California về Chánh Niệm và Lãnh Đạo Chánh Niệm kể từ năm 2014. Ông đã xuất bản nhiều sách và nghiên cứu về việc áp dụng chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày.

Trong phần tự giới thiệu của những người tham dự cuộc hội thảo. Tôi nghe được nhiều tâm tình và hoàn cảnh của nhiều người. Có người nói đã từng đi nghe Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ hướng dẫn thực hành chánh niệm và đã thực hành một cách hiệu quả rất bất ngờ, nên hôm nay lại đến để học hỏi thêm. Có người cho biết rất thích thú với phương thức chánh niệm. Có người nói vì muốn học chánh niệm để dạy dỗ con cái. Có người nói muốn học chánh niệm để hiểu biết thêm về giới trẻ hầu nối lại khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Có người nói muốn hiểu chánh niệm để học cách cởi mở hơn, vân vân và vân vân…

Mở đầu của buổi hội thảo, Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ đã giải thích ý nghĩa của chánh niệm. Ông nói rằng chánh niệm là có mặt ngay trong khoảnh khắc hiện tại mà không phán xét. Còn giao tiếp chánh niệm, theo ông cho biết là mang sự tỉnh thức chánh niệm này vào các cuộc nói chuyện, lắng nghe sâu sắc, và nói rõ ràng và có chủ đích. Ông nhấn mạnh rằng phải chánh niệm trong từng suy nghĩ, lời nói và hành động. Ông cho biết cách tốt nhất để thực hành chánh niệm là để tâm theo dõi hơi thở của mình. Ông nói hơi thở là sự nối kết giữa thân và tâm. Chính vì vậy, ngay từ đầu khi bước vào cuộc hội thảo Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ đã cho mọi người hít thở 5 phút. Ông hướng dẫn mọi người cách hít vào thật sâu và biết mình đang hít vào thật sâu. Rồi thở ra chầm chậm và biết mình đang thở ra chầm chậm.

Đi vào nội dung chính của buổi hội thảo, Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ nêu ra 3 trụ cột chính trong sự giao tiếp chánh niệm giữa cha mẹ và con cái: Có mặt, lắng nghe sâu và ái ngữ.

1/ Có mặt (presence): Tập trung vào khoảnh khắc hiện tại không xao lãng. Đây là một trong những yếu tố cốt lõi của chánh niệm. Bạn phải để toàn tâm ý vào giây phút hiện tại, không quay về quá khứ, không chạy tới tương lai. Ngay ở đây và bây giờ. Điều đó có nghĩa là khi cha mẹ giao tiếp với con cái của mình thì phải để toàn tâm ý vào sự giao tiếp và câu chuyện đang nói với con cái hay đang nghe con cái mình nói. Bạn không thể vừa giao tiếp mà lại vừa nghĩ tới những chuyện khác đã xảy ra hay chuyện sắp tới. Bạn không thể phân tâm. Bạn phải cho con cái của mình biết rằng bạn đang giao tiếp với chúng bằng cả thân và tâm của bạn. Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ đề nghị các bậc cha mẹ nên nói chuyện với con cái của mình ít nhất 10 phút một ngày và có mặt 100%. Khi cha mẹ làm được điều này thì cũng có thể yêu cầu con cái của mình làm theo. Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ kể rằng mỗi khi ông nói chuyện với con cái ông đều không gắn earphone và ông cũng yêu cầu con mình lấy earphone ra để cùng nhau nói chuyện.  

2/ Lắng nghe (listening deeply): Cho người đang nói chuyện với bạn thấy rằng bạn đang để tâm trọn vẹn đến việc họ đang nói mà không chuẩn bị đáp trả. Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ giải thích rằng những bậc cha mẹ cần học cách lắng nghe. Giữ tâm lắng sâu khi nghe mà không phản ứng, không phán xét. Nghe nỗi khổ đau của con cái. Đặt mình trong vị trí của con cái để nghe chứ không phải vị trí của mình. Thường ngày chúng ta không lắng tâm xuống để nghe mà vừa nghe, vừa nghĩ, vừa nói, vừa làm chuyện khác khiến cho chúng ta không thể nghe một cách trọn vẹn câu chuyện. Như vậy làm sao cha mẹ có thể thấu cảm được điều gì con cái mình muốn nói.



3/ Ái ngữ (compassionate speech): Nói với sự tử tế, thành thật, và không phán xét. Ái ngữ là nói lời thương yêu, lời hòa nhã, là biểu hiện của tâm từ bi. Cha mẹ khi giao tiếp với con cái bằng những lời yêu thương thì sẽ làm cho con cái cảm nhận được tình thương yêu sâu thẳm đối với họ. Nếu cha mẹ giao tiếp với con cái bằng những lời tục tĩu, bằng lời chửi thề, bằng giọng giận dữ lớn tiếng thì sẽ làm cho con cái sợ hãi hoặc tiêm nhiễm tính nết hung dữ, thô bạo và điều đó sẽ biến con cái mình thành nạn nhân mà đáng lý ra có thể tránh được.

Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ cũng đã nói đến 5 điều mà những bậc cha mẹ cần suy nghĩ trước khi nói điều gì. Năm điều này được ông viết tắt bằng chữ THINK và đã giải thích như sau:

1/ Chữ T = True: Thật, tức là điều mình sắp nói có thật không, hay là điều không thật.

2/ Chữ H = Helpful: Ích lợi, tức là điều mình sắp nói có ích lợi cho con cái của mình không.

3/ Chữ I = Inspiring: Cảm hứng, tức là điều mình sắp nói có gây sự cảm hứng cho con cái hay không.

4/ Chữ N = Necessary: Cần thiết, tức là điều mình sắp nói có cần thiết hay không. Nếu cần thì nên, nếu không cần thì thôi.

5/ Chữ K = Kind: Tử tế, tức là điều mình sắp nói có tử tể, có thương yêu hay không.

Nếu những gì mình sắp nói là thật, ích lợi, gây cảm hứng, cần thiết và tử tế thì nói, ngược lại thì đừng. Làm được như vậy cũng sẽ giúp cải thiện sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái.

Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ lưu ý mọi người về những trở ngại thông thường nhất trong sự giao tiếp chánh niệm, bao gồm:

-         Phán xét: Đưa ra những khẳng định trước khi lắng nghe trọn vẹn.

-         Phản ứng: Nói với sự giận dữ hay chống đối.

-         Làm nhiều thứ: Không để tâm trọn vẹn trong lúc nói chuyện.

Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ cũng đề cập đến việc giải quyết xung đột bằng chánh niệm. Ông nói đến những bước chính cần làm một cách chánh niệm để kiềm chế những bất đồng trong lúc nói chuyện.

-         Trước khi phản ứng thì nên dừng lại và hít thở vài lần.

-         Thừa nhận mỗi cảm xúc của nhau trước khi đưa ra giải pháp.

-         Tập trung vào vấn đề, không phải nhắm vào cá nhân và tránh dùng ngôn từ đổ lỗi.

Buổi hội thảo dù kéo dài 2 tiếng đồng hồ, nhưng Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ đã có cách làm cho mọi người không cảm thấy mỏi mệt, uể oải, buồn chán bởi vì ông đã thực hiện các trò chơi mà cũng là những trắc nghiệm những gì đã được thảo luận xen kẽ vào các đề mục mà ông đang hướng dẫn. Ngoài ra ông còn cho các người tham dự đặt câu hỏi hay phát biểu cảm nghĩ hoặc kinh nghiệm cá nhân trong những vấn đề mà ông đang nói đến. Đó là phương pháp sư phạm chuẩn mực và sáng tạo mà Thầy Giáo Bạch Xuân Phẻ đã đem ra áp dụng trong cuộc hội thảo.

Chanh niem 02
Một phần quang cảnh những người tham dự trong cuộc hội thảo tại Bodhi Academy.



Khi cuộc hội thảo chấm dứt, mọi người đã chào đón cô Mỹ Hạnh là người điều hành Trường Bodhi Academy, nơi mà cuộc hội thảo diễn ra. Cô Mỹ Hạnh đã có lời chào mừng mọi người và giới thiệu sơ qua về Trường Bodhi Academy. Cô cho biết rằng Trường Bodhi Academy đã khai giảng từ tháng 8 năm nay và hiện Trường có 14 học sinh theo học các lớp dạy kèm sau giờ học và thực tập chánh niệm để giúp các em nâng cao khả năng tập trung trong việc học nhiều hơn. Cô Mỹ Hạnh kêu gọi mọi người giúp quảng bá chương trình dạy kèm sau giờ học và thực hành chánh niệm. Cô cũng cho biết Trường đang rất cần sự trợ giúp tài chánh để trang trải các chi tiêu.

Được biết Bodhi Academy là trung tâm bất vụ lợi dạy kèm sau giờ học duy nhất tập trung vào việc giáo dục trẻ em trong cách liên kết toàn diện qua việc thêm vào thực hành chánh niệm trong học đường. Trung tâm này được sáng lập và điều hành bởi các chuyên gia giáo dục tự nguyện có học vị sau đại học và tiến sĩ cống hiến cho việc nuôi dưỡng khả năng tích cực trong mỗi trẻ em để tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững, an lạc và thành công. Chương Trình Sau Giờ Học Chánh Niệm kết hợp (iMAP) của Bodhi Academy cung cấp nơi vui thích và an toàn cho các học sinh tiểu học, lớp 7 và lớp 8. Các chương trình của Trường gồm dạy kèm, giúp làm bài tập ở nhà, phát triển sinh hoạt trong lớp học tích cực, thực hành các kỹ thuật chánh niệm, và cải thiện các kỹ năng xã hội-cảm xúc bổ sung mà không được dạy tại các trường truyền thống. 

Lịch học trong niên khóa 2024-2025 như sau:

-         Từ ngày 12 tháng 8 năm 2024 đến ngày 30 tháng 5 năm 2025;

-         Mở cửa từ 2:30 chiều tới 6 giờ chiều vào các ngày Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Năm, Thứ Sáu, và Thứ Tư mở cửa từ 1 giờ chiều tới 6 giờ chiều.

Độc giả muốn biết thêm chi tiết về Trường Bodhi Academy, xin liên lạc qua điện thoại: (657) 549 – 4627; hoặc qua Email: academy@bodhiyouth.org; hoặc vào trang Web của Trường: https://academy.bodhiyouth.org.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chương trình Thiền Chánh Niệm năm 2025 của trường The University of the West, giảng viên là Thầy Thiện Trí, sẽ được khai giảng như sau:
Khi bạn hoặc người xung quanh bị thương, bạn biết phải gọi xe cứu thương. Nhưng bạn sẽ gọi cho ai khi nỗi đau không phải là về mặt thể xác? Nếu bạn cần người phản ứng đầu tiên cho một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần, hãy liên hệ với OC Links. Bất kỳ ai cũng có thể trải qua khủng hoảng sức khỏe tâm thần khi hoàn cảnh khiến họ khó đối phó trong thời gian căng thẳng hoặc khó khăn nghiêm trọng.
Sòng bạc Sky River Casino đang rộn ràng trong mùa nghỉ lễ với hai chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tạo cơ hội cho khách hàng giành được phần thưởng tổng trị giá hơn $1 triệu. Các chương trình Vòng Quay Cực Lớn $1,000,000 và Giải Đấu Blackjack Hàng Tuần $120,000 của sòng bạc mang đến nhiều cơ hội để các thành viên Sky River Rewards giành chiến thắng lớn trong mùa lễ này.
Kiến nghị bỏ phiếu (ballot measure) là luật, vấn đề hoặc chủ đề được đưa vào lá phiếu toàn tiểu bang hoặc thành phố tại Hoa Kỳ để cử tri quyết định thông qua một cuộc bầu cử. Có nhiều loại kiến nghị bỏ phiếu khác nhau trên khắp Hoa Kỳ, bao gồm các đề nghị theo sáng kiến của công dân được cơ quan lập pháp tiểu bang hoặc cơ quan quản lý địa phương đề cập đến. Cũng có các đề nghị được đưa vào lá phiếu theo luật tiểu bang hoặc yêu cầu của hiến pháp.
Đại Lễ Phật Đản PL. 2569-2025 sẽ được tổ chức vào 2 ngày Thứ Bảy ngày 19 và Chủ Nhật ngày 20 tháng 4 năm 2025 Tại JFK Hockey Fields-DC War Memorial (gần tháp bút chì); 2100 independence ave., SW Washington DC 20006. Đây là Đại Lễ Phật Đản đầu tiên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK) cũng như cộng đồng Phật Giáo Việt Nam được tổ chức tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn-Hoa Kỳ.
Tại nhà hàng White Palace,Westminster, Nam California, vào lúc 11 giờ trưa Chủ Nhật ngày 01 tháng 12 năm 2024, Hội Ái Hữu cựu học sinh Quốc Học- Đồng Khánh Nam California do Bác Sĩ Võ Đình Hữu làm Hội Trưởng đã tổ chức họp mặt hằng năm nhân mùa Lễ Tạ Ơn
Theo thông lệ hằng năm, liên tục trong 25 năm qua, ngoại trừ những năm đại dịch Covid-19, cứ vào dịp Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) Hội đồng hương Quảng Nam Đà Nẵng đều tổ chức dạ tiệc mừng Lễ Tạ Ơn gây quỹ giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại Quảng Nam Đà Nẵng. Buổi tiệc năm 2024 với chủ đề “Tạ Ơn Trên, Tạ Ơn Đời, Tạ Ơn Người, Tạ Ơn Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa” đã được tổ chức vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu ngày 29 tháng 11 năm 2024 tại nhà hàng White Palace Restaurant,Thành Phố Westminster, Nam California.
Tại Saint Anselm Episcopal Church, vào trưa ngày Thứ Sáu 29 tháng 11 năm 2024, Hội Sinh Viên Công Giáo đã tổ chức Thanksgiving Cho Người Vô Gia Cư, buổi tiệc Thanksgiving lần thứ 25 dành cho người vô gia cư được Hội Sinh Viên Công Giáo miền Nam California tổ chức chu đáo và có nhiều người tham dự, đông hơn các năm trước.
Thứ Tư, ngày 20 tháng 11 năm 2024 – Hôm nay, NAPCA đã tổ chức hội thảo về vấn đề bệnh Béo Phì và các bệnh lên quan đến Béo Phì tại Washington, D.C. Sự kiện đã quy tụ các thành viên Quốc hội, với hơn 60 người tham dự và các chuyên gia y tế nhằm thảo luận về tình trạng Béo Phì và các bệnh liên quan trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, thổ dân Hawaii và đảo Thái Bình Dương (AA&NHPI).
SCE nhắc nhở khách hàng bảo vệ danh tính và dữ liệu riêng trong Tuần lễ Quốc Tế Nâng Cao Nhận Thức về Gian Lận. Những kẻ lừa đảo không ngừng tìm cách đánh cắp thông tin cá nhân và quý vị cũng nên không ngừng cảnh giác bảo vệ thông tin của mình. Thật dễ mất cảnh giác, đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải hiểu biết về những trò lừa đảo mới với các chiêu thức luôn thay đổi. Tuần lễ Quốc Tế Nâng Cao Nhận Thức về Gian Lận, từ ngày 17 đến 23 tháng Mười Một, là lúc tốt nhất để suy ngẫm về các chiến thuật lừa đảo và các bước quý vị có thể thực hiện để ngăn chặn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.