Hôm nay,  

Cuộc Bầu Cử 2024 Sẽ Quyết Định Số Phận Của Các Thư Viện Ở Hoa Kỳ

13/09/202400:00:00(Xem: 1012)

Bau cu 24
Nhiều thư viện và quản thủ thư viện ở Hoa Kỳ đang bị tấn công vô tội vạ. Liệu mục đích chính đằng sau những chiến dịch bôi nhọ danh dự này thực sự là “vì trẻ em,” hay là vì điều gì khác? (Nguồn: pixabay.com)

Thử tưởng tượng bỗng nhiên một sáng nọ tỉnh giấc, bạn nhận ra mình là mục tiêu của một chiến dịch bôi nhọ ám chỉ rằng bạn, một quản thủ thư viện trường học, ủng hộ việc giảng dạy “kê dâm” (anal sex, giao hợp qua đường hậu môn) cho những đứa trẻ 11 tuổi. Đây chính là những gì đã xảy ra với Amanda Jones vào năm 2022, sau khi bà chỉ có đôi lời phát biểu về vấn đề kiểm duyệt (censorship) trong một buổi họp của hội đồng thư viện công cộng. Là người đã sống suốt 44 năm ở một thị trấn nhỏ chỉ có hai cột đèn giao thông ở Louisiana, và cũng đã làm mẹ, Jones cảm thấy sốc và tổn thương vô cùng. Không chỉ như vậy, đám người tung ra những tin đồn ác ý này, trong đó có cả những người xa lạ và những người mà bà đã quen biết từ nhỏ đến lớn, còn buông những lời chỉ trích rất quá đáng về nhân cách của bà. Việc Jones lên tiếng bảo vệ hệ thống thư viện công cộng đã khiến bà trở thành mục tiêu của làn sóng phỉ báng và lăng mạ. Bà bị mắng nhiếc là kẻ ấu dâm và dụ dỗ con nít, thậm chí còn bị dọa giết.
 
Chuyện này đã xảy ra cách đây hai năm, và đến nay vẫn còn tiếp diễn. Những tổn thương về tinh thần và thể xác mà Jones phải chịu đựng chưa một ngày vơi bớt. Đơm đặt điều này điều nọ về người khác là sai trái. Hùa theo đám đông đấu tố bôi nhọ một người lạ là mọi rợ tàn nhẫn. Và như Kamala Harris và Tim Walz từng nói: nhắm mục tiêu, quấy rối một quản thủ thư viện vô tội là cái việc rất ư dị hợm.
 
Trong ba năm qua, Hoa Kỳ đã chứng kiến một cuộc tấn công chưa từng có nhắm vào các quản thủ thư viện và thư viện, và càng đến gần cuộc bầu cử tổng thống, làn sóng thù ghét này ngày càng dữ dội hơn. Gần đây, trong các bài phát biểu khi vận động tranh cử, ứng viên phó tổng thống của Đảng Cộng Hòa J.D. Vance đã tuyên bố rằng có những người “muốn đưa những cuốn sách chứa nội dung khiêu dâm vào thư viện dành cho trẻ nhỏ.” Tuyên bố này không chỉ là một lời nói dối trắng trợn mà còn gây tổn hại nặng nề cho các quản thủ thư viện và cộng đồng. Hàng trăm quản thủ thư viện và nhà giáo dục trên khắp Hoa Kỳ đang phải đối mặt với những cáo buộc vô căn cứ chỉ vì họ đã lên tiếng bảo vệ quyền tự do tri thức.
 
Thẳng thắng mà nói: Quản thủ thư viện là những người giúp đỡ cộng đồng, giúp mọi người tìm kiếm và cung cấp nguồn tài liệu mà họ cần cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, những thông tin sai lạc và lòng thù ghét đối với các quản thủ thư viện đang được lan truyền nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội và bởi các phương tiện truyền thông. Rất nhiều thư viện trên khắp Hoa Kỳ đã và đang rơi vào hỗn loạn. Ngày càng có nhiều luật và quy định chống lại thư viện được đưa ra.
 
Đối thuật luôn giống nhau. Đầu tiên là rộ lên những tin đồn về việc có tài liệu khiêu dâm trong thư viện, mặc dù thực tế là không hề có, hệt như thời cộng sản vào nam gán tội cho những ‘sản phẩm văn hóa đồi trụy”. Sau đó là các cơ quan lập pháp tiểu bang đưa ra những dự luật chống lại thư viện, với mục đích cắt giảm ngân sách cho thư viện, hình sự hóa nhiều hành vi của các quản thủ thư viện và hạ thấp giá trị của nghề này. Những cuốn sách bị lôi ra tố thường là những cuốn sách liên quan đến cộng đồng LGBTQIA+ (những người đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới…) và BIPOC (các cộng đồng người da đen, da màu và bản địa). Các chính trị gia như Thống đốc Louisiana Jeff Landry dựng lên những mâu thuẫn không có thật để đưa ra các giải pháp cho những vấn đề không tồn tại. Thay vì tập trung vào các vấn đề nghiêm trọng như lạm dụng tình dục trẻ em ở Louisiana, Thống đốc Landry lại đi lập đường dây chỉ điểm (tip line) để người ta gọi tới báo cáo những quản thủ thư viện và nhà giáo dục mà họ nghĩ là cung cấp tài liệu khiêu dâm cho trẻ em. Ông không đưa ra bằng chứng nào về việc có tài liệu khiêu dâm trong các thư viện trường học hoặc các kệ sách dành cho trẻ em của thư viện công cộng. Bằng chứng cụ thể thì không có, nhưng tổn thương sâu sắc thì có.
 
Các quản thủ thư viện đang bị tấn công và bị mang ra làm con tốt thí trên bàn cờ chính trị để thu hút phiếu bầu và sự ủng hộ từ cử tri. Điều này cũng đe dọa đến một trong những tổ chức công cuối cùng còn hỗ trợ và cung cấp tài nguyên miễn phí cho người dân. Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 sắp tới sẽ quyết định liệu các thư viện và quản thủ thư viện có còn bị tấn công hay không.
 
Điều quan trọng là chúng ta cần phải nhớ rằng những nghị trình này không phải do các quản thủ thư viện khởi xướng. Thực tế, công việc của các quản thủ thư viện không phải để châm ngòi tranh cãi, mà chỉ đơn thuần là cung cấp cho mọi người những cuốn sách phản ánh sự đa dạng của cộng đồng; bởi vì tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, giới tính, địa vị kinh tế xã hội, tôn giáo hay quan điểm chính trị, đều xứng đáng được thấy hình ảnh của mình trong các cuốn sách. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đang chứng kiến một nhóm cực hữu tuyên chiến với các quản thủ thư viện khắp mọi nơi.
 
Những kẻ cực đoan tách những trang sách ra khỏi ngữ cảnh của toàn bộ cuốn sách, rồi rêu rao rằng mấy cuốn sách đó có nội dung khiêu dâm hoặc bịa đặt rằng chúng nằm trong các kệ sách dành cho trẻ em của thư viện. Họ đăng thông tin sai lạc lên mạng xã hội và được chia sẻ, lan truyền rộng rãi khắp nơi. Mà ngày nay, hễ cái gì xuất hiện nhan nhản trên các nền tảng truyền thông xã hội thì sẽ có rất nhiều người tin theo, bất kể thật-giả, đúng-sai. Những kẻ cực đoan nhắm vào các quản thủ thư viện và nhà giáo dục bằng các chiến dịch bôi nhọ nhằm làm tổn hại danh tiếng của họ, dù rằng họ chỉ muốn cung cấp những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi cho tất cả độc giả và học sinh trong cộng đồng.
 
Tất cả những điều này được thực hiện dưới cái lốt “quyền của phụ huynh,” như thể ngoài họ ra, những người khác đều chẳng mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em. Phải nói là, tất cả các quản thủ thư viện đều đặt lợi ích của trẻ em lên hàng đầu và trong công việc của mình. Nhiều người hễ mở miệng ra là “vì con trẻ,” nhưng thực chất chỉ muốn lấy cái chủ đề đó để công kích và hạ bệ danh dự của các quản thủ thư viện. Chính họ đang làm những tấm gương xấu xí cho trẻ em về cách cư xử, phát tán một loạt các thông tin sai lạc và thù ghét để tấn công các nhà giáo dục và quản thủ thư viện của con cái mình.
 
Vậy nên, không có gì ngạc nhiên khi số lượng giáo viên và quản thủ thư viện bỏ nghề ngày càng nhiều. Có thể đây mới là mục tiêu chính, vì các đám đông cực đoan này cũng đang thúc đẩy việc thành lập các trường bán công (charter schools, còn gọi là trường hiến ước, hay trường đặc quyền) và tư nhân hóa thư viện. Nếu thành công hạ thấp giá trị của các trường công và thư viện công, họ sẽ chuyển hướng tài chính sang ưu tiên cho các trường bán công và thư viện tư nhân, những nơi này không có nghĩa vụ phải phục vụ tất cả mọi người. Rồi sau đó họ sẽ tha hồ nhồi nhét vào đầu trẻ em những niềm tin tôn giáo, quan điểm chính trị và tư tưởng độc đoán của mình. Kết quả là, các cộng đồng từng bị thiệt thòi trong lịch sử có thể sẽ càng bị kỳ thị và phân biệt đối xử hơn nữa.
 
Mỗi ngày trôi qua, Jones đều tự hỏi đâu sẽ là nạn nhân tiếp theo trong làn sóng tấn công tàn nhẫn kia, và duyên cớ vì đâu mà đất nước chúng ta lại ra nông nỗi này. Bà mong muốn tình hình có thể thay đổi từ những chuyện dị hợm, sai trái và đau lòng thành mọi người sống với nhau một cách chân thành, đúng đắn và tử tế. Jones rất mong mỏi nhìn thấy một Hoa Kỳ trở nên tốt đẹp hơn.
 
Cung Đô biên dịch
Nguồn: “This Election Will Determine the Fate of Libraries” được đăng trên trang Time.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những kết quả thăm dò gần đây thường làm cho người xem hoang mang, lẫn lộn. Phe theo Trump làm các thăm dò riêng, kết quả, Trump thắng. Phe theo Harris làm các thăm dò riêng, kết quả, Harris thắng. Các bản thăm dò của một số các cơ quan được xem là trung lập? (Có không? – Không, luôn nghiêng về một bên) cho thấy hai ứng cử viên song song lấp ló, bên tám lạng bên nửa cân. Điểm nhấn khôi hài trong lần tranh cử này là: Ai thua? Người quan tâm chính trị ít suy nghĩ về ai thắng mà chú trọng hơn, ai thua? Nếu bà Harris thua, chắc là không có chuyện gì bất ngờ xảy ra. Mọi chuyển giao quyền lực sẽ êm thắm và ông Trump sẽ trở về tòa Bạch Ốc với nhiều câu hỏi nhưng que cera cera. Còn nếu ông Trump thua, không phải sẽ có nhiều câu hỏi, mà có lẽ sẽ có nhiều hành động. Vì lịch sử đã minh bạch chứng tỏ khi Donald Trump thua cho Joe Biden năm 2020, đã tạo ra cuộc hỗn loạn, gần như muốn chỉnh lý trong ngày 6 tháng 1 năm 2021. Vì vậy nếu Trump thua, liệu lịch sử lại cháy một lần nữa?
Ở khu vực Quận Cam, hai Địa Hạt Quốc Hội Liên Bang 45th và 47th được xem là “địa hạt chiến trường”, có thể quyết định đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ sẽ nắm quyền kiểm soát Hạ Viện sau kỳ bầu cử tháng 11 tới đây. Nếu như ở Địa Hạt 45th là cuộc chạy đua quyết liệt giữa hai ứng cử viên Derek Tran (Dân Chủ) và người đương nhiệm Michelle Steel (Cộng Hòa), thì ở Địa Hạt 47th sẽ là cuộc cạnh tranh ngang sức giữa hai ứng cử viên Dave Min (Dân Chủ) và Scott Baugh (Cộng Hòa). Vào thời điểm cuộc vận động tranh cử bước vào tháng cuối cùng, ứng cử viên Dave Min đã dành cho Việt Báo một cuộc phỏng vấn ngắn, để gởi đến cử tri gốc Việt những thông điệp tranh cử quan trọng của mình.
Khi được hỏi ông có ủng hộ việc trục xuất hàng loạt những người nhập cư không có giấy tờ không? Hùng Cao đã hai lần không trả lời câu hỏi mà chỉ nói loanh quanh rằng "Nếu bạn đến đây bất hợp pháp, bạn cần phải rời đi, đặc biệt nếu bạn là một tội phạm bạo lực. Chúng tôi phát hiện ra vào tuần trước, có 13,000 kẻ giết người bị kết án và 16,000 kẻ hiếp dâm bị kết án đã bị họ theo dõi. Điều đó không thể chấp nhận được. Chúng ta cần bảo vệ người Mỹ mỗi ngày và đó là điều tôi đã làm."
Mỗi bốn năm, khi bỏ phiếu bầu cho một ứng cử viên tổng thống là người dân Mỹ lại tham gia vào một cuộc bầu cử gián tiếp. Nhưng tại sao rõ ràng là mình bỏ phiếu cho tên ứng cử viên mà lại gọi là bầu gián tiếp? Câu trả lời nằm trong ba chữ đơn giản: Đại cử tri. Thật ra ở Mỹ, khi đi bầu tổng thống, chúng ta không trực tiếp bỏ phiếu cho ứng cử viên, mà là bầu cho một nhóm 538 “Đại cử tri”. Đại cử tri mới chính là những người chính thức bỏ phiếu cho các ứng cử viên. Ứng cử viên nào được tối thiểu 270 phiếu của Đại cử tri sẽ là người đắc cử. Nhóm Đại cử tri này, được gọi là Cử tri đoàn (Electoral College), tức một thể chế với một quy trình, hay mô hình, được dùng cho cuộc bầu cử tổng thống mỗi bốn năm. Mô hình bầu cử tổng thống này được nêu lên trong Hiến pháp Hoa Kỳ và tiếp tục được điều chỉnh kể từ khi được Quốc hội thông qua lần đầu tiên vào năm 1787.
50 năm trước, Gerald Ford biết rất rõ rằng Richard Nixon có thể bị truy tố vì những tội danh đã phạm phải khi còn là Tổng thống Hoa Kỳ. Đó là lý do Ford ban hành “lệnh ân xá toàn diện, tự do và tuyệt đối” cho người tiền nhiệm của mình. Trước ngày 1/7/2024, các cựu tổng thống hoàn toàn vẫn có thể bị truy tố đối với các cáo buộc hình sự - chỉ đến khi 6 thành viên của TCPV đưa ra phán quyết trong vụ Trump v. Hoa Kỳ, tình hình mới hoàn toàn thay đổi. Trở lại năm 1974, khi Nixon từ chức và đối mặt với nguy cơ bị truy tố vì các tội danh liên quan đến vụ án Watergate, các dân cử Đảng Cộng Hòa đã dựa vào Hiến pháp để giải quyết tình huống này. Theo Điều II, Mục 4 của Hiến pháp Hoa Kỳ, cựu tổng thống không được miễn trừ trách nhiệm hình sự mà vẫn phải chịu trách nhiệm. Dù đã bị luận tội, kết tội và bãi nhiệm, thì một cựu tổng thống “vẫn phải chịu trách nhiệm, bị truy tố, đưa ra xét xử và bị trừng phạt theo luật pháp.”
Dân biểu Michelle Steel, người từ lâu tự nhận mình là người ủng hộ nhân quyền tại Việt Nam, đang phải đối mặt với sự chỉ trích vì đã KHÔNG ký một lá thư lưỡng đảng lên án các hành vi vi phạm nhân quyền liên quan đến thảm họa môi trường liên quan đến công ty Thép Formosa Hà Tĩnh năm 2016.
Đêm 19 Tháng Chín, ở vùng ngoại ô Michigan, khi còn đúng 47 ngày nữa, nước Mỹ sẽ có tổng thống thứ 47, “Nữ hoàng talkshow” Oprah Winfrey đã thêm một lần chứng minh sức mạnh huyền thoại của bà trong thế giới truyền thông. Nếu gọi đó là một “talkshow” của Oprah Winfrey cũng đúng, mà nếu xem đó là một buổi vận động tranh cử của Phó Tổng Thống Kamala Harris cũng không sai. Hoặc hàm ý hơn một chút, thì đó là “buổi công chứng” của Harris đối với các cử tri. Vì một tiếng 45 phút của sự kiện mang tên “Đoàn kết vì nước Mỹ” (United for America) bao hàm cả ba điều đó, từ nội dung đến phong cách tổ chức.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Chỉ vài giờ sau khi Tim Walz được tuyên bố là ứng viên Phó Tổng thống của Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa đã nhanh chóng tung ra hàng loạt những chỉ trích, buộc tội ông qua lại thân thiết với Trung Quốc. Richard Grenell, cựu Đại sứ tại Đức (được Donald Trump bổ nhiệm), đăng trên mạng xã hội X (tên cũ là Twitter) rằng: “Trung Cộng chắc mừng rơn luôn. Không ai thân thiết với Trung Quốc hơn nhà Marxist Walz.”
Quá rõ ràng, Trung Quốc (TQ) là một chủ đề rất quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 tới. Cả hai liên danh tranh cử - Đảng Dân chủ do Phó Tổng thống Kamala Harris lãnh đạo và Đảng Cộng hòa do cựu Tổng thống Donald Trump dẫn dắt - đều xoáy vào cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc trong suốt chiến dịch tranh cử, dù Harris ít nói về vấn đề này hơn một chút. Nhìn chung, quan điểm và lập trường của cả hai bên có nhiều khác biệt, nhưng cũng có một số điểm tương đồng.