Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Phố Cổ Hội An & Câu Chuyện “Chùa Cầu”

09/08/202400:00:00(Xem: 948)

pho co 1

Tôi xa phố cổ Hội An đã gần sáu thập niên, nơi chốn nầy trở thành thời quá vãng, không còn nhớ nhiều nhưng kỷ niệm xưa của thuở học sinh đã viết về bạn hữu, thi ca và âm nhạc…

Phố cổ Hội An được công nhận là một trong những di sản thế giới UNESCO ngày 4 tháng 12 năm 1999 vì vậy nhà cửa, đường sá… vẫn duy trì nét cổ xưa và việc tu bổ được sự tài trợ phần nào của UNESCO.

Ngày 3 tháng 8 vừa qua, thành phố Hội An khánh thành di tích tu bổ nầy sau 19 tháng, khởi công ngày 28/12/2022 với tổng mức đầu tư 20,2 tỷ đồng.
Trước và sau khánh thành, có nhiều bài viết trong nước tranh cãi về sự khác biệt giữa cũ và mới không phù hợp với di tích lịch sử, đúng/sai tùy theo cảm nghỉ của mỗi người. Nhưng với “quan” nơi phố cổ nầy “tự biên tự diễn” bất chấp mọi ý kiến xây dựng đóng góp, coi như “nước đổ đầu vịt”!  Mấy năm trước, ngôi nhà cổ của chị tôi xuống cấp nhưng chị cho biết chỉ được phép tu sửa bên trong, không được thay đổi bên ngoài nên nếu lợp mái lại rất khó khăn. Nay Chùa Cầu tu bổ, qua các bài viết tranh cãi không phù hợp với di tích lâu đời, người xa xứ không có ý kiến, coi như… ca bài tân cổ giao duyên! Sao lại kỳ quặc như vậy,  nhà cửa người dân trong khu vực nầy khi sửa chữa phải tuân thủ còn di tích lịch sử với “quan” thì mặc kệ!

pho co 2

Sông Thu Bồn chảy từ Tây sang Đông, đến Hội An gọi là sông Hoài, có con kênh rộng khoảng 16m, sâu độ vài mét, không dài lắm, chảy vào thành phố (chưa tới đường Phan Chu Trinh, tên cũ là Minh Hương). Trên con kênh nầy bắc ngang chiếc cầu gọi là Chùa Cầu nối liền hai con đường, phía tây trước kia là Khải Định, đường Duy Tân (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai) ngày trước đoạn gần chùa Cầu có nhà in/hiệu sách Đại Đồng và phía đông đường Khải Định - Pont Japanais (đường Cầu Nhật Bản), vào thập niên 1940’ mang tên đường Nguyễn Huệ (Theo tài liệu tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia IV (Đà Lạt) ngày 23/5/1955, (đoạn từ Chùa Cầu đến chợ Hội An) sau đó là đường Cường Để (nay là đường Trần Phú). Đây là con đường chính của phố cổ, với người Minh Hương đã xây dựng các hội quán: Hội quán Quảng Đông, Hội quán Trung Hoa, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Quỳnh Phủ, Hội quán Triều Châu (chùa Âm Bổn), miếu Quan Công…

Ngày trước con đường nầy từ Chùa Cầu xuống chợ Hội An có các hiệu sách: Nam Ngãi, Trương Kim Điền, Bình Minh, Rạng Đông. Nhiều nhà có “tủ sách gia đình” và chủ nhà sách tử tế cho đọc “cọp” nên thời học sinh thường lai vãng. Các con đường rất hẹp, có nhà văn ví vong “đứng bên nầy lề đường bắt tay bạn bên kia lề đường” và bây giờ vẫn giữ nguyên thủy như vậy nên cấm xe hơi vào khu phố cổ.

Về lịch sử Hội An đã có nhiều bài đề cập từ khi hình thành cho đến nay với nhiều tên gọi khác nhau: Hải Phố, Hoài Phố, Hội Phố, Hoa Phố, Haiso, Faifo…. Hội An trước khi trở thành thương cảng của xứ Đàng Trong (thế kỷ XVI- XVII, cũng đã là thương cảng lâu đời của vương quốc Chămpa, với Lâm Ấp Phố và Sài Phố)…

pho co 3

Năm 1558, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và binh lính lui về cố thủ ở vùng Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng nắm quyền trấn thủ Quảng Nam. Cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên, xây dựng thành lũy, phát triển kinh tế xứ Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài và Hội An trở thành thương cảng sầm uất…

Về lịch sử Chùa Cầu đã có nhiều tài liệu đề cập. Có vài giai thoại với truyền thuyết cho rằng con quái vật, thủy quái (con cù) này có đầu nằm ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ và lưng vắt qua khe ở Hội An. Mỗi khi con thủy quái quẫy mình, nước Nhật sẽ bị động đất, phố cổ Hội An không được yên ổn để người Nhật, người Hoa, người Việt được bình yên làm ăn, buôn bán. Vì thế, ngôi chùa được người Nhật xây dựng lên với ý nghĩa như một thanh kiếm chắn ngang lưng con thủy quái, ngăn không cho nó cựa mình để bảo vệ sự yên bình cho cuộc sống của người dân 3 quốc gia.

Cầu được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII nên ban đầu, dân gian gọi đây là cây cầu Nhật Bản. Tên cầu như vậy để ghi nhớ công ơn của những người đã góp công xây dựng cầu. Cầu có chiều dài khoảng 18m. Kết cấu các phần của cây cầu được thiết kế khá công phu, tỉ mỉ theo kiểu ‘thượng gia hạ kiều’ (trên là nhà, dưới là cầu, tức cầu có mái che) gồm 7 gian, trong đó 5 gian giữa nằm trên mặt nước, 2 gian hai đầu nằm trên bờ phía Tây và phía Đông được thiết kế như cổng dẫn vào.

Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí triều Nguyễn chép rằng: “Tương truyền cầu này do người khách buôn Nhật Bản bắc, dưới cầu xây đá, trên lát ván, gác mái gồm bảy gian lợp ngói”. 

pho co 4

Có điều đặc biệt, tuy gọi là chùa nhưng nơi đây không thờ Phật. Năm 1653, Chùa Cầu được tu sửa và cho xây dựng thêm một ngôi chùa nhỏ nằm sát cầu, ở sườn cầu phía Tây có hình chữ T để thờ tự.

Người dân Hội An cho rằng, để yểm trừ, người Minh Hương đã cho lập ngôi chùa nhỏ này thờ Bắc Đế Trấn Vũ (Huyền Thiên Đại Đế) - một vị thần chuyên trị phong ba, lũ lụt, bảo hộ xứ sở với mục đích khống chê thủy quái để không gây ra động đất.

Học giả Lê Quý Đôn trong Phủ Biên Tạp Lục viết: “Tháng 3 năm Kỷ Hợi (1719), Chúa Nguyễn Phúc Chu đến Hội An. Tại đây, trông thấy phía Tây phố có một cây cầu ngói,  Chúa đã ngự ban tên là Lai Viễn Kiều”. Do đó, trên bức hoành phi trước cửa có khắc nổi 3 chữ Chúa Nguyễn Phúc Chu ban Lai Viễn Kiều (cầu đón khách phương xa). Chữ được khắc theo kiểu Lệ thư, hoành phi có viền rộng 10cm, trang trí 6 hình rồng 5 móng. Đây là một bằng chứng về bức Hoành do Vua Chúa đề tặng.


Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết: Từ cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, người Minh Hương (Trung Hoa) ở Hội An đã khởi xướng xây cầu bắc qua sông Hoài, nhằm tạo điều kiện để người dân hai con phố Faifo (Nhật Bản) và Trung Hoa nằm 2 bên thông thương buôn bán. Đến năm 1653, cầu được tu sửa và cho xây dựng thêm ngôi chùa nhỏ nằm sát cầu ở phía Tây để thờ tự.

Bên trong phía Tây cầu là 2 cặp khỉ đá (Thần Hầu)), 1 đực 1 cái trên bệ thờ quay mặt vào nhau, trong khi đó phía Đông là 2 cặp chó đá (Linh Cẩu). Cạnh tượng linh cẩu còn có những câu đối nói về sự trấn yểm, bảo vệ sự an toàn cho người dân: “Thiên cẩu song tinh an cấn thổ. Tử vi lưỡng tỉnh định khôn thân”.

Người dân phố cổ lý giải về tượng thờ chó và khỉ tại Chùa Cầu theo 2 cách. Cách 1, họ cho rằng việc cân xứng 2 bên đầu cầu với 2 con linh vật trên ngụ ý nói về thời gian xây dựng công trình. Cụ thể, chùa Cầu được xây kéo dài 3 năm (động thổ từ năm Thân và hoàn thành vào năm Tuất). Cách 2, họ cho rằng 2 linh vật độc tôn này chỉ có duy nhất ở phố cổ Hội An và được thờ theo tín ngưỡng vật tổ của người Nhật.

Thương nhân Nhật Bản ở phố cổ tin rằng, để khống chế được con quái vật phải thờ thần Khỉ và thần Chó trên 2 đầu cầu. Cây cầu bắc qua với các linh vật bên trên như thanh kiếm cắm xuống huyệt lưng sẽ yểm thủy quái khiến nó không thể vùng vẫy, quẫy đuôi khi nước lớn và mang đến tai họa. Tục thờ chó, khỉ đã trở thành tín ngưỡng của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt nói chung và người phố cổ Hội An nói riêng, chó là con vật trung thành và mang nhiều may mắn.

Một điều đặc biệt nữa chính là những bức tượng này được làm bằng gỗ thay vì bằng đá, sau đó được mạ màu cho giống tượng đá.

Trong thư tịch cổ ghi chép, cây cầu cổ được tìm thấy vào năm 1617 với tên gọi Cầu Nhật Bản. Một tài liệu khác xác định, Chùa Cầu được xây dựng vào năm 1593 cũng với tên gọi cầu Cầu Nhật Bản, để thông thương buôn bán của Hoa kiều, Nhật kiều.

Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết: Từ cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, người Minh Hương (Trung Hoa) ở Hội An đã khởi xướng xây cầu bắc qua sông Hoài, nhằm tạo điều kiện để người dân hai con phố Faifo (Nhật Bản) và Trung Hoa nằm 2 bên thông thương buôn bán.

Theo thời gian trong những lần trùng tu, sửa chữa 7 lần vào các năm 1763 dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, năm 1817 dưới thời vua Gia Long, năm 1875 dưới thời vua Tự Đức, năm 1917 dưới thời vua Khải Định, năm 1962, 1986, 1996.

Phố cổ Hội An vào khoảng tháng 10 Âm lịch, mùa mưa bão coi như “rốn lũ”, nước sông Thu Bồn chảy xuống, nước biển từ Cửa Đại dâng lên nên năm nào cũng bị ngập.

(Tôi nhớ trận lụt tháng 11/1964 (tháng 10 Âm lịch) xảy ra ở vài tỉnh miền Trung, nặng nhất ở Quảng Nam, trận đại hồng thủy này gọi là “đại họa năm Thìn” tàn phá nhiều làng mạc dọc theo sông Thu Bồn và Vu Gia từ thượng nguồn xuống Cẩm Thanh gần như bị xóa sổ. Phố cổ Hội An ngập nước, chèo ghe trên đường Cường Để đến tận Chùa Cầu, may vừa được trùng tu nên ít hư hại).

Trận lũ lụt, tháng 7/1986, bức tượng Bắc Đế Trấn Võ bị hư hại nhiều, hai cha con nghệ nhân Huỳnh Ri, Huỳnh Sướng tạc một pho tượng Bắc Đế Trấn Võ thay thế cho bức tượng cũ để thờ trong gian miếu cho đến hiện nay.

Năm 2020, tiệm thuốc Bắc Nam Xương Đường của chị tôi, bên hông chợ Hội An, cạnh đường Bạch Đằng hứng chịu đến 7 lần ngập lụt. Có lần thượng nguồn xả các đập nước nhưng không thông báo trước, ban đêm nước tràn về ngập cả tầng dưới…

Khi xây Chùa Cầu nầy thì nhà cửa phố cổ còn thô sơ. Điển hình như: Nhà cổ Phùng Hưng Hội An được xây dựng từ thập niên 1780’,  nhà cổ Thái Phiên nay đã tồn tại hơn 250 năm, nhà cổ Đức An xây dựng vào năm 1830, từ thời vua Minh Mạng, nhà cổ Quân Thắng xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, nhà cổ Tấn Ký xây từ năm 1871, nhà thờ tộc Tăng được xây vào khoảng thế kỷ XIX. Như vậy nhũng ngôi nhà cổ nầy xây dựng sau Chùa Cầu hơn một thế kỷ sau…

Về tượng gỗ Thần Hầu và Linh Cẩu qua bốn trăm năm đã bị hư hại nên được các nghệ nhân đã tạc lại vài lần như nguyên bản. (Gần Hội An, bên kia sông Thu Bồn nổi tiếng với làng mộc Kim Bồng, các lăng tẩm vào triều Nguyễn đã trưng dụng các nghệ nhân nầy).

Thật ra khi xây dựng cầu nầy dài 18m bắc ngang con kênh 16m chỉ cần cầu ván nhưng vì theo truyền thuyết như đã đề cập ở trên nên lợp mái và chạm trỗ công phu. Ngay cả cây cầu ngói Thanh Toàn ở Huế (cách 8km) chiều dài 17m, chiều rộng 5m bắc qua con mương làng Thanh Thủy Chánh cũng xây dựng như vậy vào năm 1776. Cầu do bà Trần Thị Đạo, vợ vị quan lớn dưới triều vua Lê Hiển Tông nhưng không có con. Để cầu tự, bà dùng tiền của mình để làm phúc cho dân làng. Theo thời gian đã được trùng tu, sửa chữa vào các năm 1847, 1906, 1956, 1971. Cầu cổ nầy cũng trở thành di tích lịch sử nhưng không có đặc biệt nên bị lãng quên!

Theo thông báo thì dự án nầy có chuyên gia Nhật Bản đến hỗ trợ và tu bổ nhưng có lẽ không có quyền hành gì cả! Những di tích lịch sử Nhật Bản khi trùng tu hay xây lại hầu như giữ nguyên nét cổ kính ngày xưa mới có giá trị lịch sử.

Hiện nay các thành phố trên thế giới có hàng vạn cây cầu ngắn bắc qua kênh đào, dòng sông hẹp… nhưng với Chùa Cầu Hội An trải qua bốn trăm năm được coi như “biểu tượng” nơi phố cổ. Nhưng  nay thay đổi hình ảnh di tích cổ xưa.

Little Saigon, August 06, 2024
Vương Trùng Dương
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ khi sinh ra và biết nhận thức thì nhớ/quên gắn liền với cuộc sống hằng ngày cho đến khi lìa trần. Phân Tâm Học ((Psychoanalysis) đã giải thích về nhớ/quên theo trình tự thời gian từ tuổi thơ đến tuổi già nhưng thực tế nó không hoàn toàn như vậy mà tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, giáo dục, xã hội… biến động tâm lý ảnh hưởng đến từng cá nhân với não bộ.
Hồi đó chúng tôi học triết lớp 12C, chúng tôi học với cô Chu Kim Long và có tuần với thầy Vĩnh Để. Cả hai giáo sư của chúng tôi chia giờ ra giảng dậy về tâm lý học rồi phân tâm học về vô thức của triết gia Simon Freud. Phần lý luận học và đạo đức học thì dễ dàng hơn. Riêng phần tâm lý học, nhất là tâm lý học ngôi thứ ba khúc mắc, ở phần dằng co giữa ý thức và vô thức… thành ra bài học bài giảng làm chúng tôi điên đầu và cô, thầy chúng tôi cũng khô cổ họng.
Thông thường, nhà xưa có nền hơi cao nên phải bước lên tam cấp để vào nhà! Ngôi nhà có ba gian hai chái với hàng ba rộng. Trong bếp có ông Táo là ba cục đất, hoặc ba viên gạch... Theo truyền thuyết, đó là “một Bà và hai Ông”. Họ như vậy mà vẫn chịu nổi sức nóng của lửa củi! Hay quá! Đàn bà đi chợ, cho dù món hàng chỉ có đôi ba đồng, họ vẫn trả giá đôi ba lần. Để khỏi bị hố! Cuộc sống của họ dính liền với “ba cọc ba đồng” đó mà! À! Nhân nói về đàn bà mới nhớ ra theo truyền thống, họ phải chịu nép mình vào “Tam tòng tứ đức”! Kẹt lắm chớ không phải chơi đâu! Trong lúc đàn ông thời xưa có “năm thê bảy thiếp” thì đàn bà thời nào cũng chỉ “Chính chuyên một chồng”!
"Nếu cô hôn con cóc này, hôm nay ngày 14 tháng 2, và đúng 7h tối nay, thì sẽ có người đến gõ cửa nhà cô. Đó là Hoàng Tử Trong Mơ của cô đấy". Ban nãy, lúc 5 giờ chiều, khi nàng mở gói quà nhỏ và thấy con cóc, ban đầu nàng đã tỏ thái độ kinh tởm, nhưng rồi, khi đã hết ngạc nhiên và sững sờ, thì nàng đã hoài nghi và lo sợ. Cô nàng này ư, cô ta luôn tin vào Hoàng Tử Trong Mơ. Và tin vào nụ hôn của tình yêu đích thực. Nếu không thì cô đã nhanh chóng thả con vật bé nhỏ kia ra cho rồi. Nhưng vào ngày lễ Thánh Valentine, ngày lễ Tình Yêu, một khi đã nhận kiểu thư như thế này, cô nàng đã trở nên mơ mộng. Cô đặt cái loài ếch nhái này trong một cái gọi là hủ ẩm ướt rất tầm thường làm như không có chuyện gì xảy ra, và chạy vào trong phòng tắm ngắm lại cái dung nhan của mình xem sao. Ôi, ai mà biết được nhỉ.
Đài CBS đưa tin vào ngày thứ bảy 27/7 vừa qua, tại bãi biển Miaquamicut ở Westerley, tiểu bang Rhode Island, chuồn chuồn đã tập kích những người tắm biển. Video ghi lại cho thấy nhiều người đã phải lấy khăn tắm trùm người lại để tránh nạn chuồn chuồn. Một người phát biểu: “Tôi hơi sợ. Tận thế chăng?”. Ông Mark Stickney nói với đài truyền hình WBZ: khi ông tới bãi biển vào lúc 11 giờ sáng thì chuồn chuồn đã bay khắp bốn phía. Tới 1 giờ trưa thì chuồn chuồn tụ lại đông như hội. Ông nói: “Có lẽ có cả hàng trăm ngàn con chuồn chuồn. Rất kỳ lạ!”. Mọi người ngồi chịu trận. Chuồn chuồn không làm phiền ai. Một chuyên viên nghiên cứu về chuồn chuồn, bà Ginger Brown ở Rhode Island, khuyên mọi người đừng sợ hãi vì chuồn chuồn nhìn rất rõ, không bay trúng vào người đâu.
Bài viết này chỉ giải thích đôi nét văn hoá Hoa Hạ về Nho tự, dù vậy vẫn bao hàm được nghĩa nôm na lẫn nghĩa bác học. Đôi khi còn mang nghĩa ẩn dụ, liên quan đến phạm trù nhân văn, xã hội, tự nhiên, tư tưởng triết học tôn giáo. Nói cách khác, đơn giản là tìm hiểu chữ QUÁN và một số chữ QUÁN Hán Việt..
Tháng bảy lại về, những người con Phật khắp nơi nao nao chuẩn bị cho mùa hội hiếu. Không biết tự bao giờ nhưng lễ Vu Lan đã ăn sâu vào tâm khảm của mọi người con Việt. Có những người khác đức tin nhưng cũng biết đến lễ Vu Lan. Tạm gác qua những lý luận khác biệt có hay không có lễ Vu Lan trong Phật giáo. Tạm không bàn về những quan điểm khác biệt giữa các tông phái, các dòng truyền thừa. Chúng ta hãy hoan hỷ với tinh thần báo hiếu, ý nghĩa cao đẹp của lễ Vu Lan. Nào chỉ có người Việt, Người Hoa, người Hàn, người Nhật nói chugn là những dân tộc chịu ảnh hưởng văn Hóa Trung Hoa và Phật giáo Bắc truyền đều hân hoan tổ chức lễ Vu Lan. Với các dân tộc Á Đông đã có một thời gian dài sống với Khổng giáo nên rất coi trọng chữ hiếu, con người lấy chữ hiếu làm đầu.
Thời buổi nay ra đường đi chợ, đi du lịch, nếu cần mang sách hành lý nặng, người ta kéo đồ bằng cái caddie đi chợ, đi chơi xa kéo valises à roulettes. Khi cần mang theo đồ dùng nhiều hay ít, người ta đều kéo, kéo caddie… kéo tất cả bằng tay và bằng những bánh xe, thấy tiện lợi hơn khi xưa, mang, sách, đội, gánh… tất cả đã đổi thay với thời gian. Còn khi xưa, thật xa xưa, người ta bê, đeo hay gánh. Gánh là tiện lợi khi đó, vì gánh được nhiều đồ, gánh được lợi hơn vì đồ gánh xếp cả hai bên, hai đầu đòn gánh.
Mùa Hè ở Tây Bắc, tháng 7 hay tháng 8 nóng cùng ngang nhau. Cái nóng vùng Tây Bắc nước Mỹ tương đối không quá nồng nàn như ở Nam Cali hay Houston, nhưng...
Khi xưa, trước 1975, ông bà Đào Quý có một quán ăn khá trang trọng, là món bò bảy món Duyên Quê, tọa lạc ở một góc đường Công Lý, con đường rộng rãi râm mát thênh thang, chạy dài từ trung tâm thành phố Sài Gòn ra tận phi trường Tân Sơn Nhứt… ông bà Quý và bốn con trai sống những tháng ngày thoải mái, tuy là bận rộn việc buôn buôn bán bán… họ tự hào với quán ăn thanh lịch Duyên Quê, nơi đó cũng là gặp gỡ của vô số tao nhân mặc khách, kể cả những nhân vật kín đáo trong chính trường hay trong giới áp phe đồ sộ của Sài Gòn hoa lệ một thời gian dài.