Hôm nay,  

Bão Không Phải Cứ Cấp Cao Mới Nguy Hiểm

27/09/202400:00:00(Xem: 207)

Bao nguy hiem

Khi nói đến mức độ nguy hiểm của những cơn bão, đặc biệt là số trường hợp tử vong, nước dâng cao do bão gây ra mới là mối nguy lớn nhất. (Nguồn: pixabay.com)

 
Năm 2018, khi Bão Florence tiến vào Bắc Carolina, sức gió của bão yếu dần và bão bị “hạ cấp” từ Cấp 4 xuống Cấp 1 (theo thang Saffir-Simpson, phân loại bão dựa vào tốc độ gió). Nhưng sức gió suy yếu không có nghĩa là nguy hiểm đã qua. Sức gió giảm, nhưng kích thước của Florence lại tăng lên và di chuyển chậm hơn, gây ra lượng mưa rất lớn và lũ lụt nghiêm trọng. Kết quả là có 50 người thiệt mạng và thiệt hại hơn 16 tỷ MK.
 
Thông thường, nhiều người cho rằng những cơn bão gây ra thiệt hại lớn nhất phải là những cơn bão được xếp ở các cấp độ mạnh như Cấp 3, 4, hoặc 5. Tuy nhiên, ngay cả những cơn bão được phân loại ở cấp độ thấp hơn cũng có thể gây ra thiệt hại thảm khốc.
 
Thí dụ, thang phân loại bão Saffir-Simpson, chỉ dựa trên tốc độ gió lớn nhất ở một thời điểm nhất định, nhưng lại bỏ qua những yếu tố khác như lượng mưa hay kích thước của bão. Allison Wing, khoa học gia nghiên cứu về khí quyển tại Đại học Florida State University, giải thích: “Thang này chỉ phản ánh được một phần tác động của cơn bão, mà chưa tính đến các yếu tố quan trọng khác cũng có thể rất nguy hiểm đối với chúng ta.
 
Năm 2001, Bão nhiệt đới Allison đổ bộ vào Texas, gây lũ lụt nghiêm trọng và khiến 23 người chết. Tương tự, Bão nhiệt đới Claudette đổ bộ vào Vùng Vịnh Gulf Coast năm 2021 cũng gây lũ quét và khiến 14 người thiệt mạng. James Done, khoa học gia về khí quyển tại Đại học Colorado, cho biết: “Tôi nghĩ một trong những thách thức lớn nhất trong việc truyền đạt thông tin về bão là vấn đề lượng mưa. Thực tế, hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến bão là chết đuối, vì cả lũ lụt và nước dâng cao, chứ không chỉ vì gió mạnh.
 
Vì vậy, ông và các khoa học gia khác đã nghiên cứu, phát triển những phương pháp thay thế Thang Saffir-Simpson để xếp hạng mức độ nguy hại của bão, nhằm cung cấp cho công chúng một cái nhìn toàn diện hơn về những hiểm họa của một cơn bão, giúp cứu sống thêm nhiều người.
 
Cấp bão cho chúng ta biết những gì?
 
Theo Michael Brennan, trưởng một chi nhánh của Đơn vị Hurricane Specialist Unit thuộc Trung Tâm Báo Bão Quốc gia (NHC), thước Saffir-Simpson được sử dụng chủ yếu là để dự đoán những thiệt hại về cơ sở hạ tầng có thể xảy ra trong vùng bị bão ảnh hưởng, dựa trên tốc độ gió lớn nhất của cơn bão đó. Thước đo này là một cách nhanh, gọn để cảnh báo mọi người về mức độ nguy hiểm của gió bão: từ những hư hỏng nhỏ như tốc mái, rơi ngói (Cấp 1) cho đến mức sụp đổ hoàn toàn những ngôi nhà khung frame house (Cấp 5).
 
Khi một cơn bão đang mạnh lên, việc nhắc đến Cấp độ của bão trong các bản tin dự báo rất hữu ích, vì sẽ thu hút sự chú ý của mọi người, khiến họ quan tâm và chuẩn bị cẩn trọng hơn. Còn khi bão đã suy yếu, người ta ít khi nhắc đến cấp bão trong các bản tin.
Tuy nhiên, khi nói đến mức độ nguy hiểm của những cơn bão, đặc biệt là số trường hợp tử vong, nước dâng cao do bão gây ra mới là mối nguy lớn nhất. Mặc dù gió bão có thể đẩy nước biển ập vào đất liền, nhưng kích thước và thiệt hại của những đợt nước dâng cao không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với tốc độ gió. Các yếu tố khác như hình dạng đáy biển, đường bờ biển và kích thước của cơn bão cũng đóng vai trò quan trọng.
 
Ngoài ra, lượng mưa mà bão trút xuống cũng là yếu tố nguy hiểm. Và lượng mưa này hầu như không liên quan đến tốc độ gió lớn ra sao, mà phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của cơn bão. Bão di chuyển càng chậm, lượng mưa càng nhiều, lũ lụt càng nghiêm trọng hơn.
 
Năm 2020, cơn bão Cấp 2 Sally, di chuyển rất chậm khi quét dọc bờ biển Alabama và đã trút lượng mưa hơn 30 inch (76 cm). Tương tự, bão Cấp 4 Harvey tấn công Houston năm 2017. Dù có sức gió mạnh và cũng gây thiệt hại, nhưng điều khiến người ta ám ảnh nhất khi nhắc đến Harvey chính là lượng mưa khổng lồ do bão di chuyển quá chậm. Vì bão cứ trụ lại lâu ở một chỗ, gây ra mưa dồn dập và ngập lụt khắp mọi nơi. Harvey trở thành một trong những cơn bão mưa nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Bên ngoài khuôn khổ Saffir-Simpson
 
Dù NHC vẫn thường sử dụng Thước Saffir-Simpson trên các bản tin và cảnh báo, vẫn có nhiều phương pháp khác để đánh giá toàn diện hơn về tác động của cơn bão.
 
Từ sau khi bão Donna tấn công Bờ Đông vào năm 1960, Joel Myers, CEO của AccuWeather, đã tìm cách tốt hơn để mô tả mức độ nguy hiểm mà bão có thể gây ra. Năm 2019, AccuWeather bắt đầu sử dụng Thước RealImpact, đánh giá một cơn bão trên thang điểm từ 1 đến 6 và xem xét nhiều yếu tố khác nhau như tốc độ gió, khả năng gây lũ lụt, và số lượng người dân sống trong khu vực dự kiến sẽ bị ảnh hưởng.
 
Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các công ty năng lượng ngoài khơi và các hãng bảo hiểm, khoa học gia Done từ Đại học Colorado đã tạo ra thước đo “Cyclone Damage Potential Index” (CDPI) xếp hạng các cơn bão theo thang điểm từ 1 đến 10. Thước đo CDPI bổ sung thêm hai yếu tố quan trọng: kích thước tổng và tốc độ di chuyển thể của cơn bão. “Sự kết hợp của hai yếu tố này giúp dự đoán thời gian mà bão có thể gây ra gió mạnh, từ đó đánh giá mức độ thiệt hại.
 
Nói cách khác, CDPI không chỉ dự đoán tốc độ gió, mà còn tính đến khoảng thời gian sức gió duy trì ở tốc độ đó. Thước CDPI cũng giúp dự đoán nguy cơ lũ lụt, vì những cơn bão di chuyển chậm hơn có nhiều thời gian hơn để trút mưa hơn, như trường hợp của Bão Harvey.
 
Sở Khí Tượng Quốc Gia (National Weather Service, NWS) đang tìm cách truyền đạt rõ ràng hơn những mối nguy hiểm liên quan đến bão. Ngoài việc đưa thông tin về tốc độ gió, họ cũng cung cấp các thông tin cập nhật theo thời gian thực về khả năng nước dâng cao và lượng mưa. Cả hai yếu tố này ngày càng nghiêm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu.
Brennan khuyên rằng “Quý vị cần hiểu rõ những nguy cơ có thể xảy ra với mình từ trước khi có bão.” Đối với những người sống ở các khu vực ven biển, điều quan trọng là phải biết rõ ngôi nhà của mình có thể chịu được mức độ thiệt hại nào. Thí dụ, một số căn nhà ở Florida được xây từ sau bão Andrew, nếu thật sự đã tuân thủ các quy định khắt khe thì sẽ có thể làm nơi trú ẩn an toàn khi có bão.
 
Brennan nhấn mạnh rằng: “Quý vị cần phải kiểm tra lại xem nhà của mình có an toàn hay không. Nếu không, thì khi có bão, hãy tìm một nơi an toàn hơn.

VB biên dịch 
Nguồn: “A hurricane doesn’t have to be a Category 5 to cause extreme damage” được đăng trên trang Nationalgeographic.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chủ Nhật 13 tháng 10, 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều tại Freedom Hall, Mile Square Park. Tham khảo với bác sĩ nội khoa hay chuyên môn miễn phí.
Ngày 5/10, thông tin từ Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, bước đầu, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân gây ra vụ cháy tại Công ty TNHH MTV Xe điện DK Việt Nhật (gọi tắt là DK Bike), trụ sở tại xã Hoàng Đồng, TP Lạng Sơn là do chập điện. Vụ việc cũng khiến hơn 3.000 xe máy điện thành phẩm bị thiêu rụi hoàn toàn. Ngoài ra còn hàng nghìn linh kiện, dùng để lắp ráp hơn 2.000 xe điện khác cũng bị thiệt hại hoàn toàn.
Công ty Amazon.com, Inc. thông báo hôm thứ năm rằng họ sẽ tuyển dụng 250.000 nhân viên cho các vị trí toàn thời gian, bán thời gian và theo mùa trong hoạt động hoàn thiện đơn hàng và vận chuyển trên khắp Hoa Kỳ trước kỳ nghỉ lễ năm nay.
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Tư thông báo rằng họ đã đệ đơn kháng cáo lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về mức thuế quan gần đây mà Canada áp dụng đối với xe điện và sản phẩm kim loại của Trung Quốc. Bộ này cũng đã tiến hành một cuộc điều tra chống phân biệt đối xử đối với các biện pháp hạn chế của Canada.
Bão Helene đổ bộ vào đất liền với tư cách là cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận, tấn công vào khu vực Big Bend của Florida từ hôm thứ năm và tàn phá nhiều tiểu bang, giết chết ít nhất 62 người, khiến hàng triệu người mất điện và khiến nhiều gia đình mắc kẹt trong nước lũ.
Bão Helene đã để lại một con đường tàn phá khủng khiếp trên khắp Florida và vùng Đông Nam Hoa Kỳ, giết chết ít nhất 49 người tính tới rạng sáng Thứ Bảy, bẻ gãy những cây sồi cao lớn và xé toạc những ngôi nhà khi các đội cứu hộ tiến hành các nhiệm vụ tuyệt vọng để cứu người dân khỏi lũ lụt. Moody's Analytics cho biết họ dự kiến ​​thiệt hại về tài sản sẽ từ 15 đến 26 tỷ đô la.
Bão Helene vào Hoa Kỳ, tàn phá vùng bờ biển hai tiểu bang Florida và Georgia, rồi bây giờ đã suy yếu thành bão nhiệt đới vào sáng sớm thứ Sáu, khoảng năm giờ sau khi đổ bộ vào khu vực Big Bend của Florida với cường độ bão cấp 4, nhưng các nhà chức trách cảnh báo rằng tình hình vẫn rất nguy hiểm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.