Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Hoa Kỳ: Từng Có Một Thời Xấu Xí Là Phạm Pháp

06/09/202400:00:00(Xem: 415)

Adam Pearson

“Adam Pearson bị bệnh u xơ thần kinh loại 1, một tình trạng khiến khối u lành tính phát triển trên các đầu dây thần kinh - trong trường hợp của anh, các khối u mọc trên khuôn mặt. Anh bị biến dạng và tàn tật và đã trực tiếp trải qua nhiều hành vi bạo lực và trở thành mục tiêu của một số lời nói căm thù thô tục trên mạng. Mặc dù điều này không phải là bất thường đối với bản thân, nhưng lần đầu tiên Adam quyết định hành động, báo cáo với cảnh sát - với một số kết quả không ngờ tới.” 

Trong suốt gần một thế kỷ tại Hoa Kỳ, các “luật xấu xí” đã cấm những người bị khiếm khuyết và tật nguyền xuất hiện ở nơi công cộng. Đó là tiêu chuẩn khắc nghiệt của xã hội về vẻ đẹp, cũng là nỗi đau của những người không phù hợp với chuẩn mực ấy. Nguồn hình: BBC.



Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng sắc đẹp sẽ mang lại lợi thế trong các mối quan hệ, học tập và công việc. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu việc “không được đẹp đẽ” không chỉ là một điều bất lợi mà còn bị coi là phạm pháp? Từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, ở Hoa Kỳ từng có các luật gọi là “luật xấu xí” (ugly laws), cấm những người có vẻ ngoài “khó coi” xuất hiện ở các nơi công cộng.
 
Chúng ta vẫn thường nghe nói về “đặc quyền của cái đẹp”, tức là các lợi thế mà những người có vẻ ngoài phù hợp với tiêu chuẩn về sắc đẹp của xã hội được hưởng mà không cần phải nỗ lực gì nhiều. Nhưng trong quá khứ, Hoa Kỳ đã từng có những luật lệ biến việc “không đạt các tiêu chuẩn về sắc đẹp” thành “chuyện lớn.” Những luật này cho thấy xã hội chúng ta từng coi thế nào là đẹp, thế nào là không đẹp, và không đẹp thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả gì.
 
Sự trỗi dậy của đặc quyền dành cho cái đẹp
 
Khi các thành phố ngày càng phát triển và trở nên đông đúc, việc duy trì trật tự và mỹ quan đô thị cũng được chú trọng hơn. Năm 1867, San Francisco là thành phố đầu tiên ở Hoa Kỳ ban hành luật quy định “bất kỳ ai bịnh hoạn, tàn tật, què quặt hoặc bị dị dạng đến mức khó coi hoặc ghê tởm” mà “xuất hiện ở nơi công cộng” là hành vi phạm pháp.
 
Các luật này nhanh chóng lan rộng đến các thành phố và tiểu bang khác, bao gồm Reno, Nevada; Portland, Oregon; Chicago, Illinois; New Orleans, Louisiana và Pennsylvania. Luật chủ yếu nhắm vào những người có khuyết tật mà mắt người có thể nhìn thấy rõ. Theo Susan M. Schweik, tác giả của cuốn sách “The Ugly Laws: Disability in Public” (xin tạm dịch là “Luật Xấu Xí: Người Tật Nguyền Nơi Công Cộng”), đây không chỉ là những quy định về ngoại hình, mà còn là một phần trong nỗ lực kiểm soát hành vi ứng xử của công chúng và áp đặt các chuẩn mực xã hội, thường sẽ đi cùng với các quy định cấm đoán khác liên quan đến chủng tộc, di dân và người vô gia cư sống lang thang.
 
Một số người viện lý do rằng các luật này là biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vì ngây thơ tin rằng nhìn thấy người khuyết tật sẽ làm người ta “muốn bịnh” rồi có thể thành bị bịnh thật. Những người khác thì lo ngại rằng nếu cho phép những người không lành lặn thoải mái đi ăn xin trên đường phố, sẽ có những kẻ giả bộ bị què quặt để lợi dụng lòng nhân ái của mọi người mà kiếm tiền. Nhưng nói tới nói lui, thì nguyên nhân chính của các luật này vẫn là sự ghê tởm và kỳ thị.
 
Trong cuốn hồi ký “The Great Metropolis” (Đại Đô Thị) năm 1869 về cuộc sống ở thành phố New York, nhà báo Junius Henri Browne viết rằng “đang chuẩn bị đi ăn tối, hoặc đi thăm người yêu, hoặc mới nghĩ ra câu cuối cho bài thơ đang vắt óc sáng tác bữa giờ, mà bị một hình ảnh tởm lợm nào đó lọt vào mắt, thì thật chẳng dễ chịu chút nào.
 
Những luật này đã hất đổ chén cơm của nhiều người. Đó là những người tật nguyền đi bán hàng rong, ăn xin và trình diễn trên đường phố. Họ phải ngừng kiếm sống bởi vì sự có mặt của mình ở nơi công cộng làm cho mọi người mất hứng.
 
Một thí dụ là vào giữa những năm 1910, một ông 35 tuổi ở Cleveland bị què cả tay và chân đã phải nghỉ việc bán báo dạo, và rồi cả gia đình rơi vào túng quẫn. May mắn thay, chủ một tiệm thuốc thương tình cho ông đứng bán trên bậc thềm trước cửa tiệm, vì chỗ đó là tài sản tư nhân chứ không thuộc quyền kiểm soát của thành phố.
 
Schweik cho biết. “Các luật này không nhắm vào Helen Keller và Tổng thống Franklin D. Roosevelt, mà chủ yếu nhằm ngăn chặn những người bị tật nguyền đến những nơi công cộng để xin tiền.
 
Một số người ủng hộ luật này tin rằng thay vì để những người khuyết tật sống lang thang, tự kiếm sống trên đường phố, họ nên được đưa vào các cơ sở đặc biệt để được chăm sóc tốt hơn. Nhưng thực tế cách làm này chỉ khiến họ bị tước quyền tự quyết và bị cô lập khỏi xã hội.
 
Không phải ai cũng tán thành các luật kỳ thị ngoại hình xấu xí. Một số thị trưởng đã cấp giấy phép bán hàng rong dành riêng cho người tật nguyền để họ vẫn giữ được kế sinh nhai. Khi cảnh sát cố gắng bắt giữ họ trên phố, thường sẽ có nhiều người qua đường đứng ra can thiệp, cản trở.
 
Thí dụ như vào năm 1936, khi một cảnh sát viên ở Chicago đang cố gắng rượt bắt một ông da đen bị cụt chân tên là Ben Lewis, mà cứ nhắm đá vào cái chân lành còn lại của ông này. Gần đó có 4 người da trắng thấy tức mình quá nên đánh luôn cảnh sát. Hàng trăm người khác cũng bất bình mà vây lại để giúp Lewis.
 
Tác động dai dẳng của “luật xấu xí”
 
Vụ bắt giữ cuối cùng liên quan đến các luật kỳ thị ngoại hình khó coi xảy ra vào năm 1974. Nhưng dù các luật này đã bị bãi bỏ từ lâu, tác động của chúng vẫn còn dai dẳng và ảnh hưởng đến thái độ của xã hội đối với người tật nguyền, và đặc biệt là trong quan điểm của nhiều người về việc ai được phép xuất hiện ở nơi công cộng, ai thì không.
 
Schweik cho biết: “Ngày nay, thay vì công khai áp dụng các luật kỳ thị ngoại hình khó coi, các thành phố có những kế hoạch còn cao thâm hơn. Họ nói là để giữ gìn mỹ quan đường phố và vỉa hè, nên họ cấm nhiều hành động trên đường phố công cộng chẳng hạn như đứng hoặc ngồi quá lâu, ngủ trên vỉa hè, hoặc mang vác theo quá nhiều đồ đạc, hoặc thể hiện rõ ràng là đang rất khó khăn và cần được giúp đỡ.
 
Điều tích cực duy nhất mà các luật lệ tàn nhẫn này có thể làm, đó là trở thành thí dụ điển hình về nạn kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người tật nguyền. Nhờ vậy, phong trào bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật được thúc đẩy mạnh mẽ vào những năm 1970. Và nhờ vào những nỗ lực đấu tranh của các nhà hoạt động ủng hộ người khuyết tật, Đạo luật Americans with Disabilities Act (ADA) đã được ban hành vào năm 1990, yêu cầu các công ty và chính phủ phải chú ý hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người tật nguyền.

Nguyên Hòa biên dịch
Nguồn: “Illegal to be ’ugly’? The history behind one of America‘s cruelest laws” được đăng trên trang Nationalgeographic.com
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hiếm ai có thể hình dung cơn bão tin giả (fake news) hoành hành khắp nước Mỹ trong tám năm qua, từ cuộc bầu cử 2016, lại thổi đến từ Veles – một thị trấn xa xôi nằm phía tây nam châu Âu, ở North Macedonia, trên dòng sông Vardar êm ả. Không nói cũng không ai biết. Những câu chuyện trong bóng tối này mãi mãi không bước ra ánh sáng, hoặc cũng chỉ rất ít người biết đến, thấu rõ đường đi nước bước của thánh địa tin giả này, cho đến khi cuốn sách “The Book Of Veles” của nhiếp ảnh gia Jonas Bendiksen được xuất bản. Ông là người Na-Uy, thành viên của hội nhiếp ảnh danh giá Magnumphoto.
Dự án 2025 đề ra những thay đổi sâu rộng trong toàn bộ chính phủ liên bang, đặc biệt trong chính sách kinh tế và xã hội, và vai trò của chính phủ và các cơ quan liên bang. Trong những thay đổi đó có cả việc cắt giảm tài trợ cho Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ), tháo dỡ cơ quan điều tra FBI và Bộ An ninh Nội địa, hủy bỏ các quy định về môi trường và biến đổi khí hậu để giúp gia tăng sản xuất nhiên liệu như dầu hỏa, cùng loại bỏ các Bộ Giáo dục và Thương mại ra khỏi nội các chính phủ. Hãng thông tấn Associated Press có một bài tóm tắt song rành mạch những chương trình của Dự án 2025 đối nội cũng như đối ngoại, tại đường dẫn này. Bao gồm trong Dự án 2025 cũng gồm cả việc lập tức dùng Đạo luật nổi dậy năm 1807 để tổng thống có thể ra lệnh cho quân đội vào dẹp các vụ biểu tình chống đối chính phủ, cùng chỉ đạo Bộ Tư pháp truy lùng các đối thủ của ông Trump. Chính ông Trump cũng đã từng tuyên bố với những người ủng hộ ông là ông là người sẽ giúp họ phục hận. Theo luật hiện hành, quân đội không đượ
Nghèo đói là yếu tố quyết định mạnh mẽ của bệnh Lao. Môi trường sống và làm việc đông đúc và kém thông gió thường liên quan đến nghèo đói, tạo thành các yếu tố gây nguy cơ trực tiếp cho việc lây truyền bệnh lao. Suy dinh dưỡng cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng để bệnh phát triển. Nghèo đói lại cũng liên quan đến tình trạng kém kiến thức về sức khỏe và từ đó thiếu những sự bảo vệ sức khỏe trong đời sống hàng ngày dẫn đến nguy cơ tiếp xúc và truyền bệnh.
Trong hai ngày Thứ Bảy & Chủ Nhật 17 & 18/08/2024, tại Bowers Museum, Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt phối hợp cùng Trung Tâm Việt Nam Texas Tech University, Trung Tâm Nghiên Cứu Việt - Mỹ University of Oregon đã tổ chức hai buổi triển lãm và thảo luận về hai chủ đề: Cải Cách Ruộng Đất Miền Bắc Việt Nam và Cuộc Di Cư Năm 1954. Khoảng 1,000 lượt người đã đến tham dự hai sự kiện về lịch sử từ bảy thập niên trước. Có thể nói rằng lâu lắm rồi tại Thủ Đô Người Việt Tị Nạn mới có một sự kiện lịch sử được tổ chức với qui mô lớn và công phu như thế. Động lực nào đã khiến ba tổ chức chuyên nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam cùng nhau tổ chức sự kiện này? Ông Châu Thụy, Giám Đốc Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt nói lời khai mạc, chào mừng mọi người đến với cuộc triển lãm và hội thảo, để cùng nhau ôn lại, nhìn theo những góc nhìn mới về hai sự kiện lịch sử vẫn còn ảnh hưởng đến người Việt cả trong nước lẫn hải ngoại đến tận ngày hôm nay.
Hiểu cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam đòi hỏi phải đặt nó trong một bối cảnh lịch sử rộng lớn hơn, thay vì xem xét nó một cách tách biệt. Được khởi xướng bởi Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1953, cải cách ruộng đất bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các sự kiện biến động sau Thế chiến II. Sự kết thúc của cuộc chiến, nạn đói năm 1945, và cuộc đấu tranh sau đó để giành độc lập khỏi ách thực dân Pháp đã tạo ra một không khí cách mạng ở Việt Nam. Cuộc chiến tranh Pháp-Việt (1946-1954) đã làm tăng sự cấp bách cho những thay đổi xã hội và kinh tế triệt để khi Việt Minh tìm cách củng cố quyền lực và giải quyết các bất bình giữa người giàu và người nghèo do khai thác thực dân gây ra.
Cuối tuần vừa qua tôi đi dự hội thảo về Việt Nam tại Bảo tàng Bowers ở thành phố Santa Ana, thủ phủ của Quận Cam. Hai ngày hội thảo với hai chủ đề có liên quan với nhau là Cải cách Ruộng đất 1953-56 và Di cư 1954. Xong ngày đầu của hội thảo, đi ăn tối với một bạn sống ở Quận Cam từ năm 1978, khi biết chủ đề là về cải cách ruộng đất, bạn hỏi ngay: “Có hình Hồ Chí Minh cầm khăn khóc không?”. Bạn tôi ít quan tâm đến sinh hoạt cộng đồng nhưng cũng biết sử Việt vì là con trong gia đình bắc di cư 54, lớn lên tại miền Nam và sống ở đó cho đến khi vượt biển. Hình Hồ Chí Minh khóc và sự kiện bà Nguyễn Thị Năm đóng góp nhiều vàng cho Việt Minh rồi cũng bị đấu tố trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam từ 1953 đến 1956 có lẽ là những hiểu biết cơ bản của nhiều người Việt, dù không chứng kiến hay trực tiếp là nạn nhân trong sự việc. Những hình ảnh đó hôm nay cũng đã được trưng bày tại Bảo tàng Bowers và có trong bài nói chuyện của diễn giả tại hội thảo.
Chương trình Triển Lãm Và Thảo Luận Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt & Cuộc Di Cư 1954 vừa chấm dứt. Việt Báo đăng lại toàn bài của giáo sự Trần Huy Bích chiều Chủ Nhật ngày 18 tháng 8 tại Bowers Museum kể lại câu chuyện di cư của Ông và bối cảnh Bắc Việt những ngày tháng 8, 1954.
John Andrew Jackson vừa chào đời đã mang phận nô lệ, và được định sẵn là sẽ dành trọn kiếp sống tủi nhục trên những cánh đồng bông vải ở Nam Carolina. Nhưng, không cúi đầu trước số phận, Jackson đã thoát khỏi cảnh nô dịch, trở thành một diễn giả và văn nhân có ảnh hưởng lớn đến phong trào bãi nô. Ông cũng là nguồn cảm hứng cho tác phẩm kinh điển Uncle Tom's Cabin (Túp Lều của Chú Tom) của Harriet Beecher Stowe, xuất bản năm 1852. Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng về chế độ nô lệ này được nhiều sử gia đánh giá là đã góp phần thúc đẩy cuộc Nội chiến của Hoa Kỳ.
(Little Saigon-VB) - Để đánh dấu 70 năm cuộc di cư Bắc Nam hậu Hội nghị Geneva; và cùng nhìn lại sự kiện Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam dưới thời VNDCCH với tác động, hệ lụy trên cả nước đối với quốc gia, dân tộc Việt, Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt, Trung Tâm Việt Nam ĐH Texas Tech, Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ ĐH Oregon phối hợp tổ chức Triển Lãm Thảo Luận Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt và Cuộc Di Cư 1954: Hai Biến Cố Thay Đổi Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại vào hai ngày: Thứ Bảy, ngày 17 tháng 8: Cải cách ruộng đất và đấu tranh giai cấp ở miền Bắc Việt Nam, 1953-1957; Chủ nhật, ngày 18 tháng 8: Cuộc di cư của gần 1 triệu người từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954 tại Bowers Museum 2002 N. Main St, Santa Ana, CA 92706.
Ở Hy Lạp thời cổ đại, Thế vận hội Olympics không chỉ là sự kiện để các vận động viên thể hiện sức mạnh và tài năng, mà còn là dịp để những tâm hồn thi ca tỏa sáng – họ sẽ mang những vầng thơ của mình xướng lên trước đám đông khán giả đang háo hức. Và thời đó, các vận động viên cũng thường cậy nhờ những thi sĩ nổi tiếng sáng tác những bài thơ ca ngợi chiến thắng vinh quang của mình. Sau đó, những bài thơ này sẽ được các dàn hợp xướng biểu diễn trong các buổi lễ long trọng. Có một thời văn-võ đã song hành với nhau như thế.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.