Hôm nay,  

Dòng Chữ “SSSS” Trên Thẻ Lên Máy Bay Có Nghĩa Gì?

28/06/202400:00:00(Xem: 3121)
 
ssss
SSSS là chữ viết tắt của “Secondary Security Screening Selection” (Kiểm tra An ninh Phụ Thêm), khi dòng chữ SSSS này được thêm vào thẻ lên máy bay có nghĩa là hành khách đó được chọn để kiểm tra kỹ hơn,” R. Carter Langston, chuyên viên báo chí của Cục An ninh Giao thông (TSA) cho biết. Hình istock.com 
 
Đứng giữa sự nhộn nhịp và hỗn loạn của sân bay, bạn cảm thấy vừa hồi hộp vừa hào hứng chờ chuyến bay đưa mình đến điểm kế tiếp. Bạn cố rướn cổ để quan sát dòng người đang tiến về phía quầy kiểm tra an ninh. Bạn không quá lo lắng - thời gian chờ đợi tại sân bay có vẻ không đến nỗi quá dài. Nhưng khi đến đầu hàng và đưa thẻ lên máy bay “boarding pass” cho nhân viên an ninh TSA mặt trông nghiêm nghị, bạn bắt đầu cảm thấy căng thẳng. Cả hai đều nhận thấy dòng chữ "SSSS" đáng ngại in đậm nét trên tấm thẻ lên máy bay trên tay bạn. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Bốn chữ này có nghĩa gì và vì sao chúng xuất hiện trên thẻ lên máy bay của bạn? Dưới đây là những điều bạn cần biết để đối phó với tình huống này.

“SSSS” có nghĩa gì?

SSSS là chữ viết tắt của “Secondary Security Screening Selection” (Kiểm tra An ninh Phụ Thêm), khi dòng chữ SSSS này được thêm vào thẻ lên máy bay có nghĩa là hành khách đó được chọn để kiểm tra kỹ hơn,” R. Carter Langston, chuyên viên báo chí của Cục An ninh Giao thông (TSA) cho biết. “TSA kết hợp các biện pháp an ninh không thể dự đoán, cả được nhìn thấy và không nhìn thấy, để hoàn thành nhiệm vụ an ninh.” Theo Langston, "SSSS" có thể xuất hiện trên thẻ lên máy bay của hành khách một cách ngẫu nhiên, dẫn đến các biện pháp kiểm tra bổ sung.

Vậy các biện pháp kiểm tra bổ sung nào sẽ được thực hiện?  Có thể bao gồm kiểm tra hành lý, kiểm tra thân thể hoặc lấy mẫu kiểm tra bom mìn.

Tại sao bạn lại có “SSSS” trên thẻ lên máy bay của mình?

Theo trang nhà của TSA, các biện pháp an ninh cho du lịch hàng không áp dụng bắt đầu ngay cả từ trước khi bạn đến sân bay. TSA hợp tác với các cơ quan tình báo và thực thi pháp luật để chia sẻ thông tin và đánh dấu bất kỳ cá nhân nào có thể gây ra mối đe dọa an ninh. Các biện pháp này có hiệu lực từ khi bạn đến sân bay cho đến khi đến đích cuối cùng - bất kể bạn đang ở một trong những sân bay đông đúc nhất hay an toàn nhất.

Khi dòng chữ "SSSS" xuất hiện trên thẻ lên máy bay của bạn, nhiều phần là bạn đã được chọn một cách ngẫu nhiên. Wendy Thiessen, một hành khách dày dạn kinh nghiệm và thường xuyên đi du lịch quốc tế cho biết, đã nhiều lần có "dòng chữ SSSS đáng sợ" trên thẻ lên máy bay của mình.

“Tôi đã hỏi người thực hiện kiểm tra tại sao tôi luôn là người được chọn, và họ đã giải thích rất tử tế rằng đó chỉ là một lựa chọn kiểm tra an ninh ngẫu nhiên,” Thiessen nói. “Thực ra, tôi cảm thấy an tâm hơn khi biết đó không phải chỉ vì tôi trông đáng ngờ hoặc điều gì đó nghiêm trọng hơn. Nó không liên quan đến những gì bạn đã làm hay ngoại hình của bạn, mà chỉ là một sự chọn lựa ngẫu nhiên.”


Và nếu bạn đang tự hỏi liệu các chương trình sàng lọc trước, chẳng hạn như Clear, NEXUS, Global Entry hoặc TSA Pre-Check, có ngăn chặn dòng chữ “SSSS” trên thẻ lên máy bay của bạn không, thì câu trả lời là không nhất thiết. Việc có tên trong các danh sách được phê duyệt trước này không giúp bạn tránh bị chọn kiểm tra bổ sung, vì các biện pháp an ninh được thiết kế theo cách vượt qua các chương trình này.

Điều gì sẽ được thực hiện khi có chữ “SSSS” trên thẻ lên máy bay?

Với dòng chữ "SSSS" trên thẻ lên máy bay, bạn sẽ phải thực hiện thêm các bước kiểm tra an ninh bổ sung vượt qua máy quét thân người thông thường của sân bay. Hành lý của bạn có thể sẽ được nhân viên an ninh kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo bạn đang tuân theo các quy định về hành lý xách tay của TSA hoặc họ có thể lấy mẫu các vật dụng của bạn để kiểm tra bom mìn.

Trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ phải trải qua kiểm tra thân thể. Mục đích của quy trình này là để kiểm tra liệu các vật phẩm bị cấm có được giấu kín trong người hành khách hoặc các mối đe dọa an ninh khác. Hành khách sẽ được thông báo trước về thủ tục và việc kiểm tra được thực hiện bởi nhân viên TSA cùng giới tính với hành khách. Nhân viên TSA sẽ sử dụng mu bàn tay của họ trên các khu vực nhạy cảm và trong một số trường hợp hiếm hoi, họ có thể sử dụng mặt trước của bàn tay để kiểm tra kỹ hơn.

Bạn có thể xóa "SSSS" khỏi thẻ lên máy bay của mình không?

Nếu bạn có “SSSS” trên thẻ lên máy bay, bạn không thể bỏ qua bước kiểm tra bổ sung trước khi lên máy bay này.

Tuy nhiên, những du khách liên tục bị chọn kiểm tra an ninh bổ sung và tin rằng họ được lựa chọn không công bằng, có thể ghi danh vào chương trình “Travel Redress”, thường được gọi là chương trình DHS Traveler Redress Inquiry Program, hay DHS TRIP. Ghi danh trực tuyến và kiểm tra tình trạng hiện tại của bạn thông qua cổng DHS TRIP. Nhưng hãy nhớ: Chương trình này được thiết kế cho các chuyến đi trong tương lai và không ảnh hưởng đến các chuyến đi hiện tại có thẻ lên máy bay “SSSS”.

 “SSSS” trên thẻ lên máy bay có thường xuyên xảy ra không?

Có nhiều yếu tố chỉ ra lý do tại sao một hành khách nhận được “SSSS” trên thẻ lên máy bay của họ. Mặc dù việc sàng lọc bổ sung thường được chọn ngẫu nhiên nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Do sự phức tạp của quá trình sàng lọc và thực tế là TSA không công bố thông tin cụ thể liên quan đến biện pháp bảo mật này, nên không thể biết chính xác mức độ thường xuyên của việc nhận được số mã cụ thể này trên thẻ lên máy bay của bạn.

Nguyên Hòa sưu tầm
Nguồn: https://www.rd.com/ 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có một câu hỏi thường trực trong tâm trí người tiêu dùng là: “Nên chọn rau củ quả tươi hay đông lạnh?” Trái với quan niệm phổ biến cho rằng đồ đông lạnh chưa ít chất dinh dưỡng hơn đồ tươi, các nghiên cứu khoa học và nhiều chuyên gia lại cho thấy một bức tranh khác, phức tạp và thú vị hơn nhiều. Một nghiên cứu đã so sánh giá trị dinh dưỡng của nhiều loại thực phẩm như bắp, cà rốt, bông cải xanh (broccoli), rau cải bó xôi (spinach), các loại đậu, đậu xanh, dâu tây (strawberries) và dâu xanh (blueberries) ở hai dạng đồ tươi và đồ đông lạnh. Kết quả cho thấy lượng vitamin trong rau củ quả đông lạnh “tương đương hoặc thậm chí cao hơn” so với rau củ quả tươi. Các nghiên cứu khác cũng xác nhận rằng sự khác biệt lớn về hàm lượng dinh dưỡng giữa hai loại thực phẩm này chỉ xảy ra khi rau củ quả tươi bị mất dưỡng chất sau vài ngày để trong tủ lạnh.
Đi bộ là một trong những hình thức vận động đơn giản và phổ biến nhất để giữ sức khỏe. Thế nhưng, chỉ cần thử bước lùi vài bước, lợi ích thậm chí còn nhiều hơn. Đi bộ kiểu ngược về phía sau, đi lùi, hay còn gọi là “retro walking,” đang ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và thể thao. Không chỉ giúp cải thiện thăng bằng, phương pháp này còn kích thích những nhóm bắp thịt ít được sử dụng và thậm chí còn có tác dụng tích cực đến não bộ.
Sự sống trên Trái Đất tuy phức tạp nhưng lại được hình thành từ một số ít thành phần cơ bản. Chẳng hạn, DNA và RNA của chúng ta chỉ được cấu tạo thành từ năm nucleobase, trong khi khoảng 90.000 loại protein khác nhau trong cơ thể đều được tạo nên từ 20 loại axit amin. Mẫu vật mà tàu vũ trụ OSIRIS-REx đem về trái đất từ tiểu hành tinh Bennu cho thấy sự hiện diện của cả 5 loại nucleobase – adenine, guanine, cytosine, thymine và uracil, cùng với các chất khoáng chưa từng thấy trước đây trong đá ngoài vũ trụ. Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, còn cho thấy Bennu chứa nhiều loại muối khác nhau, vốn được cho là có vai trò quan trọng trong giai đoạn sơ khai của sự sống.
Dopamine, thường được mệnh danh là “hormone hạnh phúc,” từ lâu đã được xem như nguồn cơn của những cảm xúc vui vẻ, phấn khởi sau những lần mua sắm thỏa thích hay thưởng thức một tô phở ngon lành. Sự quan tâm đối với dopamine được thể hiện rõ ràng qua hàng ngàn clip trên TikTok, mọi người chia sẻ cách điều chỉnh dopamine, từ việc tìm cách tăng cường hoặc hạn chế dopamine hàng ngày, cho đến các khái niệm như “cao trào dopamine” (dopamine rushes), “thiếu hụt dopamine” (dopamine withdrawals), “cai dopamine” (dopamine fasts), hay “tái thiết lập dopamine” (dopamine resets).
Trong cuộc sống tất bật hàng ngày để mưu sinh, có người luôn thấy mình không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và giải trí. Thậm chí có người làm ‘đầu tắt mặt tối’ cả đời mà vẫn không thấy đủ. Họ muốn có thêm thì giờ để làm những việc mình thích. Nhưng khổ nỗi, mỗi ngày chỉ có 24 giờ, mỗi năm chỉ có 12 tháng, và những người sống hơn 100 tuổi thì chẳng có mấy ai? Tuy nhiên, làm việc nhiều quá sẽ dễ đưa tới căng thẳng về thể chất và tinh thần để rồi kéo theo nhiều hệ quả tiêu cực, mà trong đó có việc sút giảm năng suất lao động và bệnh hoạn. Những nghiên cứu của y học ngày nay đã cho chúng ta thấy điều đó và khuyên con người nên có thì giờ cho sự nghỉ ngơi và giải trí.
Với lượng thông tin khổng lồ trong tầm tay, ngày nay chúng ta thường có xu hướng đọc lướt để tiếp nhận nội dung nhanh chóng. Nhưng các chuyên gia nghĩ gì về thói quen đọc này—và liệu bạn có nên thay đổi cách đọc của mình?
Tại sao không thử làm theo những cách mà khoa học ủng hộ này để đem lại hạnh phúc nhiều hơn trong đời bạn? Một vài người sinh ra hạnh phúc hơn những người khác. Nhưng cho dù bạn thuộc loại người ca hát yêu đời trong lúc tắm và nhảy múa trong mưa, hay là loại người có khuynh hướng khắc khổ hơn, thì hạnh phúc không chỉ là điều gì đó xảy ra đối với chúng ta. Tất cả chúng ta có thể thay đổi tập quán để theo đuổi nó nhiều hơn trong cuộc sống của mình.
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ là một trong những vị trí quan trọng nhất trong nhánh hành pháp liên bang, với vai trò đứng đầu Bộ Tư pháp (DOJ) và chịu trách nhiệm thực thi pháp luật. Nhưng công việc cụ thể của bộ trưởng tư pháp là gì?
Cháy rừng khiến khói lửa bao trùm bầu trời Los Angeles trong khi lực lượng cứu hỏa đang nỗ lực dập lửa. Những trận hỏa hoạn kinh hoàng đã càn quét qua khu vực, thiêu rụi hơn 10,000 công trình, phần lớn là nhà dân, biến nhiều khu vực như Pacific Palisades, Altadena, Pasadena và các cộng đồng khác ở California chỉ còn lại hoang tàn. Khi lệnh sơ tán được gỡ bỏ và người dân bắt đầu trở về nhà, một mối nguy hiểm khác đang rình rập và đe dọa mọi người: ô nhiễm nguồn nước uống. Điều đáng lo ngại là nhiều người không nhận ra rằng hệ thống cung cấp nước uống có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi cháy rừng cùng nguy cơ các hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào nguồn nước.
Số người đọc sách để cho vui có vẻ đã và đang sút giảm dần. Năm mươi phần trăm (50%) người lớn tuổi tại Anh Quốc nói rằng họ không đọc sách thường xuyên (tăng 42% từ năm 2015) và hầu hết mọi người ở lớp tuổi từ 16 đến 24 nói rằng họ chưa bao giờ đọc sách, theo nghiên cứu của The Reading Agency cho biết. Nhưng điều đó ngụ ý gì? Sự ưa thích của con người đối với việc xem video thay vì đọc văn bản có ảnh hưởng tới não bộ hay sự tiến hóa của chúng ta không? Những người đọc sách giỏi thực sự có cấu trúc não bộ gì? Nghiên cứu mới của Mikael Roll, một giáo sư âm vị học của Đại Học Lund University, Thụy Điển, được in trong tạp chí Neuroimage, đã tìm ra câu trả lời cho những điều đó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.