Hôm nay,  

Sự Thật Đằng Sau Những Ngân Phiếu $1 triệu Của Elon Musk

02/11/202400:04:00(Xem: 1758)

Capture

 

 

Không một tờ báo trăm năm tuổi nào, mang tiếng cây đa cây đề nào của hệ thống truyền thông Mỹ thực hiện một bài điều tra như bài dưới dây: “NHỮNG NHÂN CÔNG BỊ LỪA DỐI VÀ ĐE DỌA TRONG HÀNH ĐỘNG ‘BÁN PHIẾU’ CỦA ELON MUSK” – trừ WIRED, một tạp chí trực tuyến có ấn bản hàng tháng, ra mắt đầu tiên vào năm 1993.

 

“Tôi đã bị sốc và không thể tin được,” một trong những người nhận công việc gõ cửa từng nhà ở Michigan để kêu gọi bỏ phiếu cho Trump, nói với Jake Lahut, cộng tác viên của WIRED. Jake Lahut đã đi theo nhóm “công nhân bị lừa dối” và thực hiện phóng sự này.

 

Đây là một trong nhóm người được trả tiền để đáp chuyến bay từ tiểu bang của họ đến Michigan, một trong những tiểu bang chiến trường, thay mặt tổ chức America PAC của Elon Musk, đến từng nhà vận động ký vào thỉnh nguyện thư – một hình thức kêu gọi ủng hộ Donald Trump. Những nhân công này không chỉ được trả tiền lương, vé máy bay, mà cả chi phí ăn, ở. Đương nhiên, công ty ký hợp đồng với họ không thể là Tesla hay SpaceX, dù người quyết định chính là chủ của hai công ty đó – Elon Musk.

 

Một công ty trung gian có tên Blitz Canvassing, đại diện cho America PAC của Musk ký hợp đồng với họ. Trong hợp đồng làm việc, hoàn toàn không có bất cứ chi tiết nào liên quan đến Elon Musk.

 

Điều đáng nói thứ nhất là điều kiện làm việc của họ. Trong video do Jake Lahut quay được, là cảnh những người này bị chở đi trong thùng xe sau của chiếc xe thồ hàng U-Haul không có ghế ngồi. Hợp đồng họ nhận được từ Blitz Canvassing là nếu không duy trì đúng “quota” là từ 17 đến 22%, khoảng hơn 1,000 người/1 tuần trong suốt chiến dịch, họ phải tự trả tiền phòng nghỉ của họ ở địa phương đó.

 

Điều đáng nói thứ hai là chỉ khi bắt đầu làm việc, họ mới biết mình đang gõ cửa vận động bỏ phiếu cho Donald Trump.

 

Wired đã liên lạc đại diện của Elon Musk, America PAC và công ty trung gian Blitz Canvassing nhưng cả ba đều từ chối bình luận. Theo nguồn tin Wired có được, Blitz Canvassing đã nhận hơn $9 triệu từ America PAC để tổ chức cho nhóm người đi gõ cửa vận động ký thỉnh nguyện thư.

 

Một người trong nhóm nói với Jake Lahut và yêu cầu giấu tên vì họ đã ký NDA (nondisclosure agreement – thỏa thuận không tiết lộ):

 

"Tôi không biết gì ngoài việc là đi đến từng nhà và hỏi các cử tri rằng họ bỏ phiếu cho ai. Sau đó, sau khi tôi ký NDA là tôi phát hiện ra chúng tôi ủng hộ đảng Cộng hòa và Trump. Tôi đã nghe thấy người giám sát của chúng tôi và một vài người khác đề cập đến Elon Musk bằng tên, lần đầu tiên chúng tôi biết có sự tham gia của chủ sở hữu tỷ phú X.”

 

Một trong những tiêu chuẩn của gõ cửa kêu gọi ủng hộ bỏ phiếu cho ứng cử viên là chiến dịch tranh cử chuẩn bị phương tiện di chuyển cho tình nguyện viên hoặc nhân viên, những chuyến xe bảo đảm an toàn và hợp pháp.

 

Ban đầu, những người nhận tiền gõ cửa của nhà thầu phụ Blitz không có phương tiện di chuyển để đi vòng quanh Michigan, vì không ai trong nhóm có bằng lái xe hợp pháp. Vào thứ Bảy, ngày 19 tháng 10, các quản lý nhóm cho những người này đi bằng Uber. Nhưng đến Chủ nhật, họ bị “chất” lên một chiếc xe tải U-Haul thuê không có ghế sau hoặc dây an toàn, trong một bức ảnh và video WIRED có được.

 

“Tất cả chúng tôi đều được thông báo rằng chúng tôi được lo cho phương tiện di chuyển, sẽ đi bằng những chiếc xe thuê. Hóa ra đó là những chiếc xe tải U-Haul. Tôi cảm thấy xấu hổ và bị cảm thấy bị chơi khăm,” một người trong nhóm nói với WIRED.

 

Đoạn video quay từ bên trong U-Haul cho thấy một chuyến đi dằn xốc, một cái lồng ngăn cách những người gõ cửa mà phần lớn là da màu với tài xế. Người lái xe cũng nói với nhóm người gõ cửa rằng anh ta bị đau và gặp khó khăn khi lái xe:

 

“Tôi vừa trải qua cuộc phẫu thuật xong, anh bạn. Tôi cảm giác như nửa bàn chân của tôi bị cắt đứt,” người tài xế nói trong một đoạn ghi âm WIRED có được.

 

“Tôi rất sợ,” một người công nhân trong xe trả lời.

 

“Và tất cả họ quan tâm là bao nhiêu cánh cửa chết tiệt được mở ra,” người lái xe trả lời.

 

Những người đi vận động được thả cách nhau khoảng 40 phút. America PAC dùng ứng dụng di động Campaign Sidekick ghi lại hoạt động của họ trước mỗi nhà. Mỗi người phải dừng lại trước nhà để gõ cửa ít nhất 15 giây, đứng chờ ít nhất 30 giây. Trang phục là áo polo đó, quần kaki hoặc jean, giày kín mũi.

 

Cách đây ba ngày, biện lý Philadelphia là Larry Krasner đã “gõ cửa” America PAC và cuộc vận động bất hợp pháp của Elon Musk. Ông Krasner đệ đơn kiện Elon Musk và ủy ban hành động chính trị PAC đang “tổ chức một cuộc xổ số bất hợp pháp ở Philadelphia (cũng như trên toàn tiểu bang Pennsylvania). Đơn kiện nhắm tới việc ngăn chặn cuộc rút thăm này tiếp diễn.

 

Chiều ngày thứ Tư, luật sư phía Elon Musk và ủy ban America PAC đã đệ đơn trì hoãn vụ án, đồng thời nộp hồ sơ lên tòa liên bang, với lập luận đây là vấn đề thuộc về liên bang. Tòa liên bang đã ngay lập tức chặn mọi quyền tài phán của tòa cấp dưới, nơi Thẩm phán Angelo Foglietta đã lên lịch phiên điều trần vào thứ Năm 31 tháng 10.

 

Với một hành động ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến cuộc bầu cử quốc gia, bị tiểu bang đệ đơn kiện, nhưng các cơ quan báo chí gạo cội của Mỹ đều dừng lại ở việc đưa tin cơ bản. Nếu không có bài phóng sự điều tra của WIRED, có lẽ sự thật về những chuyến xe U-Haul dằn xốc và nhóm người da đen bị lừa dối kia sẽ không bao giờ được phơi bày ra ánh sáng.

 

Nó cũng cho thấy vì sao đêm qua, ông Lawrence O'Donnell phải bật khóc trong chương trình của ông, và nói: “Chính các phương tiện truyền thông đã phớt lờ những lần Trump gọi công dân Mỹ và cử tri Mỹ là cặn bã và rác rưởi, thay vào đó cố gắng biến việc Joe Biden sử dụng từ rác rưởi thành một câu chuyện mới toanh gây tranh cãi ngày hôm nay.”

Hệ thống báo chí Mỹ đã dành cho Donald Trump quá nhiều ưu ái, dù không dưới ba lần, Trump đã chỉ thẳng mặt, gọi thẳng tên các cơ quan truyền thông Mỹ là “fake news” và đòi “tước giấy phép.” Nhưng ngược lại, Trump cũng biết tận dụng tối đa cái ưu ái mà ông ta có để tấn công vào những người ông ta muốn. Trump không cần phải đưa ra lời xin lỗi với người dân Puerto Rican, bởi vì “tôi không biết anh ta. Có người nào đã đưa anh ta lên sân khấu. Tôi không biết anh ta là ai.” Truyền thông Mỹ đã cho phép Trump “tự do ngôn luận” không có điểm dừng. Dù đó là những lời nói dối với quốc gia, với thế giới xuyên suốt một thập kỷ.

 

Những người công nhân bị lừa dối của Elon Musk đáng thương một, nước Mỹ đáng thương ngàn lần. Nhưng ít ra, nhóm người ấy còn có WIRED giúp họ phơi trần sự thật. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kết quả bầu cử tại Hoa Kỳ ngày 5/11 vừa qua cho thấy đa số cử tri đã chọn đường hướng chính trị bảo thủ cho nước Mỹ trong bốn năm tới. Ứng viên Cộng hoà, cựu Tổng thống Donald Trump đã chiến thắng với 312 phiếu đại cử tri và 76.7 triệu phiếu phổ thông (50%), trong khi phía Dân chủ Phó Tổng thống Kamala Harris được 226 phiếu đại cử tri và 74.1 triệu phiếu phổ thông (48.3%). Hai tuần sau ngày bầu cử, kết quả cũng cho thấy Đảng Cộng hoà đã chiếm đa số tại Thượng viện và Hạ viện. Như thế, ít nhất trong vòng hai năm từ 2025 đến 2027, lãnh đạo Cộng hoà sẽ đề xuất chương trình nghị sự và ban hành các chính sách từ di dân, y tế, môi sinh, giáo dục, an ninh cho đến đối ngoại. Nếu có thay đổi thì tháng 11-2026 sẽ bầu lại toàn thể 435 dân biểu Hạ viện và một phần ba, tức 33 nghị sĩ, Thượng viện.
Tính đến chiều ngày 16 tháng 11, Derek Trần đã thêm được 1.935 phiếu trong khi Michelle Steel thêm 1.550 phiếu. Đây là lần đầu tiên Derek Trần dẫn đầu, với 36 phiếu hơn đối thủ của Ông, Michelle Steel. Trong số phiếu đếm hôm nay, Derek đã thắng 55,52% so với 48,48%, với 3.485 phiếu bầu đã được kiểm hôm nay. NBC dự đoán còn lại khoảng 33.000 phiếu chưa đếm. Lưu ý: LA chưa cập nhật hôm nay. Không chắc là họ chậm hay không tính.
Đầu năm 2025, nước Mỹ sẽ bước sang giai đoạn của những chính sách mới. Không đồng ý người dân có quyền lên tiếng, qua truyền thông, qua mạng xã hội, hay xuống đường nói lên quan điểm của mình.
Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ sẽ là Donald Trump. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với Fox News, CNN và Associated Press xác nhận. Tổng Thống Đài Loan đã gửi lờn chúc mừng. Các công ty Đài Loan đang đánh giá lại các kế hoạch ở nước ngoài của họ. Advantech Co., Ltd., một nhà sản xuất sản phẩm tự động hóa công nghiệp có trụ sở tại Đài Loan, sẽ tiếp tục phát triển tại Hoa Kỳ, Miller Chang, chủ tịch nhóm embedded-IoT (internet of things, còn dịch là internet vạn vật) của Advantech cho biết.
Vài ngày trước đây, Phó Tổng thống Harris đã gửi một tâm thư cho cử tri gốc Việt, nói về các chính sách sẽ theo đuổi nếu thắng cử, như giảm chi phí khởi nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ, giảm chi phí y tế nhất là cho các cụ cao niên, cắt giảm thuế, giúp gia đình có trẻ nhỏ, giúp dân mua nhà lần đầu, sửa đổi chính sách di dân, trừng phạt những kẻ bạo động kỳ thị người gốc Á v.v… Lá thư được phổ biến trên nhật báo Việt Báo ngày 31/10, có đoạn: “Nhân khi chúng ta sắp tưởng niệm 50 năm ngày Sài Gòn thất thủ, hãy cùng nhau suy ngẫm về hành trình phi thường của cộng đồng của các bạn, cộng đồng người Mỹ gốc Việt hải ngoại, hiện đã có hơn hai triệu người. Khả năng phục hồi của các bạn đang tỏa sáng qua những thành công của cộng đồng mà các bạn đã xây dựng được. Câu chuyện của các bạn chính là câu chuyện của nước Mỹ. Từ câu chuyện này, mỗi chúng ta đều phải ý thức được, và đều phải nhớ rằng: tự do là điều mà tất cả chúng ta phải hết sức trân trọng và bảo vệ.”
Nếu mãi cho đến tận hôm nay, Donald Trump vẫn không thừa nhận mình đã thua đối thủ Joe Biden trong cuộc tranh cử 2020, thì sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trump loan báo “Tôi là người chiến thắng” TRONG ngày mai. Cả hai bên, Dân chủ và Cộng hòa đều chuẩn bị cho một hồi kịch “màn hai cảnh cũ” hoàn toàn có thể xảy ra. Có một điều cần lưu ý, đó là Donald Trump của những ngày cuối cùng của cuộc đua, đặc biệt là sáng Chủ nhật 3/11 ở Lititz, Pennsylvania. Trump cố gắng tận dụng hết sức có thể toàn bộ thời gian còn lại để tiếp tục chuỗi tấn công kéo dài một thập kỷ của ông ta: đánh vào truyền thông – kẻ thù truyền kiếp của Trump.
Tuần trước, các cuộc thăm dò cho thấy cựu Tổng thống Donald Trump đã tạo ra đà gia tăng cử tri ủng hộ, trong khi Phó Tổng Thống Kamala Harris dường như đang chựng lại tại vài tiểu bang tranh chấp. Đồng thời, các trang mạng cá cược hiện nay cũng đang có xu hướng đặt cược cho chiến thắng của Donald Trump đông đảo hơn. Điều này phần nào gây lo ngại cho một nhóm cử tri ủng hộ bà Harris. Rồi ở đôi ngày cuối cùng này, các thăm dò lẫn thị trường cá cược bỗng đảo chiều về phía bà, tâm lý hai bên lại chao động và phấn khích.
Công chúng Hoa Kỳ đang rất lo ngại về việc trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, AI) có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc bầu cử năm 2024. Theo cuộc thăm dò dư luận của Pew Research Center tháng 9 năm 2024, hơn một nửa người dân Hoa Kỳ lo ngại rằng AI sẽ được sử dụng để tạo ra và phát tán thông tin sai lạc trong chiến dịch bầu cử. Nghiên cứu mới của Barbara A. Trish, Giáo sư Khoa học Chính trị tại Grinnell College, có thể phần nào xoa dịu những mối lo ngại này. Dù công nghệ này có khả năng thao túng cử tri hay lan truyền thông tin sai sự thật trên quy mô lớn, phần lớn những cách mà AI được sử dụng trong kỳ bầu cử hiện nay không có gì mới lạ.
Lời Tòa Soạn: Chỉ còn 5 ngày nữa là đến Ngày bầu cử 2024, với sự ủng hộ toàn phần của ban biên tập và tờ Việt Báo dành cho Phó Tổng Thống / ứng cử viên Kamala Harris, chúng tôi trân trọng và vinh dự đăng bài viết của Phó Tổng Thống Kamala Harris gửi đến cộng đồng cử tri người Mỹ gốc Việt trên số báo thứ Sáu trước Ngày bầu cử, với hy vọng và cầu nguyện Xin cho Ý Dân được nên.
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.