Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

“Tình hình nghiêm trọng hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh” – Moritz Küpper phỏng vấn Đại Sứ Nga Sergej J. Netschajew

23/09/202414:43:00(Xem: 539)

ngaTiến sĩ Moritz Küpper phỏng vấn Đại Sứ Nga tại Đức Sergej J. Netschajew tại Đại sứ quán Berlin (Ảnh: Moritz Metz / Deutschlandradio)

 

Đại sứ Nga tại Đức, Sergej J. Netschajew cho biết, để chấm dứt chiến tranh Ukraine, cần phải có một kế hoạch hòa bình. Đồng thời, ông chỉ trích gay gắt phương Tây đã biến Ukraine trở thành một nước “chống Nga”. Ông kêu gọi phương Tây đề xuất một kế hoạch hòa bình cho cuộc chiến Ukraine. Chỉ sau khi đó, Moscow mới đánh giá được liệu là vấn đề có thể được thảo luận không. Đồng thời, nhà ngoại giao này đổ lỗi cho phương Tây và khối NATO về trách nhiệm cho cuộc chiến. Ông nói:“Đó là về vấn đề an ninh của đất nước chúng tôi.”
 
Là học giả được đào tạo về khoa văn hoá và ngôn ngữ Đức, ông tỏ ra nản lòng về mối quan hệ Đức - Nga tan vỡ. Sau thế chiến thứ hai, con đường hòa giải đã được thực hiện và một mạng lưới độc nhất được xây dựng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, khoa học hay văn hóa. Bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình tại CHDC Đức cũ vào năm 1977, vị đại sứ này cho biết: “Có lẽ chúng ta hơi quá ngây thơ”.
 
Sau đây là toàn văn cuộc phỏng vấn:
 
Moritz Küpper: Thưa Ngài Đại sứ, chúng ta đang ở trong đại sứ quán Nga tại Berlin. Thủ tướng Liên bang Đức Olaf Scholz, người gần đây đã nhiều lần lên tiếng về các cuộc đàm phán cho cuộc chiến của Nga chống Ukraine và ủng hộ họ, tôi nghĩ bây giờ là thời điểm để chúng ta thảo luận về cách tiến nhanh hơn cho một nền hòa bình từ tình trạng chiến tranh này mà chúng ta hiện đang tạo được ấn tượng. Điều đó có làm cho Ngài ngạc nhiên không?

Sergej Netschajew: Chúng tôi rất vui khi ghi nhận những ý kiến của Thủ tướng Đức. Điều này có lẽ có nghĩa là phương Tây hiểu được rằng cần phải có một kế hoạch hòa bình. Trước đây cũng đã có một số nỗ lực của các đại diện Liên Âu, Thủ tướng Hungary và Chủ tịch Liên Âu nhằm phát triển các sáng kiến khác nhau về ​​hòa bình, nhưng theo tôi biết thì chúng không được hoan nghênh đặc biệt là ở Liên Âu. Tôi không biết liệu sáng kiến ​​này hiện nay có được hoan nghênh hay không. Dù thế nào đi nữa, chúng ta thấy có kế hoạch hòa bình, vẫn chưa nhìn thấy nội dung của kế hoạch.
 
Moritz Küpper: Nhưng Ngài có thể tưởng tượng rằng hiện nay đang có những cuộc đàm phán không? Nga đang gửi tín hiệu gì?
 
Sergej Netschajew: Phải có một kế hoạch hòa bình, một thực chất đích thực, hoàn toàn rõ ràng. Chỉ khi đó chúng tôi mới có thể đánh giá liệu có đáng để nói về cơ sở này không. Nếu nó nói đến việc biên soạn mới lại cái trước đó, cái gọi là công thức Zelensky, về những điểm này trong một phiên bản khác, trong một biên tập khác, thì đối với chúng tôi, điều đó là hoàn toàn không thể chấp nhận được - và ông biết điều đó. Tôi cho rằng Thủ tướng Đức cũng biết điều đó.
 
Moritz Küpper: Nhưng Ngài diễn giải như thế nào điều mà Thủ tướng Đức đang nói hiện nay, điều mà ông ấy đã nhấn mạnh nhiều lần? Bởi vì ông ấy nói, đặc biệt là trong sáu tháng qua, ông ấy thấy rằng hiện nay các cuộc thảo luận là vô nghĩa.
 
Sergej Netschajew: Như tôi đã nói, tôi không muốn suy đoán. Đầu tiên là từ nội dung, văn bản và sau đó chúng tôi sẽ xem kế hoạch này có phù hợp với ý tưởng của chúng tôi ở mức độ nào không. Chúng tôi có ý tưởng của chúng tôi. Cụ thể hơn, tôi tin rằng Tổng thống Vladimir Putin đã bày tỏ ý tưởng của chúng tôi về một giải pháp hòa bình vào ngày 14 tháng 6 tại Bộ Ngoại giao Nga. Và chúng tôi đứng về lập trường này. Trước tiên, chúng tôi muốn kiểm tra xem là ở mức độ nào mà các đề xuất của Thủ tướng Đức có tương ứng không.
 
Moritz Küpper: Về mặt nội dung, tôi  nghĩ là không có ý tưởng nào ở đây. Nhưng chẳng phải là một khởi đầu tốt sao, nếu Ngài, với tư cách là nước Nga, chấp nhận Tổng thống Ukraine, một người được dân chúng bầu chọn, làm người đối thoại sao?
 
Sergej Netschajew: Ông nhấn mạnh từ “được bầu cử một cách dân chủ”. Chúng tôi có quan điểm khác về vấn đề này, vì theo như tôi biết, vào ngày 25 tháng 5, quyền lực của Tổng thống Zelensky được uỷ nhiệm không còn hiệu lực.
 
Moritz Küpper: Đất nước đang có chiến tranh.
 
Sergej Netschajew: Thưa Tiến sĩ Küpper, hoặc là ông ngắt lời tôi hoặc là tôi trả lời các câu hỏi của ông, bởi vì ông đến gặp tôi để thực hiện cuộc phỏng vấn với tôi. Điều này có nghĩa là ông muốn nghe câu hỏi của ông được tôi giải đáp.
 
“Các nước trong khối NATO đang toàn diện xung đột với Nga”
 
Moritz Küpper: Được rồi, tôi sẽ diễn đạt điều này một cách khác: Vậy thì Ngài sẽ đàm phán với ai ở phía Ukraine?
 
Sergej Netschajew: Chúng tôi sẽ xem xét khi nào thời điểm đến. Điều quan trọng là cơ sở của những cuộc đàm phán này - điều gì nằm đằng sau chúng. Ngoài những lời phát biểu của Thủ tướng Đức, chúng tôi còn nghe những lời phát biểu khác từ môi trường chính trị ở nước ông và các nước phương Tây.
 
Bởi vì hiện nay vấn đề liên hệ đến những tên lửa tầm xa hơn mà nó có thể vươn tới lãnh thổ Liên bang Nga. Vấn đề liên quan đến những lời tuyên bố tiếp theo của nhiều chính trị gia khác nhau về việc đạt được một sự thất bại chiến lược cho Nga và phá hủy nền kinh tế của chúng tôi. Và theo nghĩa này, hiện nay có đồn đại là những tên lửa này sẽ sớm bắn vào Nga, nó được một số chính trị gia mô tả là phù hợp với luật pháp quốc tế.
 
Moritz Küpper: Xin Ngài tha lỗi cho tôi nếu tôi ngắt lời, Ngài nghĩ về việc đặt tên lửa của Mỹ trên đất Đức phải không?
 
Sergej Netschajew: Không chỉ như thế. Ý của tôi là, trước hết các cuộc thảo luận gần đây về khả năng cho phép chế độ Kiev phóng tên lửa vào sâu trong lãnh thổ Liên bang Nga. Chắc như ông đã biết, đối với chúng tôi, đây sẽ là một tình huống hoàn toàn mới, điều mà Tổng thống Putin đã chỉ ra cách đây vài ngày. Đối với chúng tôi, điều này có nghĩa là một tình huống mới với tất cả những hậu quả theo sau.
 
Moritz Küpper: Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Vì vậy, Ngài nói chuyện với Joe Biden, Tổng thống Hoa Kỳ, Keir Starmer, đó là về việc cho phép Ukraine sử dụng những vũ khí phương Tây do các nước thuộc khối NATO cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến của Ukraine chống lại Nga. Điều đó có nghĩa là gì? Tổng thống của Ngài đã nói về những đáp trả bất đối xứng.
 
Sergej Netschajew: Chúng tôi sẽ diễn giải tình huống này là hoàn toàn mới. Nhờ thế, các nước thuộc khối NATO được phép hoàn toàn xung đột với Nga. Hoàn toàn rõ ràng các nước này là các phe tham gia vào cuộc xung đột. Tất nhiên, đầu tiên tôi muốn nghe ý kiến ​​​​của các chuyên gia về các hậu quả sẽ ra sao. Nhưng hậu quả đang đến và điều đó là rõ ràng. Đây là một tình huống mới mà chúng tôi sẽ giải quyết.
 
Moritz Küpper: Ngài đã nói đến điều đó rồi. Có người cho rằng việc này được luật pháp quốc tế bảo vệ. Đã có những tiếng nói, bây giờ chúng ta không cần phải thảo luận chung quyết về vấn đề đó. Tôi chỉ đơn giản quan tâm đến phản ứng từ Nga, bởi vì chiến tranh, xung đột, tranh chấp này đã diễn ra được hai năm rưỡi. Làm thế nào nó có thể kết thúc? Điều đó luôn đặt ra câu hỏi. Những gì mà Ngài nêu ra bây giờ là sự leo thang của cả hai bên. Ngài biết rất rõ về Chiến tranh Lạnh.
 
Sergej Netschajew: Tình trạng leo thang có thể đã được ngăn chặn từ vài năm trước. Không phải chúng tôi đã hủy bỏ các cuộc đàm phán hòa bình hay cấm chế độ Kiev ký các giấy tờ đã hoàn tất.
 
“Kiev không tự chủ”
 
Moritz Küpper: Ý Ngài nói là “Istanbul”, các cuộc đàm phán ở đó?
 
Sergej Netschajew: Tất nhiên, ý tôi là “Istanbul”, vào đầu năm 22, nơi mà tài liệu xuất phát từ Ukraine, thực tế là cơ sở cho các cuộc đàm phán. Chúng tôi đã nói điều đó ngay. Chúng tôi đồng ý đàm phán trên cơ sở này. Điều này đã được các đồng nghiệp của phái đoàn Kiev ký tắt. Và chúng tôi đã nói, bây giờ khởi động được. Đồng ý, xin hãy vui lòng. Nhưng tiếc là không có sự tiếp tục, nếu không một số đại sứ quán và đại diện các nước phương Tây đến nói với Kiev rằng, không thể làm như vậy được. Như ông biết, tôi không biết là ông có đồng ý với điều này hay không, nhưng Kiev không tự chủ trong hành động của mình và điều đó có nghĩa là tất cả. Hơn nữa, nếu nhìn lại lịch sử, vào tháng 12 năm 2021, chúng tôi đã phân phát nhiều tài liệu khác nhau cho các đồng nghiệp Mỹ, khối NATO và OSCE với các đề xuất, cuộc đàm phán của chúng tôi, vì đó là về vấn đề an ninh của đất nước chúng tôi. Tất cả chúng tôi, ý tôi là các quốc gia của ông, các đồng nghiệp của chúng tôi từ khối NATO, từ Liên Âu, chúng tôi cũng vậy, đã ký kết các Nghị quyết tương ứng trong Hội nghị Thượng đỉnh OSCE, dù là ở Istanbul hay ở Bucharest, vì tôi có thể sai, hoặc ở Astana, đúng vậy, ở đâu nó được viết rõ ràng đen và trắng: đối với tất cả, vấn đề an ninh chỉ có thể là giống nhau.
 
Moritz Küpper: Nhưng nếu Ngài nói như vậy bây giờ, nếu tôi có thể tiếp nhận vụ việc ngay bây giờ, bởi vì đó là những gì Ngài nói đến vấn đề an ninh, thì hôm nay, vào tháng 9 năm 2024, chúng ta phải nhận ra rằng, kể từ khi leo thang, kể từ khi quân Nga xâm lược lãnh thổ Ukraina khiến cho tình hình an ninh của Nga chưa tăng cường. Mục tiêu của Ngài là phi quân sự hóa Ukraine, như tổng thống của Ngài đã nói. Ukraine có nhiều vũ khí hơn bao giờ hết, ít nhất là nhiều hơn. Khối NATO đoàn kết và phát triển. Nga bị cô lập về mặt quốc tế trong nhiều lĩnh vực. Ngài đã tiến gần hơn tới mục tiêu làm cho nước Nga an toàn hơn ở đâu?
 
Sergej Netschajew: Đây là cách giải thích của ông về quan điểm và ý tưởng của chúng tôi. Chúng tôi có những mục tiêu, mục tiêu chiến lược của hành quân đặc biệt và những mục tiêu này sẽ đạt được. Tổng thống Putin đã xác nhận điều này nhiều lần, ông đã nghe điều này nhiều lần từ các bộ trưởng ngoại giao và các chính trị gia khác của chúng tôi.
 
“Một thách thức khác đối với nền an ninh của chúng tôi”
 
Moritz Küpper: Ngài đã đạt được mục tiêu chiến tranh nào?
 
Sergej Netschajew: Mục tiêu chính của chúng tôi là bảo vệ người dân Nga và cộng đồng nói tiếng Nga ở khu vực phía đông Ukraine. Điều mà các nước phương Tây không làm là cái gọi là đàm phán hay liên hệ để thực hiện Thỏa thuận Minsk mà theo tôi được biết, Đức và Pháp cũng đã ký kết với tư cách là nước đồng bảo trợ. Nhưng không có động thái gây chuyển biến nào từ Ukraine hướng tới việc thực hiện thỏa thuận này, thỏa thuận này cũng đã được thông qua vào thời điểm đó như một Nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Đó đã là một tài liệu về luật pháp quốc tế. Không có gì được thực hiện. Hơn nữa, vì tôi nghe nói rằng 8 năm này đã được sử dụng để trang bị cho Ukraine cơ sở hạ tầng kỹ thuật quân sự và đặt các cơ sở kỹ thuật quân sự tương ứng từ các đồng minh NATO ở đó. Đó là một thách thức khác đối với nền an ninh của chúng tôi.
 
Moritz Küpper: Nhưng cách giải thích của phương Tây và khối NATO bây giờ đã khác. Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, Jens Stoltenberg, Tổng thư ký sắp mãn nhiệm của khối NATO, đã mô tả đó là một sai lầm, Ukraine đã không được mạnh mẽ hơn về mặt quân sự trước đó. Hiện nay tôi không muốn nhìn lại quá khứ, tôi muốn nhìn về tương lai.
 
Tôi đã điều này nói rồi, Ngài ở trong nghề ngoại giao rất lâu đời. Ngài đã trải qua thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi lực lượng của cả hai bên đều được trang bị vũ khí mạnh mẽ và đối đầu nhau. Chúng ta đang hướng tới những thời điểm như vậy một lần nữa hay chúng ta đã ở trong đó từ lâu rồi?
 
Sergej Netschajew: Đúng vậy, nó có tác dụng. Tất nhiên, tôi nghĩ là tình hình nghiêm trọng hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh. Vì có hai cực hoặc thế giới lưỡng cực. Vì có một số quy tắc mà cả hai bên tuân thủ. Hiện nay, chúng tôi nhận thấy từ các đối tác phương Tây rằng những quy tắc này không được tuân thủ. Ukraine đang trở nên bão hòa với đủ loại vũ khí. Sự ủng hộ cho chế độ Kiev đang cao hơn bao giờ hết. Hơn thế nữa, đây còn là cuộc cạnh tranh xem ai viện trợ nhiều nhất. Và các biến thể khác cũng không bị loại trừ. Trước đây không hề đề cập đến xe tăng. Bây giờ chúng ta thấy xe tăng Đức trên lãnh thổ Nga, ở các khu vực biên giới chống lại dân thường.
 
“Về việc bảo vệ người dân Nga”
 
Moritz Küpper: Ngài có xem Đức là kẻ thù chiến tranh vì Ngài vừa đề cập đến điều đó không?
 
Sergej Netschajew: Điều đó thực sự không làm chúng tôi hạnh phúc. Tôi không nói rằng Đức là đối thủ của cuộc chiến, nhưng rõ ràng Đức đứng về phía Ukraine. Theo nghĩa này, tôi hoàn toàn ủng hộ cho một bên trong cuộc xung đột càng lâu càng tốt, như đã nêu trong bài báo của ông. Tất nhiên, không dễ dàng để nói về sự trung gian hợp lý, một cách khách quan và trung lập trong các cuộc hoà đàm này.
 
Moritz Küpper: Tôi muốn trích dẫn lại lời của Thủ tướng Olaf Scholz. Gần đây, tại một cuộc vận động tranh cử ở Brandenburg vào cuối tuần, ông ấy đã phát biểu rằng cơ sở cho các cuộc đàm phán là tổng thống của Ngài, Vladimir Putin, “nhận ra rằng ông ấy không thể nuốt chửng toàn bộ Ukraine”. Ở đây, chúng ta quay lại vấn đề điều kiện đàm phán. Ngài có đồng ý với điều đó không?
 
Sergei Netschajew: Tôi chưa bao giờ nghe từ chính phủ của tôi nó rằng, như  Thủ tướng Đức nói, chúng tôi đang nuốt chửng toàn bộ Ukraine, v.v. theo nghĩa đó.
Moritz Küpper: Nuốt trọn!
 
Sergej Netschajew: Tôi chưa bao giờ nghe điều đó và cũng chưa bao giờ  tuyên bố đó là mục tiêu của các hành quân đặc biệt này. Đó là về việc bảo vệ người dân Nga ở bốn khu vực này. Điều này là hoàn toàn cần thiết vì trong quá trình đàm phán Hiệp định Minsk kéo dài 8 năm, Kiev đã chiến đấu quân sự chống lại chính người dân của mình ở những khu vực này. Theo như tôi biết từ nhiều nguồn tin khác nhau, có 14.000 đến 15.000 nạn nhân. Các đồng nghiệp phương Tây của chúng tôi không chú ý đến điều này. Chúng ta nên đánh giá  điều này như thế nào?
 
Moritz Küpper: Có những quan điểm khác về vấn đề này và ngay sau khi chiến tranh nổ ra trên toàn quốc đã có một Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong đó hơn 140 quốc gia lên án cuộc xâm lược này của đất nước Ngài. Tôi vẫn luôn tự hỏi, khi nào và có những tín hiệu nào từ phía Nga để kết thúc chiến tranh? Lúc đầu Ngài vừa nói là Ngài đang đợi tin nhắn từ phía Đức, phía nào sao cũng được.
 
Sergej Netschajew: Chúng tôi đã đưa ra tín hiệu sớm hơn. Tín hiệu của chúng tôi không được nghe. Tôi chỉ liệt kê những tín hiệu này, nhưng chúng hoàn toàn bị bác bỏ một cách rõ ràng theo một cách nào đó. Có thể là vào đầu năm 22, có thể là vào tháng 12 năm 21. Không có phản ứng nào cho phép chúng tôi đàm phán tất cả những điều này một cách hòa bình. Lúc đó chúng tôi đã sẵn sàng cho việc đó. Bây giờ mục tiêu của chúng tôi đã được đặt ra và chúng sẽ được hoàn tất.
 
Moritz Küpper: Bất kể với giá nào nếu muốn? Bởi vì người dân, thường dân, đang chết mỗi ngày và cơ sở năng lượng hạ tầng ở Ukraine đang bị ném bom. Tất nhiên, về phía Nga, binh lính cũng chết. Tôi đọc số liệu từ BBC, cho đến nay đã có 66.000 người nằm xuống. Đây là những chi phí rất lớn cho cả hai bên.
 
Sergej Netschajew: Mỗi nạn nhân là một bi kịch. Chúng tôi biết điều đó. Nhưng chúng tôi đã không bắt đầu việc này ngay từ đầu. Chúng tôi đang ứng phó với nguy cơ an ninh liên tục được đặt ra cho chúng tôi trong nhiều thập niên với việc Đông tiến của khối NATO. Không chỉ mở rộng về bản chất mà còn mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật quân sự ngay tại biên giới của chúng tôi. Ngày càng dày đặc hơn. Sau đó Ukraine trở thành nước chống Nga. Không có nghi ngờ gì về điều đó cả. Các đồng phạm của Đức Quốc xã Bandera và Shukhevych được mệnh danh là anh hùng dân tộc. Chúng tôi chống lại chủ nghĩa phát xít mới.
 
“Có lẽ chúng tôi đã quá ngây thơ”
 
Moritz Küpper: Nhưng thưa Ngài Đại sứ, xin thứ lỗi cho tôi nếu tôi ngắt lời Ngài, nhưng khi Ngài nói rằng khối NATO là mối đe dọa đối với Nga. Ví dụ, chúng ta đang thấy rằng trong nhiều thập niên, Phần Lan và Thụy Điển đã là thành viên đứng trung lập của khối NATO. Phần Lan cũng có đường biên giới rất dài với Nga, hơn 1.300 km. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào đó, hiện nay có rất nhiều báo cáo cho rằng các  người Nga đang rút quân khỏi phía này vì Nga cần quân ở Ukraine. Nếu khối NATO là một mối đe dọa, thì làm thế nào việc này phù hợp với nhau?
 
Sergej Netschajew: Tôi không biết việc Phần Lan và Thụy Điển, đặc biệt là Phần Lan, sẽ được hưởng lợi gì khi gia nhập khối NATO...
 
Moritz Küpper: Vấn đề không phải ở đó. Câu hỏi đặt ra là tại sao Ngài không nhận ra mối đe dọa từ bên cạnh hoặc hành động như một mối đe doạ?
 
Sergej Netschajew: Chúng tôi sẽ đánh giá bằng hành động. Nếu chúng tôi thấy tình hình về khía cạnh kỹ thuật quân sự ở Phần Lan hoặc Thụy Điển xấu đi đối với chúng tôi, chúng tôi sẽ phản ứng tương ứng. Đừng lo lắng.
 
Moritz Küpper: Cuối cùng, thưa Ngài Đại sứ. Tôi đã nói điều đó ngay từ đầu. Ngài bắt đầu sự nghiệp ngoại giao vào năm 1977 tại CHDC Đức trước đây. Ngài đã đồng hành cùng mối quan hệ Đức - Nga trong suốt chặng đường, trải qua bao cuộc thăng trầm. Ngài sẽ ở đâu khi kết thúc sự nghiệp, và mối quan hệ Đức - Nga lúc đó sẽ là gì ? 
 
Sergej Netschajew: Ông được thông tin đầy đủ. Vâng, đúng vậy. Trong những thập niên này, cùng với các chính trị gia Đức, với các chính trị gia Đức có tinh thần thuần lý, tầm nhìn xa, chúng ta đã xây dựng một mạng lưới quan hệ song phương độc đáo. Hoàn toàn độc đáo trong mọi lĩnh vực, bất kể ông đặt là tên gì: kinh tế, chưa kể tới năng lượng, khoa học, văn hóa, xã hội dân sự. Tôi không nghĩ không có quốc gia phương Tây nào có thể mừng điều đó. Nhưng hiện tại mọi việc đã được tạm dừng theo yêu cầu của phía Đức. Ông biết đấy, vấn đề rất chán nản. Bởi vì từ việc xích lại gần nhau này trên cơ sở hòa giải lịch sử sau chiến tranh, nơi chúng ta đã mất đi 27 triệu người, và đó không phải là một bước dễ dàng để mở đường cho tinh thần hòa giải này. Thế nhưng chúng tôi đã mở đường cho con đường này. Và chúng ta đã làm rất nhiều điều cho sự xích lại gần nhau này và cho mối quan hệ đối tác chiến lược,  sự hợp tác chung trong mọi lĩnh vực,  sự thống nhất nước Đức. Và bây giờ – có lẽ chúng ta đã hơi quá ngây thơ.
 
Moritz Küpper: Thưa Ngài Đại sứ, xin cảm ơn Ngài về cuộc trò chuyện.
 
Sergej Nerschajev: Cảm ơn ông và các thính giả.

 

Deutschlandfunk

 

Đỗ Kim Thêm dịch

 

Phụ chú của người dịch:
 
Trong bài phỏng vấn, các câu trả lời của Đại sứ Netschajew có nhiều thông tin sai lệch mà trong tình huống trực tiếp ký giả Moritz Küpper không thể nào phản biện kịp thời với các chi tiết thuyết phục. Sau đây là một vài ví dụ.
 
Về vấn đề đàm phán ở Istanbul năm 2022 và phương Tây cấm Ukraine đàm phán.
 
Đúng ra, Đại sứ Netschajew phải nói là thoạt đầu đã có đàm phán ở Istanbul và cả hai phái đoàn Ukraine và Nga đều tỏ ra lạc quan. Những điểm còn tồn động sẽ được Putin và Zelensky đàm phán trực tiếp để chung quyết.
 
Nhưng sau đó, diễn biến khác đi. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Ý lúc bấy giờ là Mario Draghi, Putin nói rằng không sẵn sàng nói chuyện với Zelensky. Lý do là vì thời điểm chưa chín muồi cho một lệnh ngừng bắn. Cùng lúc đó, các nhà tuyên truyền có ảnh hưởng mạnh đã tấn công phái đoàn Nga. Ví dụ, Vladimir Solovyov đã nói: “Nga không thể bắt tay với những kẻ cặn bã, không nên nói chuyện với họ ”. Vì vậy, phía Nga đã ngăn cản lệnh ngừng bắn vào đầu tháng 4 năm 2022.
 
Hiện nay, Nga trích dẫn lời tuyên bố của trưởng đoàn đàm phán Ukraine hồi đó nhưng với mục tiêu là làm sai lệch thông tin. Ông trưởng đoàn nói rằng Thủ tướng Anh khi đó là Boris Johnson đang ở Kiev vào thời điểm đó và nói: “Chúng tôi không đàm phán”, nhưng không ai rõ là Johnson muốn nói “chúng tôi” là ai - Ukraine hay Anh với Nga. Nhưng sự thật là các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga vẫn tiếp tục. Nhưng tội ác chiến tranh của Nga ở Butscha và Irpin bị đưa ra ánh sáng. Nga tiếp tục tấn công ở Mariupol.
 
Nhìn chung, Nga chưa bao giờ tạo ra ấn tượng nghiêm túc trong việc đàm phán và cuối cùng đã dẫn đến thất bại.
 
Moscow muốn khối NATO cam kết không kết nạp thêm bất kỳ quốc gia nào - đặc biệt là Ukraine.
 
Điểu này đã được đề cập rõ trong tài liệu. Khối NATO cam kết không bố trí vũ khí cho các quốc gia thành viên được thu nhập sau năm 1997, ngoài những quốc gia đóng quân ở đó vào năm 1997. Tổng thư ký NATO Stoltenberg gần đây đã giải thích lại điều này trên tờ “Frankfurter Allgemeine Zeitung”. Ông cho biết là người Nga yêu cầu tất cả quân NATO phải rút khỏi khu vực phía đông của liên minh. Đây là một sự vi phạm rõ ràng với Đạo luật cơ bản NATO - Nga vào năm 1997, trong đó Nga đã cam kết là trao cho tất cả các quốc gia, bao gồm cả các quốc gia lân cận, quyền tự do lựa chọn một liên minh. Đó là lý do tại sao "đề nghị" này từ phía Nga là không thể được khối NATO chấp nhận, bởi vì về cơ bản nó có nghĩa là sự kết thúc của NATO với tư cách là một liên minh phòng thủ - ngay cả khi đối mặt với Nga.
 
Về con số 14.000 đến 15.000 nạn nhân trong 8 năm.
 
Những cái chết này không chỉ xảy ra ở khu vực được Nga hậu thuẫn mà còn ở lãnh thổ do Ukraine kiểm soát - đặc biệt là dọc theo đường ngừng bắn. Nhưng trong số những người thiệt mạng không chỉ có dân thường mà còn nhiều binh sĩ. Cho rằng phương Tây chưa chú ý đến điều này là không đúng. Thực ra, một phái đoàn quan sát viên OSCE đã có mặt tại hiện trường, nhưng sau đó bị phe ly khai ngăn trở công việc, đôi khi còn đe dọa.
 
 Vấn đề “bảo vệ người dân nói tiếng Nga” là một phát minh của phía Nga.
 
Tuyên bố này được đưa ra trong thời gian Nga chiếm đóng Crimea sau lan sang Donbass. Vào thời điểm đó, một lượng lớn video giả đang được lan truyền. Ví dụ, có một nhân chứng được cho là mình đã tận mắt chứng kiến cảnh binh lính Ukraine ​​ở miền đông Ukraine đã tra tấn người dân Sloviansk và đóng đinh một cậu bé. Nhưng điều đó là hư cấu. Nhân chứng này hóa ra là một nữ diễn viên của Nga. Ngày nay, bằng chứng cho thấy Nga cũng còn phá hủy các thành phố có người nói tiếng Nga đang sinh sống.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hàng ngàn người từ khắp nơi tập trung về Freedom Plaza. Phụ nữ, thanh niên, trẻ em, và cả nam giới – những người cấp tiến, tôn trọng tự do, sự tiến bộ, và quyền của người phụ nữ. Với tòa nhà Điện Capitol Hill xa xa làm phong nền vững chắc, khoảng 17,000 người trong buổi chiều Chủ nhật liên tục hô vang “We Won’t Go Back!” – khẩu hiệu vận động tranh cử của Phó Tổng Thống Kamala Harris. Thời tiết Washington, D.C. chiều Chủ nhật rất đẹp. Ánh nắng soi rọi thẳng vào khu vực Freedom Plaza, làm nổi bật một rừng người đầy màu sắc. Không cần biết quen hay lạ, chỉ cần có mặt nơi đó, lúc đó, người ta có thể dễ dàng bắt nhịp với nhau, bởi vì họ hiểu “chúng ta đến đây là đang kiếm tìm cùng một giá trị.” Có những người phụ nữ tóc bạc trắng, trên tay cầm tấm bảng nhỏ đơn giản ghi dòng chữ KAMALA HARRIS. Dù tuổi đời không cho phép họ được năng động hơn, hoặc mang những tấm bảng to hơn, như những người trẻ tuổi khác trong sự kiện, nhưng sự có mặt của họ, ánh mắt của họ đã là một sức mạnh vô hình
Một nhà sư Phật giáo đã cắm trại biểu tình 24/24 giờ bên ngoài Đại sứ quán Hoa Kỳ tại London, kêu gọi Mỹ chấm dứt viện trợ quân sự cho Israel trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza, theo hãng thông tấn Anadolu đưa tin.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Nam Hàn thông báo hôm Chủ Nhật rằng Seoul, Washington và Tokyo đã tiến hành các cuộc tập trận không quân chung với máy bay ném bom B-1B để ứng phó với vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa gần đây nhất của Bắc Hàn.
Vi diệu thay Chánh Pháp từ phương Đông xa xôi đã đi vào vùng đất phương Tây, giống như những hạt giống trong gió rơi nhẹ nhàng trên mặt đất xa lạ. Những lời cổ xưa như lời thì thầm từ những ngọn núi xa xôi, lời nhắc nhở thầm lặng từ những thung lũng vượt thời gian. Chánh Pháp đã vượt qua các lục địa, mang theo kho tàng vô giá của trí tuệ tinh tuý. Giờ đây cánh cửa giải thoát khỏi khổ đau đã mở ra. Chánh Pháp hiển bày, nhẹ nhàng hướng dẫn–nếu chúng ta chịu lắng nghe.
Nhiều nghiên cứu cho thấy áp dụng phương cách giao tiếp chánh niệm giúp cho cha mẹ và con cái rất nhiều. Chẳng hạn, nó giúp cha mẹ ít cáu kỉnh, thất vọng và bất lực; nó cải thiện sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái; nó giúp tình cảm giữa cha mẹ và con cái đậm đà hơn; nó sửa đổi những sai sót trong hành xử; và nó làm cho cha mẹ giảm bớt căng thẳng.
Từ thuở trầm luân đã từng qua đây. Này bờ suối, này khóm lau, này tảng đá ven đường, còn nhớ chăng vó ngựa reo vang chiều hoang dã. Thân ta trải khắp các mộ địa. Hồn ta phơi man mác ven trời. Đi, đã từng đi mãi, đi mòn cả tháng năm.
California tin vào nền dân chủ. Tiểu bang nỗ lực để bảo đảm việc nhận và gởi lại lá phiếu một cách dễ dàng. Tiểu bang có Luật Về Quyền Của Cử Tri.
Vaccine ngừa COVID-19 sẽ bị xóa sổ khỏi thị trường, nếu Trump thắng cử và đồng ý với Kennedy Jr. Howard Lutnick, đồng chủ tịch nhóm chuyển giao Trump-Vance, cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư rằng cựu ứng cử viên tổng thống Robert F. Kennedy Jr., người ủng hộ cựu Tổng thống Trump, đang tìm kiếm dữ liệu liên bang để chứng minh rằng vaccine nên bị loại khỏi thị trường.
“Lịch sử của các nỗ lực của tôi để xuất bản sách The Memoirs of Phạm Duy, giống như lịch sử của chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô – là một đoạn lịch sử vô cùng dài và vô cùng phức tạp. Bắt đầu từ đâu để kể cho rõ rành đây?” [ trích dẫn email của TS Eric Henry, gửi Ngô Thế Vinh ngày 04/05/2022 ]
Trên mạng IMDb, phần mô tả cho bộ phim ngắn The Heart liệt kê đạo diễn của bộ phim là Malia Obama, con gái của tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ. Nhưng trong phần giới thiệu của chính bộ phim, cô gái 26 tuổi này quyết định chỉ xuất hiện với cái tên "Malia Ann"—
Dữ liệu mới nhất cho thấy các đơn xin mới từ hạng mục cho vùng Nông thôn đang nhanh chóng bắt kịp với các đơn cho vùng Thất nghiệp cao. Vào tháng 11 năm 2023, có 63% đơn là cho vùng Thất nghiệp cao và 32% là cho vùng Nông thôn. Vào tháng 3 năm 2024, có 52% là cho vùng Thất nghiệp cao và 46% là Nông thôn.
Clever Care chính thức khởi động Giai Đoạn Ghi Danh Hàng Năm (AEP) 2025, với thế mạnh từ hơn 140 năm kinh nghiệm tổng hợp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, và nền tảng tài chính vững mạnh. Công ty đổi mới diện mạo thương hiệu để phù hợp với sứ mệnh cung cấp các chương trình Medicare Advantage đặc biệt dành cho người Mỹ gốc Á, với sự thấu hiểu văn hóa sâu sắc từ cộng đồng này. Sự chuyển mình trong thương hiệu cho thấy tâm huyết của đội ngũ Clever Care, trong việc kết hợp hài hòa hai nền y học, phương Đông và phương Tây, với truyền thống văn hóa lâu đời, nâng tầm giá trị của hội viên trên hành trình vươn tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Paris by Night hân hạnh giới thiệu cùng quý khán thính giả hai buổi văn nghệ trực tiếp thu hình vào hai ngày thứ bảy 23 tháng 11, 2024 vào lúc 7:00 tối và Chủ Nhật 24 tháng 11, 2024 vào lúc 1:30 giờ trưa với chủ đề “PBN 138: Hoài Linh – 30 Năm Sân Khấu” trên sân khấu lộng lẫy của rạp Pechanga Casino Theater.
Người tiếp theo đặt chân lên Mặt trăng sẽ nói tiếng Anh hay tiếng Quan Thoại? Từ năm 1969 đến 1972, tổng cộng có 12 phi hành gia của Hoa Kỳ từng đặt chân lên bề mặt Mặt trăng. Giờ đây thì cả Hoa Kỳ và TQ đều đang chuẩn bị để đưa con người trở lại Mặt trăng trong thập niên này. Tuy nhiên, sứ mệnh quay trở lại Mặt trăng của Hoa Kỳ đang bị trì hoãn, một phần là do bộ đồ du hành không gian (spacesuits) và tàu đổ bộ Mặt trăng vẫn chưa được hoàn thiện. Trong khi đó, TQ đã cam kết sẽ đưa phi hành gia lên Mặt trăng trước năm 2030 và nổi tiếng với việc hoàn thành mục tiêu đúng hạn.
Bộ não của chúng ta không ngừng sàng lọc thông tin, loại bỏ những kiến thức không còn cần thiết để nhường chỗ cho thông tin mới quan trọng hơn. Tuy nhiên, khi tuổi tác tăng, khả năng này suy giảm, khiến việc tiếp nhận kiến thức mới trở nên khó khăn hơn. Đây là một trong những kết luận quan trọng từ luận án nghiên cứu gần đây của Đại học Örebro, Thụy điển.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.