(Little Saigon-VB) - Để đánh dấu 70 năm cuộc di cư Bắc Nam hậu Hội nghị Geneva; và cùng nhìn lại sự kiện Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam dưới thời VNDCCH với tác động, hệ lụy trên cả nước đối với quốc gia, dân tộc, Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt, Trung Tâm Việt Nam ĐH Texas Tech, Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ ĐH Oregon phối hợp tổ chức Triển Lãm Thảo Luận Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt và Cuộc Di Cư 1954: Hai Biến Cố Thay Đổi Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại.
Đây là một cuộc triển lãm, hội thảo, chiếu phim, kéo dài trong hai ngày, với các tài liệu lịch sử lần đầu tiên được trưng bày trước công chúng miền Nam California, như bản kiến nghị của Cộng Sản Trung Quốc gởi Cộng Sản Việt Nam yêu cầu triển khai cuộc đấu tố đẫm máu; các cuộc hội thảo với sự tham dự của nhiều giáo sư Mỹ-Việt, gồm TS Nguyễn Văn Canh, TS Cao Lan, TS Vũ Tường, TS Alec Holcombe, và TS Võ Đình Alex Thái, Ts Phan Quang Trọng, TS Nguyễn Phi Vân, TS Jason Picard, TS Hoàng Anh Tuấn và TS Trần Huy Bích.
Chương trình xuất phát từ công trình nghiên cứu nhiều năm của Tiến Sĩ Alex Thái Võ, giám đốc “Vietnam Center & Archive” thuộc đại học Texas Tech University, và Tiến Sĩ Vũ Tường, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ thuộc đại học University of Oregon.
Độc giả Việt Báo đã từng đọc bài biên khảo của Tiến Sĩ Alex Thái Võ trên báo xuân Việt Báo phần nào quen thuộc với tiếng nói sắc sảo này, anh cùng gia đình định cư ở Mỹ năm 1990 theo diện H.O. 3 khi vừa tròn 8 tuổi. “Tôi quyết định học lịch sử Việt Nam vì sách vở viết về cuộc chiến Việt Nam tại Mỹ thường sai lạc hoặc phiến diện với nhiều chi tiết bị xóa mờ. Tôi tin rằng, là người Mỹ gốc Việt, tôi sẽ có cái nhìn trung thực hơn. Con cháu chúng ta phải biết sự thật về cha anh mình,” Alex Thái Võ cho rằng: “Ngay bây giờ, sách Mỹ gọi chính quyền VNCH là ‘chế độ bù nhìn.’ Nếu mình không sửa lại lời xuyên tạc thì ai sửa cho mình.” Anh lấy bằng tiến sĩ lịch sử Việt Nam trong tinh thần bảo vệ lịch sử và sự thật Việt Nam.
Đây là một cuộc triển lãm, hội thảo, chiếu phim, kéo dài trong hai ngày, với các tài liệu lịch sử lần đầu tiên được trưng bày trước công chúng miền Nam California, như bản kiến nghị của Cộng Sản Trung Quốc gởi Cộng Sản Việt Nam yêu cầu triển khai cuộc đấu tố đẫm máu; các cuộc hội thảo với sự tham dự của nhiều giáo sư Mỹ-Việt, gồm TS Nguyễn Văn Canh, TS Cao Lan, TS Vũ Tường, TS Alec Holcombe, và TS Võ Đình Alex Thái, Ts Phan Quang Trọng, TS Nguyễn Phi Vân, TS Jason Picard, TS Hoàng Anh Tuấn và TS Trần Huy Bích.
Chương trình xuất phát từ công trình nghiên cứu nhiều năm của Tiến Sĩ Alex Thái Võ, giám đốc “Vietnam Center & Archive” thuộc đại học Texas Tech University, và Tiến Sĩ Vũ Tường, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ thuộc đại học University of Oregon.
Độc giả Việt Báo đã từng đọc bài biên khảo của Tiến Sĩ Alex Thái Võ trên báo xuân Việt Báo phần nào quen thuộc với tiếng nói sắc sảo này, anh cùng gia đình định cư ở Mỹ năm 1990 theo diện H.O. 3 khi vừa tròn 8 tuổi. “Tôi quyết định học lịch sử Việt Nam vì sách vở viết về cuộc chiến Việt Nam tại Mỹ thường sai lạc hoặc phiến diện với nhiều chi tiết bị xóa mờ. Tôi tin rằng, là người Mỹ gốc Việt, tôi sẽ có cái nhìn trung thực hơn. Con cháu chúng ta phải biết sự thật về cha anh mình,” Alex Thái Võ cho rằng: “Ngay bây giờ, sách Mỹ gọi chính quyền VNCH là ‘chế độ bù nhìn.’ Nếu mình không sửa lại lời xuyên tạc thì ai sửa cho mình.” Anh lấy bằng tiến sĩ lịch sử Việt Nam trong tinh thần bảo vệ lịch sử và sự thật Việt Nam.
Cuộc triển lãm chia thành hai phần, với ngày thứ nhất đặt trọng tâm vào “Cải Cách Ruộng Đất” và ngày thứ hai chú trọng đến cuộc di cư từ Bắc vào Năm 1954.
Phần I: Cải cách ruộng đất và đấu tranh giai cấp ở miền Bắc Việt Nam, 1953-1957
Phần II: Cuộc di cư của gần 1 triệu người từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954
Hai cuốn phim 1. Chúng tôi muốn sống; 2. Phim tài liệu Di Cư 1954 sẽ được chiếu tại hội trường vào cuối ngày thứ Bảy và Chủ Nhật.
Cuộc triển lãm còn có những hiện vật vô giá mà VHM nhận được từ thân nhân những người trong cuộc, theo Ông Châu Thụy, giám đốc VHM cho biết.
Chương trình mở rộng mời công chúng đến tham dự miễn phí, không cần đặt chỗ trước.
Gửi ý kiến của bạn