Hôm nay,  

Sự Khác Biệt Rõ Rệt Giữa Quan Điểm Của Harris Và Trump Về Quyền Bầu Cử

18/10/202400:00:00(Xem: 673)

harris Trump
Cuộc bầu cử mùa thu năm nay sẽ quyết định tương lai của quyền bầu cử ở Hoa Kỳ. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

Cuộc bầu cử trong mùa thu này sẽ quyết định tương lai của quyền bầu cử ở Hoa Kỳ, bởi vì hai ứng viên hàng đầu của cả hai đảng đưa ra quan điểm hoàn toàn khác nhau về con đường phát triển, bản tin của NPR* phân tích.
 
Phó Tổng thống Harris, ứng viên Đảng Dân chủ, ủng hộ việc tăng cường các biện pháp pháp lý để ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc trong quá trình bầu cử, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cử tri bỏ phiếu dễ dàng, suôn sẻ hơn.
 
Ngược lại, cựu Tổng thống Trump đang thúc đẩy việc thắt chặt các quy định về quyền bầu cử, và điều này có thể khiến các cử tri da màu bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các nhóm cử tri khác. Ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa không đảm bảo sẽ chấp nhận kết quả bầu cử năm nay nếu không có điều kiện kèm theo, trong khi ông đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc hình sự liên quan đến nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử và tước đoạt quyền bầu cử của hàng triệu cử tri năm 2020. Đó là chưa kể Trump còn châm ngòi khiến dư luận hoang mang về vấn đề có những người không phải công dân Hoa Kỳ mà cũng được đi bỏ phiếu, dù đây là chuyện rất hiếm gặp.
 
Tuy nhiên, ngay cả khi thắng cử, thì dù là Harris hay Trump cũng không thể dễ dàng thực hiện các mục tiêu chính sách của mình. Bởi vì còn các yếu tố quan trọng khác như đảng nào chiếm đa số trong Quốc hội, và cũng còn phải xem bên tòa án có can thiệp hay không.
 
Trong thời gian chờ đợi, cùng điểm qua những chính sách và đề nghị của từng ứng viên đối với quyền bầu cử:
 
Harris
 
Harris cho rằng “quyền tự do bầu cử” đang bị đe dọa trong mùa bầu cử năm nay. Chính quyền của bà sẽ tiếp ủng hộ việc thông qua hai dự luật về quyền bầu cử mà trong nhiệm kỳ của Tổng thống Biden không nhận được đủ sự ủng hộ từ Thượng viện.
 
Một điều khoản quan trọng của Luật Cải tiến Quyền Bầu cử John Lewis (John Lewis Voting Rights Advancement Act), được đặt tên theo nhà đấu tranh vì dân quyền quá cố John Lewis, là việc tái khôi phục yêu cầu một số tiểu bang và quận có lịch sử phân biệt chủng tộc phải được chuẩn thuận trước khi thay đổi quy tắc bầu cử của mình. Những biện pháp bảo vệ này vốn là một phần quan trọng của Luật Bầu cử (Voting Rights Act) năm 1965, nhưng đã bị Tối cao Pháp viện loại bỏ vào năm 2013.
 
Theo Luật Tự do Bầu cử (Freedom to Vote Act), cử tri không cần phải giải thích lý do tại sao họ chọn bỏ phiếu qua thư, mà chỉ cần đủ điều kiện là họ có quyền chọn bỏ phiếu qua thư. Ngoài ra, luật cũng sẽ đặt ra các tiêu chuẩn chung trên toàn quốc về thời gian tổ chức bỏ phiếu sớm cho các cuộc bầu cử liên bang.
 
Những năm qua, Harris vẫn luôn nhấn mạnh rằng quyền bầu cử là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu của bà. Khi còn làm TNS, bà đã đồng bảo trợ cho các phiên bản trước của Luật Bầu cử Lewis, cũng như Luật Bầu cử cho Người Mỹ Bản địa (Native American Voting Rights Act). Bà còn giới thiệu một dự luật nhằm mở rộng quyền bỏ phiếu qua thư và bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử đại dịch 2020.
 
Khi phát biểu trong một cuộc họp của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ năm 2022, Harris cho biết: “Tôi rất mong đến ngày được bỏ lá phiếu quyết định để phá bỏ rào cản quyền đã tồn tại dai dẳng bấy lâu,” ám chỉ đến chiêu trò “filibuster” đòi hỏi cần có 60 phiếu ủng hộ để Thượng viện thông qua luật. Với vai trò Chủ tịch Thượng viện, Harris sẽ có quyền bỏ lá phiếu quyết định (trong trường hợp tỷ số hòa), và bà hy vọng có thể giúp các dự luật về quyền bầu cử được thông qua suôn sẻ hơn.
 
Trump
 
Trong số 20 cam kết mà Trump tuyên bố sẽ thực hiện “rất nhanh chóng” nếu Đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội, có một số biện pháp liên quan đến quyền bầu cử, bao gồm những chính sách đã được thực hiện hoặc sẽ được thực hiện để thắt chặt hơn quyền bầu cử hơn nữa.
 
Để “bảo vệ” các cuộc bầu cử, Trump nhấn mạnh việc sử dụng phiếu giấy (paper ballots). Hiện nay, phần lớn phiếu bầu tại Hoa Kỳ là phiếu giấy, và theo ước tính từ Trung tâm Brennan tại Trường Luật Đại học New York, khoảng 98% phiếu trong cuộc tổng tuyển cử năm nay sẽ là phiếu giấy.
 
Trump cũng ủng hộ hình thức “bỏ phiếu trong cùng một ngày,” thay vì bỏ phiếu qua thư. Dù bản thân cũng đã từng bỏ phiếu qua thư, Trump vẫn thường tuyên bố vô căn cứ rằng bỏ phiếu qua thư có thể dẫn đến gian lận quy mô lớn. Bỏ phiếu qua thư đã được áp dụng từ thời Nội chiến để quân nhân vẫn có thể tham gia bầu cử. Tuy nhiên, nếu việc bỏ phiếu bị giới hạn chỉ trong vỏn vẹn một ngày, rất nhiều cử có thể đành phải ‘bó tay’ vì không thu xếp được việc riêng để đi bỏ phiếu trong ngày duy nhất đó.
 
Một trong những đề nghị quan trọng của Trump là yêu cầu cử tri phải cung cấp bằng chứng về quốc tịch khi ghi danh bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang, và trình giấy tờ tùy thân trước khi bỏ phiếu.
 
Theo luật, chỉ công dân Hoa Kỳ mới có thể điền đơn bỏ phiếu cho các cuộc bầu cử liên bang, và để xác minh, hầu hết các bang sẽ sử dụng số An sinh Xã hội hoặc số giấy phép lái xe của người điền đơn để kiểm tra thông tin trong cơ sở dữ liệu của các cơ quan chính phủ.
 
Khi điền đơn bỏ phiếu bằng mẫu đơn ghi danh cử tri quốc gia, người điền đơn sẽ phải tuyên thệ rằng họ là công dân Hoa Kỳ. Nếu khai man, họ có thể sẽ bị phạt tù hoặc bị trục xuất.
 
Theo một cuộc khảo sát trên toàn quốc gần đây, khoảng 10% người trưởng thành ở Hoa Kỳ cho biết họ không có, hoặc không thể tìm cho bằng được các giấy tờ chứng minh quốc tịch Hoa Kỳ, nếu cần phải đưa ra ngay vào ngày hôm sau. Tình trạng này phổ biến ở nhóm cử tri da màu hơn so với cử tri da trắng.
 
Dù vậy, Trump vẫn ủng hộ mạnh mẽ Luật Bảo vệ Tính hợp lệ của Cử tri Hoa Kỳ (SAVE Act), yêu cầu cử tri phải có giấy tờ chứng minh quốc tịch khi điền đơn bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang. Trong tháng 9, ông đã kêu gọi đóng cửa chính phủ liên bang nếu Quốc hội không thông qua toàn bộ Đạo luật SAVE, nhưng các nhà lập pháp đã tìm cách tránh được tình huống này.
 
Hiện tại, theo Hội Nghị Toàn Quốc Các Nhà Lập Pháp Tiểu Bang (National Conference of State Legislatures), 36 tiểu bang đã yêu cầu hoặc khuyến khích cử tri mang theo một số loại giấy tờ tùy thân khi đi bầu cử. Mặc dù yêu cầu cử tri trình giấy tờ khi đi bỏ phiếu được nhiều người ủng hộ, một số nghiên cứu chỉ ra rằng cũng chả mấy ai đi giả mạo cử tri để bỏ phiếu. Trong khi đó, những yêu cầu này lại có thể gây nhiều khó khăn, cản trở cử tri da màu tham gia bầu cử một cách bất công. (VB biên dịch)
 
*Nguồn: “The stark divide between Harris and Trump on voting rights” được đăng trên trang NPR.org.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đầu năm 2025, nước Mỹ sẽ bước sang giai đoạn của những chính sách mới. Không đồng ý người dân có quyền lên tiếng, qua truyền thông, qua mạng xã hội, hay xuống đường nói lên quan điểm của mình.
Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ sẽ là Donald Trump. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với Fox News, CNN và Associated Press xác nhận. Tổng Thống Đài Loan đã gửi lờn chúc mừng. Các công ty Đài Loan đang đánh giá lại các kế hoạch ở nước ngoài của họ. Advantech Co., Ltd., một nhà sản xuất sản phẩm tự động hóa công nghiệp có trụ sở tại Đài Loan, sẽ tiếp tục phát triển tại Hoa Kỳ, Miller Chang, chủ tịch nhóm embedded-IoT (internet of things, còn dịch là internet vạn vật) của Advantech cho biết.
Vài ngày trước đây, Phó Tổng thống Harris đã gửi một tâm thư cho cử tri gốc Việt, nói về các chính sách sẽ theo đuổi nếu thắng cử, như giảm chi phí khởi nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ, giảm chi phí y tế nhất là cho các cụ cao niên, cắt giảm thuế, giúp gia đình có trẻ nhỏ, giúp dân mua nhà lần đầu, sửa đổi chính sách di dân, trừng phạt những kẻ bạo động kỳ thị người gốc Á v.v… Lá thư được phổ biến trên nhật báo Việt Báo ngày 31/10, có đoạn: “Nhân khi chúng ta sắp tưởng niệm 50 năm ngày Sài Gòn thất thủ, hãy cùng nhau suy ngẫm về hành trình phi thường của cộng đồng của các bạn, cộng đồng người Mỹ gốc Việt hải ngoại, hiện đã có hơn hai triệu người. Khả năng phục hồi của các bạn đang tỏa sáng qua những thành công của cộng đồng mà các bạn đã xây dựng được. Câu chuyện của các bạn chính là câu chuyện của nước Mỹ. Từ câu chuyện này, mỗi chúng ta đều phải ý thức được, và đều phải nhớ rằng: tự do là điều mà tất cả chúng ta phải hết sức trân trọng và bảo vệ.”
Nếu mãi cho đến tận hôm nay, Donald Trump vẫn không thừa nhận mình đã thua đối thủ Joe Biden trong cuộc tranh cử 2020, thì sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trump loan báo “Tôi là người chiến thắng” TRONG ngày mai. Cả hai bên, Dân chủ và Cộng hòa đều chuẩn bị cho một hồi kịch “màn hai cảnh cũ” hoàn toàn có thể xảy ra. Có một điều cần lưu ý, đó là Donald Trump của những ngày cuối cùng của cuộc đua, đặc biệt là sáng Chủ nhật 3/11 ở Lititz, Pennsylvania. Trump cố gắng tận dụng hết sức có thể toàn bộ thời gian còn lại để tiếp tục chuỗi tấn công kéo dài một thập kỷ của ông ta: đánh vào truyền thông – kẻ thù truyền kiếp của Trump.
Tuần trước, các cuộc thăm dò cho thấy cựu Tổng thống Donald Trump đã tạo ra đà gia tăng cử tri ủng hộ, trong khi Phó Tổng Thống Kamala Harris dường như đang chựng lại tại vài tiểu bang tranh chấp. Đồng thời, các trang mạng cá cược hiện nay cũng đang có xu hướng đặt cược cho chiến thắng của Donald Trump đông đảo hơn. Điều này phần nào gây lo ngại cho một nhóm cử tri ủng hộ bà Harris. Rồi ở đôi ngày cuối cùng này, các thăm dò lẫn thị trường cá cược bỗng đảo chiều về phía bà, tâm lý hai bên lại chao động và phấn khích.
Không một tờ báo trăm năm tuổi nào, mang tiếng cây đa cây đề nào của hệ thống truyền thông Mỹ thực hiện một bài điều tra như bài dưới dây: “NHỮNG NHÂN CÔNG BỊ LỪA DỐI VÀ ĐE DỌA TRONG HÀNH ĐỘNG ‘BÁN PHIẾU’ CỦA ELON MUSK” – trừ WIRED, một tạp chí trực tuyến có ấn bản hàng tháng, ra mắt đầu tiên vào năm 1993. “Tôi đã bị sốc và không thể tin được,” một trong những người nhận công việc gõ cửa từng nhà ở Michigan để kêu gọi bỏ phiếu cho Trump, nói với Jake Lahut, cộng tác viên của WIRED. Jake Lahut đã đi theo nhóm “công nhân bị lừa dối” và thực hiện phóng sự này. Đây là một trong nhóm người được trả tiền để đáp chuyến bay từ tiểu bang của họ đến Michigan, một trong những tiểu bang chiến trường, thay mặt tổ chức America PAC của Elon Musk, đến từng nhà vận động ký vào thỉnh nguyện thư – một hình thức kêu gọi ủng hộ Donald Trump. Những nhân công này không chỉ được trả tiền lương, vé máy bay, mà cả chi phí ăn, ở. Đương nhiên, công ty ký hợp đồng với họ không thể là Tesla hay Spac
Công chúng Hoa Kỳ đang rất lo ngại về việc trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, AI) có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc bầu cử năm 2024. Theo cuộc thăm dò dư luận của Pew Research Center tháng 9 năm 2024, hơn một nửa người dân Hoa Kỳ lo ngại rằng AI sẽ được sử dụng để tạo ra và phát tán thông tin sai lạc trong chiến dịch bầu cử. Nghiên cứu mới của Barbara A. Trish, Giáo sư Khoa học Chính trị tại Grinnell College, có thể phần nào xoa dịu những mối lo ngại này. Dù công nghệ này có khả năng thao túng cử tri hay lan truyền thông tin sai sự thật trên quy mô lớn, phần lớn những cách mà AI được sử dụng trong kỳ bầu cử hiện nay không có gì mới lạ.
Lời Tòa Soạn: Chỉ còn 5 ngày nữa là đến Ngày bầu cử 2024, với sự ủng hộ toàn phần của ban biên tập và tờ Việt Báo dành cho Phó Tổng Thống / ứng cử viên Kamala Harris, chúng tôi trân trọng và vinh dự đăng bài viết của Phó Tổng Thống Kamala Harris gửi đến cộng đồng cử tri người Mỹ gốc Việt trên số báo thứ Sáu trước Ngày bầu cử, với hy vọng và cầu nguyện Xin cho Ý Dân được nên.
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
Nước Mỹ có 50 tiểu bang, nhưng trong vài tháng qua hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris chỉ quan tâm đi vận động nhiều nơi tại bảy tiểu bang – được gọi là những bang chiến địa, nghiêng ngả hay dao động (tiếng Mỹ là battleground state hay swing state), là những nơi mà kết quả bầu cử tổng thống trong những lần trước giữa hai ứng viên Cộng hoà và Dân chủ đạt số phiếu sít sao, chỉ hơn kém nhau chưa chừng 1% hay vài chục nghìn trong số nhiều triệu phiếu bầu. Các bang dao động và số phiếu đại cử tri (Electoral vote) của từng bang: Pennsylvania (19), Georgia (16), Michigan (15), North Carolina (16), Wisconsin (10), Arizona (11) và Nevada (6). Tổng cộng tất cả 93 phiếu đại cử tri trong số 538 phiếu của đại cử tri đoàn (Electoral College). Đại cử tri đoàn là bộ phận sẽ bầu tổng thống vào thời điểm hai tuần trước khi tân tổng thống tuyên thệ nhậm chức. Ứng viên nào được 270 phiếu đại cử tri sẽ là người thắng cử.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.