Hôm nay,  

Tại Sao Chữ Viết Tay Vẫn Quan Trọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số?

04/10/202400:00:00(Xem: 674)

chu viet tay
Trong thời đại kỹ thuật số, nhiều người cho rằng viết tay với giấy bút rắc rối hơn nhiều so với gõ phím điện thoại hoặc máy tính. Tuy nhiên, viết tay mang lại nhiều lợi ích cho não bộ mà gõ phím thể có được. (Nguồn: pixabay.com)


Hãy thử nhớ lại lần gần đây nhất quý vị viết ghi chú, một ghi chú ngắn hoặc danh sách mua sắm chẳng hạn. Có thể quý vị đã không dùng tới giấy và viết. Hơn mười năm qua, bàn phím và màn hình đã lặng lẽ thay thế chữ viết tay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ trường, lớp cho đến các cuộc họp hành. Thậm chí, một số trường học trên thế giới đã ngừng hoàn toàn việc rèn chữ viết (cursive).
 
Tuy nhiên, có nghiên cứu cho thấy rằng việc viết tay mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho não bộ mà công nghệ không thể thay thế.
 
Giáo sư Naomi Susan Baron tại American University, Washington D.C., một chuyên gia trong lĩnh vực ngôn ngữ học, cho biết: “Thống kê từ nhiều nghiên cứu ở các quốc gia như Nhật Bản, Na Uy và Hoa Kỳ cho thấy việc viết tay giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn so với gõ phím.
 
Việc duy trì thói quen viết tay không chỉ giúp cải thiện trí nhớ mà còn nâng cao hiệu quả học tập, nhờ vào quá trình tiếp thu và lưu giữ thông tin một cách sâu sắc hơn.
 
Lợi ích của việc viết tay
 
Một trong những lý do giúp việc viết tay trở nên hiệu quả hơn là sự tham gia của nhiều giác quan trong quá trình viết. Khi viết, chúng ta không chỉ nhìn mà còn cảm nhận qua việc cầm bút, nhấn bút lên giấy, và điều khiển tay để tạo ra các chữ cái. Đây là một kỹ năng phức tạp, kết hợp giữa não bộ và cơ thể, đòi hỏi sự tập trung cao độ.
 
Theo nhà nghiên cứu Mellissa Prunty tại Đại học Brunel London, việc cầm và di chuyển bút để viết không chỉ đơn thuần là vận động cơ thể, mà còn là quá trình tiếp nhận và giải quyết thông tin sâu sắc. Quá trình này giúp trẻ em dễ dàng kết nối giữa âm thanh và chữ viết, từ đó hỗ trợ kỹ năng đọc và đánh vần của các em tốt hơn.
 
Không chỉ trẻ em, người lớn cũng được hưởng nhiều lợi ích từ việc viết tay. Một nghiên cứu với 42 người trưởng thành học tiếng Ả Rập cho thấy những người học bằng cách viết tay nhận biết các chữ cái nhanh hơn, dễ dàng gọi tên và phát âm chính xác hơn so với những người học bằng cách gõ phím (máy tính, điện thoại) hoặc chỉ nhìn vào mặt chữ.
 
Giáo sư Robert Wiley từ Đại học Bắc Carolina Greensboro và là đồng tác giả của nghiên cứu, giải thích rằng viết tay kích hoạt nhiều con đường khác nhau đến cùng một khái niệm, giúp tạo ra nhiều kết nối hơn trong não bộ.
 
Trong một cuộc khảo sát với 205 thanh niên ở Hoa Kỳ và Âu Châu, Baron phát hiện rằng nhiều sinh viên cảm thấy tập trung hơn, có sự chú ý ổn định hơn và ghi nhớ tốt hơn khi viết bằng tay thay vì sử dụng bàn phím.
 
Trên thực tế, nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi biết việc kích thích các giác quan có thể cải thiện khả năng học tập. Nhiều người thường nghĩ rằng việc học hành thì chủ yếu liên quan đến lý thuyết. Tuy nhiên, các hoạt động như chạm vào bề mặt và di chuyển khi viết tay kích hoạt các vùng não liên quan đến học tập và ghi nhớ.
 
Giáo sư Lisa Aziz-Zadeh từ Viện Brain and Creativity Institute tại Đại học Nam California, giải thích: “Bộ não con người đã tiến hóa để giải quyết các thông tin thu thập từ giác quan và vận động. Những vùng não này không chỉ tham gia vào việc tiếp nhận thông tin mà còn hỗ trợ cho các quá trình tư duy cao hơn.
 
Cơ thể năng động tức là bộ não năng động
 
Để hiểu rõ hơn về cách các giác quan ảnh hưởng đến nhận thức, chúng ta có thể hình dung bộ não như một hệ thống đường đi. Giáo sư Audrey van der Meer tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy đã so sánh mạng lưới não bộ ở trẻ em với những con đường mòn nhỏ trong rừng. Bà cho biết khi có sự thực hành và kinh nghiệm, những con đường mòn nhỏ này có thể trở thành các xa lộ hiện đại, kết nối các phần khác nhau của não bộ, giúp truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
 
Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 1/2023, van der Meer và đồng tác giả Ruud van der Weel đã xem xét hoạt động não bộ của 36 sinh viên đại học trong khi thực hiện các bài viết. Họ được yêu cầu viết các từ của trò chơi Pictionary bằng bút kỹ thuật số trên màn hình cảm ứng hoặc gõ phím. Kết quả cho thấy rằng khi viết tay, toàn bộ não bộ đều hoạt động, trong khi chỉ có một số khu vực nhỏ được kích hoạt khi gõ phím.
 
Hơn nữa, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các phần khác nhau của não bộ, được kích thích khi viết tay, giao tiếp với nhau thông qua các sóng não liên quan đến học tập. Giáo sư van der Meer nhấn mạnh rằng các dao động alfatheta trong não bộ có lợi cho việc học và ghi nhớ, và chúng hoạt động hiệu quả trong quá trình viết tay, và không xuất hiện khi gõ phím.
 
Người lớn có nên giữ thói quen viết tay?
 
Với những lợi ích này, các nhà nghiên cứu khuyến khích mọi người duy trì kỹ năng viết tay. Ở Na Uy, nhiều trường học đã quyết định ngừng dạy luyện chữ, thay vào đó học sinh được khuyến khích sử dụng iPad để viết và đọc. Van der Meer hy vọng có thể thay đổi khuynh hướng này thông qua các nghiên cứu của mình, bởi bà cho rằng việc viết tay nên được đưa trở lại vào chương trình giáo dục tiểu học vì rất có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ em.
 
Ở Hoa Kỳ, luyện chữ viết đã bị loại khỏi Tiêu chuẩn Chung (Common Core Standard), nhưng một số tiểu bang đã quyết định đưa lại vào chương trình giảng dạy vì có lợi cho việc học. Đối với người lớn, van der Meer khuyên chúng ta cũng nên tiếp tục duy trì việc viết tay. Bà giải thích: “Viết chữ là một bài tập rất tốt cho não bộ, giống như việc bảo trì đường sá vậy. Đường lâu ngày không bảo trì sẽ dễ hao mòn, hư hỏng.”

Cung Đô sưu tầm và biên dịch 
Nguồn: “Why handwriting still matters in the digital age” được đăng trên trang Nationalgeographic.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đã có bài viết về nhạc chế, nay lại nhạc nhái, có trùng lắp không? Nhạc chế, theo từ điện mở Wikipedia, tiếng Anh là parody music hay musical parody, là việc thay đổi một phần hoặc toàn bộ lời bài hát so với bản gốc (thường là nổi tiếng), hoặc sao chép phong cách đặc biệt của một nhà soạn nhạc hoặc nghệ sĩ hoặc thậm chí là một phong cách âm nhạc chung. Nhạc chế tồn tại trong đời sống xã hội như một dạng văn nghệ dân gian, cũng tương tự như chuyện tiếu lâm, chủ yếu là truyền khẩu, giúp mọi người giải trí vui vẻ trong phạm vi từng cộng đồng nhỏ hẹp. Những ca khúc chế lời trên thực tế rất có sức hút đối với người nghe, nhất là khi nội dung lời ca có tình hài hước, gắn với một sự kiện nào đó mà dư luận đang rất quan tâm.
Suốt cả tuần lễ của đầu tháng 10 vừa qua, trên trang nhất của tất cả những tờ báo quốc doanh đều xuất hiện một dòng chữ đỏ rất to, và rất đậm: CHÀO MỪNG 70 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ! Vietnamnet hớn hở chạy tin: “Đi bất kỳ đâu trên phố trung tâm Hà Nội những ngày này, người dân đều có thể thấy hình ảnh mang ý nghĩa lịch sử về ngày giải phóng Thủ đô cách đây tròn 70 năm trên các pano, áp phích cùng cờ hoa được trang trí rực rỡ… Khoảng 10.000 người có màn tập duyệt cuối cùng các phần diễu hành, trình diễn cho ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)”.
Khi chưa bị bắt, và bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần – có lần – Nguyễn Thúy Hạnh kể lại một câu chuyện hơi tếu táo (“Chuyện Một Người Bất Đồng Chính Kiến”) nhưng nghe rồi tôi lại thoáng buồn buồn: Bác tên là Nguyễn Thế Đàm, người từng hai lần bị tống vào hoả lò cũ và hoả lò mới, rồi hai lần bị đẩy vào trại tâm thần, Trâu Quỳ và Thường Tín. “Tôi khẳng định ông ấy bị điên. Cả thế giới người ta thấy mà lặng im ko nói, chỉ một mình ông ấy nói ra, thế chả là điên thì là gì?”Giám đốc bệnh viện tâm thần thời đó đã nói vậy khi vợ bác khăng khăng chồng mình ko bị điên. Vậy bác Đàm “nói” cái gì? Đó là những truyền đơn nhằm vào ông Hồ, mục đích để ông Hồ ko còn là thánh, trong đó thường gọi ông Hồ là “ngu Hồ”, và rằng chủ nghĩa Mác là phản động… Thời những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước mà đi rải truyền đơn hạ bệ lãnh tụ, lại còn viết đủ cả tên tuổi, địa chỉ và số điện thoại của mình vào truyền đơn rồi đi phát tận tay từng người thì quả đúng là vuốt râu hùm.
Từ Montreal Canada đến Detroit mất hai tiếng rưỡi, rồi từ Detroit bang Michigan Hoa Kỳ đến Nhật Bản khoảng 13 tiếng rưỡi, dù máy bay có rộng rãi cách mấy, tiện nghi bao nhiêu đi nữa cũng làm tôi không sao chợp mắt được; trên máy bay chúng tôi được phục vụ một bữa chính gồm khoai tây nghiền với gà hầm cà chua thơm ngon, một salad, một thanh cheese, một desert, một chai rượu đỏ hoặc trắng tùy khách chọn, vừa ăn uống vừa coi hết film này đến film khác; khoảng 3,4 tiếng sau lại cho ăn tiếp lót dạ một pizza với sauce cà chua cá hồi, đồ uống nước cam, coke hay trà thì được phục vụ liên tục. Sau bữa ăn mọi người ai nấy dập dìu viếng thăm căn phòng nhỏ cuối máy bay, xếp hàng dài chờ phiên mình; mục này cũng làm cho mọi người đứng lên di chuyển, vươn vai, duỗi chân cho đỡ mệt mỏi.
Lúc sau này tôi bỗng thích nghịch ngợm chút đỉnh. Nghịch ngợm là cái thú của thời con nít với những côn trùng thân yêu như dế mèn, chuồn chuồn, đom đóm, ve sầu, chim sáo, chào mào. Sau khi phổ biến ba bài Ve Sầu, Chuồn Chuồn và Đom Đóm, các ông bạn già của tôi coi bộ phấn khích như sống lại tuổi thơ. Một ông hỏi tôi đã viết về bươm bướm chưa? Tôi ngẩn người nhớ lại và cho ông bạn biết là bướm không biết bay thì viết rồi, bướm bay thì chưa. Ông này vốn chân chỉ hạt bột, chỉ thích bướm bay, để ông nhớ tới thời đã mất.
**01/10 -- Bùi Diễm (01/10/1923– 24/10/2021) là một chính khách Việt Nam. Ông nắm giữ chức vụ Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ nhiệm kỳ từ năm 1967 đến năm 1972. --1908 - Mẫu xe T của Henry Ford, một "chiếc xe phổ thông" được thiết kế cho đại chúng, được bán lần đầu tiên. -- 1938 - Quân đội của Hitler chiếm đóng phần Sudetenland của Tiệp Khắc. Trong nỗ lực tránh chiến tranh, các nhà lãnh đạo Anh và Pháp đã đồng ý nhượng khu vực nói tiếng Đức cho Hitler, người sau đó đã phá vỡ thỏa thuận và chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc.
Tôi là dân Huế chính gốc 100% tức là dân Huế “chay”, Huế rất chi là Huế, Huế từ đầu đến chân, Huế từ trong ra ngoài nên phát âm các chữ có dấu HỎI-NGÃ rất tùy tiện, phóng túng, hoàn toàn không giống người dân ở miền Bắc của Cố Đô Thăng Long, mặc dù Huế của chúng tôi cũng là Cố Đô Ngàn Năm Văn Vật. Do đó dân Huế chúng tôi sợ nhất là những chữ có dấu HỎI-NGÃ lúc viết bài thi chính tả, dù đã học thật kỹ cuốn sách viết về luật HỎI, NGÃ của Thầy Lê Hiếu Kính.
“Cò” đây chẳng phải “Con Cò mày đi ăn đêm” mà cũng chẳng phải “Cái Cò súng của các ông”, không phải, giời ạ. Cò-cảnh-sát hay Cò-mồi lại càng không phải nốt. Cò đây là Thầy Cò. Đúng ra phải gọi là Cô Cò hoặc Bà Cò thì chính xác hơn, nhưng trong ngôn ngữ tiếng Việt tôi chưa thấy ai gọi như thế bao giờ, nghe nó tréo ngoe, nó chỏi tai thế nào ấy. Có lẽ tại cái “nghề Cò” từ hồi nảo hồi nào chỉ toàn do các ông đảm nhiệm. Nhưng thời buổi bây giờ, thời buổi mà các bà các cô có thừa bản lĩnh để xâm chiếm hầu hết các lãnh vực trong nhà (thì đã đành) cũng như ngoài phố thì chắc chắn đã có nhiều Cò phái nữ, mà tôi là một thí dụ điển hình.
Từ khi sinh ra và biết nhận thức thì nhớ/quên gắn liền với cuộc sống hằng ngày cho đến khi lìa trần. Phân Tâm Học ((Psychoanalysis) đã giải thích về nhớ/quên theo trình tự thời gian từ tuổi thơ đến tuổi già nhưng thực tế nó không hoàn toàn như vậy mà tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, giáo dục, xã hội… biến động tâm lý ảnh hưởng đến từng cá nhân với não bộ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.