Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Kamala Harris Và Các Vấn Đề Việt Nam

21/09/202411:50:00(Xem: 1070)
harris mccann
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2021 - Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đặt hoa tại khu tưởng niệm Thượng nghị sĩ John McCain, nơi máy bay Hải quân của ông bị Việt Cộng bắn hạ, nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của ông.  Ảnh: chụp lại từ Youtube.

Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.

Dù đã có một số tù nhân lương tâm đã được trả tự do, được cho phép xuất cảnh đến Hoa Kỳ hoặc một số nước phương Tây trong vài năm qua, có thể thấy là việc thương lượng riêng cho trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức đã không có kết quả cho đến khi Chủ tịch Tô Lâm chuẩn bị sang Mỹ sắp tới.

Để chứng minh cho nhận định này, có lẽ cần quay lại chuyến công du của Phó Tổng Thống Kamala Harris, phó tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên sang Việt Nam kể từ sau bang giao giữa hai quốc gia vào tháng 8 năm 2021.

Trước khi bà Kamala Harris sang Việt Nam, tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã đăng tải thông cáo về quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trên trang mạng của mình, trong đó vấn đề về nhân quyền và xã hội dân sự được viết theo sau:

(Trích)
Nhân quyền và Xã hội Dân sự:
"Chính quyền Biden-Harris coi nhân quyền là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Theo đó, trong thời gian thăm Việt Nam, Phó Tổng thống Harris đã nhấn mạnh vai trò thiết yếu của xã hội dân sự đối với sự phát triển toàn cầu.

Thúc đẩy xã hội dân sự và vận động chính sách cấp cơ sở: Hoa Kỳ ủng hộ xã hội dân sự của Việt Nam và vận động cho quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng và lập hội ở Việt Nam – quan điểm mà Phó Tổng thống Harris đã bày tỏ tại các cuộc gặp với lãnh đạo Chính phủ. Ngoài ra, Phó Tổng thống Harris sẽ tổ chức một cuộc gặp mặt vào ngày 26 tháng 8 với đại diện của các nhóm vận động cấp cơ sở, tại đây bà sẽ nhấn mạnh vai trò quan trọng của xã hội dân sự như một động lực của phát triển bền vững và thịnh vượng toàn diện." (https://vn.usembassy.gov/vi/to-thong-tin-tang-cuong-quan-he-doi-tac-toan-dien-hoa-ky-viet-nam/)

Vấn đề nhân quyền là một cản trở lớn trong việc nâng cấp quan hệ hai bên, được Giáo sư Carl Thayer chỉ ra trong chuyến đi của Phó TT Kamala Harris rằng: “Một trong những vấn đề là nhân quyền, vì bà Harris thuộc Đảng Dân Chủ và bà là một người cấp tiến. Tôi được những viên chức quốc phòng Hoa Kỳ cho biết rằng vấn đề nhân quyền đã được Bộ trưởng Austin nêu lên." (Chú: Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin công du Việt Nam vào tháng 7 năm 2021.)

Và bà Harris đã không ngần ngại trao đổi về các vấn đề được xem là "tế nhị" này ngay tại Việt Nam. Theo bản tin trên đài RFA đăng ngày 26/08/2021, RFA tường trình và dẫn lời bà Harris theo sau: "Tại cuộc họp báo vào chiều ngày 26/8 ở Hà Nội, bà Harris khẳng định: "Tôi cũng nêu vấn đề nhân quyền trong các cuộc họp của mình và nói rõ tầm quan trọng mà Hoa Kỳ đặt ra đối với nhân quyền. Chúng tôi sẽ luôn sống đúng với giá trị của mình và sẽ không né tránh lên tiếng ngay cả khi những cuộc trò chuyện đó có thể khó thực hiện và có lẽ khó nghe." (RFA)

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hay với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung thì vấn đề nhân quyền và dân chủ luôn được các nội các phía đảng Dân Chủ đặt ra và vận động, thương lượng trong các mối quan hệ song phương.

Đồng thời phía Dân Chủ cũng lên tiếng mạnh mẽ trong vấn đề tự do hàng hải, lên án thái độ hiếp đáp của Trung Quốc trong khu vực, thay vì chỉ chú trọng riêng vấn đề giao dịch thương mại.

Trong cùng thông cáo từ Đại Sứ Quán Hoa Kỳ đã dẫn, Hoa Kỳ cũng tuyên bố thông qua chuyến công du của bà Kamala Harris rằng, "Mối quan hệ an ninh giữa hai nước đã mở rộng mạnh mẽ trong khi Hoa Kỳ ủng hộ nền độc lập và chủ quyền của Việt Nam, nhất là ở lĩnh vực hàng hải...Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam tăng cường khả năng thực thi pháp luật và an ninh biển của mình."

Tại Việt Nam, bà Harris thẳng thắn bày tỏ quan điểm về Trung Quốc rằng, "Chúng ta cần tìm cách gây áp lực và gia tăng áp lực một cách thẳng thắn rằng, Bắc Kinh phải tuân thủ công ước quốc tế về luật biển, đồng thời thách thức hành vi bắt nạt và yêu sách hàng hải quá đáng của họ."

Cam kết về vấn đề dân chủ và nhân quyền, cùng các yêu cầu và áp lực phía Việt Nam trao trả tự do cho các tù nhân lương tâm của bà Kamala Haris đã được Trần Huỳnh Duy Thức tái xác nhận. Trên trang facebook Trần Huỳnh Duy Thức, thông điệp của anh được gia đình đưa lên mạng vào ngày 15 tháng 9 năm 2024, chỉ vài ngày trước khi anh được trả tự do, được viết nguyên văn theo sau:

(Trích) "HOA KỲ RẤT QUAN TÂM TÙ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

Ngày 28/8 vừa rồi, một phái đoàn của chính phủ Mỹ đã bay trực tiếp từ thủ đô Washington DC để vào Trại 6 gặp tù nhân lương tâm Bùi Văn Thuận.

Phái đoàn Đại sứ quán Mỹ sẽ quay trở lại gặp Thức, thông báo là Thức cần gặp gấp.

Ngày 3/11/2021 đại diện Tòa đại sứ Mỹ ông MATHERN STANNARD đã vào Trại 6 thăm Thức theo lệnh của bà Phó Tổng Thống Kalama Harris, hôm đó hai bên đã có những trao đổi thú vị.

Mỹ đang tấp cập triển khai để hoàn thành các đích nhắm của chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương tự do và cởi mở trong một đích nhắm trong đó là thúc đẩy để Việt Nam bước thành công vào quỹ đạo dân chủ để liên minh quốc phòng vì hòa bình và thịnh vượng cho cả hai nước và trên thế giới. Trong đích nhắm nầy hẳn là Mỹ sẽ phải chú tâm đến mục tiêu hỗ trợ cho lực lượng đối lập ôn hòa." (hết trích) (https://www.facebook.com/tranhuynhduythuc).

Với một vài điều đã dẫn bên trên, nếu đắc cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 tới đây, có thể thấy là Phó Tổng Thống Kamala Harris sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách ngoại giao với Việt Nam tương tự như các nội các đảng Dân Chủ tiền nhiệm.

Bên cạnh việc giúp đỡ, viện trợ về y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật, đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người dân Việt Nam, tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng với chính phủ Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trước thái độ bá quyền của Trung Quốc trong khu vực, Hoa Kỳ đồng thời vẫn sẽ tiếp tục sử dụng các quy chế thương mại để thương lượng, thúc đẩy vấn đề dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Những điều này hoàn toàn có lợi cho người dân Việt Nam và phong trào dân chủ tại Việt Nam.

Nhã Duy 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
Nhà báo Cù Mai Công vừa lên tiếng nhắc nhở đồng nghiệp (“Ráng Xài Tiếng Việt Cho Đúng, Xài Bậy, Dân Họ Cười Cho”) vào hôm 6 tháng 9 vừa qua. Ông dùng tựa một bản tin của báo Dân Trí (“Hai Kịch Bản Siêu Bão Yagi Tác Động Đến Đất Liền”) như một thí dụ tiêu biểu: “Trong toàn bộ các tự điển tiếng Việt xưa nay, ‘kịch bản’ nguyên nghĩa là bản viết cho một vở kịch, sau có thể mở rộng thành văn bản, bản thảo về nội dung cho một phim truyền hình, quảng cáo, phim ảnh, gameshow…
Trong nhiều ngày qua, Donald Trump và Cộng Hòa MAGA tung rất nhiều tin giả hay bóp méo và nhiều thuyết âm mưu liên quan đến cơn bão lụt Helene một cách có hệ thống. Mục đích để hạ đối thủ Kamala Harris và Đảng Dân Chủ. Theo tường thuật của CNN vào ngày 6/10, Cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hàng loạt lời dối trá và xuyên tạc về phản ứng của liên bang đối với cơn bão Helene. Theo MSNBC, “Những lời dối trá đó đã được khuếch đại bởi những người như tỷ phú Elon Musk, nhà lý luận âm mưu chuyên nghiệp Alex Jones và ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang dính nhiều bê bối cho chức thống đốc Bắc Carolina, Mark Robinson. Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một đồng minh trung thành của Trump.” Ngay cả Hùng Cao, một nhân vật MAGA mới bước vào chính trường cũng góp phần vào việc nấu nồi canh hẹ này.
“Luật Phòng Chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.”
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.