Kinh tế bao gồm lạm phát, chi phí sinh sống, việc làm là một trong những vấn đề quan trọng mà người dân Mỹ lưu tâm nhiều nhất (40%) theo một thăm dò của NewsWeek. Tiếp theo mới là mối đe dọa đối với cơ chế Dân Chủ (19%), di dân (14%), phá thai (6%), y tế (5%), và biến đổi khí hậu (5%).
Không ít người nghĩ rằng cựu Tổng Thống Donald Trump làm kinh tế giỏi có lẽ vì ông ta là tỉ phú. Có một cách cụ thể và vô tư để biết thực hư như thế nào là chúng ta nhìn vào những thành tích của chính ông ta. Cách thứ hai là xem các chuyên gia kinh tế nhận định thế nào về chính sách kinh tế của Trump.
* THẤT BẠI TRONG LÃNH VỰC KINH TẾ
Khi Trump rời Nhà Trắng vào tháng 1, 2021, tỉ lệ thất nghiệp là 15%. 20 triệu việc làm mất trong 2020. Kinh tế thu nhỏ lại -2.8%. Chỉ số chứng khoán Dow Jones dưới 20,000. Chính sách thuế thất bại. Giảm $1.9 ngàn tỉ cho giới giầu và các đại công ty làm ngân sách quốc gia thiếu hụt 5.4 lần từ $585 tỉ trong tài khóa 2026 lên đến $3,132 tỉ vào tài khóa 2020 và nợ công tăng thêm $8 ngàn tỉ trong bốn năm. Kinh tế chỉ phát triển trung bình hàng năm được 0.95% thay vì 4% - 6% như Trump dự trù.
Vào đầu tháng 8 vừa qua, sau khi US Bureau of Statistics báo cáo tỉ lệ thất nghiệp của tháng 7 cao hơn tháng 6 đôi chút và làm thị trường chứng khoán giao động, cựu Tổng Thống Donald Trump đã tiên đoán sai lầm rằng “Thị trường chứng khoán đang sụp đổ, số lượng việc làm khủng khiếp, chúng ta đang hướng tới Thế Chiến III, và chúng ta có hai trong số những ‘nhà lãnh đạo’ bất tài nhất trong lịch sử.”
Trước đây ông cũng tiên đoán thị trường chứng khoán xụp đổ dưới thời Biden, nhưng thực tế trái ngược. Điều này cho thấy ông là người bộp chộp hoặc là thiếu khả năng bắt mạch thị trường.
* THẤT BẠI TRONG LÃNH VỰC NGOẠI THƯƠNG.
Cán cân xuất / nhập khẩu về sản phẩm và dịch vụ thiếu hụt tăng 36.8% trong khoảng thời gian từ 2016 đến 2021, cao nhất từ 2008. Kế hoạch tăng thuế nhập cảng đẩy nước Mỹ vào cuộc chiến tranh chiến tranh thương mại với Trung Quốc và các nước đồng minh. Nhiều quốc gia kể cả Canada, Mexico, cũng như Liên Hiệp Âu Châu trả đũa bằng cách tăng thuế nhập cảng hàng hóa của Hoa Kỳ, đặc biệt nhắm vào nông sản, gây thiệt hại đáng kể cho nước Mỹ.
Trump tuyên bố rằng những nước xuất cảng hàng hóa vào Mỹ sẽ phải trả thuế nhập cảng cao hơn. Nhưng trên thực tế các công ty nhập cảng và giới tiêu thụ Hoa Kỳ đã phải lãnh hết hậu quả tăng thuế của Trump. Giới tiêu thụ phi chi thêm $34 tỉ trong hai năm 2017-2018 và gián tiếp làm tăng lạm phát.
Một số nông trại phá sản và nông dân tự sát. Theo báo cáo của Farm Bureau, trong khoảng từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019, miền Đông Bắc Hoa Kỳ có 24 trường hợp nông trại phá sản, tăng 9%, miền Mid-Atlantic có 53 trường hợp, tăng 15%, miền Đông Nam có 100 trường hợp, giảm 3%, Miền Trung Tây có 240 trường hợp, tăng 12%, Miền Tây Nam có 45 trường hợp, tăng 15%, miền Tây Bắc có 27 trường hôp, tăng 50%, và miền Tây có 25 trường hợp, tăng 14%. Chính quyền phải chi $81.5 tỉ để cứu nguy khu vực nông nghiệp.
* THẤT BẠI TRONG LÃNH VỰC KINH DOANH.
Trump Water, Media, Vodka, Trump Steaks, Trump Airlines, Trump Casino xập tiệm. Kinh doanh khách sạn và sòng bạc của ông đã tuyên bố phá sản sáu lần từ năm 1991 đến năm 2009.
Trump University bị tòa phạt $25 triệu và bắt đóng cửa. Trump Foundation bị tòa phạt $3.8 triệu và bắt đóng cửa. Trump Organization bị kết án gian lận kinh doanh và thuế, và bị phạt trên $450 triệu. Cựu Giám Đốc Tài Chánh Allen Weisselberg bị kết án tù hai lần, tổng cộng 10 tháng.
* NHẬN ĐỊNH CỦA CÁC CHUYÊN GIA KINH TẾ HOA KỲ
Chủ Tịch Cục Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve) Jerome Powell trong cuộc họp báo vào ngày 18/9/2024 nhận xét: “Nền kinh tế Mỹ đang ở trạng thái tốt. Nó đang phát triển với tốc độ vững chắc, lạm phát đang giảm xuống. Thị trường lao động đang ở một tốc độ mạnh mẽ. Chúng tôi muốn giữ nó ở đó. Đó là những gì chúng tôi đang làm.”
Goldman Sachs dự đoán rằng nếu Trump thắng cử vào tháng 11 sắp tới, chính sách kinh tế của Trump sẽ đẩy nước Mỹ vào một chiến tranh thương mại, vực dậy lạm phát và đồng thời làm suy yếu nền kinh tế (staginflation).
16 kinh tế gia từng đoạt giải Nobel vào cuối tháng 6 đã ca ngợi một số chính sách kinh tế của Tổng thống Joe Biden, từ Đạo Luật Giảm Lạm Phát đến đầu tư vào sản xuất công nghệ và hạ tầng cơ sở của Hoa Kỳ.
Trái lại, nhóm kinh tế gia Hoa Kỳ cảnh báo rằng "Nhiều người Mỹ lo ngại về lạm phát, vốn đã giảm nhanh đáng kể. Có mối lo ngại chính đáng rằng Donald Trump sẽ khơi dậy tình trạng lạm phát này bằng ngân sách vô trách nhiệm về mặt tài chính của ông ta."
"Mặc dù mỗi người trong chúng tôi có quan điểm khác nhau về chi tiết của các chính sách kinh tế khác nhau, nhưng tất cả chúng tôi đều đồng ý rằng chương trình kinh tế của Joe Biden vượt trội hơn rất nhiều so với Donald Trump.”
Theo một tài liệu công bố gửi cho báo chí hôm 24/9/2024, hơn 400 nhà kinh tế và cựu nhà hoạch định chính sách cấp cao của Hoa Kỳ tán thành Phó Tổng Thống Kamala Harris và tầm nhìn của bà đối với nền kinh tế Mỹ.
Tài liệu viết: “Sự lựa chọn trong cuộc bầu cử này rất rõ ràng: giữa các chính sách kinh tế nhỏ giọt (trickled-down economic policies) thất bại mang lại lợi ích cho một số ít và các chính sách kinh tế mang lại cơ hội cho tất cả mọi người. Đó là sự lựa chọn giữa sự bất bình đẳng, bất công kinh tế và sự bất ổn với Donald Trump hoặc sự thịnh vượng, cơ hội và ổn định với Kamala Harris, sự lựa chọn giữa quá khứ và tương lai.”
“Với Kamala Harris vào Nhà Trắng, người lao động, gia đình và doanh nghiệp có thể tin tưởng rằng họ có một tổng thống sẽ làm việc không ngừng nghỉ để xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng cho tất cả người Mỹ.”
Nguyễn Quốc Khải