Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Việt Nam được gì, mất gì với kết nối đường sắt Việt-Trung?

20/08/202410:12:00(Xem: 752)
vn court

Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế.
    Chi tiết các tuyến đường này như sau:
    (1) Tuyến Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng
    Báo của Trung ương đảng (CSVN) viết: “Theo quy hoạch, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có khổ đường 1.435 mm, điểm đầu tại ga Lào Cai, điểm cuối tại cảng Lạch Huyện – Hải Phòng.
    Dự án dài khoảng 388 km, đoạn kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) với Lào Cai (Việt Nam) dài 5,6 km; xây dựng theo hướng đông qua 8 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; điểm kết thúc tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng).
    Trên tuyến có 73 cây cầu lớn với tổng chiều dài hơn 130km, 25 hầm dài 25km, 38 nhà ga, trong đó xây mới 29 nhà ga. Dự kiến, tuyến đường sắt này sẽ khai thác vận tải hành khách và hàng hóa, tổng mức đầu tư khoảng 10 - 11 tỷ USD.
    Dự báo năng lực vận tải trong dài hạn của tuyến là 10 triệu tấn hàng hóa/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày.”
    (2) Tuyến Hà Nội-Đồng Đăng
    Bài của CSVN cho biết: “Ga Đồng Đăng là ga cuối cùng của tuyến đường sắt Gia Lâm (Hà Nội) - Đồng Đăng, là ga đặc biệt quan trọng kết nối với tuyến đường sắt liên vận quốc tế sang ga Bằng Tường (Trung Quốc).
    Tuyến đường sắt khổ lồng này chạy từ Ga Đồng Đăng về đến Ga liên vận quốc tế Gia Lâm (Hà Nội) có chiều dài toàn tuyến khoảng 167km và có 21 ga trên toàn tuyến; năng lực thông qua tối đa có thể chạy 19 đôi tàu/ngày đêm.
    Mặc dù có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc nhưng hạ tầng cửa khẩu Ga Đồng Đăng được đánh giá là đang xuống cấp, không tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Vì vậy, vấn đề cải tạo, nâng cấp hay xây mới tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng là vô cùng cấp thiết.
    (3) Tuyến Hạ Long-Móng Cái-Hải Phòng
    Theo đảng CSVN thì “Tuyến đường sắt này hứa hẹn góp phần quan trọng vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.
    Hiện nay, Trung Quốc đã hoàn thành tuyến đường sắt từ thành phố Cảng Phòng Thành đến thành phố Đông Hưng giáp biên giới với TP Móng Cái (Quảng Nịnh). Trong đó, TP Móng Cái sẽ là trung tâm kết nối của tuyến đường sắt nối liền Việt-Trung.” 
    Như vậy, trên lý thuyết thì hàng hóa và hành khách hai nước sẽ được vận chuyển trên 3 tuyến đường này. Nhưng về chiến lược quốc phòng thì 3 tuyến đường sắt sẽ có lợi cho Trung Quốc hơn Việt Nam trong trường hợp hai nước có chiến tranh.  Trung Quốc cũng sẽ xuống vùng Dông Nam Á mau hơn nhờ vào 3 đường sắt quan trọng này.
    Từ cảng Qủang Ninh, tầu bè Trung  Quốc có thể chuyên chở hàng hóa của Trung Quốc ra thế giới qua Biển Đông và ngược lại. Từ lâu cảng Quảng Ninh được coi là cửa ngõ xuất-nhập cảng của miền Bắc Việt Nam.
    Tuyến Hà Nội-Đồng Đăng nối liền với miền Nam Trung Quốc qua ngả Bằng Tường-Quảng Tây, tiếp giáp với Tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh biên giới tháng hai năm 1979, Quân đội Trung Hoa đã tấn công vào Lạng Sơn và Cao Bằng gây thiệt hại nặng về người và của cho Việt Nam.
    Về Tuyến thứ ba, Hạ Long-Móng Cái-Hải Phòng luôn luôn được coi là các bến có giá trị chiến lược quân sự và kinh tế quan trọng cho Việt Nam ở miền Bắc. Bây giờ, sau chuyến đi Bắc Kinh của ông Tô Lâm, Trung Quốc đã có cửa ngõ thứ hai cho xuất khẩu và nhập khẩu dành cho miền Nam Trung Hoa, vốn không có đường ra biển.

BIỂN ĐÔNG Ở ĐÂU?

Đáng chú ý là trong chuyến thăm Bắc Kinh có vẻ như “vội vã” của ông Tô Lâm ngày 18/8 (2024), chỉ 15 ngày sau khi lên chức Tổng Bí thư, không thấy hai bên nói gì đến vấn đề Biển Dông. Báo chí Việt Nam và Trung Quốc cũng không loan tin liệu Biển Đông có được thảo luận hay không.
    Điều này không có nghĩa Biển Đông đã có hòa bình, hay hai nước Việt-Trung đã đồng ý “gác sang một bên”.  Trong quá khứ, Trung Quốc từng đơn phương tuyên bố “chủ quyền toàn bộ vùng nước và đá, đảo” ở Biến Động, rộng hơn 3 triệu cây số vuông.
    Cá nhân ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Hoa từng ngang nhiên tuyên bố Biển Đồng là của Trung Quốc từ thời cổ đại.
    Tuy nhiên trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 13-12-2023, ông Tập Cận Bình đã cam kết trong tuyên bố chung 6 phương hướng hợp tác lớn gồm: “Tin cậy chính trị cao hơn; hợp tác quốc phòng, an ninh thực chất hơn; hợp tác thực chất sâu sắc hơn; nền tảng xã hội vững chắc hơn; phối hợp đa phương chặt chẽ hơn; bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn. Các phương hướng này có mối quan hệ biện chứng, tác động và hỗ trợ, bổ sung cho nhau, trong đó, việc thúc đẩy tin cậy chính trị cao hơn là nền tảng.”
    Vào thời gian đó, theo lời  ông Lê Hoài Trung, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương thì “Tin cậy chính trị hơn được xếp ở vị trí đầu tiên trong 6 phương hướng hợp tác lớn mà hai bên khẳng định trong Tuyên bố chung.”
    Trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, hai bên cũng hứa “tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tuyệt đối không nổ súng trên Biển Đông.”

CHUNG VẬN MỆNH

Vậy chuyến thăm Bắc Kinh chỉ 15 ngày sau khi nhận chức Tổng Bí thư của ông Tô Lâm có gì đặc biệt hơn các chuyến thăm Trung Hoa của  các Tổng Bí thư tiền nhiệm, kể cả ông Nguyễn Phú Trọng?
    Căn cứ theo tin chính thức thì không có gì khác thường. Theo lời Bộ trưởng ngoại giao Bùi Thanh Sơn thì chuyến đi của ông Tô Lâm nhằm “Thống nhất về những phương hướng, biện pháp lớn nhằm xây dựng hiệu quả Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược theo định hướng “6 hơn” đã được hai bên nhất trí; trọng tâm là tiếp tục triển khai cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao và các thỏa thuận đã ký kết; đưa hợp tác thực chất đạt tiến triển mới, nhất là trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm như kết nối đường sắt, thương mại nông sản, đầu tư chất lượng cao, tài chính tiền tệ, văn hóa-du lịch, giao lưu nhân dân.”
    Báo Chính phủ Việt Nam cũng cho biết, trong phát biểu khi tiếp ông Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh “Chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên đến Trung Quốc, cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị người đứng đầu Đảng, Nhà nước Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự coi trọng cao và ưu tiên hàng đầu của hai Đảng, hai nước đối với quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, cho rằng đây là thời điểm quan trọng để hai nước đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, đi vào chiều sâu, thực chất trên mọi phương diện.”
    Ông Tập Cận Bình  khẳng định “Việt Nam là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc; ủng hộ Việt Nam kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
    Về phần mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng  khẳng định “Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên hàng đầu quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược với Trung Quốc; khẳng định mong muốn cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc kế thừa và phát huy tốt truyền thống hữu nghị lâu đời giữa hai Đảng, hai nước, định hướng quan hệ Việt - Trung bước vào giai đoạn mới phát triển ngày càng ổn định, bền vững lâu dài.”
    Nhưng cam kết của hai Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Việt-Trung không có nghĩa Việt Nam đã xa cách Mỹ trong tương quan ngoại giao quốc tế . Ông Tô Lâm dự kiến sẽ đi Mỹ dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9/2024 và sẽ gặp Tổng thống Joe Biden.

– Phạm Trần

(08/024)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.