Hôm nay,  

Hoa Kỳ Có Thể Sẽ Bị TQ Vượt Mặt Trong Cuộc Đua Đưa Con Người Trở Lại Mặt Trăng

01/11/202400:00:00(Xem: 304)

moon
Trong thế kỷ 21, quốc gia nào sẽ đưa con người trở lại Mặt Trăng đầu tiên? (Nguồn: Shutterstock)
 
Người tiếp theo đặt chân lên Mặt trăng sẽ nói tiếng Anh hay tiếng Quan Thoại? Từ năm 1969 đến 1972, tổng cộng có 12 phi hành gia của Hoa Kỳ từng đặt chân lên bề mặt Mặt trăng. Giờ đây thì cả Hoa Kỳ và TQ đều đang chuẩn bị để đưa con người trở lại Mặt trăng trong thập niên này.
 
Tuy nhiên, sứ mệnh quay trở lại Mặt trăng của Hoa Kỳ đang bị trì hoãn, một phần là do bộ đồ du hành không gian (spacesuits) và tàu đổ bộ Mặt trăng vẫn chưa được hoàn thiện. Trong khi đó, TQ đã cam kết sẽ đưa phi hành gia lên Mặt trăng trước năm 2030 và nổi tiếng với việc hoàn thành mục tiêu đúng hạn.
 
Chỉ vài năm trước, điều này vẫn là chuyện viễn vông, khó tin; nhưng giờ đây, TQ hoàn toàn có khả năng vượt Hoa Kỳ trong cuộc đua do chính Hoa Kỳ khởi xướng.
 
Vậy ai sẽ trở lại Mặt trăng đầu tiên, và điều đó liệu có quan trọng không?
 
Chương trình Mặt trăng của NASA có tên là Artemis, nhằm đưa con người trở lại bề mặt Mặt trăng. Để giảm bớt gánh nặng chi phí, Hoa Kỳ đã hợp tác với các đối tác quốc tế và các công ty tư nhân. NASA đã đề ra một kế hoạch để đưa người Hoa Kỳ quay lại bề mặt Mặt trăng qua ba sứ mệnh.
 
Vào tháng 11 năm 2022, NASA đã phóng phi thuyền Orion bay vòng quanh Mặt trăng nhưng không chở theo phi hành gia. Đây là nhiệm vụ Artemis I, nhằm thử nghiệm hệ thống.
 
Sứ mệnh Artemis II, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2025 và cũng tương tự như Artemis I, nhưng lần này Orion sẽ mang theo bốn phi hành gia. Tuy nhiên, họ sẽ chỉ bay quanh Mặt trăng và kiểm tra sức chịu đựng và quá trình hoạt động của phi thuyền khi có chở theo người. Việc hạ cánh sẽ dành cho sứ mệnh kế tiếp: Artemis III.
 
Với sứ mệnh Artemis III, NASA sẽ đưa một nam phi hành gia và lần đầu tiên có một nữ phi hành gia đặt chân lên bề mặt Mặt trăng. Dù chưa công bố cụ thể là những ai, nhưng dự kiến rằng một trong số họ sẽ là người da màu đầu tiên lên Mặt trăng.
 
Ban đầu, sứ mệnh Artemis III được lên kế hoạch thực hiện trong năm nay, nhưng lịch trình đã bị trì hoãn nhiều lần. Một cuộc khảo xét vào tháng 12 năm 2023 cho thấy xác suất sứ mệnh này diễn ra trước tháng 2 năm 2028 chỉ ở khoảng 33%. Hiện tại, thời gian dự kiến sớm nhất cho Artemis III là tháng 9 năm 2026.
 
Trong khi đó, chương trình không gian của TQ lại đang thuận buồm xuôi gió, không bị trì hoãn hay gặp trục trặc nào đáng kể. Vào tháng 4 năm 2024, các viên chức không gian TQ đã tuyên bố rằng kế hoạch đưa phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2030 vẫn đang diễn ra đúng hướng, đúng hạn.
 
Đây là một tiến bộ đáng kinh ngạc, khi mà TQ chỉ vừa mới đưa phi hành gia đầu tiên lên không gian vào năm 2003. Đến năm 2011, TQ đã vận hành trạm không gian riêng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng thông qua chương trình thám hiểm Mặt trăng Chang’e.
 
Các sứ mệnh trong chương trình này sử dụng robot thu thập và mang về mẫu vật từ bề mặt Mặt trăng, bao gồm cả các mẫu vật lấy ở bên một nửa không nhìn thấy được (còn gọi là bên mặt tối) của Mặt trăng. Họ cũng đã thử nghiệm những công nghệ quan trọng cho việc đưa con người lên Mặt trăng và hạ cánh an toàn.
 
Sứ mệnh tiếp theo của TQ sẽ đặt chân đến cực Nam của Mặt trăng – khu vực đang thu hút rất nhiều sự quan tâm vì sự hiện diện của băng trong các miệng núi ở nơi khuất ánh sáng Mặt trời.
 
Nguồn băng này rất quan trọng vì có thể sẽ trở thành nguồn nước cung cấp cho các căn cứ trên Mặt trăng, hoặc được chuyển đổi thành nhiên liệu hỏa tiễn. Sản xuất nhiên liệu hỏa tiễn ngay trên Mặt trăng sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc phải mang nhiên liệu từ Địa cầu lên. Chính vì lý do này, Artemis III sẽ cho tàu hạ cánh ở cực Nam Mặt trăng. Đây cũng là nơi dự kiến sẽ đặt các căn cứ của Hoa Kỳ và TQ trong tương lai.
 
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, TQ khoe một bộ đồ du hành không gian dành cho các phi hành gia của mình (được gọi là “selenaut”). Bộ đồ này có thiết kế nhẹ và linh hoạt, có thể bảo vệ phi hành gia khỏi sự thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt và bức xạ mạnh từ Mặt trời. Phái chăng đây là một dấu hiệu cho thấy TQ đã vượt qua Hoa Kỳ ở một số khía cạnh trong cuộc đua lên Mặt trăng?
 
Axiom Space, công ty chịu trách nhiệm chế tạo bộ đồ du hành không gian cho Sứ mệnh Artemis của NASA, vẫn còn đang phải điều chỉnh một số chi tiết theo thiết kế mà NASA cung cấp.
 
Ngoài ra, tàu đổ bộ đưa phi hành gia từ quỹ đạo Mặt trăng đáp xuống bề mặt Mặt trăng cũng đang bị trì hoãn. Năm 2021, công ty SpaceX của Elon Musk đã giành được hợp đồng chế tạo phương tiện này, được thiết kế dựa trên Starship của SpaceX, một phi thuyền dài 50 mét sử dụng loại hỏa tiễn mạnh nhất.
 
Ngày 13 tháng 10 năm 2024, Starship đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm thứ năm. Đây là bước tiến quan trọng, nhưng trước khi có thể đảm nhận nhiệm vụ đưa phi hành gia hạ cánh an toàn xuống Mặt trăng, phi thuyền vẫn còn một số thử thách cần phải vượt qua.
 
Đầu tiên, Starship không thể bay thẳng đến Mặt trăng mà phải tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo Địa cầu. Để thực hiện điều này, SpaceX dự kiến sử dụng các phi thuyền Starship khác làm nhiệm vụ “chở nhiên liệu” để mang lên cho Starship chính trong không gian. Ngoài ra, SpaceX cần chứng minh rằng hệ thống tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo hoạt động tốt, và thực hiện thành công một lần hạ cánh thử không có người trên Mặt trăng trước khi chính thức tiến hành Sứ mệnh Artemis III.
 
Bên cạnh đó, trong Sứ mệnh Artemis I, Orion đã gặp trục trặc với tấm chắn nhiệt khi quay trở lại Địa cầu. NASA đang tìm cách giải quyết vấn đề này để đảm bảo Orion có thể bảo vệ phi hành gia an toàn trong Sứ mệnh Artemis II sắp tới.
 
NASA có đang ‘làm quá’ khiến mọi chuyện phức tạp hơn?
 
Một số nhà phê bình nhận xét chương trình Artemis của NASA quá phức tạp. Họ cho rằng việc đưa các phi hành gia và tàu đổ bộ lên quỹ đạo Mặt trăng trước khi hạ cánh đòi hỏi nhiều bước rườm rà. Ngoài ra, có quá nhiều đối tác thương mại tham gia, mỗi đối tác đều hoạt động một cách độc lập, khiến cho khâu phối hợp dễ gặp khó khăn. Thêm vào đó, để hoàn tất việc tiếp nhiên liệu cho Artemis III, số lượng lần phóng Starship có thể dao động từ 4 đến 15 lần, tùy thuộc vào phương án được chọn.
 
Michael Griffin, cựu quản trị viên của NASA, cho rằng cần có chiến lược đơn giản hơn, gần giống như cách TQ đang làm. Theo Griffin, NASA nên hợp tác cùng các đối tác lâu năm như Boeing, thay vì chọn những ‘gương mặt mới’ như SpaceX.
 
Tuy nhiên, chiến lược đơn giản chưa chắc sẽ tốt hơn hoặc rẻ hơn. Chương trình Apollo trước đây tuy đơn giản hơn nhưng có chi phí cao gấp ba lần chương trình Artemis hiện tại. Hơn nữa, SpaceX đã chứng minh được hiệu quả về mặt chi phí, và cũng thành công hơn Boeing trong việc đưa phi hành đoàn lên Trạm Không gian Quốc tế ISS.
 
Công nghệ mới không thể được phát triển chỉ dựa vào các phương pháp đơn giản hay cách làm quen thuộc, mà cần đến những nỗ lực táo bạo, đòi hỏi sự sáng tạo và đối mặt với nhiều thử thách để vượt qua ranh giới hiện tại. Viễn vọng Không gian Kính James Webb là một thí dụ rõ ràng: cấu trúc thì phức tạp, đặc biệt là phần gương gấp, và được đặt vị trí xa ngoài không gian; nhưng James Webb mang lại cái nhìn sâu rộng vào không gian, vượt xa tất cả các viễn vọng kính trước đây. Sự đổi mới và sáng tạo là điều vô cùng quan trọng, nhất là khi chúng ta đang hướng đến những mục tiêu đầy tham vọng, chẳng hạn như khai thác tài nguyên trên các tiểu hành tinh hay xây dựng căn cứ trên Hỏa tinh.
 
Câu hỏi liệu người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng trong thế kỷ 21 là con dân của Hoa Kỳ hay của TQ cũng không đơn giản chỉ là vấn đề quốc gia nào thắng thế. Đây còn là câu hỏi về mối quan hệ giữa chính phủ và công dân, cũng như mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau.
 
Với các chính phủ dân chủ, thành công của những dự án tốn kém và dài hạn như vậy phụ thuộc vào sự ủng hộ của công chúng. Để có được sự ủng hộ này, chính phủ phải gầy dựng được uy thế và lòng tin. Nhưng với cuộc đua quay trở lại Mặt trăng trong thế kỷ 21, uy thế sẽ được khẳng định qua cách thực hiện đúng đắn và hiệu quả, chứ không phải là ganh đua nhau về tốc độ. Nếu vội vã lên Mặt trăng mà thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng, có thể sẽ còn tốn kém nhiều tiền của hơn và thậm chí là đe dọa đến tính mạng của nhiều người.
 
Các chính phủ cần phải làm gương, thể hiện tinh thần trách nhiệm trong hành vi của mình. Họ cần phải đặt các giá trị như hòa bình, bao dung và bền vững lên hàng đầu. Việc trở lại Mặt trăng không nên mang mục đích tranh giành quyền lực hay để thể hiện ta đây hơn người. Đây là cơ hội để chúng ta chứng minh rằng loài người có thể học hỏi từ những sai lầm từng gây ra trên Địa cầu, cải thiện cách hành xử của mình và có ý thức trách nhiệm cao hơn.
 
Nguồn: “The US is now at risk of losing to China in the race to send people back to the Moon’s surface” được đăng trên trang TheConversation.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
HOA KỲ - Hôm Chủ Nhật (8/12), nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã mời năm công ty công nghệ lớn, bao gồm Google, Microsoft và Meta Platforms, tham gia một buổi họp vào giữa tháng 12, để thảo luận về tình trạng buôn bán ma túy tràn lan trên mạng trực tuyến, theo Reuters.
ĐÀI BẮC – Chủ Nhật (8/12), Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi số lượng tàu chiến hoạt động quanh hòn đảo trong 24 giờ qua; các nguồn tin an ninh dự đoán TQ đang chuẩn bị cho một vòng diễn tập quân sự mới, theo Reuters.
Chương trình Thiền Chánh Niệm năm 2025 của trường The University of the West, giảng viên là Thầy Thiện Trí, sẽ được khai giảng như sau:
Kinh Kim Cang và Bát Nhã Tâm kinh viết rằng không có gì để chúng ta phải bám víu, bởi vì không hề có cái gì có tự ngã, và bởi vì thực tướng của tất cả các pháp là Không. Một cách cụ thể, Đức Phật đã dạy trong Kinh SN 22.63 rằng khi hễ ai khởi tâm bám víu là sẽ bị Ma trói buộc. Bài viết này sẽ dựa theo các bản dịch trên Sutta Central.
Texas (Cộng Hòa) thú nhận: cần có di dân lậu để làm việc nặng nhọc và và lương thấp. Texas hiện có 1,6 triệu di dân lậu, không có giấy tờ nhưng nộp thuế lương cho Texas 1,6 tỷ đô/năm
Đối với một số năm, việc xác định sự kiện chính trong năm là điều thật khó, đó là chưa nói đến việc tóm gọn nó trong một từ. Điều đó không xảy ra trong năm 2024; sự trở lại Bạch Ốc của Donald Trump sau bốn năm vắng bóng không chỉ quan trọng đối với quốc gia quyền lực nhất thế giới mà còn đối với các nước láng giềng và toàn cầu. Vậy từ nào có thể nắm bắt sự pha trộn giữa ngạc nhiên, phấn khích và lo ngại mà mọi người cảm thấy khi MAGA quay lại nắm quyền?
Các chuyên gia về di trú hiện đang khuyên mọi người nên nộp đơn bảo lãnh và đơn xin khác với Sở di trú ngay bây giờ, càng sớm càng tốt, trước khi ông Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 và đưa trở lại các chính sách chống di dân của mình. Một ví dụ về điều này là Đạo luật RAISE. Đạo luật này đã được đưa vào Quốc hội vào năm 2017 với sự ủng hộ hoàn toàn của tổng thống Trump khi đó. Tuy nhiên, đạo luật này chưa trở thành luật vì đảng Cộng hòa không nắm toàn quyền kiểm soát Quốc hội.
Khi bạn hoặc người xung quanh bị thương, bạn biết phải gọi xe cứu thương. Nhưng bạn sẽ gọi cho ai khi nỗi đau không phải là về mặt thể xác? Nếu bạn cần người phản ứng đầu tiên cho một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần, hãy liên hệ với OC Links. Bất kỳ ai cũng có thể trải qua khủng hoảng sức khỏe tâm thần khi hoàn cảnh khiến họ khó đối phó trong thời gian căng thẳng hoặc khó khăn nghiêm trọng.
Sòng bạc Sky River Casino đang rộn ràng trong mùa nghỉ lễ với hai chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tạo cơ hội cho khách hàng giành được phần thưởng tổng trị giá hơn $1 triệu. Các chương trình Vòng Quay Cực Lớn $1,000,000 và Giải Đấu Blackjack Hàng Tuần $120,000 của sòng bạc mang đến nhiều cơ hội để các thành viên Sky River Rewards giành chiến thắng lớn trong mùa lễ này.
Kiến nghị bỏ phiếu (ballot measure) là luật, vấn đề hoặc chủ đề được đưa vào lá phiếu toàn tiểu bang hoặc thành phố tại Hoa Kỳ để cử tri quyết định thông qua một cuộc bầu cử. Có nhiều loại kiến nghị bỏ phiếu khác nhau trên khắp Hoa Kỳ, bao gồm các đề nghị theo sáng kiến của công dân được cơ quan lập pháp tiểu bang hoặc cơ quan quản lý địa phương đề cập đến. Cũng có các đề nghị được đưa vào lá phiếu theo luật tiểu bang hoặc yêu cầu của hiến pháp.
Bản tin ngày 3 tháng 12/2024 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet, gần một nửa thanh thiếu niên và ba phần tư người trưởng thành tại Hoa Kỳ được phân loại là dư cân (overweight) hoặc mập phì (obese) vào năm 2021. Tỷ lệ này đã tăng hơn gấp đôi so với năm 1990. Nếu không có biện pháp can thiệp khẩn cấp, dự báo đến năm 2050, hơn 80% người trưởng thành và gần 60% thanh thiếu niên sẽ rơi vào tình trạng tương tự.
Rau cải đắng như cải Brussels, cải xoăn, và bông cải xanh, mướp đắng thường bị "xa lánh" vì vị đắng. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện đang chỉnh sửa gen để làm giảm vị đắng, giúp những loại rau này dễ ăn hơn. Các hợp chất tạo vị đắng, chẳng hạn glucosinolate trong cải Brussels, không chỉ làm rau khó ăn mà còn là nguồn lợi ích sức khỏe, như giảm viêm, chống oxy hóa, và ngừa ung thư. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học loại bỏ hoặc giảm bớt những enzyme gây đắng, các lợi ích này cũng có thể giảm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.