Tìm hiểu

Theo sách báo, việc sử dụng bảng cầu cơ được coi như một cách để liên lạc với linh hồn hoặc các thực thể siêu nhiên thông qua việc dùng một mảnh gỗ hình trái tim (cœur), và nó trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ 20, khi các bảng cầu cơ (OUIJA) được sản xuất hàng loạt và bán rộng rãi như một trò chơi hoặc như một công cụ giải trí. Linh hồn được cho là có thể xuất hiện khi có ít nhất hai người sử dụng bảng cầu cơ và đặt ngón tay lên chiếc cơ, sau đó họ đặt ra những câu hỏi và tin rằng các thực thể siêu hình sẽ trả lời các câu hỏi của họ. Mặc dù bảng cầu cơ được xem là một trò chơi, nhưng nó cũng đã gây ra nhiều tranh cãi và lo ngại trong dân gian do liên quan đến việc giao tiếp với siêu nhiên và có thể dẫn đến các kết quả không mong muốn. Vào năm 1966, người viết thực hiện 2 cuộc cầu cơ, kết quả là hiện tượng khó lý giải đã xảy ra... Nhưng trước hết là nội dung bài viết trên báo New York Post (30/10/2023) loan tải về các diễn biến và ý kiến thuận, nghịch liên quan đến việc sử dụng bảng cầu cơ để nói chuyện với hồn người quá cố.

Theo sách báo, việc sử dụng bảng cầu cơ được coi như một cách để liên lạc với linh hồn hoặc các thực thể siêu nhiên thông qua việc dùng một mảnh gỗ hình trái tim (cœur), và nó trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ 20, khi các bảng cầu cơ (OUIJA) được sản xuất hàng loạt và bán rộng rãi như một trò chơi hoặc như một công cụ giải trí. Linh hồn được cho là có thể xuất hiện khi có ít nhất hai người sử dụng bảng cầu cơ và đặt ngón tay lên chiếc cơ, sau đó họ đặt ra những câu hỏi và tin rằng các thực thể siêu hình sẽ trả lời các câu hỏi của họ. Mặc dù bảng cầu cơ được xem là một trò chơi, nhưng nó cũng đã gây ra nhiều tranh cãi và lo ngại trong dân gian do liên quan đến việc giao tiếp với siêu nhiên và có thể dẫn đến các kết quả không mong muốn. Vào năm 1966, người viết thực hiện 2 cuộc cầu cơ, kết quả là hiện tượng khó lý giải đã xảy ra... Nhưng trước hết là nội dung bài viết trên báo New York Post (30/10/2023) loan tải về các diễn biến và ý kiến thuận, nghịch liên quan đến việc sử dụng bảng cầu cơ để nói chuyện với hồn người quá cố.
Ý KIẾN THUẬN, NGHỊCH về việc cầu cơ trên báo Mỹ năm 2023
Theo New York Post (30/10/2023) - Một linh mục trừ quỷ nói với Fox News Digital rằng bảng cầu cơ và những nỗ lực nhằm trò chuyện với người chết là những thực hành nguy hiểm về mặt tinh thần và không nên coi đó là trò vui vô hại.
“Chúng ta thường quên rằng thế giới này có nhiều điều hơn những gì chúng ta thấy,” linh mục Dan Reehil nói với Fox News Digital. “Thiên thần, ác quỷ, và linh hồn đều tồn tại và chúng có thể tác động đến cuộc sống của chúng ta.” Reehill là một linh mục của Giáo phận Nashville, vào năm 2018, ông được đào tạo trừ quỷ tại Ateneo Pontificio Regina Apostolorum ở Rome, và được bổ nhiệm làm nhà trừ quỷ của Giáo phận Nashville cùng năm đó.
Một nhà trừ quỷ cho biết Reehil, “là một linh mục được giám mục lựa chọn và bổ nhiệm để thi hành chức vụ giải thoát. Trừ tà là một hình thức cầu nguyện cụ thể mà Giáo hội [Công giáo] sử dụng để chống lại quyền lực của ma quỷ.” Reehil cho biết Giáo hội Công giáo phân biệt giữa hai hình thức trừ ma quỷ. Thứ nhất: “Một lễ trừ tà lớn được thực hiện cho người xác định rõ ràng đã bị quỷ ám, và chỉ có thể được thực hiện bởi một linh mục được giám mục cho phép làm công việc trừ tà”. Hình thức thứ hai là một lễ trừ tà nhỏ có liên quan đến các bí tích và phép lành.
“Chúng ta thường quên rằng thế giới này có nhiều điều hơn những gì chúng ta thấy,” linh mục Dan Reehil nói với Fox News Digital. “Thiên thần, ác quỷ, và linh hồn đều tồn tại và chúng có thể tác động đến cuộc sống của chúng ta.” Reehill là một linh mục của Giáo phận Nashville, vào năm 2018, ông được đào tạo trừ quỷ tại Ateneo Pontificio Regina Apostolorum ở Rome, và được bổ nhiệm làm nhà trừ quỷ của Giáo phận Nashville cùng năm đó.
Một nhà trừ quỷ cho biết Reehil, “là một linh mục được giám mục lựa chọn và bổ nhiệm để thi hành chức vụ giải thoát. Trừ tà là một hình thức cầu nguyện cụ thể mà Giáo hội [Công giáo] sử dụng để chống lại quyền lực của ma quỷ.” Reehil cho biết Giáo hội Công giáo phân biệt giữa hai hình thức trừ ma quỷ. Thứ nhất: “Một lễ trừ tà lớn được thực hiện cho người xác định rõ ràng đã bị quỷ ám, và chỉ có thể được thực hiện bởi một linh mục được giám mục cho phép làm công việc trừ tà”. Hình thức thứ hai là một lễ trừ tà nhỏ có liên quan đến các bí tích và phép lành.
Linh mục Reehil giải thích: “Các nhà nghiên cứu ma quỷ phân biệt ba cấp độ xâm nhập của ma quỷ. Ba cấp độ này là cám dỗ, ám ảnh (còn gọi là “áp bức”) và chiếm hữu. Lm Reehil giải thích: “ *Cám dỗ là điều ai cũng phải trải qua. *Ám ảnh là khi quỷ gây sự quấy rối cho con người về mặt thể chất, tinh thần, trí óc hoặc cảm xúc, hoặc sự kết hợp của những yếu tố này. *Chiếm hữu, có thể coi là một trong ba cấp độ được biết đến nhiều nhất, là khi một hoặc nhiều con quỷ chiếm đoạt cơ thể của một người và thực hiện các khả năng của nó" - "Chiếm hữu thường là không đều đặn, gần như không bao giờ là việc chiếm đoạt không gián đoạn cơ thể của người đó". Linh mục Reehil nói tiếp: “Quỷ nói dối và mạo danh người chết, khi cố gắng thực hiện các việc siêu nhiên, như cố gắng liên lạc với người đã khuất thông qua bảng cầu cơ là một cách mở ra sự hoạt động của quỷ một cách vô tình”.
Bảng cầu cơ được phát triển lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 dưới dạng trò chơi trong các phòng tiếp tân; những thứ này trước đây được gọi là “bảng nói”. Bảng bao gồm các chữ cái (ABCD...) cộng thêm các chữ “có”, “không”, “tạm biệt” và các số từ 0 đến 9. Để vận hành bảng cầu cơ, một người đặt tay lên bảng cầu cơ, một khi linh hồn có chủ đích di chuyển qua lại nhập vào để trả lời các câu hỏi của người cầu cơ nêu ra.
Năm 1890, một nhà tâm linh và là người đồng cốt tên là Helen Peters ở Baltimore đã hỏi bảng cầu cơ rằng bà nên gọi nó là gì, theo trang web của Hiệp Hội Bảng Nói Chuyện (cầu cơ). Bảng đã đáp lại "O-U-I-J-A," và nó được cho là có nghĩa là "may mắn."
Bảng Ouija đã được cấp bằng sáng chế vào năm sau. Truyền thuyết về việc cấp bằng sáng chế cho bảng Ouija kể rằng Peters đi cùng với luật sư Elijah Bond đến văn phòng cấp bằng sáng chế, nơi hai người được chỉ dẫn bởi quan chức cấp bằng sáng chế để chứng minh rằng bảng hoạt động bằng cách viết ra tên của ông, theo tạp chí Smithsonian. Peters được cho là đã yêu cầu các linh hồn giúp đỡ và sau đó đánh vần tên của nhân viên cấp bằng sáng chế.
Tạp chí cho biết không rõ liệu Bond hay Peters bằng cách nào đó đã biết trước tên của nhân viên cấp bằng sáng chế hay không, nhưng bằng sáng chế đã được trao vào ngày 10 tháng 2 năm 1891 bởi một “nhân viên cấp bằng sáng chế có khuôn mặt trắng bệch và rõ ràng là đang run rẩy”. Các tấm bảng cầu cơ sau đó được sản xuất hàng loạt bởi Kennard Novelty Company, công ty này được bán cho Parker Brothers vào năm 1967.
Ngày nay, bảng cầu cơ được sản xuất bởi Hasbro, như một cách để giao tiếp với “thế giới linh hồn”. Fox News Digital đã liên hệ với Hasbro để xin bình luận nhưng không nhận được phản hồi vào thời điểm báo phát hành (là ngày 30/10/2023).
Ngày nay, bảng cầu cơ được sản xuất bởi Hasbro, như một cách để giao tiếp với “thế giới linh hồn”. Fox News Digital đã liên hệ với Hasbro để xin bình luận nhưng không nhận được phản hồi vào thời điểm báo phát hành (là ngày 30/10/2023).
“Bước vào thế giới đầy bí ẩn và huyền bí với bảng cầu cơ! Bạn có câu hỏi và thế giới linh hồn có câu trả lời,” trang web Hasbro cho biết. "Bạn muốn biết gì? Đặt câu hỏi của bạn qua việc sử dụng bảng cầu cơ, nhưng hãy kiên nhẫn và tập trung vì hồn người chết không thể vội vã. Hãy sử dụng bảng Ouija một cách tôn trọng và nó sẽ không làm bạn thất vọng”, trang web cho biết.
Trong khi bảng Ouija được tiếp thị như một món đồ chơi hoặc như môn chơi cờ, theo quan điểm của linh mục Reehil, ông không đồng ý với ý kiến này. Ông nói: “Bảng cầu cơ không nên được xem giống như trò chơi cờ thông thường. Ông nói thêm: “Mặc dù nó được quảng cáo như một trò chơi nhưng nó còn lâu mới trở thành trò chơi đó”. “Đúng hơn, đó là một hình thức bói toán”.
Trong khi bảng Ouija được tiếp thị như một món đồ chơi hoặc như môn chơi cờ, theo quan điểm của linh mục Reehil, ông không đồng ý với ý kiến này. Ông nói: “Bảng cầu cơ không nên được xem giống như trò chơi cờ thông thường. Ông nói thêm: “Mặc dù nó được quảng cáo như một trò chơi nhưng nó còn lâu mới trở thành trò chơi đó”. “Đúng hơn, đó là một hình thức bói toán”.
Linh mục Reehil lưu ý rằng bói toán và các thực hành huyền bí khác bị Kinh thánh lên án nhiều lần. Ông nói: “Chính hành động sử dụng [bảng cầu cơ] đã gây ra những hậu quả tinh thần sâu sắc nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi”. Ông cũng cho biết, có lẽ trường hợp nổi tiếng nhất về việc bị quỷ ám có mục đích liên quan đến việc sử dụng bảng cầu cơ là trường hợp của “Roland Doe”, một cậu thiếu niên tại Maryland, người đã trải qua nhiều cuộc trừ tà lớn vào năm 1949.
Câu chuyện của Doe đã được William Peter Blatty chuyển thể thành cuốn sách “The Exorcist” vào năm 1971, sau đó được dựng thành phim năm 1973 với sự tham gia của Ellen Burstyn và Linda Blair.
Linh mục Reehil nói với Fox News Digital rằng cá nhân ông đã chứng kiến sáu trường hợp bị ma quỷ xâm nhập bắt nguồn từ việc sử dụng bảng cầu cơ. Ông nói: “Những nạn nhân này gặp ác mộng về đêm, ý định tự tử, tuyệt vọng ” - "Khi các lời cầu nguyện giải thoát được thực hiện, và những người tham gia từ bỏ mọi liên quan với ma quỷ, thời hoạt động gây ra bởi các thực thể ma quỷ sẽ dừng lại". Ông nói thêm: "Mỗi khi chúng ta cố gắng tương tác với các thực thể ma quỷ, là chúng ta rời xa Thượng Đế". Đồng thời, linh mục này cũng bổ sung, "Tránh xa mọi hình thức thực hành siêu hình - và trông cậy vào Thiên Chúa." (Theo NY Post)
Linh mục Reehil nói với Fox News Digital rằng cá nhân ông đã chứng kiến sáu trường hợp bị ma quỷ xâm nhập bắt nguồn từ việc sử dụng bảng cầu cơ. Ông nói: “Những nạn nhân này gặp ác mộng về đêm, ý định tự tử, tuyệt vọng ” - "Khi các lời cầu nguyện giải thoát được thực hiện, và những người tham gia từ bỏ mọi liên quan với ma quỷ, thời hoạt động gây ra bởi các thực thể ma quỷ sẽ dừng lại". Ông nói thêm: "Mỗi khi chúng ta cố gắng tương tác với các thực thể ma quỷ, là chúng ta rời xa Thượng Đế". Đồng thời, linh mục này cũng bổ sung, "Tránh xa mọi hình thức thực hành siêu hình - và trông cậy vào Thiên Chúa." (Theo NY Post)
HIỆN TƯỢNG KHÓ LÝ GIẢI qua việc cầu cơ năm 1966
Vào thời gian làm việc tại tỉnh Hậu Nghĩa (1966), tuy đã đọc sách hướng dẫn về cầu cơ chưa có điều kiện thực hành, nhưng khi người viết tìm thấy miếng ván thiên (nắp quan tài người chết) còn sót lại phia sau cư xá sĩ quan Tiểu khu, nơi này trước đây chôn cất nhiều mồ mả, sau đó được cải táng đem chôn nơi khác. Người viết xẻ lấy một miếng ván gọt đẽo thành miếng gỗ nhỏ hình trái tim, gọi là cơ/cœur (kích thước 4x6 cm, phần dưới cơ cắt hơi nhọn giống mũi tên). Mặt sau cơ có gắn 3 đinh ghim kim loại đầu tròn để cơ dễ di chuyển (làm theo sách hướng dẫn lâu ngày không nhớ tên cuốn sách). Sau khi hoàn thành cái cơ, việc kế tiếp, người viết kiếm tấm bìa cứng khổ 28x36 cm,và viết trên tấm bìa các số từ 0 đến 9 và các mẫu tự ABCD...Không viết các chữ CÓ hoặc KHÔNG theo cách của bảng cầu cơ Ouija nêu trên.
Cũng theo sách hướng dẫn, ngoài việc thiết lập bảng cầu cơ, còn cần tìm người cùng cầu cơ nhẹ vía. Sách không hướng dẫn người nhẹ vía là người như thế nào. Nhưng thấy cô gái phụ việc cơm nước với bà mẹ kế nơi người viết ăn cơm tháng, sau nhiều lần tiếp xúc, nhận ra cô này có vẻ hợp với đối tượng mà người viết đang cần tìm để cầu cơ. Thêm vào đó, cô ta lại là em gái của một Hạ sĩ quan/HSQ là nhân viên đả tự của ty ANQĐ nơi người viết phục vụ. Hoàn cảnh thì cha chết, theo người anh cho biết cô gái này có tính nhút nhát.
Người viết ngỏ ý với người HSQ nhân viên là muốn tổ chức cầu cơ, gọi hồn ba của anh ta (cũng là anh ruột của cô gái) đã qua đời, trước đây phục vụ tại một đơn vị thuộc TK Hậu Nghĩa, nên nhờ anh ta nói với gia đình cho thực hiện việc này. Được gia đình đồng ý cho tiến hành việc cầu cơ, vì vậy vào trước ngày thực hiện cuộc cầu cơ, người viết đến Phòng 1 BCH Tiểu khu, coi hồ sơ của người qúa cố lấy thông tin từ ngày sinh, nơi sanh, ngày nhập ngũ, các đơn vị đã phục vụ trước đây và cấp bậc sau chót để tiện việc kiểm chứng.
Vào tối ngày diễn ra cuộc cầu cơ, số người tham dự chứng kiến khoảng hơn 10 người, người viết chia thành 2 nhóm, cử người đại diện cùng ghi chép khi cơ chỉ vào các chữ ghi trên tấm bảng cầu cơ. Gần một nửa là nhân viên Ty ANQĐ làm việc chung với người viết, còn lại là thân nhân bạn bè của gia đình.
Khi cầu cơ, người viết ngồi cạnh cô gái đưa ngón trỏ tay trái vào miếng ván thiên hình tim (cơ/ cœur) đặt trên bảng cầu cơ, góc nhỏ (giống mũi tên) hướng về các chữ và số, còn cô gái ngồi cạnh đưa ngón trỏ tay phải vào cơ. Một khi kiểm tra hồn nhập vào cơ, được xác định là người thân của cô gái, sẽ đến lượt gia đình đặt câu hỏi.
Bắt đầu cuộc cầu cơ, cả hai chúng tôi đặt ngón tay trỏ vào cơ, cùng thầm cầu mong hồn nào qua lại nơi đây xin cho hỏi ít điều (làm theo sách hướng dẫn). Chừng 3-4 phút sau, có một lực vô hình thúc đẩy chiếc cơ cử động, mà không phải do ngón tay của hai chúng tôi thúc đẩy. Ngay sau đó, người viết rút tay ra, còn một mình cô gái để ngón tay vào cơ mà thôi. Sau câu hỏi về họ, tên, ngày tháng năm sinh, số quân và ngày nhập ngũ, cô gái ngả người sang bà mẹ kế ngồi cạnh, mắt nhắm, mặt ngẩng lên trần nhà, nhưng ngón tay vẫn dính vào cơ để trả lời tiếp các câu hỏi. Khi ghép các mẫu tự này thành chữ, thì được biết hồn người chết nhập vào cơ là ba của cô gái. Hồn trả lời các câu hỏi về số quân, nơi sinh, ngày tháng năm sinh, ngày nhập ngũ và các đơn vị phục vụ trong quá khứ trùng khớp với tài liệu ghi trong hồ sơ Phòng 1 TK/Hậu Nghĩa.
Sau khi xác định được danh tánh của hồn nhập vào cơ, các đơn vị phục vụ trước đây, khi hỏi đến số con cái đã có với cả 2 bà vợ, thì cô gái thở dốc, mặt tái xanh, đồng thời bà mẹ kế cô gái cho hay, phía nửa người bên phải của cô gái, (phía ngón tay phải chỉ vào cơ) từ tay đến chân lạnh toát, phần thân thể nửa người còn lại vẫn ấm bình thường. Vì tình trạng sức khỏe cô gái có biểu hiện bất thường nêu trên, sợ nguy hiểm đến tính mạng, bà mẹ kế và chị ruột của cô gái yêu cầu người viết ngưng cuộc cầu cơ, cho dù chưa đến phần gia đình đặt câu hỏi. Sau khi ngừng cuộc cầu cơ, hơi thở và nhiệt độ trên thân thể của cô gái trở lại bình thường.
Vài tuần sau, người HSQ nhân viên cho hay gia đình tiếc nuối bởi chưa hoàn thành việc cầu cơ, đã yêu cầu người viết tổ chức lại cuộc cầu cơ. Lần này số người tham dự cầu cơ đông hơn lần trước, nhiều người muốn đến chứng kiến tận mắt việc cầu hồn người chết trả lời các câu hỏi của người sống.
Vài tuần sau, người HSQ nhân viên cho hay gia đình tiếc nuối bởi chưa hoàn thành việc cầu cơ, đã yêu cầu người viết tổ chức lại cuộc cầu cơ. Lần này số người tham dự cầu cơ đông hơn lần trước, nhiều người muốn đến chứng kiến tận mắt việc cầu hồn người chết trả lời các câu hỏi của người sống.
Cũng giống như lần trước, sau phần đặt câu hỏi để xác định danh tánh hồn nhập vào cơ là ai, chưa sang phần đặt câu hỏi của gia đình, thì cô gái lại bị thở dốc, mặt tái xanh, phần nửa người lạnh toát, hiện tượng giống như lần trước, nên gia đình lại yêu cầu ngưng cuộc cầu cơ. Khi cô gái dứt tay khỏi bảng cầu cơ, thời cô ta hít thở bình thường, và phần nửa người phía tay chỉ vào cơ không còn lạnh nữa.
Kết quả cuộc cầu cơ năm 1966 xem ra cũng giống như các biểu hiện mà NY Post loan tải nêu trên, là “đã gây ra những hậu quả nằm ngoài tầm kiểm soát“. Ngoài ra, người viết đem câu chuyện cầu cơ bị lạnh nửa người hỏi một vài bác sĩ thân quen tại bệnh viện tỉnh thời đó (và tại Mỹ sau này), nhưng vẫn không nhận được câu trả lời nào từ bạn bè thuộc giới y khoa về việc cầu cơ phát sinh hiện tượng kể trên.
– Đào Văn
Gửi ý kiến của bạn