Hôm nay,  

Nghiên Cứu Mới: Triệu Chứng Covid Kéo Dài Có Thể Sẽ Không Kéo Dài Mãi Mãi

21/06/202400:00:00(Xem: 2298)

covid
Một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Communications cho thấy sau 24 tháng, sự xáo trộn trong hệ thống miễn dịch ở hầu hết bệnh nhân mắc Covid kéo dài sẽ giảm dần và về lại mức bình thường. (Nguồn: pixabay.com)

Theo một nghiên cứu mới, sự xáo trộn trong hệ thống miễn dịch – một đặc điểm của bệnh nhân bị Covid kéo dài (long Covid) – phần lớn sẽ giảm dần sau hai năm kể từ lần nhiễm bệnh đầu tiên. Phát hiện này mang lại hy vọng rằng những bệnh nhân bị Covid kéo dài có thể sẽ phục hồi dần theo thời gian.
 
Cứ 10 người mắc Covid -19, bất kể bị nặng hay nhẹ, thì có 1 người gặp phải một loạt triệu chứng như mệt mỏi, (brain fog, cảm giác ít tỉnh táo, khó tập trung, đầu óc mơ hồ), lên cơn khó thở (shortness of breath), tim đập nhanh dồn dập (heart palpitations) và trầm uất (depression). Khi một người bị nhiễm Covid-19 và đã khỏi bệnh, nhưng tất cả các triệu chứng này vẫn kéo dài, được gọi chung là triệu chứng Covid kéo dài (long Covid). Ở Hoa Kỳ, long Covid hiện được coi là một dạng tật nguyền, những người bị Covid kéo dài có thể được hỗ trợ và bảo vệ theo Đạo luật Americans with Disabilities Act (Luật dành cho công dân Hoa Kỳ tật nguyền, ADA).
 
Các khoa học gia chưa tìm ra nguyên nhân nào gây ra triệu chứng Covid kéo dài, nhưng họ phát hiện ra rằng hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh quá mức có thể là yếu tố chính. Một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Nature Communications, chỉ ra rằng hệ thống miễn dịch của các bệnh nhân bị Covid kéo dài sẽ bắt đầu hoạt động bình thường trở lại sau khoảng 24 tháng kể từ lần nhiễm Covid ban đầu.
 
Bác sĩ Gail Matthews, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện St Vincent's ở Sydney, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết: “Có vẻ như hệ thống miễn dịch của những bệnh nhân này phần lớn đều trở lại bình thường. Và đây là một điều rất tốt.
 
Nghiên cứu không đưa ra lý do giải thích tại sao một số bệnh nhân bị Covid kéo dài không hồi phục, nhưng theo Matthews, nguyên nhân có thể là do các vấn đề sức khỏe khác của bệnh nhân.
 
Nadia Roan, nhà miễn dịch học tại Viện J. David Gladstone, Đại học California San Francisco, nói: “Đây là tin tốt cho những người bị triệu chứng Covid kéo dài, vì cơ thể họ sẽ dần hồi phục, cả về hệ thống miễn dịch lẫn các triệu chứng cụ thể mà họ gặp phải.
 
Các dấu ấn sinh học trong máu của bệnh nhân bị COVID kéo dài
 
Các khoa học gia tại Viện Kirby, UNSW Sydney, đã bắt đầu thu thập mẫu máu từ một số bệnh nhân nhiễm Covid-19 từ tháng 4/2020, khi đợt dịch đầu tiên bùng phát tại Úc. Những bệnh nhân này thường xuyên tự báo cáo thông tin về sức khỏe của họ, và không được tiêm vaccine khi bị nhiễm Covid-19 vì thời điểm đó vaccine chưa có sẵn ở Úc.
 
Vào năm 2022, các khoa học gia phát hiện ra rằng các phân tử của hệ thống miễn dịch liên quan đến sưng, viêm vẫn ở mức cao bất thường trong máu của một số bệnh nhân. Những người này thường cảm thấy mệt mỏi, khó thở hoặc đau ngực, dù đã hơn tám tháng kể từ lúc nhiễm Covid-19. Các phân tử này được gọi là cytokines. Lẽ ra nồng độ cytokines sẽ trở lại mức bình thường trong vòng 30-90 ngày sau khi hồi phục từ lần nhiễm Covid-19 ban đầu.
 
Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng ngay cả sau khi mắc Covid-19 từ nhẹ đến trung bình, các dấu ấn sinh học liên quan đến sưng, viêm ở những bệnh nhân bị Covid kéo dài vẫn ở mức cao trong suốt tám tháng sau,” Chansavath Phetsouphanh, nhà miễn dịch học tại Viện Kirby, UNSW Sydney, cho biết. Phetsouphanh đã dẫn đầu nghiên cứu đầu tiên cho thấy phản ứng miễn dịch ở những người bị long Covid diễn ra lâu hơn so với những người đã nhiễm SARS-CoV-2 và hồi phục hoàn toàn. Các dấu ấn sinh học này bao gồm các phân tử kích hoạt tế bào miễn dịch – gọi là tế bào T – và gây ra sưng, viêm.
 
Trong nghiên cứu mới, các khoa học gia đã theo dõi 62 bệnh nhân bị Covid kéo dài thêm một năm rưỡi sau nghiên cứu ban đầu. Họ nhận thấy rằng các dấu ấn sinh học này đã giảm đáng kể và về lại mức bình thường. Nhóm nghiên cứu đã so sánh các dấu ấn sinh học liên quan đến sưng, viêm giữa những người đã hồi phục từ long Covid với những người chưa bao giờ bị long Covid.  Kết quả cho thấy không có sự khác biệt nào giữa hai nhóm này.
 
Những nguyên nhân khác gây ra triệu chứng Covid kéo dài
 
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications đã dựa trên một số dấu ấn sinh học để dự đoán rằng các triệu chứng của long Covid sẽ kéo dài đến tám tháng. Tuy nhiên, Wolfram Ruf cho rằng nghiên cứu này chưa xem xét hết tất cả các dấu ấn sinh học có liên quan đến Covid kéo dài. Nghĩa là còn nhiều yếu tố khác trong hệ thống miễn dịch có thể gây ra long Covid mà nghiên cứu chưa xem xét.
 
Thí dụ, nhóm nghiên cứu không xem xét hai yếu tố quan trọng có thể góp phần gây ra triệu chứng Covid kéo dài, đó là sự kích hoạt quá đà phần “bổ sung” của hệ thống miễn dịch và xáo trộn về sự đông huyết. Phần “bổ sung” của hệ thống miễn dịch là một phần của hệ thống miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm khuẩn và viêm. Còn xáo trộn về sự đông huyết cũng đã được chứng minh là gây ra một số triệu chứng của long Covid.
 
Trong nghiên cứu tại Úc, có 62% bệnh nhân cho biết sức khỏe của họ đã cải thiện trong thời gian theo dõi sau khi bị nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, phần còn lại vẫn phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu của long Covid dù các dấu ấn sinh học liên quan đến sưng, viêm đã giảm bớt.
 
Matthews nhấn mạnh rằng họ phải cẩn trọng để không bỏ qua thực tế là có một số người vẫn không hồi phục sau khi bị Covid kéo dài. Có thể còn những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng Covid kéo dài, chẳng hạn như virus SARS-CoV-2 vẫn còn sót lại trong cơ thể bệnh nhân; một số virus khác trong cơ thể bị tái kích hoạt; cơ thể có thể tạo ra các kháng thể tự miễn, tức là kháng thể tấn công các cơ quan và mô của chính cơ thể bệnh nhân; hoặc cũng có thể do hệ vi khuẩn trong đường ruột của bệnh nhân bị xáo trộn.
 
Theo Matthews, các vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch chỉ là một phần trong những nguyên nhân gây ra Covid kéo dài. Có nhiều nguyên nhân khác nhau và nhiều cách khác nhau để chẩn đoán tình trạng này.
 
Các nghiên cứu khác đang được thực hiện với nhiều bệnh nhân hơn, chẳng hạn như RECOVER Initiative của Cơ Quan Nghiên Cứu Sức Khỏe Quốc Gia (National Institutes of Health, NIH), có thể sẽ tiết lộ lý do tại sao nhiều người vẫn còn triệu chứng Covid kéo dài nhiều năm sau khi nhiễm bệnh lần đầu.
 
Xáo trộn trong hệ miễn dịch chắc chắn có liên quan đến long Covid, nhưng liệu đó có phải là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng Covid kéo dài hay không thì vẫn cần phải nghiên cứu thêm.
 
Nguồn: “Is long COVID forever? A new study has clues.” được đăng trên trang Nationalgeographic.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, Reuters) – Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã chuyển nhiều luật sư kỳ cựu thuộc cơ quan dân quyền sang vị trí khác, được cho là để sắp xếp lại hoạt động của bộ phận này.
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, Reuters) – Chính quyền của Tổng Thống Trump đã công bố kế hoạch thay đổi Bộ Ngoại Giao từ trên xuống dưới, bao gồm việc đóng cửa hơn 100 văn phòng. Đây là một phần trong việc thu hẹp quy mô chính phủ liên bang và điều chỉnh các chính sách đối ngoại theo hướng ưu tiên cho chiến lược “Nước Mỹ Trên Hết.”
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, CNBC) – Sau bốn năm tạm ngưng vì đại dịch, Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ thông báo sẽ bắt đầu các biện pháp “siết nợ” từ ngày 5 tháng 5 năm 2025, nhắm vào các khoản vay tiền học liên bang đã không thanh toán đúng hạn trong thời gian dài.
(WASHINGTON, ngày 21 tháng 4, Reuters) – Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa chính thức tạm ngưng chương trình kiểm soát chất lượng đối với sữa tươi và các sản phẩm bơ sữa khác, do thiếu hụt nguồn nhân lực tại bộ phận chuyên trách về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng.
Trong gần nửa thế kỷ qua, phần lớn câu chuyện về chiến tranh Việt Nam được kể từ những người thuộc thế hệ có liên hệ trực tiếp với cuộc chiến. Nay đã đến lúc hiểu thêm về góc nhìn của thế hệ trẻ sinh ra sau 1975, lớn lên ở hải ngoại.
Hôm nay, Dân Biểu Derek Trần (CA-45) đã công bố một chuỗi sự kiện và dự án để tưởng niệm 50 năm ngày Sài Gòn thất thủ, còn được gọi là Tháng Tư Đen. Năm mươi năm sau khi chế độ Cộng Sản áp bức chiếm miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, và năm mươi năm kể từ làn sóng di tản đầu tiên, Dân Biểu Trần sẽ vinh danh những hy sinh và lòng kiên cường của cộng đồng người Việt tị nạn, đồng thời ghi nhận những đóng góp to lớn của cộng đồng này cho đất nước Hoa Kỳ của chúng ta. Vào ngày 30 tháng 4, Dân Biểu Trần sẽ chủ trì và tham gia một loạt sự kiện tại Washington D.C., trung tâm quyền lực của Hoa Kỳ, để tưởng niệm Tháng Tư Đen. Ngày tưởng niệm sẽ bắt đầu bằng một cuộc họp báo tại Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm ghi dấu 50 năm Sài Gòn thất thủ, tiếp theo là một cuộc thảo luận với các nhà hoạt động nhân quyền người Việt và các cựu tù nhân lương tâm.
Nông dân trên toàn quốc Hoa Kỳ cho biết họ có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng phá sản một lần nữa trừ khi có một khoản tiền cứu trợ lớn do người nộp thuế tài trợ để bù đắp cho những tổn thất do chính sách thuế quan hỗn loạn và các đợt cắt giảm chi tiêu mạnh trong lãnh vực nông nghiệp của Donald Trump gây ra.
- Dân biểu Dân Chủ Jamie Raskin đe dọa quốc tế: đừng giúp Trump xây dựng chế độ độc tài ở Mỹ, vì Đảng Dân Chủ sẽ nắm quyền trở lại - 4 Dân biểu Dân chủ bay đến El Salvador để thăm Abrego Garcia, người bị Trump trục xuất nhầm vào nhà tù tử thần Sanvador - TQ nói sẽ trừng phạt các nước ký kết với Mỹ gây tổn hại đến lợi ích của TQ
Tòa thánh Vatican cho biết, Đức Giáo hoàng Francis đã qua đời vào tuổi 88 lúc 7:35 sáng thứ Hai, 21 thang 4, giờ địa phương. “Vào lúc 7:35 sáng nay, Đức Giám mục Roma, Phanxicô, đã trở về nhà Cha. Toàn bộ cuộc đời của ngài đã cống hiến cho việc phục vụ Chúa và Giáo hội,” Đức Hồng y Kevin Farrell phát biểu.
(WASHINGTON, ngày 20 tháng 4, Reuters) – Bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth bị phát hiện đã chia sẻ thông tin về cuộc tấn công hồi tháng 3 ở Yemen với một nhóm chat khác nữa trên ứng dụng Signal, trong đó có vợ, em trai, và luật sư riêng. Việc Hegseth sử dụng một nền tảng nhắn tin không thuộc hệ thống bảo mật quốc phòng để trao đổi thông tin an ninh tối mật đang khiến dư luận và giới lập pháp đặc biệt quan ngại.
(WASHINGTON, ngày 20 tháng 4, Reuters) – Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Samuel Alito vừa lên tiếng chỉ trích quyết định khẩn cấp của Tòa án nhằm ngăn chặn việc trục xuất một nhóm di dân Venezuela. Ông cho rằng đây là một hành động “vội vàng và thiếu chín chắn.”
Thương nhớ. Cảm động. Ngậm Ngùi. Và ước mơ một ngày quê nhà sẽ có dân chủ, khi đó Sài Gòn sẽ được hồi phục tên cũ. Đêm nhạc Trần Chí Phúc với chủ đề Sài Gòn Một Thoáng 50 Năm vào chiều Thứ Bảy 19/4/2025 đã chạm rất ngọt ngào và cay đắng vào trái tim của những người con Sài Gòn.
Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên Thập Giá vào thứ Sáu và ngày Chủ Nhật, ngài sống lại trong vinh quang. Đây là những ngày rất đặc biệt của các tín hữu Thiên Chúa Giáo đang đón mừng Chúa Phục sinh trên toàn thế giới...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.