Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Đặng Toản Và Ẩn Thoại Đêm

02/08/202417:47:00(Xem: 1710)

( Đọc ẲN THOẠI ĐÊM của ĐẶNG TOẢN, NXB Hoa Kỳ ấn hành, tháng 7/2024)

 

ÂTĐ

 

Thi phẩm “Ấn Thoại đêm” ( ÂTĐ) của nhà thơ Đặng Toản dày 260 trang, gồm 245 bài thơ đủ thể loại, song hầu hết là thơ lục bát, tứ tuyệt, là thi phẩm thứ tư của cây bút quen thuộc với bạn đọc yêu thơ của Hội Văn Bút vùng Houston, Texas.

Đặng Toản sinh năm 1960 tại Nha Trang, quê quán Quảng Nam, hiện là công nhân thợ tiện cho một hãng ống dầu ở Texas, do vậy rất nhiều bài thơ, tác giả ghi “ Viết bên máy Laser CNC...”, như một sự khẳng định, nghề nghiệp và công việc luôn là nguồn cảm hứng cho tứ thơ của Toản...

Suy nghĩ về thơ, Đặng Toản đã viết: “ ... Thơ chấp nhận mọi sự đẽo gọt và không đẽo gọt, từ vi tế đến thô ráp, từ dân gian đến bác học và các thành phần tham gia vào chiếu thơ có mặt phu xe và tể tướng, gã ăn mày và đại phú hộ...” ( Nghĩ về thơ, trang 258). Do đó sẽ càng thú vị hơn, khi ta bắt gặp những hình ảnh thơ, những câu thơ với những ngôn ngữ “nghề nghiệp” song cũng đầy mới lạ và ấn tượng của “gã thợ tiện’ bên những tia laser cắt... ống sắt!

Bài thơ mở đầu thi phẩm ÂTĐ và cũng là tựa đề của bài thơ với thể thơ ngũ ngôn, 11 khổ kéo dài trên 3 trang giấy, là bài thơ thú vị và mới lạ như vậy: “ Ngày ngày nâng ống sắt/ Anh với nghề trôi lăn/ trong cuộc tình cút bắt/ Xin quay về ăn năn”, lấy cuộc tình để ví với nghề “nâng ống sắt, trôi lăn...”, một so sánh lạ và cũng thật ấn tượng, thú vị, khi nhà thơ tiếp tục thủ thỉ: “ Anh cắt tà áo nhớ/ Đo độ dài cách xa/ Em hiện ra rạng rỡ/ Hân hoan cặp mắt ngà.” Bởi vì: “ Em là thiên thần nhỏ/ Anh là kẻ dại khờ/ Thiên thần không nở bỏ/ Kẻ dại khờ bơ vơ”. Để rồi: “ Anh nối sợi thẹn thùng/ Vào chùm tia mắt cuối/ Hoang phế và mông lung/ Trên tay tình đã nguội”. Ôi cái thực tế nao lòng, cho dù thi sĩ có lúc mơ “ Anh ngồi trong vũ trụ/ Với từng chùm sát na/ Thời kinh ngày dẫn dụ/ Đường ra khỏi thiên hà...”, thì cái ống sắt thực tế sau những phút thắng hoa bởi những tia laser thì cũng có lúc... nguội lạnh trên tay, chứ nào phải cuộc tình, dày công thương nhớ? Thi sĩ chính là thế đấy!

Đọc thơ Toản, ừ thì cũng có lúc mộc mạc, thô ráp, có khi cũng dàn trải, “thương vay khóc mướn” như “ Ngài Putin không kềm chế được rồi!...” hay như “ Thằng Út xỉn chỉ sau vài nốt nhạc...” (Bên bàn rượu tất niên nơi xóm vắng, trang 12), đó cũng là cái thường tình của “Vò rượu mở bởi say mèm quên đậy/ Nhạc Xuân mềm như hoa cỏ quanh đây!” Song cái hay, cái mới thì vẫn luôn bàng bạc trong từng câu “gọt dũa”: “Mùa vừa khóa cảnh cửa vườn/ Ngăn từ khoảng hạ, thu trườn sang đông/ Anh vừa thả xuống dòng sông/ Một câu thơ biết rằng không khứ hồi” ( Vừa, trang 79), Hoặc như “ Nắng vừa đứng dựa bên hè/ Nhìn trăng sao rụng đầy xe bốn mùa/ Đôi khi gió bị bỏ bùa/ Ngây trưa, chẳng nhín tiến mua chỗ chiều!” ( trang 87), cái lạ và cái phi lý, dường như trộn lẫn, người đọc thì cứ bâng khuâng bên hình ảnh “nắng đứng, ngắm trăng sao...” mà vẫn đồng cảm với cái xúc cảm của tác giả...

Sự lãng mạn, hơi thở cuộc sống và thơ tràn ngập: “Cúc cười vàng nụ thu lam/ Lựu cười đỏ hạ nụ hàm tiếu khao /Sen hồng thắm nụ ca dao/ Mai cười ửng biếc, thì thào lập xuân” ( Hoa cười, trang 102), và đây nữa: “Anh ngồi trên tốc độ lăn/ Lặng im nhìn bánh xe ăn con đường/ Nắng và cây cối phi thường/ Lâm râm niệm chú, ngàn phương gió về.” ( Trên freeway, trang 103). Người đọc bắt gặp sự “Lập ngôn”: “Áo đã chèn đêm vào nét gấp/ Nụ hôn còn ấm giữa chân ngày/ Môi xa cười gợi chiều áp thấp/ Thơ còn thao thức, lập ngôn say!” ( trang 155)

Một vườn thơ, một vườn bông, lắm nụ hàm tiếu, nhiều nụ mãn khai. Có một điều hình như nhà thơ muốn “để dành” ngắm tất cả, quên đi sự chọn lựa. Phải chăng đó cũng là... cái điểm yếu của người vì quá... say mà chấp nhận đủ mọi điều thương, nhớ.

Và người đọc thì vẫn thấy thích, và lạ trước những câu thơ: “ Anh vẽ điện tâm đồ ngọn khói/ Thăm dò huyết áp của làn sương/ như thể mùa xuân vừa chín bói/ Quan hà cũng kẹp tóc soi gương...” Mong tác giả luôn là: “ Mai về anh đổ thêm hương nhớ/ chăm bón bấu thơ đã sắp cằn/ Em đứng thật xa nhìn bỡ ngỡ/ Con chữ gầy cũng biết trôi lăn!” ( Con chữ trôi lăn, trang 251)

 

Katy, August, 01/2024

TRẦN HOÀNG VY

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kề từ khi bệnh tật tận tình thăm hỏi, Khánh Trường đã cho ra đời: Truyện ngắn Khánh Trường (2016), Chuyện Bao Đồng (tạp bút, 2018) và các tiểu thuyết: Tịch Dương (2019), Dấu Khói Tàn Tro (2020), Bãi Sậy Chân Cầu (2020), Có Kẻ Cuồng Điên Khóc (2020), Xuyên Giấc Chiêm Bao (2021), Đừng Theo Dông Bão (2021). Nắng Qua Đèo (2021), Năm Tháng Buồn Thiu (2023), Cùng Nhau Đất Trời (2024) và cuối cùng là tập Thơ Khánh Trường (2024). Số tác phẩm đồ sộ này, ít ai, kể cả những tác giả sung sức nhất, làm nổi. Đúng là…kỳ vĩ! Cuốn “Cùng Nhau Đất Trời” này có chút khác với các cuốn trước vì tác giả ghi ngay ngoài bìa sách là “du ký tiểu thuyết”. Chuyện mới à! Mới nhưng truyện của Khánh Trường chằng bao giờ thoát ra khỏi tình. “Cùng Nhau Đất Trời” cũng vậy, đây là một truyện tình. Nhân vật chính không còn trẻ, đã 38 tuổi, chưa chồng con. Ông bố sốt ruột: “Cô tưởng cô còn trẻ lắm sao? Kén cá chọn canh mãi, mai mốt thành gái già, hối không kịp”.
Nhận được cuốn tiểu thuyết Đường về thủy phủ của nhà văn Trinh Y Thư, nghiền ngẫm đọc mấy hôm và suy nghĩ viết đôi lời cảm nhận cho tác phẩm của ông...
Tôi đã đọc bản thảo “Dòng Đời” khá là chậm. Đôi khi tôi đọc lại môt số đoạn, một số trang. Khi đọc lại toàn văn bản thảo lần thứ nhì, tôi lấy giấy ra ghi chú về các nhân vật, các mốc thời gian, những chuyển biến khi các nhân vật dời đổi từ bên dòng sông này qua thị trấn miền núi kia. Tất cả như một cuốn phim về một quê nhà đang tìm hướng đi trong thời kỳ hậu thực dân Pháp, nơi lối rẽ của tranh chấp để con sông trở thành đôi bờ và rồi người lái đò (trong tiểu thuyết này là người có tên là ông Ba Đò) trở thành người hai mặt, bị buộc cung cấp tin cho cả hai lực lượng thuộc hai ý thức hệ khác nhau.
Ngôn Ngữ đặc biệt về “tác giả tác phẩm”, cuốn này hân hạnh được giới thiệu đến quý bạn đọc, một cây bút tài danh đã viết và thành công trong hầu hết trong nhiều bộ môn văn học nghệ thuật qua bốn thập niên. Tác giả đó là nhà văn Trịnh Y Thư. Ông tên thật Trịnh Ngọc Minh, sinh ngày 11 tháng 2 năm 1952 tại Hà Nội, trưởng thành tại Sài Gòn, du học và hành nghề điện tử viễn thông tại Hoa Kỳ cho đến khi hưu trí vào năm 2018. Như đã thượng dẫn, Trịnh Y Thư là một người đa tài, chúng tôi xin giới thiệu đại khái về từng bộ môn ông đã sinh hoạt. Trong bộ môn văn, ông đã viết và phổ biến rộng qua sách in từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dịch, khảo cứu, nhận định văn học, tùy bút, tạp bút, tạp luận. Với bộ môn thi ca, ông có một số ít bài theo phong cách vần điệu nhưng không cùn mòn. Chúng tôi nghĩ ông rất hứng thú và chuyên về trường ca, hoặc những bài viết có số lượng câu không quá ngắn hoặc quá dài, và ông cũng sử dụng cả lối thơ Hokku với chỉ 3 câu cho từng khổ.
Trong số truyện ngắn của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, “Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều” trong tập truyện Gìn Vàng Giữ Ngọc có lẽ là tác phẩm được độc giả nhắc đến nhiều nhất. Dựa trên câu chuyện cơ cực có thật của chính gia đình mình trong thời toàn quốc kháng chiến chống Pháp, Doãn Quốc Sỹ đã kể lại với một cách nhìn nhân bản, kết thúc với đoạn văn được những người hâm mộ trích lại nhiều nhất: “…Ở thế giới thực dân tư bản người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn; ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua được bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành…”
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều trong nội tâm của Hiểu, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Hiểu lạc trôi theo vận nước, bước qua những tàn tích của lịch sử, qua những bóng ma quá khứ, những khoảnh khắc cô đơn tuyệt vọng để tìm lại bản thân, hội nhập, đối diện với những thử thách mới trong hiện tại và tương lai.
“Ai là tiểu thuyết về sự mất tích của bản thể, của những con người, trên sân khấu của đời sống như một viện bảo tàng. Ai ngẫu nhiên được hình thành như bản tẩu pháp (fugue) về hành trình trốn chạy, lưu vong, tỵ nạn, hoá thân của con người trong thời hiện đại. Ai là sự kết hợp các hình thức sáng tạo trong tiểu thuyết như phim ảnh, tường thuật, truyện lồng trong truyện (metafiction), để tạo một không gian cho các ý niệm phản chiếu lẫn nhau, trong màn triển lãm nghệ thuật sắp đặt (installation) dùng ý tưởng. làm chất liệu. Ai mở ra sân chơi cho trò chơi ngôn ngữ đang cần khai phá thêm và khai quật lại. Ai là một thử nghiệm về thời gian để người đọc tự tìm kiếm câu trả lời cho họ.”
Tập truyện ngắn “Chuyện cũ phù dung trấn” ( CCPDT), là tác phẩm thứ 16 của Tiểu Lục Thần Phong ( TLTP ). Sách dày 362 trang, gồm 36 truyện ngắn, với những suy tư trăn trở về cuộc sống nơi quê nhà và cả nơi xứ xa, mà tác giả hiện đang sinh sống. Thấm đẫm những hiện thực của cuộc sống và gắn kết cả chuyện đời, chuyện đạo, gây ấn tượng và những suy ngẫm cho bạn đọc...
Tôi đã yêu mến và ngưỡng mộ gần như tất cả các nhân vật được viết trong tuyển tập này. Trong đó có những người là bậc thầy vô cùng cao tột của tôi: Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, và Thầy Tuệ Sỹ. Những vị khác về nhiều mặt cũng là những bậc thầy của tôi, nghĩa là tôi nhận thấy có phương diện nào đó để học từ họ, nhờ cơ duyên thân cận hoặc nhờ gặp trong làng văn chương. Thí dụ, Giáo sư Trần Huy Bích là đỉnh cao về Hán học, về nghiên cứu thơ và cổ văn, với những nghiên cứu về nhà thơ Vũ Hoàng Chương cực kỳ thơ mộng và thâm sâu.
Cuốn sách này, như chính tựa đề, Đường về thủy phủ, đã báo hiệu điều gì đó huyễn hoặc. Vì vậy, bạn đọc nếu chờ đợi một câu chuyện tiểu thuyết thông thường có đầu đuôi, có lô-gic, có sự tình chặt chẽ hợp lý, xin gấp sách lại, hãy tìm đọc một cuốn khác. Là một tác phẩm siêu hư cấu không có chủ ý đáp ứng những quy củ tiểu thuyết thông thường, Đường Về Thủy Phủ của Trịnh Y Thư là một tập hợp của ba câu chuyện, ba toa riêng lẻ của một chuyến tàu, vận hành trên cùng một đường rầy thiên lý, theo chiều dài của một giai đoạn lịch sử chiến tranh tanh nồng, nơi hành khách là những nhân vật bị ném lên tàu, vất vưởng chuyển động trên một trục cố định, dốc toàn bộ sức lực và trí tưởng tượng gắng tìm cho mình một lối thoát, hay theo tác giả, tìm một lối về.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.