Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Tìm hiểu chữ “QUÁN” và một vài chữ “QUÁN” Hán Việt

17/08/202408:54:00(Xem: 896)
Nôm

Bài viết này chỉ giải thích đôi nét văn hoá Hoa Hạ về Nho tự, dù vậy vẫn bao hàm được nghĩa nôm na lẫn nghĩa bác học. Đôi khi còn mang nghĩa ẩn dụ, liên quan đến phạm trù nhân văn, xã hội, tự nhiên, tư tưởng triết học tôn giáo. Nói cách khác, đơn giản là tìm hiểu chữ QUÁN và một số chữ QUÁN Hán Việt như sau.
    Trước hết, vẫn theo nghĩa nôm na, thông thường như mọi người đều nghĩ, Quán được hiểu: chẳng hạn vào một buổi sáng, trên một đoạn đường đi của một cuộc hành trình, bỗng có người lên tiếng “Trời nực và mệt quá!”, lập tức, theo phản ứng tự nhiên, nhiều người nghĩ ngay nên đi tìm một cái quán. Quán có thể là một cái quán nước (coffee shop); có thể là một cái quán trọ [舍] để giải khát hay nghỉ ngơi. Nhưng vẫn với cuộc hành trình đó, nhưng rơi vào buổi chiều, lại có người lên tiếng “Khát và đói quá!”, người ta nghĩ nên đi tìm một cái quán ăn (restaurant) nếu có nhiều tiền, một cái quán cóc bên lề đường nếu có ít tiền. Nhưng thay vào đó, cuộc hành trình lần nầy lại rơi vào buổi chiều tối, lại cũng có người lên tiếng “Cảm thấy đói và buồn!”, người ta nghĩ nên đi tìm một cái quán nhậu, hay là một cái quán rượu (quán Bar), đôi khi là một vũ trường. Lạ thật, cũng là một hành trình nhưng với thời điểm khởi hành khác nhau (sáng, trưa, chiều, tối) với lời lên tiếng khác nhau (nực, mệt, đói, buồn), người ta lại nghĩ nên đi tìm những cái quán khác nhau. Là vì mỗi quán có sự cung cấp các mặt hàng và cách thức phục vụ khác nhau.
    Trong tiến trình sinh hoạt, loài người từ thời hoang sơ, ăn lông ở lỗ, đến thời săn bắn trong rừng,lượm lặt hoa quả ven mương, bờ suối… bước sang chăn nuôi, trồng trọt hoa màu… rồi định cư từng nhóm, thành những bộ lạc, hòa nhập các sắc tộc để trở thành một cộng đồng, làng xóm được mọc lên, xã hội được thành hình. Lúc này, dân cư đã đông đúc, thu hoạch mùa màng đã có dư thừa, dụng cụ, sản phẩm được tạo ra cũng khá nhiều. Theo đó, kho lẫm phải có để lưu giữ, dung trữ, nhà cửa phải có để trú ẩn, tránh mưa tránh nắng… Nhu cầu trao đổi hàng hóa đã bắt đầu, sự đi lại từ nơi nầy đến nơi khác đã khởi sinh, việc ăn uống đã có sự thay đổi, và việc nghỉ ngơi, giải trí… trở nên cần thiết. Thế là cái quán đã ra đời, từ buôn sóc thoát ra khỏi lũy tre tiến đến thành thị, phố xá sầm uất, rồi có mặt khắp nơi. Ta có thể thấy một cái quán bên vệ đường với một mái che đơn sơ; trên đường đi với một túp lều tranh nhỏ bé… bên mé sông, nơi góc chợ, giữa phố phường, trên dây cáp (cable cap coffee shop) giữa không trung lơ lửng ; một lầu kính được bao quanh đầy cây cối, bông hoa nơi phố xá tấp nập. Trong tương lai, khó mà hình dung được cái quán sẽ thêm thắt như thế nào; thức ăn thức uống được dồi dào hơn chăng; mô hình sẽ to lớn và có trang hoàng đẹp mắt hơn chăng; cách thức phục vụ sẽ phức tạp hơn chăng… Hàng loạt câu hỏi được đặt ra. Đố ai mà biết được, nhưng chắc chắn chúng ta biết, cái quán sẽ không mai một theo thời gian khi mà con người còn hiện diện trên trái đất. Và nó sẽ luôn song hành, thay đổi với bước tiến văn minh của nhân loại, với những nét đặc thù của mỗi nền văn hóa của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay và có thể trong mai sau, với QUÁN theo nghĩa Nôm, QUÁN là nơi đáp ứng nhu cầu cần thiết trong ngày của con người, nhưng QUÁN là nơi thể hiện sự hưởng thụ quá đà của con người chỉ để là nơi ăn chơi trác táng.
    Đến đây, xin nói đến một vài chữ QUÁN Hán Việt:
    – Chữ Quán [館] theo chiết tự, bên trái là chữ Thực [食], nghĩa là ăn và uống, bên phải chữ Quan [官], nghĩa là trông coi, đãi đằng. Nói chung, là nơi làm việc, tụ họp học hành, trao đổi công văn, thư tín (dịch quán 驛 館), địa chỉ của một cơ sở (quán chỉ 館 址), nơi giải trí, nghỉ ngơi, hoạt động thể thao, câu lạc bộ (hội quán 會 館).
    – Nếu có sự tranh giải về một môn thể thao nào đó, người đứng đầu trong cuộc tranh giải, được gọi là quán quân [冠 軍]
    – Bồn rửa dùng để rửa mặt, rửa tay… trong câu lạc bộ hoặc các nơi công cộng gọi là Quán [盥]
    – Trong khi đó, tình cờ có một cô gái đi ngang qua, tươi cười khoe hai cái bím tóc trên đầu thì bím tóc đó gọi là Quán [丱]
    – Nhưng nếu cô đi tạt qua bên hông, hay ra sau vườn, gặp nơi vua chúa đãi tiệc, thì tiệc nầy gọi là Quán [祼]
    – Nhắc đến vua lại nhớ đến người giữ ngựa, trông xe cho Vua gọi là Quán [倌]
    – Nhưng nếu cô gặp phải ai chọc ghẹo, vì mắc cỡ mà bỏ chạy, trốn tránh, thì gọi là Quán []
    – Đây nữa, nếu cô thông đồng làm việc bất chánh, thì gọi là Quán [串]
    – Nếu một ngày đẹp trời nào đó, cô có chuyến đi chơi xa về đồng quê, nơi có sông ngòi đồng ruộng, việc dẫn nước vào ruộng gọi là Quán [灌]
    – Và có khi may mắn trông thấy một động vật mang tên Quán [鸛] là con cò xám hay con sếu như trong lời thơ của Lưu Trọng Lư: “Đàn sếu đã sang sông / với đôi mắt em lặng buồn / nhìn thôi mà chẳng nói / tình đôi ta vời vợi / có nói cũng không cùng…”
    Kể ra, chẳng lẽ chỉ có bấy nhiêu chữ Quán như trên? Thưa không, với phong tục tập quán, cái học của Kẻ sĩ ngày xưa, chẳng biết ngọn gió nào thổi qua để trở thành tục lệ, và cách học tập thế nào lại biến thành thói quen [慣] để có thể dẫn đến những sinh hoạt tinh thần như sau:
    – Thiền Quán [禪 館]: nơi mà thời gian như ngừng trôi, không gian như lắng đọng, cái vô cùng đâu đây của những vị thiền sư, ngồi thiền quán để hít thở, suy tưởng, thả hồn theo mây theo khói, theo hư không, như không, chân không… tĩnh lặng đến mức tâm có thể nghe tiếng vô thinh, tâm có thể thấy những hạt vô trần… Và chúng ta như lạc vào một chốn trống không.
    – Đạo Quán [道 館]: nơi mà không gian đạo vị tỏa quanh, với khoảng sáng tối, hư huyễn, đầy khuyết… phủ quanh, phảng phất bóng dáng của cây phất trần trên tay một vị đạo sĩ, đang ngồi quán chiếu [觀 照], mắt nhắm nghiền, hồn như rơi vào cõi xa xăm nào đó, trong khi những kệ sách chung quanh tường đầy những Nam Hoa Kinh, Đạo Đức Kinh, Dưỡng Sinh Chỉ Yếu Tập… cùng sánh bước với các đạo nhân tìm lẽ sinh tồn.
    – Phật Quán [佛 館]: nơi mà chúng ta chưa bước vào đã thoáng ngửi thấy hương trầm ngào ngạt tỏa khắp không gian, tưởng tượng như thấy đâu đây bóng dáng của một vị bồ tát trên mây với nhành dương liễu trên tay, rảy nước cam lồ xuống thế gian, để mong chúng sinh rời khỏi bến mê… tâm thức được rửa sạch, để trở lại “bản lai diện mục” như ngài Huệ Năng từng nói. Và khi đã bước vào, đâu đây như tỏa quanh tiếng nói vô thường, vô ngã Thập Nhị Nhân Duyên, cõi Niết Bàn cùng với cái vòng lẩn quẩn luân hồi tái sanh, định luật nhân quả… quy hồi trong vô lượng kiếp.
    – Khổng Quán [孔 館]: nơi mà khi đặt chân vào sân Trình cửa Khổng đã nghe Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín… trong Đại Học, Trung Dung… nhắc nhở bên tai về đạo làm người, với Hiếu Kinh nhắc đến bổn phận làm con đối với cha mẹ, nhường nhịn, hòa thuận đối với anh em, tương kính như tân trong đạo vợ chồng, trọng nghĩa khinh tài trong tình bằng hữu… trau bút nghiên, rèn cung kiếm để lo việc biên cương, cơm no áo ấm cho lê dân.
    Trên đây chỉ mới nói đến chữ QUÁN và một số chữ QUÁN theo nghĩa Hán Việt của phần Hình nhi hạ (theo kiểu phân loại của Nho gia ngày xưa). Thế còn phần Hình nhi thượng có những chữ QUÁN nào không?
    – Chữ Quán [貫] theo chiết tự, nằm trên là chữ Mẫu [母] nghĩa là Bà Mẹ, nằm dưới là chữ Bối [貝], nghĩa là những đồ quý báu, đồ trang sức, lá cây để viết Kinh… Nói trọn nghĩa là bà mẹ đã quen thấy, nhận biết hết thảy những quý giá trên đời, và xem cõi đời nầy là quê quán chính của mình. Nói khác đi là bà mẹ thiên nhiên đã thấu suốt hết thảy mọi vận chuyển của vũ trụ, đã quen thuộc hết thảy những kinh truyện mà không cần phải dùng lý trí để suy luận, để hiểu biết. Nhưng đây cũng chỉ là Hình nhi thượng tầng thấp, còn Hình nhi thượng tầng cao thì sao?
    – Chữ Quán [觀]: vẫn theo lối chiết tự, bên trái là bộ Quan [-], chỉ những bông hoa cây cỏ, muôn cánh chim muông, mọi lời nói qua lại ở loài người, loài vật, dù ở trên trời, dưới nước, hay trên mặt đất, bên phải là chữ Kiến [見], chỉ cái thấy hết thảy, cái thấy thấu triệt chân tâm. Nói trọn nghĩa đây là cái thấy của bậc thánh nhân, của các hiền nhân, gọi là Đại Quán [大觀]. Nếu đạt tới Chí Quán [至 觀] đó là cái thấy quán triệt của các bậc bồ tát trong cõi siêu hình siêu thực.
    Chữ QUÁN nầy đối với Khổng Mạnh là sự thấu suốt về Minh Tâm [明心]. Chiết tự chữ Minh, bên trái là chữ Nhật [日], chỉ cho ban ngày, bên phải là chữ Nguyệt [月], chỉ cho ban đêm. Ngày đêm sớm tối, tâm luôn chiếu sáng như ánh mặt trời và ánh trăng. Sự thấu triệt nầy lấy tu thân làm gốc để thực hành, đưa đến cái Quán như các bậc thánh hiền mà ta mong ước.
    Chữ QUÁN nầy đối với Lão Trang là sự thấu xuyên về cái lẽ vô vi [無爲], không làm chính là làm, vô ngôn tức là ngôn, lấy siêu thoát làm gốc để tu dưỡng [修養]. Đạt đến chí quán về mặt nầy, có thể thấu triệt được cái không trong mây, trong gió như các đạo nhân thường nói : Đạo khả đạo phi thường đạo… tức là nằm trong cõi siêu hình siêu thực rồi.
    Chữ QUÁN nầy đối với nhà Phật là sự thông suốt qua nhiều cõi, từ cõi địa ngục ngạ quỷ đến cõi Trời, cõi Long cung… lấy Tịnh Khiết [静潔] làm gốc để tu tâm. Đây là cái thấy của các bậc Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát… có thể thị hiện bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, không thể dùng lý trí để Quán mà phải cậy đến trực giác, khải thị mà Quán. Như là Quán Thế Âm nghe thấu được mọi tiếng lòng của mọi sinh linh, vạn vật.
    Đi sâu vào Tư Tưởng [思想] của Khổng Mạnh, Lão Trang, Phật học qua hai chữ Tâm Quán [心觀]:
    – Chữ Tư [思]: theo chiết tự, bên trên là chữ Điền [田] nghĩa là ruộng, để biểu thị của cải, tài sản… nằm dưới là chữ Tâm [心] để chỉ lòng người (nghĩa đen), để chỉ nỗi lòng, cội lòng, tiếng lòng (nghĩa rộng). Khi Tâm nhảy múa, rời khỏi chữ Điền thì khởi dậy lòng tham, phiền trược, chấp nhất lại đến, khó mà có tâm tự tại [心 自在].
    – Chữ Tưởng [想]: là nhớ nhau, suy tưởng. Cũng theo lối chiết tự, bên trên là chữ Tướng [相] nghĩa là xem xét, trang mạo, hình tướng. Chữ Tướng có bên trái là chữ Mộc [木] chỉ cây cỏ; bên phải là chữ Mục [目] chỉ con mắt. Khi mắt còn dáo dác tìm cỏ cây, bóng sắc… thì hình tướng mới lộ.
    Nằm bên dưới chữ Tướng là chữ Tâm [心] chỉ lòng người, cội lòng… Khi Tâm nhảy múa rời khỏi chữ Tướng thì Tâm xao động, Tâm biến loạn, sinh ra lựa chọn, phân biệt, vạch lá tìm lông…, Tâm không còn yên ổn nữa.
    Bước đến hai chữ Tâm Quán [心觀]: có nghĩa là sự thấu suốt cái vốn sống tự có sẵn trong lòng, trong ý thức, không phải nhờ tư lự và kinh nghiệm mà có.
    Về Tâm Quán hiện thị [心觀 現示]. Chữ Hiện : là có trước mắt, sự tỏ bày, ánh sáng của ngọc… Bên trái của chữ Hiện là chữ Vương [王] nghĩa là vua; bên phải là chữ Kiến [見] nghĩa là trông thấy. Nói rộng nghĩa, Hiện là cái thấy của bậc quân vương. Còn chữ Thị [示] là bảo cho người ta biết, để cho người ta thấy.
    Đối với Khổng Mạnh, Tâm Quán hiện thị là cái thấy của bậc thánh hiền, thánh nhân. Cái đạo của nước nhà có thể thực hành để mang đến kết quả thiên hạ vi công [天下爲公], tiến đến thế giới đại đồng.
    Đối với Lão Trang, Tâm Quán hiện thị là cái thấu triệt của đạo nhân, thực hiện được cái lớn của trời đất, mọi vật đều bình đẳng, trật tự xã hội được hài hòa như cái đạo của trời đất vốn đã sẵn có.
    Đối với Nhà Phật, Tâm Quán hiện thị là sự phiền não, chấp nhất đã ra khỏi nhà, và tâm hỷ xả tự xuất hiện, nhờ đó mà tâm từ bi cũng nối gót đi theo, khiến cho thân tâm an lạc của tứ vô lượng tâm mà Đức Phật đã từng giảng giải trong Vô Lượng Thọ kinh.
    Ngày xưa, trong lời kết của Truyện Kiều, cụ Nguyễn có câu: “Lời quê góp nhặt dông dài / Mua vui cũng được một vài trống canh…”
    Vậy thì với những dông dài về chữ QUÁN và một vài chữ QUÁN Hán Việt nằm trong nền văn hóa Đông Phương ở trên kia, cứ xem là những lời quê, góp nhặt để mua vui…
 
– Lâm Minh Anh
 
Ghi chú:

Những khó khăn khi viết về chữ Hán Việt
    1. Không thể chiết tự hết thảy và giải nghĩa từng chi tiết một cho mỗi chữ QUÁN (quá dài dòng).
    2. Không thể chiết tự hết thảy và giải nghĩa cho từng chữ mang từ ghép như quán thế, quán thông… (quá ôm đồm).
    3. Không thể chỉ trong một bài viết mà nói hết nghĩa những chữ QUÁN khác có cùng âm mà khác tự dạng, khác nghĩa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ khi sinh ra và biết nhận thức thì nhớ/quên gắn liền với cuộc sống hằng ngày cho đến khi lìa trần. Phân Tâm Học ((Psychoanalysis) đã giải thích về nhớ/quên theo trình tự thời gian từ tuổi thơ đến tuổi già nhưng thực tế nó không hoàn toàn như vậy mà tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, giáo dục, xã hội… biến động tâm lý ảnh hưởng đến từng cá nhân với não bộ.
Hồi đó chúng tôi học triết lớp 12C, chúng tôi học với cô Chu Kim Long và có tuần với thầy Vĩnh Để. Cả hai giáo sư của chúng tôi chia giờ ra giảng dậy về tâm lý học rồi phân tâm học về vô thức của triết gia Simon Freud. Phần lý luận học và đạo đức học thì dễ dàng hơn. Riêng phần tâm lý học, nhất là tâm lý học ngôi thứ ba khúc mắc, ở phần dằng co giữa ý thức và vô thức… thành ra bài học bài giảng làm chúng tôi điên đầu và cô, thầy chúng tôi cũng khô cổ họng.
Thông thường, nhà xưa có nền hơi cao nên phải bước lên tam cấp để vào nhà! Ngôi nhà có ba gian hai chái với hàng ba rộng. Trong bếp có ông Táo là ba cục đất, hoặc ba viên gạch... Theo truyền thuyết, đó là “một Bà và hai Ông”. Họ như vậy mà vẫn chịu nổi sức nóng của lửa củi! Hay quá! Đàn bà đi chợ, cho dù món hàng chỉ có đôi ba đồng, họ vẫn trả giá đôi ba lần. Để khỏi bị hố! Cuộc sống của họ dính liền với “ba cọc ba đồng” đó mà! À! Nhân nói về đàn bà mới nhớ ra theo truyền thống, họ phải chịu nép mình vào “Tam tòng tứ đức”! Kẹt lắm chớ không phải chơi đâu! Trong lúc đàn ông thời xưa có “năm thê bảy thiếp” thì đàn bà thời nào cũng chỉ “Chính chuyên một chồng”!
"Nếu cô hôn con cóc này, hôm nay ngày 14 tháng 2, và đúng 7h tối nay, thì sẽ có người đến gõ cửa nhà cô. Đó là Hoàng Tử Trong Mơ của cô đấy". Ban nãy, lúc 5 giờ chiều, khi nàng mở gói quà nhỏ và thấy con cóc, ban đầu nàng đã tỏ thái độ kinh tởm, nhưng rồi, khi đã hết ngạc nhiên và sững sờ, thì nàng đã hoài nghi và lo sợ. Cô nàng này ư, cô ta luôn tin vào Hoàng Tử Trong Mơ. Và tin vào nụ hôn của tình yêu đích thực. Nếu không thì cô đã nhanh chóng thả con vật bé nhỏ kia ra cho rồi. Nhưng vào ngày lễ Thánh Valentine, ngày lễ Tình Yêu, một khi đã nhận kiểu thư như thế này, cô nàng đã trở nên mơ mộng. Cô đặt cái loài ếch nhái này trong một cái gọi là hủ ẩm ướt rất tầm thường làm như không có chuyện gì xảy ra, và chạy vào trong phòng tắm ngắm lại cái dung nhan của mình xem sao. Ôi, ai mà biết được nhỉ.
Đài CBS đưa tin vào ngày thứ bảy 27/7 vừa qua, tại bãi biển Miaquamicut ở Westerley, tiểu bang Rhode Island, chuồn chuồn đã tập kích những người tắm biển. Video ghi lại cho thấy nhiều người đã phải lấy khăn tắm trùm người lại để tránh nạn chuồn chuồn. Một người phát biểu: “Tôi hơi sợ. Tận thế chăng?”. Ông Mark Stickney nói với đài truyền hình WBZ: khi ông tới bãi biển vào lúc 11 giờ sáng thì chuồn chuồn đã bay khắp bốn phía. Tới 1 giờ trưa thì chuồn chuồn tụ lại đông như hội. Ông nói: “Có lẽ có cả hàng trăm ngàn con chuồn chuồn. Rất kỳ lạ!”. Mọi người ngồi chịu trận. Chuồn chuồn không làm phiền ai. Một chuyên viên nghiên cứu về chuồn chuồn, bà Ginger Brown ở Rhode Island, khuyên mọi người đừng sợ hãi vì chuồn chuồn nhìn rất rõ, không bay trúng vào người đâu.
Tháng bảy lại về, những người con Phật khắp nơi nao nao chuẩn bị cho mùa hội hiếu. Không biết tự bao giờ nhưng lễ Vu Lan đã ăn sâu vào tâm khảm của mọi người con Việt. Có những người khác đức tin nhưng cũng biết đến lễ Vu Lan. Tạm gác qua những lý luận khác biệt có hay không có lễ Vu Lan trong Phật giáo. Tạm không bàn về những quan điểm khác biệt giữa các tông phái, các dòng truyền thừa. Chúng ta hãy hoan hỷ với tinh thần báo hiếu, ý nghĩa cao đẹp của lễ Vu Lan. Nào chỉ có người Việt, Người Hoa, người Hàn, người Nhật nói chugn là những dân tộc chịu ảnh hưởng văn Hóa Trung Hoa và Phật giáo Bắc truyền đều hân hoan tổ chức lễ Vu Lan. Với các dân tộc Á Đông đã có một thời gian dài sống với Khổng giáo nên rất coi trọng chữ hiếu, con người lấy chữ hiếu làm đầu.
Thời buổi nay ra đường đi chợ, đi du lịch, nếu cần mang sách hành lý nặng, người ta kéo đồ bằng cái caddie đi chợ, đi chơi xa kéo valises à roulettes. Khi cần mang theo đồ dùng nhiều hay ít, người ta đều kéo, kéo caddie… kéo tất cả bằng tay và bằng những bánh xe, thấy tiện lợi hơn khi xưa, mang, sách, đội, gánh… tất cả đã đổi thay với thời gian. Còn khi xưa, thật xa xưa, người ta bê, đeo hay gánh. Gánh là tiện lợi khi đó, vì gánh được nhiều đồ, gánh được lợi hơn vì đồ gánh xếp cả hai bên, hai đầu đòn gánh.
Tôi xa phố cổ Hội An đã gần sáu thập niên, nơi chốn nầy trở thành thời quá vãng, không còn nhớ nhiều nhưng kỷ niệm xưa của thuở học sinh đã viết về bạn hữu, thi ca và âm nhạc… Phố cổ Hội An được công nhận là một trong những di sản thế giới UNESCO ngày 4 tháng 12 năm 1999 vì vậy nhà cửa, đường sá… vẫn duy trì nét cổ xưa và việc tu bổ được sự tài trợ phần nào của UNESCO. Ngày 3 tháng 8 vừa qua, thành phố Hội An khánh thành di tích tu bổ nầy sau 19 tháng, khởi công ngày 28/12/2022 với tổng mức đầu tư 20,2 tỷ đồng.
Mùa Hè ở Tây Bắc, tháng 7 hay tháng 8 nóng cùng ngang nhau. Cái nóng vùng Tây Bắc nước Mỹ tương đối không quá nồng nàn như ở Nam Cali hay Houston, nhưng...
Khi xưa, trước 1975, ông bà Đào Quý có một quán ăn khá trang trọng, là món bò bảy món Duyên Quê, tọa lạc ở một góc đường Công Lý, con đường rộng rãi râm mát thênh thang, chạy dài từ trung tâm thành phố Sài Gòn ra tận phi trường Tân Sơn Nhứt… ông bà Quý và bốn con trai sống những tháng ngày thoải mái, tuy là bận rộn việc buôn buôn bán bán… họ tự hào với quán ăn thanh lịch Duyên Quê, nơi đó cũng là gặp gỡ của vô số tao nhân mặc khách, kể cả những nhân vật kín đáo trong chính trường hay trong giới áp phe đồ sộ của Sài Gòn hoa lệ một thời gian dài.