Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Bóng Trăng Trắng Ngà*

20/09/202400:00:00(Xem: 611)

iStock-1137367559
Nguồn ảnh: istockphoto.com

Những tia nắng hồng cuối cùng đã tắt trong ánh hoàng hôn chiều tà nhưng bầu trời vẫn trong sáng từ một thứ ánh sáng huyền bí; vẫn chưa có vì tinh tú nào xuất hiện, tuy nhiên màn đêm hôm nay hẳn là một trong những buổi chiều tối đẹp nhất mà cả thế gian này chưa từng bao giờ chứng kiến.
 
Bên phía đại dương, nhìn như có vẻ tối tăm sẫm màu hơn dưới bầu trời rực sáng; bóng tối hoặc ánh màu phản chiếu không còn in trên nền đất liền màu nâu đậm nữa; toàn bộ phần vách đã gần đó giờ chỉ còn là một khối khổng lồ, là một khối đá hoa cương khô khan chênh vênh, nguy hiểm. Con đường mòn gồ ghề trắc trở chạy men theo bờ biển dọc theo những tảng đá, nơi đó những con sóng rì rầm đập vào không ngớt, nơi đây những người dân làng có việc cần hoặc những người chăn cừu đưa bọn cừu hoang dã chưa được thuần thục đã dẫm đạp lên ngàn vạn lần.
 
Một người đàn ông đang lê những bước chậm chạp, đầu cúi xuống, không hề nghĩ về những gì đang trải ra trước mắt nhưng đầu óc tràn đầy đắng cay đang nhìn thấy theo những điều diễn ra trong tâm trí anh ta. Ông đã sống nhiều năm bên trên cao kia, trong ngôi nhà ở một hốc đá, với người vợ mà ông yêu thương hết lòng; họ rất hạnh phúc, hay ít ra họ nghĩ họ được như thế; nhưng rồi, không biết tại sao  đột nhiên mầm bất hòa cho một cuộc cãi vã thật cay đắng lại xảy ra cách đây không lâu.
 
Họ vẫn yêu nhau nhưng nhận ra rằng không thể sống cùng nhau được nữa. Thế thì phải xa nhau ư?  Mãi mãi nói lời tạm biệt hay sao? Không còn sống bên nhau với niềm tiếc thương đau đớn xót xa, nhớ da diết khôn nguôi về hạnh phúc đã mất không bao giờ quay trở lại! Đây là điều họ đã quyết định ngay ngày hôm đó, trong khi mặt trời nóng rát đang thiêu đốt những phiến đá nhẵn ở ngưỡng cửa, khiến đàn ruồi quấy rầy bực bội ùa vào nơi chốn nghèo nàn xơ xác của họ.
 
-- Thế thì như thế này đây! Thôi đủ rồi, tôi đi đây, --cô nói để chấm dứt cuộc cãi vã. 
-- Em muốn thì em cứ đi đi,-- anh trả lời, đôi tay trở nên uể oải, đầu óc mệt mỏi,  bải hoải vì những cuộc cãi vã kéo dài phù phiếm, vô ích. Và bây giờ anh nghĩ rằng cô ấy sẽ đi xa, rằng anh sẽ bị bỏ lại một mình, trong ngôi nhà này, ở xứ sở này... 
 
Anh lê bước đi dọc bờ biển: chân anh không hề vấp phải những tảng đá, trên con đường này, lối mòn mà anh đã sãi chân không biết bao nhiêu lần, nhưng con tim đau đớn của anh lại đang bị vấp bởi tất cả những điều chua xót nhức nhối mà đầu óc anh đang phải đối đầu xé nát. 
Bầu trời trở nên trong hơn, rồi lại trong sáng hơn nữa; nhìn như thể toàn bộ khung trời quanh đây sắp rực sáng lên trong một thứ ánh sáng trắng đục. Anh nhìn cảnh vật bằng ánh mắt vô cảm. Trông thật đẹp; thật êm dịu, làm con tim ta rung động như những giọt nước mắt của một đứa trẻ ăn năn hối lỗi; nhưng anh không muốn chạnh lòng bởi những điều không ảnh hưởng đến anh.
 
Những đau khổ hiện thời của anh chắc hẳn cũng đã quá nhiều đối với anh rồi - cảnh vật chung quanh còn đòi hỏi gì ở anh nữa đây? Anh quay lưng không nhìn cảnh hoàng hôn thật tuyệt và tiếp tục những bước cô đơn, hờ hững.
. . . . . .

Một bóng người đang bước đi thật nhanh từ khu nhà ở xuống con đường dốc thẳng đứng, và đột nhiên khi vừa ngước mắt nhìn lên, anh nhìn thấy cái bóng ấy. Bóng hình không sẫm tối và mù mờ như con đường mòn anh đang bước đi, mà dường như được bao phủ bởi một thứ ánh sáng nhẹ nhàng, chập chờn, bay bổng…
 
Đúng là cô ấy rồi; cô còn muốn anh làm gì nữa? Có phải cô ấy đến gây sự với anh ngay cả khi anh rảo bước đi dạo về đêm không? Anh lùi bước, quay lưng lại với cô, không muốn nhìn thấy cô, bởi tâm hồn anh đang thật rối bời, đau xót. Cô bước đi rất nhanh, còn anh thì xấu hổ vội vã bước đi, cảm nhận rằng mình đang chạy trốn.
 
Chỉ vài phút sau là cô đuổi kịp được anh, và anh nghe thấy tiếng thở của cô ngay bên cạnh, cô có vẻ hụt hơi vì bước nhanh-
 
 – Này phu quân của em, mình ơi... -  cô nói rất nhẹ nhàng.
 
 
Anh cảm thấy tim mình sẽ thắt, như muốn tan chảy, cơn giận đã dịu đi, và anh đã xiêu lòng, tâm hồn trở nên thật yếu đuối và nỗi cay đắng bỗng như tan biến đi.
 
 – Em đã sai rồi, cô ấy nói, -- em đã thật sự hành xử rất sai trái;  em đã thật xấu tính, vô lý, gắt gỏng; em cũng không biết tại sao em lại như vậy, có lẽ em bị bệnh, có một điều gì bất thường trong con người của em... nhưng anh ơi, em không thể bỏ đi! 
 
- Em không thể rời xa anh...  Em yêu anh hơn cả cuộc sống, hơn cả sinh mạng của em, em biết lỗi rồi, em sẽ sửa lỗi, em sẽ trở lại người vợ hiền ngoan tốt của anh như trước đây, nhưng anh ơi, xin anh tha thứ cho em đi anh, anh ơi!
 
- Anh hãy tha lỗi cho em nhé anh! 
 
Anh quay đầu về phía cô; anh không thể nào làm khác đi, làm sao anh có thể làm khác đi được cơ chứ?
 
Ngay lúc đó, -- Ô kìa!  Bóng trăng thật rực rỡ vừa nhô lên khỏi rặng cây, vượt lên trên đường chân trời, tạo nên khung cảnh thật nên thơ, một vầng sáng tuyệt diệu dần dà bao quanh họ, khiến anh nhìn thấy được khuôn mặt mà anh hằng yêu dấu,  thật rõ nét như giữa ban ngày...
 
Thật vậy... anh vẫn luôn yêu cô, bây giờ anh nhận thấy rất rõ điều này, ôi khuôn mặt quá đỗi thân yêu, đang đầm đìa nước mắt, càng dịu dàng hơn vì nỗi u uất, ôi gương mặt nàng, những nét thanh cao trở nên cao quý vô vàn... Và anh ôm cô vào lòng thật chặt, như sợ cô sẽ bỏ đi nữa.
 
Giờ đây ngôn từ không còn cần thiết nữa; họ đã trao gởi bao yêu thương từ rất lâu rồi; nhưng trong  giây phút này,  sát bên nhau như thế này, họ cảm thấy rằng những phút giây đau buồn vừa mới qua chẳng là gì cả, rằng chỉ có tình yêu của họ là vĩnh cửu, và cho dù hạnh phúc hay không may mắn được một cuộc sống lứa đôi hoàn hảo bên nhau, dù muốn hay không, con tim của hai người sẽ vẫn phải đập chung một nhịp cho đến hơi thở cuối cùng, bởi vì họ không thể sống thiếu nhau. 
 
 Và, sau đó,  lòng tràn ngập niềm vui vô tận và ướt đẫm nước mắt, họ cùng ngước nhìn chiếc quạt nan màu vàng nhạt  đang giăng lên bên trên mặt biển ấm áp, càng lúc càng lớn dần, càng huyền dịu hơn...
 càng tuyệt vời hơn... như trong trái tim của hai người vừa tìm lại được niềm Hạnh Phúc vô biên...
 
 HENRY GREVILLE (Lever de lune) - Thái Lan dịch
 
( *Thằng Cuội - Nhạc sĩ: Lê Thương )
 
 
***
 
HENRY GREVILLE (1842-1902)
 
 GREVILLE- 1870
 
Alice Marie Céleste Fleury là con gái của Jean Fleury, một nhà văn và giáo sư người Haguais ở Paris. Cô đi cùng ông đến Nga khi ông trở thành độc giả văn học Pháp tại Đại học Hoàng gia Saint Petersburg. Cô học ngôn ngữ và khoa học ở đó và gặp Émile Durand, một giáo sư luật và người yêu nghệ thuật người Pháp, ho thanh hôn vào năm 1873.

Cô bắt đầu viết trên Journal de Saint-Pétersbourg, sau đó khi trở về Pháp, vào năm 1872, cô lấy bút danh là Henry Gréville, để nhớ ngôi làng của cha mẹ cô (Henry là tên của nam gii). Bà viết tiểu thuyết về xã hội Nga và xuất bản trên Revue des Deux Mondes, Le Figaro, Nouvelle Revue, Journal des Débats, Le Temps, v.v.

Là một tác giả xuất sắc, đam mê sân khấu cũng như truyện ngắn, thơ và tiểu thuyết, bà là một nhà văn thành công vào thời của mình. Cuốn tiểu thuyết Dosia của bà đã đoạt giải Montyon năm 1878. Cẩm nang hướng dẫn đạo đức và công dân cho các cô gái trẻ của bà đã được tái bản 28 lần từ năm 1882 đến 1891.
 
Nhà văn Guy de Maupassant đã nói về bà :

“Trong số các nữ văn sĩ ở Pháp, Henry Gréville là người có sách được xuất bản nhiều nhất. 
Đây trước hết là một người kể chuyện, một người kể chuyện duyên dáng và cảm động.
 Chúng tôi đọc truyện của bà với một niềm vui ngọt ngào; và khi đã đọc một trong những cuốn sách của bà, chúng tôi sẽ luôn vui thich tìm  đọc những cuốn khác. »
 
 Bà qua đời vì tắc nghẽn mạch khi đang điều trị tại phòng khám của bác sĩ Sollier ở Boulogne-Billancourt. Bà được chôn cất tại nghĩa trang Montmartre .
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thế kỷ 19 có một sự cộng tác đặc biệt của một số người Minh Hương ở Chợ Lớn và các nhà khắc ván ở vùng Phật Trấn (Quảng Đông, Trung Quốc) để thực hiện khắc ván, in và phát hành sâu rộng những tác phẩm Việt Nam viết bằng chữ Nôm.
Lily, cô gái con người quản gia, thực sự không giây phút nào được nghỉ chân. Cô vừa mới đưa một quý ông vào gian phòng nhỏ phía sau văn phòng ở tầng trệt và giúp ông cởi áo khoác ngoài thì tiếng chuông cửa rè rè lại vang lên và cô lại phải tất tả bước dọc theo hành lang trống trải để đón một vị khách khác vào.
Nhân câu hỏi ông Đặng Minh Phương nêu ra, xin được đóng góp chút ý kiến khiêm nhượng vào chuyện này. Để giúp các bạn trẻ từ trước chưa có hoàn cảnh biết nhiều về mấy câu thơ trên, tôi xin được tóm lược câu chuyện từ đầu.
Chủ đề chính kết nối các truyện ngắn trong tuyển tập Beyond Borders (Vượt Qua Những Biên Giới) (nxb Da Màu Press) là khái niệm phức tạp và đa diện về biên giới. Như tựa của tuyển tập, mỗi câu chuyện hứa hẹn một khám phá đặc thù về khái niệm này. Biên giới là gì? Liệu đó có phải là một ranh giới hữu hình, như một hàng rào hay trạm kiểm soát phân chia các không gian địa lý và chủng tộc? Hay thuật ngữ này cũng đã khai triển/mở rộng để bao hàm những ranh giới hầu như vô hình và vô thức, như các cấu trúc ngôn ngữ, xã hội và văn hóa đã định hình bản sắc và mọi liên hệ cá nhân và tập thể? Có lẽ trong thế giới ngày càng kết nối chặt chẽ của chúng ta, biên giới hiện diện khắp nơi, cả hiển nhiên lẫn tiềm ẩn.
Từ khi du học ở Pháp vào đầu thập niên 1950’, trở về Việt Nam làm việc cho hãng Shell rồi sang Pháp làm việc cho đến khi về hưu và định cư cho đến nay… cả cuộc đời nhà văn Tiểu Tử gắn bó với tiếng Pháp nhưng khi cầm bút nơi xứ người với văn phong đặc biệt “miền Nam”, giản dị, ngắn gọn, chân chất, dí dỏm từ giọng văn và các mẩu đối thoại. Về tiểu sử cũng ngắn gọn: Tiểu Tử tên thật là Võ Hoài Nam, sinh năm 1930 tại Gò Dầu Tây Ninh. Ông là con trai duy nhứt của nhà giáo Võ Thành Cứ, giáo sư trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn. Tốt nghiệp Kỹ sư, Marseille năm 1955. Dạy lý hoá trung học ở ngôi trường nầy niên khóa 1955-1956. Tháng 10/1956 làm việc cho hãng dầu Shell Việt Nam từ năm tháng 10 1956 đến 30/4/1975. Trong 3 năm (1975-1978) được trưng dụng làm việc cho hãng nầy. Trong thời gian đó, vượt biên 3 lần nhưng thất bại. Vượt biên cuối năm 1978. Định cư ở Pháp từ đầu năm 1979. Làm việc cho hãng đường mía của Côte d’ Ivoire (Phi Châu) 1979-1982. Làm việc cho hãn
Hôm nay là ngày lễ Manman Aloumandia, ngày giỗ tổ tiên của người Haiti vào cuối tháng Chín. Nhà nào cũng chuẩn bị thức ăn truyền thống và hành lễ cảm tạ ông bà đã giữ gìn an toàn cho con cháu, nhất là sau vụ bị hàm oan, họ càng thấm thía sự bình yên hơn. Di dân, hầu hết là tha phương bất đắc dĩ, như phận gái đi lấy chồng, mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu.
Cuốn sách này không ở đâu có, kể cả thư viện quốc hội Hoa Kỳ. Chỉ bạn có và người Việt có. Nhưng bạn không thể đọc hết hơn ngàn trang trong một lần. Chỉ đọc bài nào vừa ý. Những bài khác cứ hẹn tái ngộ, vì, có khi, một hôm bạn sẽ thích một bài mà bạn không thích trước đây. Có thích mới muốn đọc nhưng thích là động lực tâm tình giới hạn trí tuệ.
Trong số khách đến viếng chùa, có người con gái chừng độ tuổi trăng tròn, không son phấn điểm trang, nhưng nàng trông thật diễm lệ. Nàng nâng niu từng cành hoa mẫu đơn. Trong lúc sơ ý nàng vướn gẫy một cành hoa. Người coi vườn bắt trói nàng đòi tiền chuộc tội.
Lần cuối, nghĩa là lần mới nhất, không phải là lần cuối cùng, tôi gặp Trương Vũ tại nhà của Trần Vũ, khi Trương Vũ ghé Quận Cam, trước khi anh bay lên Bắc California để thăm chị ruột của anh, họa sĩ Trương Thị Thịnh. Lúc đó là, có lẽ năm ngoái. Lúc đó, mối giao tình của Trương Vũ và tôi đã trải rộng từ hơn ba thập niên, từ những ngày tôi còn ở Miền Đông Hoa Kỳ. Thời xa xưa, tôi gọi anh bằng tên là anh Sơn, anh Trương Hồng Sơn, khi nhìn anh như một nhà khoa học. Và nhiều năm sau, khi đọc nhiều bài viết của anh trên Văn Học và Hợp Lưu, tôi gọi anh qua bút hiệu là Trương Vũ. Rồi vài năm gần đây là nhìn anh như họa sĩ. Thời gian đã cho anh hiển lộ qua nhiều tài năng, và với rất nhiều tóc bạc. Nhưng nụ cười của Trương Vũ vẫn hiền lành, đôi mắt vẫn tinh anh, cử chỉ và thái độ vẫn luôn là từ tốn, cẩn trọng, dịu dàng.
Trải qua gần bảy thập niên, từ cuối thập niên 1950’ đến nay, trong lãnh vực báo chí và văn chương, tên tuổi Trần Dạ Từ, Nhã Ca nổi bật, quen thuộc với giới báo chí, văn nghệ sỹ và độc giả từ miền Nam Việt Nam ở hải ngoại. Với nhiều bài viết về Trần Dạ Từ trên nhiều khía cạnh trong sự nghiệp và sáng tác nên nếu viết cũng là sự lặp lại, vì vậy trong bài viết nầy trích dẫn bạn văn, bạn tù đã sống gần gũi nhau đã viết về ông, nhất là bạn tù.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.