Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Vui thì vui gượng kẻo là…

04/01/202408:10:00(Xem: 1735)
Tạp bút

old couple

Có một lần, tôi gặp bài của một tác giả viết về nước Mỹ, rất hay rất cảm động, bà ấy nói về chồng bà và gọi ông là « y của tôi », cái cụm từ thật thân mật, y của tôi, nghe hợp thời hơn chồng tôi, anh tôi, nhà tôi… nhứt là trong trường hợp mà tôi đang muốn nói về chồng của bạn mình, thì còn tiện và hay hơn nữa. Thí dụ: Chồng của bạn Liên, tôi gọi là y Liên, chồng của bạn Dung, thì tôi gọi là y Dung, chồng của bạn Thu, thì tôi gọi là y Thu…
    Đúng là nhứt cử lưỡng tiện mà thêm thân tình, không dài dòng hay khách sáo.
    Ô hay, sao không nói hay kể chuyện bạn mình, mà lại đi kể về y của bạn, thiệt ra thì bạn cùng phái, cùng lứa, gặp nhau hoài, giống nhau quá, có gì đâu mà nói! May ra mấy ông chồng có nhiều điểm sắc nét, cá biệt hơn các bà. Đồng ý nhe. Bắt đầu là y Dung, y Dung rất hiền, vui tính, mỗi khi ăn cơm chung ở nhà Dung xong, y Dung vội đứng lên, ân cần hỏi từng người: Bạn A, café nhé? Bạn B, Chocolat sữa? Bạn E, glace hay café đá?
    Anh hỏi cho có lệ, chớ anh nhớ là mỗi đứa đều thích thứ gì rồi. Đó, y Dung rất hiếu khách và rất “serviable“. Y Dung lễ phép có lúc đến như rụt rè, y gọi các bạn của vợ là chị, ok, nhưng có lúc y xưng là em, làm tụi tôi giật mình, tụi này già quá xá hả, hay cớ sao mà y này xuống thấp rất chân phương vậy? Hình như là y có nhỏ hơn tụi tôi một tí tuổi. Không quan trọng, y thiệt thà theo phong tục Việt Nam quý hóa và phải nói là rất khiêm cung.
    Y Dung thích uống rượu, điều đó tự nhiên, ngặt cái có lúc y uống quá tay, say mèm, phải tựa vô ghế mà đứng, nhưng y không nhận là y say dù có đôi lúc y nói loăng quoăng, cũng vô thưởng vô phạt, và y còn chút tỉnh táo, để lý luận giống thi bá Vũ Hoàng Chương:
 
    Trong men cháy
    Giác quan vừa bén lửa
    Say… say không còn biết chi đời
    Nhưng em ơi,
    Đất trời nghiêng ngửa,
    Đất trời nghiêng ngửa,
    Mà thành sầu không sụp đổ đâu em!
   
Thành sầu của y Dung ở đây, y bảo không phải là sầu tình mà là sầu vong quốc! Y Dung rất vui khi được đi Việt Nam làm từ thiện hay cứu trợ y tế. Y hay tháp tùng các hội đoàn bác ái của Missions étrangères de Caritas để thông ngôn, để phát thuốc hay mổ mắt miễn phí cho đồng bào nghèo ở vùng quê vùng núi hẻo lánh, y là thành viên của giáo xứ ma mère mariculeuse. Chỉ khi đi Việt Nam làm việc công ích xã hội là y lanh lẹ, tỉnh táo hẳn lên, đúng là “một sói con sắp sẵn“ lên đường.
    Mới đây, tôi gặp y Dung, y than năm nay ở quê hương Việt Nam, vẫn đầy bão lụt hà rầm, mà không còn ai khởi xướng cứu trợ nữa, vì mấy năm qua có những người đã làm đã mang tiếng, không dám làm nữa, người chưa làm, muốn làm cũng sợ vạ lây. Nhà nước cộng sản thì mặc kệ dân, sống chết kệ dân. Thế giới rầm rộ chuyện chiến tranh bầu cử, ai cũng làm lơ.
    Thấy y buồn, tôi mách y tìm tới câu lạc bộ của Đỗ Quyên. Gọi là câu lạc bộ thì không đúng lắm, mà đó là nhà tư của Đỗ Quyên, nhà rộng rãi khu yên tĩnh và khá sang trọng. Mỗi cuối tuần, chủ nhà làm tiệc, món ăn nhiều và ngon, bầy đầy trên các dãy bàn dài, chả giò, nem nướng, thịt nguội, gỏi, xôi, bánh bao,v.v… Ai muốn dự tiệc, cứ đến và nhớ gọi cho ĐQ một tiếng trước, vì vấn đề an ninh, bạn đến, bạn cứ góp 20 euros và ăn uống tùy thích, ở đó bạn sẽ gặp bạn cũ, có thêm bạn mới, có thể có người cùng bàn thảo quan điểm chính trị, có thể tìm ra bạn tâm đầu ý hợp… và tìm được cả người yêu.
    Mấy bữa sau điện thoại hỏi y: Sao, tới nhà Đỗ Quyên có vui không? Đỗ Quyên là con chim nho nhỏ, có cái cổ màu đỏ xinh xinh. Nói năng rất tình và ưu ái! Chuyện đó biết rồi, mà hỏi y có gặp ai mới vui không?
    À có, có gặp một cái toilette đóng cửa trong kín mít, đập cửa mãi, toilette không chịu mở ra, các bà các cô xếp hàng chờ mãi không được, bí quá phải nối đuôi sang quán café ngoài phố xin cầu cứu…
    Sao Đỗ Quyên lần này kỳ cục vậy?
    Không phải là lỗi ở ĐQ, mà là thằng con trai duy nhất của cô ấy, nó không bằng lòng mẹ nó làm tiệc đãi hoài, nên nó lặng lẽ khóa trái cửa hai nhà vệ sinh lại, rồi bỏ đi chơi xa không nói, thấy cũng vui.
    Sau cùng y kết luận, nói chung ĐQ chịu khó, có thiện chí làm việc cho mình và cho cả mọi người, kẹt cái nhà đông quá, ồn như cái hội chợ, nên con, nó không chịu được.
    Sau y Dung, giờ nói tới y Liên, là chồng của bạn Liên. Y này lanh lẹ lắm, vợ chồng y có tổ ấm ở xa, tận Nice, một lần ba đứa bạn gái tôi rủ nhau xuống thăm Liên và y Liên. Lúc tụi tôi vô tới nhà, y đang bận làm vườn cắt cây cưa cành ngoài vườn rộng. Chập sau xong việc y vô chào, rồi chỉ vô four bếp, nhanh miệng: Chào quý vị, quý vị đi đường xa mệt không? Này, tôi có nướng sẵn mẻ khoai lang mời quý vị, trong lò nướng đó. Khoai ngon đáo để.
    Y có lanh thiệt mà cũng không lẹ bằng tụi tôi, khi sau dòm trong four, không còn một miếng vỏ khoai. Y cười hơi bẽn lẽn: O, cám ơn quý vị tận tình chiếu cố.
    Khoai đã trôi hết vào chỗ vô thủy vô chung…
    Cám ơn, mai tôi sẽ nướng cho một mẻ nhiều gấp đôi chỗ đó.
    Hôm sau thì ăn điểm tâm xong một lúc, y rủ ba đứa tôi ra vườn tập tài chi. Y nổi tiếng về nghề dậy aikido cho dân Tây trẻ quanh vùng y ở. Nhưng hôm đấy, có thấy y Liên dậy võ vẽ gì đâu, y chỉ dậy tụi này đứng, đứng cho vững, đứng trên hai chân, rồi trên một chân và chân kia co, dang theo đủ chiều. Một  hồi có đứa sốt ruột mới hỏi: Võ của anh là võ gì ? Aikido, taekwondo hay judo… hay chỉ có võ đứng thôi?
    Võ tự vệ, võ tấn công hay Việt Võ Đạo… thì trước hết phải tập đứng. Không đứng vững mà ra đòn một cái, rồi té lăn cổ ra đất thì đấu, đá, đỡ được ai.
    Tụi tôi đang xáo xào nhi nhô, thì Liên đứng trong cửa sổ bếp phán rằng: Thôi, dẹp cái trò đó đi, y của tôi ! Tụi nó xuống đây để tâm sự vui buồn với nhà chứ có phải xuống để tập vài miếng võ quèn đó đâu. Lỡ làm sái tay, sái chân nó đi rồi mới là phiền.
    Anh vừa đi vô nhà vừa kể, tôi mới quay lại dậy võ là nghề xưa vài ba năm nay, trước kia tôi chuyên làm hồ sơ giấy tờ cho những người tị nạn ở foyer bên kia đường. Họ là người Việt mình, có cả nhiều người Ấn Độ, Arabe, Tunisie… Họ tội nghiệp cũng như mình, phải bỏ quê hương mà tới đây tạm cư, mặt mày ngây ngô y cây chưa cắn rễ.
    Ngoài việc làm giúp đỡ cộng đồng thiện nguyện, lúc ở nhà, y Liên cũng hay đỡ tay đỡ chân cho Liên trong nhiều công việc nội trợ. Nhưng lúc vui thì làm, lúc buồn, buồn nghĩ về chuyện gì xa xăm là ý ngưng, không thiết động tay động chân nữa.
    Ngày Noël, ngày Tết cuối năm, ngày lịch sử 30-04… y nói y đang bị đắm tàu, y lẩm nhẩm đọc lại đĩa hát “les nauffragés de la liberté“. Liên kể lại trong một năm, y “đắm“ lại một vài lần, còn thường, y siêng tập luyện với học trò. Học trò rất yêu quý y.
    Có một lần đó, Liên bị cảm cúm sao đó, sốt và nằm bẹp trong giường. Y hăm hở nói: Để anh nấu cháo hành cho em ăn là đỡ, anh nấu cháo ngon, nhừ, chín rền. Y đi lấy xoong vo gạo, đổ nước, đặt lên lò và bật bếp, xong, yên trí, y ra salon ngồi vắt vẻo, mở tivi, coi hết đài nọ sang đài kia. Mãi khi có mùi khen khét bay ra, y mới nhớ tới cháo. Liên bảo cháo có khét, không sao, mình hớt lớp cháo trên ra nồi khác. Cháo khê ở đáy nồi bỏ đi. Nhưng y không nghe kịp sao đó, y vội đi lấy cây robot, cắm điện và soẹt… soẹt… soẹt… mấy giây sau, cả nồi cháo đầy, trộn lộn từ trên xuống dưới toàn là mùi khét, màu café… vậy là hai vợ chồng phải ăn cháo khét trong hai ba ngày… cũng ngon, báo hại người bịnh, đắng miệng, ăn cháo kiểu này khó nuốt lắm. Liên thương chồng, cứ vui vẻ ăn cho hết.
    Không kể lâu cái vụ nấu cháo khét, bù lại y Liên làm bếp rất giỏi, y đã từng đứng quán plats à emporter mấy năm mà nuôi nổi các con học xong đại học, chưa kể gửi tiền về giúp gia đình và đồng đội nghèo khó bên nhà.
    Y giỏi nhứt là cái món đùi gà ướp hành tiêu tỏi rồi quết foie gras lên, để thấm kỹ, xong đút lò nướng. Y Liên làm món này rất thơm ngon, mùi bay cùng ngõ, hàng xóm Tây phải sang coi, bắt chước, học nghề, nhưng họ không thể làm ngon qua mặt y Liên được. Nên khi y còn sống, y khoe Giáng Sinh năm nào y cũng có một số khách không đợi mà đến, đặt y là món gà quay hay nướng với gan ngỗng béo. Y khoe là phải nâng niu chăm sóc và kín đáo khía sâu cho gia vị thấm trước một đêm, hôm sau mới bỏ four quay. Y canh đến giờ khách đến lấy là đồ nướng vừa chín, ra lò, vàng, giòn rụm và thơm điếc cả mũi.
    Y có nhiều học trò, có đứa trả tiền đúng cuối tháng, có đứa nghèo, thiếu… mà mãi sau khi y ra đi, vẫn lác đác có đứa mang tiền lại nộp và thẫn thờ.
    Trong một đêm, y bị cảm nhẹ và ra đi vĩnh viễn không kịp từ biệt ai. Chúng tôi, gia đình và học trò đều buồn, thương tiếc, có điều được an ủi là y ra đi lanh lẹ, như có cả phước báu sau cùng trong ngũ phúc của một đời người.
    Y mà tôi kể tiếp theo đây là y Thu, chồng của Thu, y này rất chịu khó làm báo cho hội đoàn, y đánh máy, y viết, y có rất nhiều ý kiến và tư tưởng để viết, y viết lách với các tờ báo ái hữu cộng đồng của chúng tôi một thời dài hơn 20 năm. Y có tài viết về mọi đề tài, kể cả lấy tin tức và bình luận. Ngày ấy, suốt từ thứ hai đến thứ sáu, y đi làm cho một hãng bảo hiểm để nuôi vợ con. Từ chiều thứ sáu là y đã sẵn sàng hiện diện trong cái phòng nhỏ thư viện cho chúng tôi mượn làm trụ sở báo, y Thu chăm chỉ công việc làm cho đấu tranh nhân quyền, tự do cho quê hương Việt Nam. Đi biểu tình ủng hộ tinh thần Trần Văn Bá năm nào anh cũng đến sớm, đi đầu tiên. Y Thu thổ lộ chỉ có những lúc làm việc có ý nghĩa cho quê hương là những lúc y sống thực, thực là con người. Còn cái việc kiếm ăn hàng ngày trên miền đất tạm dung chỉ là lêu bêu, là lục bình trôi vất vuởng, trôi không định hướng, trôi lang thang giữa biển khơi.
    Chúng tôi làm báo là tự lực, dựa trên nhân lực độc lập là tự nguyện của rất nhiều anh chị em sinh viên Việt Nam góp công sức. Các em viết bài, đánh máy, lên trang báo và đi lấy quảng cáo. Dù số trang có hạn, nhưng tháng nào cũng dành vài trang quảng cáo, để lấy tiền trang trải nhà in. Thường thì sinh viên thay nhau đi lấy quảng cáo và gặp chủ nhà hàng, đòi tiền kỳ trước, số tiền này tuy khiêm tốn nhưng góp gió thành bão, cũng được ít nhiều cho thủ quỹ trả công nhà in, đặng còn ra những số tiếp theo.
    Thưa là đi lấy tiền công quảng cáo cũng không dễ. Thường các chủ tiệm hay khất hay đi vắng nhiều lần. Cũng có những người hào phóng trả sòng phẳng và còn ủng hộ đóng góp thêm. Điều này không được quên nói. Nhưng phần những chủ hay khất lần, hẹn tới hẹn lui, thì đi đi lại lại mất công và tốn thì giờ.
    Y Thu có nhiều lần nghe nói đòi tiền quảng cáo hơi khó, y nói, tháng đó, y đi cho. Tháng đó, tháng 12, giáp Tết, y nói y sẽ cố đòi được khá tiền về hy vọng in một số báo xuân đẹp, xôm tụ, dầy và phong phú để ra mắt đồng hương và các cộng đoàn bạn. Y y hẹn mà cuối tuần đó chưa thấy đến trụ sở làm báo. Chúng tôi nghĩ là y bệnh bất ngờ vì đã phải xông pha đòi nợ trong mấy ngày rồi, trời rét đậm đà có tuyết rơi khá dầy. Rồi có đứa đề nghị, mình gọi điện thoại cho anh Hùng, Hùng là tên y, coi ảnh đang ở đâu và có khỏe không? Nhưng điện thoại vừa reo thì y đã tới và đi vô phòng hội, cười, chào mọi người và tháo áo, mũ len treo lên ghế.
    Xin lỗi các bạn, mình kẹt xe…
    Rồi y đặt nhẹ lên bàn một xấp bạc mỏng, hình như là 5 tờ giấy 100 euros.
    Tiền đó nhé, anh thủ quỹ cất đi, nay mai trang trải tiền in.
    Xong y quay ra rót một ly nước trà đầy và ấm anh uống ực một hơi, như vừa nuốt xuôi đi một cục nghẹn.
    Mấy đứa trẻ lao nhao khen lấy khen để: Anh Hùng có duyên quá, kỳ nào đi đòi tiền cũng thành công, lại có nhiều nữa, bravo!
    Ờ, mình có duyên thiệt…
    Cái duyên đi đòi nợ thành công của y Thu, mãi sau này mới nghe nói lại là như vầy: Khi anh tới hỏi xin tiền quảng cáo, ở một tiệm ăn Á Đông lớn giữa khu phố 13, bà chủ mời anh uống nước trước tiên, rồi tiếp theo mới hạ hồi phân giải là: Hàng họ ế ẩm quá, vậy mời các anh ăn phở trừ tiền quảng cáo… được không?
    Thì ra, những lần đi mà không được việc, y toàn bỏ tiền túi ra cho tập thể in báo, y cũng không nói, sợ anh chị em thối chí, mất tinh thần. Giấu mãi rồi có một ngày, có một em sinh viên biết, kể ra, anh chị em ngỡ ngàng, rồi cũng có đứa cắc cớ hỏi: Sao anh không ăn phở đại đi anh Hùng!
    Không, ăn phở và làm báo là hai chuyện riêng rẽ. Rồi từ đó, y phán rằng, in báo, cứ gửi đi, thâu được bao nhiêu, thừa thiếu bao nhiêu, chúng ta, mọi thành viên, mỗi người, nhón tay bỏ vô quỹ ít nhiều tùy khả năng, còn thừa Hùng lấy, thiếu đâu Hùng phụ, đắp đổi cho đủ in, chúng ta góp gió làm bão, mình bỏ ra tí tiền mình được nói cho thiên hạ nghe bao nhiêu điều muốn nói.
    Vì sao ư? Chúng ta là những kẻ đắm tàu, chúng ta không kêu cứu, ai biết đâu ở đâu “au secours!“ Đại để là y Thu can đảm và nặng ký, khá nặng ký. Hay đúng ra, trong cùng một hoàn cảnh, nữ giới đa phần có thể vui cái vui thành đạt của con cái, vui trong công việc làm, trong giao tiếp xã hội, v.v… còn các y, đại để như các y vừa kể trên, các y cũng sống, cũng làm việc thì làm việc đấy, cũng sum vầy con cái đấy, nhưng làm thì làm vậy, vui thì vui vậy, chớ ở môt bên lòng, các y là những kẻ đắm tàu, nặng ký, nhớ lâu nên chìm sâu. Cho nên:
   
Vui thì vui vậy kẻo là
Ai tri ân đó mặn mà cùng ai.
 
Cám ơn cụm từ « y của tôi » của chị Trương Ngọc Bảo Xuân.

 

-- Chúc Thanh

Déc 2023

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong số các bạn, có những người đã ra đi không bao giờ trở lại, em tôi là một trong những người đó. Người dân Miền Nam vẫn luôn giữ hình ảnh hào hùng của các bạn trong trái tim với lòng biết ơn bao la. Thầy Năng Tĩnh ở một mình trong ngôi Chùa nhỏ vùng ngoại ô, rất xa thành phố. Ngôi Chùa chỉ là chiếc “mobile home” trên vài mẫu đất, trước kia là một nông trại bé tí teo, có hàng rào kẽm gai chung quanh để trại chủ nuôi bò. Từ ngày lập Chùa, Thầy chỉ nuôi một con chó nhỏ để làm bạn và mấy con gà trống, thả chạy tự do đặng nghe tiếng gáy cho vui. Sát hàng rào Thầy trồng mấy dây mùng tơi, khổ qua, giàn bầu và mướp trái xum xuê, bên cạnh đó là mấy luống cải xanh, rau thơm, cà pháo. Sân trước, Thầy đào chiếc hồ xinh xinh, có hòn non bộ, đầy đủ cảnh “Sơn Thủy Tùng Đình” với “Ngư Tiều Canh Mục”, trông cũng vui mắt
Tôi có cảm giác mọi người trong xưởng rất thương mến anh em ông chủ hơn sợ chủ đuổi việc, và anh em ông chủ cũng thương mến mọi người như anh em chứ không chủ thợ rạch ròi. Việc đến phải đến, ông chủ mướn người vô chạy máy sỏi đá mà tiếng Anh gọi là “deburr machine” thay cho ông Mỹ đen đã qua đời. Ông này dị tướng nên anh em chờ xem tài của ông vì ông bà mình nói những người dị tướng thường có tài. Nhưng một tuần trôi qua, chỉ có tuần tới tiếp tục chứ không có gì lạ về ông trọ trẹ. Ai cũng biết ông người miền trung nhưng ai hỏi ông là người tỉnh nào ngoài trung thì ông gắt gỏng chứ không trả lời. Ông lên lớp giảng giải cho người miền bắc, người trong nam hiểu ra chính sách chia để trị của thực dân Pháp chứ đất nước Việt nam liền một dải, người dân từ bắc vô nam nói chung một ngôn ngữ là tiếng Việt từ đời cha ông để lại giang sơn gấm vóc nước Việt cho con cháu. Sao người Việt lại nô lệ tự nguyện cho Pháp, đi phân biệt bắc trung nam để chia rẽ chính dân tộc mình…
Ba chục năm trước, Bê đã bắt đầu sự nghiệp thể thao của Bê. Số là, Ba vừa học xong lớp chuyển nghiệp. Thời gian chuẩn bị thi cử, Ba dạy kèm cho một người bạn cùng lớp. Thi đậu, người bạn tạ ơn Ba một cặp vé Musik Konzert. Lúc đó, Bê ở trong bụng Mẹ đã hơn sáu tháng. Mẹ kể, Mẹ đang năm đầu ở đại học. Trời mùa đông, Mẹ đi học, mặc áo khoác dày cui. Bởi vậy, bạn học không ai biết Mẹ sắp sửa có em bé, chỉ ngỡ Mẹ hơi lên cân, zugenommen. Bác bạn của Ba có lẽ không dè vợ của bạn là bà bầu nên mới mời đi Rock Pop Konzert của ca sĩ Jennifer Rush.
Năm đó, 1999, miền Trung Việt Nam nhất là ở Huế đang chịu trận thiên tai bão lụt lịch sử lớn nhât từ trước cho đến thời điểm bấy giò. Trong hội chợ tết, người Việt ở đây San Jose vui Xuân nhưng không quên đồng bào ở quê nhà. Từng đoàn Hướng Đạo Sinh Việt Nam được phân phối nhiệm vụ cầm những thùng lạc quyên để quyên tiền cứu trợ. Đang lang thang trong hội chợ, hai em bé trong đồng phục Hướng Đạo chận tôi lại. Một trai một gái. Bé gái cao hơn bé trai non nữa cái đầu, chửng chạc nói “Chú ơi, ủng hộ đồng bào bảo lụt đi chú”. Trọn một câu tiếng Việt, tuy phát âm không trọn vẹn, nhưng khá rõ ràng. Tôi nhìn hai em, nhất là bé gái đang thắt cái nơ trên đầu cái nơ mầu đỏ! Tôi bỗng thấy lòng bâng khuâng man mác.
Qua sự giới thiệu của phụ huynh học sinh, chiều nay tôi có thêm học trò mới. Tuy tin tưởng vào người giới thiệu, nhưng tôi cũng có sự dè dặt thường lệ. Đây không phải là lớp dạy thêm bình thường, mà là lớp dạy kèm “Anh văn chui” tại nhà. Nếu bị bắt “tại trận”, tôi có thể bị đuổi việc (nhẹ) hoặc cả vào trại tù "miệt thứ" dài hạn như chơi. Tuy rất nguy hiểm, nhưng được sự “bảo mật” của học trò lẫn phụ huynh và nhất là khoản tiền thù lao rất hậu. Lương giáo viên cấp 3 lúc đó (1978-1979) mỗi tháng $70 đồng cộng nhu yếu phẩm, thì mỗi học sinh "dạy thêm" tôi nhận được $80/ tháng. Chỉ cần ba học trò là mỗi tháng tôi có thêm đến $240 đồng. Đối với giáo viên lúc đó không phải nhỏ! Cà phê cà pháo, cơm hàng cháo chợ cuối tháng vẫn dư tiền bỏ ống. Phần nữa, học trò lớp “Anh văn chui” của tôi thông thường chỉ vài ba tháng là “ra đi”, nên cũng thường xuyên thay đổi.
Vừa đi vừa ngắm lá vàng vừa suy nghĩ chuyện cũ mà đến nhà Sarah hồi nào hổng hay. Sarah mở cửa với nụ cười thật tươi, Lệ thấy ngay phòng khách những giỏ táo đầy ắp, Sarah giải thích: - Hễ cuối hè đầu thu là nhà tớ hái toàn bộ các trái táo ngoài vườn sau, một phần để sên mứt, phần sấy khô, và phần làm bánh táo nướng.
Nhà thơ Trần Mộng Tú gửi tới tôi bài “Mùa Hạ Đom Đóm và Dế Mèng” khi tôi muốn cùng các ông bạn đồng lứa tuổi trở về những ngày xưa thật xưa. Chị Tú hình như cũng cùng tâm trạng với các bạn không còn trẻ của tôi: “Tháng sáu, tôi đến chơi với anh tôi ở Virginia. Cái nóng rịn mồ hôi trên thái dương, và khó ngủ lắm, buổi tối, tôi với anh ra ngồi ở bực thềm, nói chuyện. Tôi bỗng thấy thỉnh thoảng có những chớp nho nhỏ như lân tinh sáng lóe lên rồi lại biến mất trong bụi cây thấp trước mặt, hỏi anh tôi, cái gì thế? “Đom Đóm” Tôi lặng người đi một lúc như nghe thấy ai nhắc tên một người bạn thân cũ, nó làm tôi xúc động. Xúc động một cách rất mơ hồ, chẳng có nguyên nhân gì cả, chỉ là cái tên của một loại côn trùng bé tí được gọi lên. Cái tên nhắc nhở một quê hương xa lắc, một dĩ vãng nằm dưới tấm chăn phủ dầy lớp bụi thời gian. Trong bóng tối, tôi ngắm những cái chấm lửa nhỏ nhoi, lóe lên rồi tắt ngóm với trái tim nôn nao trong ngực. Có đến cả hơn bốn mươi năm tôi không được nhìn thấy những đố
Tọa lạc trong vùng ngoại ô Saint Maur, kề bên là bờ sông Marne hàng hiên ngang cửa nhà chú, chú đổ đầy đất đen đất vụn phải đi mua từng bao ở siêu thị bán cây trồng đất mua chú đổ vào lưng một cái bac ciment rộng lớn chạy ngang hàng hiên nhà. Trong bac chú trồng đầy hoa vàng, hoa nở thì lớn bằng đồng 50 xu, có năm cánh y hệt mai vàng ở Việt Nam, lá xanh non to bằng bàn tay con nít 5, 3 tuổi. Lá cũng rất thưa, hoa rất đẹp, vàng trong như mai ngày tết. Khi nắng gắt, mầu vàng có đậm thêm tí chút, sáng hé nở, trưa ấm nở rộ. Chiều chiều hoa cúp lại ngủ, ngày mai sáng sớm lại mãn khai, thân cây hoa chỉ cao lắm là đến đầu em bé 5, 6 tuổi. Nên hoa và cây không che vướng tầm nhìn từ trong nhà ra ngoài trời. Chú Phương yêu quý những cây hoa đó lắm. Vun tưới thường xuyên. Hỏi tên hoa đó là hoa gì? Chú trả lời ngon ơ: Đó là hoa vông vang của Đỗ Tốn, Chúng tôi không nhớ và cũng không biết ông Đỗ Tốn là ai
Trong sự bồi hồi xúc động, tay bắt mặt mừng, họ được gặp lại để trò chuyện với những người họ hàng thân yêu, những bạn bè xa gần thân thiết, nhìn thấy tận mắt những làng xưa chốn cũ, nhớ lại những kỷ niệm êm đẹp từ thuở thơ ấu cho đến ngày tạm thời phải rời bỏ những nơi này ra đi, ôi biết bao nhiêu nỗi xúc động trộn lẫn niềm sung sướng vô biên, nói làm sao cho hết được.
Những yếu tố lôi cuốn du khách đi du lịch đến một đất nước bao gồm cảnh đẹp thiên nhiên, văn hóa, thành phố lớn với những lối kiến trúc độc đáo, cuộc sống sôi động, ẩm thực, hoạt động phiêu lưu, kỳ thú ngoài trời, những buổi hòa nhạc, thể thao, nghệ thuật, hay lễ hội, địa điểm hành hương tôn giáo, phương tiện giao thông, vấn đề an ninh và bình yên; trong văn hóa, yếu tố con người chiếm một phần rất lớn khiến du khách khi rời xa, vẫn lưu luyến muốn trở lại lần nữa.
Nếu quý vị độc giả nào đã đọc câu chuyện tình cảm éo le, oan trái tràn đầy nước mắt: "Thằng Cu Tí và Thằng Cu Tèo" và nếu quy vị nào chưa đọc, thì xin hãy mở Google.com sẽ thấy đế tài này thuật lại 2 vị cao niên về thăm VN để hưởng tuần lễ trăng thanh gió mát quê nhà, sau nhiều năm phải rời bỏ quê hương để sống tha hương ngàn trùng xa cách nơi đất khách quê người đi tìm sự tự do. Nay mới có dịp được quay trở về thăm quê cha đất tổ, đồng thời còn được thưởng thức những món ăn đặc sản quê hương
Tôi lắng nghe, ngạc nhiên nhiều hơn thương cảm. Một người như Tầm mà bị lường gạt về lãnh vực 'xương máu' của mình. Tôi có thể hiểu và cảm thông an ủi trong mọi hoàn cảnh đau buồn, thất vọng của người thân chung quanh. Nhưng tôi lại rất vụng về khi phải đề cập đến mọi giao cảm đối với những con số. Tôi không có duyên phận và chung đường với nó. Nên tôi chỉ biết yên lặng, chờ đợi.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.