Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Harris Vs. Trump: Cùng Điểm Qua Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Chăm Sóc Sức Khỏe

27/09/202400:00:00(Xem: 384)

Harris Trump
Chăm sóc sức khỏe và các chương trình bảo hiểm là những chủ đề được quan tâm rất nhiều trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. (Nguồn: pixabay.com)

Chăm sóc sức khỏe là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Hai ứng viên, Kamala Harris của Đảng Dân chủ và Donald Trump của Đảng Cộng hòa, có những quan điểm và hành động rất khác nhau về vấn đề này. Thay vì chỉ bàn về những lời hứa hẹn, chúng ta hãy cùng nhìn lại những hành động trong quá khứ của họ để thấy rõ lập trường và cách giải quyết của từng ứng viên đối với các vấn đề như Medicare, Đạo luật ACA, cơ sở hạ tầng y tế công cộng, chính sách về giá thuốc, ngăn chặn tình trạng lạm dụng trẻ em và bạo lực gia đình.
 
Là một chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử và chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Zachary W. Schulz, Giảng viên lịch sử từ Trường Auburn University đã nghiên cứu kỹ hồ sơ của cả Kamala Harris và Donald Trump về các chính sách liên quan đến y tế tại Hoa Kỳ. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này và bản thân cũng là một bệnh nhân bị nhiễm trùng phổi (cystic fibrosis), Schulz có một cái nhìn toàn diện về hệ thống y tế của Hoa Kỳ, không chỉ từ góc độ chính sách mà còn từ trải nghiệm cá nhân. Đối với nhiều công dân Hoa Kỳ, y tế và chăm sóc sức khỏe không chỉ là một vấn đề chính trị, mà còn là một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến cuộc sống của họ.
 
Medicare
 
Trong thời gian làm TNS, Harris đã đồng tài trợ cho dự luật “Medicare cho Mọi Người” (Medicare for All Act) với mục tiêu mở rộng chương trình Medicare cho toàn bộ người dân Hoa Kỳ, từ đó giảm ảnh hưởng của bảo hiểm y tế tư nhân. Trong cuộc tranh luận tổng thống vào ngày 10 tháng 9 năm 2024, Harris đã nói rõ quan điểm của mình về “Medicare for All,” nhấn mạnh rằng các nỗ lực lập pháp trước đây của bà không chỉ nhằm mở rộng chương trình này, mà còn để bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân, giúp họ được hưởng các dịch vụ y tế với chi phí phải chăng hơn.
 
Trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến 2020, Harris đã không ngừng thúc đẩy mở rộng phạm vi Medicare và giảm chi phí cho người cao niên. Bà tích cực ủng hộ và vận động để chương trình Medicare có thể đàm phán, thương lượng giá thuốc trực tiếp với các công ty dược phẩm để giảm giá thuốc men cho người dân.
 
Sau đó, khi trở thành Phó tổng thống, Harris đã đóng vai trò quan trọng khi bỏ phiếu phá vỡ thế cân bằng để thông qua Đạo luật Giảm lạm phát (Inflation Reduction Act) năm 2022, cho phép chính phủ tiếp tục việc đàm phán giá cả thuốc men với các công ty dược phẩm, giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho chương trình Medicare.
 
Ngược lại, trong thời gian làm tổng thống, Trump đã nhiều lần cố gắng cắt giảm nguồn ngân sách cho Medicare, và một số nỗ lực đã thành công. Trong ngân sách năm 2020 của chính quyền Trump, có kế hoạch cắt giảm hơn 800 tỷ MK cho chương trình Medicare trong vòng 10 năm. Những khoản cắt giảm này chủ yếu đến từ việc giảm chi trả cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế như bác sĩ và bệnh viện, và hạn chế dần số tiền mà chương trình có thể chi tiêu. Để thực hiện được kế hoạch này, cần có sự chuẩn thuận từ Quốc hội, nhưng Quốc hội đã không đồng ý vì nhiều người phản đối và lo ngại rằng các cắt giảm này sẽ gây tác động tiêu cực đến những người thụ hưởng Medicare.
 
Đạo luật ACA (Obamacare)
 
Từ khi còn làm thượng nghị sĩ, Harris đã là người ủng hộ mạnh mẽ ACA và luôn bỏ phiếu chống lại các nỗ lực bãi bỏ luật này. Bà cũng vận động mở rộng các điều khoản của đạo luật này, đặc biệt là việc bảo vệ những người bịnh sẵn từ trước để họ không bị từ chối bảo hiểm hoặc phải trả phí cao hơn. Ngoài ra, Harris còn ủng hộ việc tăng ngân sách cho chương trình Medicaid.
 
Qua những việc Harris đã làm, có thể thấy rõ cam kết của bà trong việc bảo vệ và mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế theo ACA. Và trong cuộc tranh luận gần đây, bà có nhắc lại những đóng góp của mình trong việc bảo vệ ACA và khẳng định cam kết của mình đối với đạo luật này.
 
Trong nhiệm kỳ của mình, Trump đã nhiều lần cố gắng bãi bỏ ACA. Một trong những nỗ lực đáng chú ý là Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hoa Kỳ (American Health Care Act) năm 2017, nếu được thông qua sẽ làm giảm mạnh phạm vi mở rộng của chương trình Medicaid và bãi bỏ quy định bắt buộc mọi cá nhân phải mua bảo hiểm y tế.
 
Mặc dù những nỗ lực này thất bại tại Thượng Viện, Trump vẫn thành công trong việc làm suy yếu ACA. Cựu tổng thống đã thông qua Đạo luật Cắt giảm Thuế (Tax Cuts and Jobs Act) năm 2017, loại bỏ hình phạt đối với những người không mua bảo hiểm y tế. Trong cuộc tranh luận với Kamala Harris, Trump tiếp tục chỉ trích ACA là một chính sách chăm sóc sức khỏe “tồi tệ,” nhưng không đưa ra kế hoạch thay thế mà chỉ nói rằng mình đã có “những ý tưởng” cho kế hoạch mới.
 
Cơ sở hạ tầng y tế công cộng
 
Trong nhiệm kỳ TNS (tháng 1/2017 - tháng 1/2021), Harris luôn nhất quán trong việc ủng hộ các biện pháp tăng cường hỗ trợ cơ sở hạ tầng y tế công cộng. Bà đã đồng bảo trợ nhiều dự luật nhằm tăng ngân sách cho các trung tâm y tế cộng đồng và mở rộng các chương trình tiêm chủng và phòng ngừa dịch bệnh cho mọi người. Harris cũng tích cực vận động tăng cường ngân sách liên bang để giải quyết các tình huống khẩn cấp về y tế, chẳng hạn như các đại dịch opioid và COVID-19.
 
Trump thì sao? Dưới thời Trump, ngân sách cho các chương trình y tế công cộng đã bị cắt giảm te tua. Chính quyền của ông lập luận rằng việc cắt giảm ngân sách cho các cơ quan này là cần thiết để giảm bớt chi tiêu của chính phủ (bảo đảm trách nhiệm tài chính) và duy trì cân đối ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, nhiều người phản đối vì lo ngại rằng nếu các cơ quan như CDC bị cắt giảm ngân sách, khả năng ứng phó khi xảy ra các tình huống khẩn cấp về y tế của cả Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng. Mối lo ngại này càng được nhấn mạnh khi CDC gặp khó khăn trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19 vào những ngày đầu khi đại dịch mới bùng phát. Trước những chỉ trích này, Trump thường phản bác rằng ông chỉ cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà, chứ không có động tới các dịch vụ y tế thiết yếu.
 
Chính sách giá thuốc
 
Harris đã tích cực ủng hộ các dự luật giảm giá thuốc men và tăng cường minh bạch trong ngành dược phẩm. Bà đồng bảo trợ Đạo luật Giảm giá Thuốc (Drug Price Relief Act), cho phép chính phủ liên bang trực tiếp đàm phán với các công ty dược phẩm để có mức giá thuốc thấp hơn cho chương trình Medicare. Ngoài ra, bà cũng ủng hộ việc nhập cảng thuốc theo toa giá rẻ từ Canada. Harris vẫn luôn hướng đến mục tiêu giảm chi phí thuốc men cho người tiêu dùng và giúp mọi người dễ dàng mua được các loại thuốc với giá cả phải chăng.
 
Nhìn lại Trump. Cựu tổng thống từng tuyên bố đã giảm giá thuốc trong nhiệm kỳ của mình, nhưng chính sách của ông chủ yếu có lợi cho các công ty dược phẩm. Chính quyền Trump đã cố gắng thực hiện quy định cho phép nhập cảng thuốc rẻ hơn từ Canada để giảm giá thuốc men ở Hoa Kỳ, nhưng gặp nhiều trở ngại và chưa có thay đổi gì nhiều. Hơn nữa, Trump lại đi hủy bỏ một quy định yêu cầu các công ty dược phẩm công khai giá thuốc trong quảng cáo truyền hình, với lý do lo ngại về tính hợp pháp của quy định này.
 
Lạm dụng trẻ em và bạo lực gia đình
 
Harris đã, đang, và luôn ủng hộ mạnh mẽ các chương trình ngăn chặn lạm dụng trẻ em và bạo lực gia đình. Từ lúc còn là Bộ trưởng tư pháp California cho đến khi làm TNS, bà đã miệt mài thúc đẩy nhiều luật và chính sách nhằm tăng kinh phí cho các chương trình phòng chống bạo lực gia đình và mở rộng các biện pháp pháp lý để bảo vệ các nạn nhân bị bạo lực. Harris luôn ủng hộ các biện pháp nâng cao dịch vụ phúc lợi dành cho trẻ em và cải thiện sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan để trẻ em được bảo vệ tốt nhất.
 
Dưới thời Trump, chính quyền đã ký ban hành Đạo luật Family First Prevention Services Act, có mục tiêu chính là cung cấp thêm tài nguyên cho các hộ gia đình để giữ trẻ em ở lại với gia đình của mình, tránh phải vào các cơ sở chăm sóc. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng những cắt giảm rộng rãi của chính quyền Trump đối với các dịch vụ xã hội và chương trình y tế có thể làm suy yếu các nỗ lực chống lạm dụng trẻ em và bạo lực gia đình. Thêm vào đó, một số chuyên gia cho rằng chính sách khiến nhiều gia đình ly tán của Trump ở biên giới phía nam, tách trẻ em khỏi cha mẹ hoặc người giám hộ khi họ vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ, đã khiến nhiều đứa trẻ phải chịu nhiều tổn thương.
 
Nguồn: “Health care under Harris versus Trump: A public health historian sizes up their records” được đăng trên trang TheConversation.com.

Ý kiến bạn đọc
28/09/202406:11:42
Khách
Donald Trump chỉ nói láo và nói phét mà thôi. Chỉ co những người cuồng Trump mới tin Trump thôi. Tôi chưa bao giờ coi Trump là Tổng thống vì Donald Trump Không đủ tư cách. Tại sao ta lại bầu cho một người tội phạm ? Nước Mỹ này hết người rồi sao ? Hay là nước Mỹ đang đòi vào diệt vong dưới bàn tay của Trump.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Con người đã uống rượu từ hàng ngàn năm nay. Việc cụng ly với bạn bè hay nhấm nháp chút bia, rượu sau một ngày làm việc đã là một phần quá đỗi quen thuộc trong văn hóa của chúng ta. Nhưng tất cả những thứ đồ uống đó có ảnh hưởng gì đến cơ thể chúng ta? Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả việc uống rượu, bia ở mức độ vừa phải cũng có thể gây hại nhiều hơn chúng ta vẫn thường nghĩ.
Các hormone phái tính như estrogen và testosterone có vai trò rất quan trọng trong não bộ, ảnh hưởng đến tâm trạng, trí nhớ và nhiều yếu tố khác. Mang thai là giai đoạn có sự thay đổi hormone mạnh mẽ nhất trong đời người, nhưng cho đến nay, giai đoạn 9 tháng thiêng liêng này vẫn luôn là một “hộp đen” ẩn chứa nhiều điều bí ẩn mà các khoa học gia về thần kinh chưa thể khám phá hết.
Để có sức khỏe tốt và sống thọ hơn, chúng ta không chỉ cần phải tập thể dục và ăn uống lành mạnh, mà còn cần tập giữ dáng điệu cơ thể phù hợp với các hoạt động. Dáng điệu phù hợp có thể giúp chúng ta tránh được nhiều vấn đề như đau cổ và lưng, các vấn đề về hệ hô hấp và hệ tiêu hóa, chơi thể thao không tốt, các bắp thịt dễ bị nhức mỏi và sự cân bằng hormone trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Nếu không được điều chỉnh, những vấn đề này có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian.
Từ ngày 10/9/2024, theo quy định mới của Cơ quan Kiểm soát Thực-Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), tất cả các cơ sở có dịch vụ chụp nhũ ảnh (mammography) sẽ phải cung cấp cho phụ nữ đến chụp hình quang tuyến ngực thông tin về mật độ mô vú của họ. Điều này nhằm đảm bảo phụ nữ trên toàn quốc được cung cấp đầy đủ thông tin về nguy cơ liên quan đến mật độ mô vú, được khuyến nghị sử dụng các phương pháp chụp hình chẩn bịnh khác để giúp phát hiện ung thư. Phụ nữ cũng sẽ được khuyến khích thảo luận với bác sĩ về các bước tiếp theo phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Trong nhiều năm qua, vợ chồng Amanda Smith thường có những hôm mất ngủ bởi tiếng bíp bíp bíp vang lên lúc nửa đêm. Đó là tiếng chuông cảnh báo mức đường huyết của cô tăng lên quá cao hoặc hạ xuống quá thấp. Những khi ấy, cô sẽ phải với lấy những hộp nước trái cây thủ sẵn trong ngăn tủ đầu giường, hoặc điều chỉnh máy bơm insulin để cân bằng lại hàm lượng đường trong máu.
Nếu quan sát kỹ lưỡng, quý vị có thể sẽ thấy ngạc nhiên trước sự khác biệt rõ rệt ở những cụ đang ngấp nghé tuổi 80. Một số cụ bị bệnh quên (hay còn gọi là bệnh lú lẫn, Dementia), nhưng cũng có một số cụ vẫn rất minh mẫn và nhớ rất dai, dù đi đứng đã lọm khọm lắm rồi.
Một bước tiến quan trọng trong y học đã được công bố bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Lund, Thụy Điển. Họ đã phát triển một xét nghiệm máu đơn giản có khả năng phát hiện bệnh Alzheimer với độ chính xác lên đến 90%. Đây là tin vui cho hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt là khi bệnh Alzheimer ngày càng trở thành một vấn đề y tế nghiêm trọng.
Căng thẳng thần kinh. Lo âu bồn chồn. Đau thắt lưng. Cao máu. Nếu đã phải làm việc nhiều giờ tại văn phòng, có thể quý vị đã quá quen thuộc với những điều được liệt kê ở trên. Hiện nay, nhiều nơi đang tranh cãi về vấn đề một tuần chỉ làm việc 4 ngày thôi, nhưng một số nơi khác lại đi ngược khuynh hướng. Vào tháng 7, Hy Lạp đã thông qua luật cho phép một số cơ sở và công ty yêu cầu công nhân làm việc 6 ngày / tuần. Tập đoàn Samsung cũng yêu cầu các giám đốc điều hành một tuần phải đi làm 6 ngày. Điều này khiến người ta phải suy nghĩ về tác động của làm việc nhiều giờ đến cơ thể và sức khỏe.
Trước đây, nhiều người thường sử dụng thức uống tăng năng lực (energy drinks) khi cần giữ tỉnh táo và tăng cường năng lượng. Nhưng giờ đây, thức uống này đã có một vai trò mới: những người tạo ảnh hưởng (influencers) trong giới tập thể dục và thể hình đang rủ nhau sử dụng các loại nước này để giảm cân.
Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy rất nhiều về chế độ dinh dưỡng lành mạnh, và hầu hết mọi người đều biết những thực phẩm nào thì giàu dinh dưỡng, những loại đồ ăn thức uống nào thì không tốt cho sức khỏe. Nhưng thực tế, mặc dù ai cũng biết nên ăn uống lành mạnh, nhưng không phải ai cũng có thể thay đổi cách ăn uống của mình để theo một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.