Hôm nay,  

Pablo Picasso và bức tranh Guernica

30/12/202310:28:00(Xem: 2789)
Tìm hiểu

picasso

Chuyện gì đã xảy ra ở Guernica?
    Đó là ngày 26 tháng 4 năm 1937.  Tây Ban Nha đang hỗn loạn cùng cực: Tướng Franco và một phần của quân đội phản đối cuộc bỏ phiếu phổ thông giao chính quyền Cộng hòa Tây Ban Nha cho các đảng cánh tả. Đất nước bị chia cắt tơi tả, xâu xé bởi một cuộc nội chiến đẫm máu. Đức Quốc xã và Ý của Mussolini đã hỗ trợ quân sự cho vị tướng này và gửi máy bay trang bị bom cháy và đạn nổ đến Guernica, một thị trấn nhỏ của người Basque ở miền bắc Tây Ban Nha, với 6.000 dân cư trú.
    Mỗi thứ Hai là ngày họp chợ ở Guernica. Người dân từ khắp các vùng lân cận đổ về, đường phố đông đúc. Vào lúc 4:30 chiều, những chiếc máy bay Đức đầu tiên của Quân đoàn Condor bay vọng bên trên thành phố. toàn bộ thành phố hoảng loạn. Trong suốt ba giờ mười lăm phút là địa ngục: đó là thời gian cần thiết để phóng 50 tấn bom và 3.000 thiết bị gây cháy. Số người chết theo tin chính thức sẽ là 1.654 người chết và hơn 800 người bị thương, tất cả đều là thường dân không có khả năng tự vệ.
https://3.bp.blogspot.com/-d-yPaynGI00/UXQr3iixhOI/AAAAAAAAANE/LP3oFewLzZY/s320/1937-guernica.jpg

Các giai đoạn khác nhau trong quá trình tạo ra Guernica được người bạn đồng hành và cũng là người gây cảm hứng nghệ thuật cho ông, Dora Maar chụp lại. Đây cũng là lần đầu tiên Picasso cho phép một người khác có mặt bên ông khi ông sáng tạo tranh. Một minh chứng tuyệt vời cho sự hình thành của một tác phẩm.
 
https://1.bp.blogspot.com/-R0jhEUR8tn4/UXQrIMqT6oI/AAAAAAAAAL8/DTj0ALarhsc/s320/estudio+VII+9+de+mayo.jpg

Phác thảo đầu tiên trên giấy.

 
Vào ngày 11 tháng 5, Picasso đã vẽ bằng sơn dầu trên một bức tranh vải khổng lồ có kích thước bề dài hơn bảy mét và ngang là ba mét rưỡi. Những màu được sử dụng là trắng, xám, đen, pha chút nét vàng. Những màu sắc ấy gợi nhớ đến những bản in đúc của báo chí thời đó.
 
https://1.bp.blogspot.com/-jAaXfsTzLDw/UXQrCelVxII/AAAAAAAAAL0/4ifWYi_7OGA/s320/tumblr_mknr5doqm71qbrvi3o1_500.jpg
 
https://1.bp.blogspot.com/-xCy6K5v2VTk/UXQq7XUbJWI/AAAAAAAAALk/_E5o8yXNeGk/s320/guernica+10.jpg
 
https://3.bp.blogspot.com/-q7EcTq6ZHVY/UXQrTQJLacI/AAAAAAAAAME/W_LbHVi69kI/s320/01_008838.jpg
 
https://2.bp.blogspot.com/-9WXILvdqxqE/UXQrmD5rOdI/AAAAAAAAAMc/y2MZCXXFXao/s320/tumblr_kuk0u73vyq1qztk1wo1_500.jpg
 
https://1.bp.blogspot.com/-4Rv8GOCVNLs/UXQrd-8qP0I/AAAAAAAAAMM/AmLZyBJg7mw/s320/guernica037.jpg
 
https://4.bp.blogspot.com/-2-m3n5X0IDY/UXQriekWm7I/AAAAAAAAAMU/pDLkLUmZtEc/s320/guernica+2.jpg

Nó cho thấy các dạng hình học đặc trưng của chủ nghĩa lập thể, đan chéo nhau trong một ngôi nhà bị đánh bom, nơi đó không thể diễn tả được sự hỗn loạn ...
    Bức bích họa rộng lớn này ở giữa có hình một con ngựa bị giáo đâm thủng, một con vật tượng trưng cho tâm hồn của người dân Tây Ban Nha, một dân tộc tử vì đạo. Toàn thân nó có những đường sọc nhỏ, như thể nó mang trên mình số lượng nạn nhân vô tội in sâu vào da thịt. Nó đứng trên một người lính bị chặt đầu, ánh mắt đông cứng trong cái chết, người dường như vẫn đang la hét. Ở bên trái, một con bò đực mạnh mẽ với ánh mắt vô cảm đang nhìn với ánh mắt vô cảm. Tai nó như hai lưỡi dao, đuôi dựng lên như một làn khói: nó tượng trưng cho sức mạnh tàn bạo.
    Rồi đến hình ba người phụ nữ: người bên phải, bị thiêu sống. Đôi mắt cô là hình giọt nước, đôi tay cô vươn lên trời như muốn cầu xin sự giúp đỡ. Bên trái là người mẹ điên dại đau đớn ôm đứa con đã chết trong tay, đó là sự ngây thơ vô tội bị sát hại. Đôi mắt bà cũng có hình giọt lệ, bà nhìn con bò mộng và tiếng kêu của bà hướng về nó cũng sắc như dao mác, một vũ khí sắc bén, sự bất công của chiến tranh tạo ra như cầu trả thù. Và người ở giữa, nhớn nhác và cong vẹo vì đớn đau, lê lết tấm thân, đôi tay trống trơn, một đầu gối lết trên mặt đất. Bị hành hạ, thân xác kiệt quệ, cô ấy dường như bị lôi cuốn vào ánh sáng mang lại sự sống một cách không thể cưỡng lại được.
    Hãy nhìn vào bóng tối giữa con bò mộng và con ngựa, chúng ta khó có thể nhận ra, hình con chim bồ câu hòa bình, với đôi cánh bị gãy, đang gửi tiếng kêu tuyệt vọng lên bầu trời. Nó đã thất bại trong việc hòa giải hai kẻ thù và giờ đây dường như bị cuốn vào bóng tối và hư vô.
    Mọi thứ đều kinh hoàng, đau khổ và tiếng kêu la. Một tiếng kêu inh ỏi lớn thoát ra từ bức tranh này! Những nạn nhân la hét, tiếng ngựa hí vang, vó ngựa đập xuống đất, tiếng gãy răng rắc thảm thê của ngôi nhà đang cháy, v.v.
    Thế nhưng, một thiên thần dường như từ trên trời là xuống đang chui qua cửa sổ. Ánh mắt dịu dàng tỏ vẻ xót thương cảnh vật. Sinh linh ấy kinh ngạc phát hiện ra khung cảnh đầy ác mộng này. Thiên thần cố hết sức vươn tay ra, cầm một ngọn đèn dầu để làm tỏa ánh sáng của tia hy vọng trong sự hỗn loạn này. Bạn có để ý bông hoa mỏng manh hiện diện trên lưỡi kiếm gãy của người lính không? Một vật rất nhỏ bị lạc lõng trong mớ hỗn độn này và có nguy cơ rất cao sẽ bị nghiền nát. Tuy nhiên, những cánh hoa mảnh mai xinh đẹp của nó thu giữ một thông điệp thiết yếu:
    Sự sống mạnh hơn cái chết, hòa bình sẽ đánh bại nỗi kinh hoàng của cuộc chiến này...
 
***

Bức tranh hoàn thành trong một tháng đã được trưng bày tại gian hàng Tây Ban Nha tại Triển lãm Thế Giới ở Paris. Trong cuộc triển lãm, một sĩ quan Đức đã hỏi Picasso: “Chính ông là người đã thực hiện bức tranh, phải không ?” Nghệ sĩ trả lời một cách bốp chát: “Không, chính là anh!”
    Sau cuộc triển lãm, Picasso từ chối, không chịu để bức bích họa của mình mang đến Tây Ban Nha cho đến khi đất nước này trở lại chế độ dân chủ. Và thế là tàu thủy xuyên Đại Tây Dương “Normandie” mang tranh đến Hoa Kỳ, được đưa vào Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York vào năm 1939, nơi nó được trưng bày trong suốt 42 năm, cho đến khi Tướng Franco qua đời năm 1975, gióng lên hồi chuông báo tử của chế độ độc tài. 
    Năm 1981, “Guernica” cuối cùng đã được trưng bày tại Bảo tàng Prado ở Madrid, sau đó là Bảo tàng Nữ hoàng Sofia vào năm 1992.
 
"Trong bức họa GUERNICA, tôi bày tỏ rõ ràng sự ghê tởm của mình đối với đẳng cấp quân sự đã nhấn chìm Tây Ban Nha trong vô vàn đau đớn và chết chóc".  – Pablo Picasso
 
 Guernica là tác phẩm tranh sơn dầu của họa sĩ người Tây Ban Nha, Pablo Picasso.
    Bức tranh hoàn thành vào tháng 6 năm 1937, tại nhà của ông ở Rue des Grands Augustins, thành phố Paris và hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Reina Sofia ở Madrid. Tác phẩm được trình bày trên tấm bảng màu xám, đen và trắng, được nhiều nhà phê bình nghệ thuật coi là một trong những bức họa chống chiến tranh mạnh mẽ nhất trong lịch sử. Tranh có chiều cao 3,49 (11 ft 5 in) và rộng 7,76 mét (25 ft 6 in), bức tranh tường lớn cho thấy sự đau khổ của những người chịu nỗi thống khổ bởi bạo lực và hỗn loạn. Nổi bật trong thành phần là một con ngựa, một con bò, và ngọn lửa.
    Bức tranh được sáng tác để phản ứng lại vụ ném bom Guernica, một ngôi làng Basque Country ở miền bắc Tây Ban Nha, do Đức Quốc xã và các chiến binh Ý phát xít theo yêu cầu của những người theo chủ nghĩa dân tộc Tây Ban Nha. Sau khi hoàn thành, Guernica đã được trưng bày tại buổi trình diễn tiếng Tây Ban Nha tại Triển lãm Quốc tế des Arts et Techniques dans la Vie Moderne (Triển lãm Quốc tế Paris) tại Hội chợ Thế giới 1937 tại Paris và sau đó tại các địa điểm khác trên thế giới. Triển lãm lưu diễn được sử dụng để gây quỹ cho cuộc chiến tranh Tây Ban Nha. Bức tranh trở nên nổi tiếng và được nhiều người hoan nghênh, và nó đã giúp mang lại sự chú ý trên toàn thế giới cho cuộc nội chiến Tây Ban Nha. (Theo Wikipedia) 
  
thailan sưu tầm

Nguồn:
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thương nhớ. Cảm động. Ngậm Ngùi. Và ước mơ một ngày quê nhà sẽ có dân chủ, khi đó Sài Gòn sẽ được hồi phục tên cũ. Đêm nhạc Trần Chí Phúc với chủ đề Sài Gòn Một Thoáng 50 Năm vào chiều Thứ Bảy 19/4/2025 đã chạm rất ngọt ngào và cay đắng vào trái tim của những người con Sài Gòn.
“Năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, là cột mốc 50 năm kể từ ngày những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ. Nửa thế kỷ kiên cường, dựng xây và tái định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Trong suốt hành trình đó, nghệ thuật kể chuyện đã đóng một vai trò thiết yếu—lưu giữ lịch sử, mở rộng tương lai, và thắt chặt cộng đồng. Chính vì thế, chúng tôi vô cùng tự hào được mang đến cho quý vị VietBook Fest năm nay—không chỉ một lễ hội sách, mà một không gian để kết nối, đối thoại và tôn vinh Bản Sắc Người Việt 50 Năm.”
Ngày Thứ Bảy 29 tháng 3 năm 2025 tại Citadel Art Gallery, một buổi Ra Mắt Thơ kèm thêm Triển Lãm đã được tổ chức rầm rộ và được sự hưởng ứng nồng nhiệt của khách thưởng ngoạn. Buổi hội ngộ văn học, nghệ thuật hy hữu này có sự góp mặt của nhiều tác giả với nhiều hình thái nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, văn, thơ, sách, và âm nhạc. Gần 200 quan khách hiện diện đã làm bầu không khí nghệ thuật bừng sáng.
Sự ra đi lặng lẽ của họa sĩ Nguyễn Đồng là một một dư vang trầm mặc trong ký ức nghệ thuật Miền Nam – một miền nghệ thuật từng sống động, tự do, nơi mà hội họa được đặt ngang hàng với văn học, triết học, và cả chính trị. Ông không những là một trong những họa sĩ tiêu biểu của thời Đệ Nhị Cộng Hòa, mà còn là nhân chứng của một nền văn hóa từng rực rỡ trước khi bị chôn vùi dưới lớp bụi chiến tranh và chính trị hóa nghệ thuật.
Buổi ra mắt tuyển tập "Nguyễn Thị Khánh Minh, Bằng hữu & Văn chương – Tạp chí Ngôn Ngữ ấn bản đặc biệt" cho thấy sự đóng góp, quý trọng của nhiều nhà văn, nhà thơ đối với nhà thơ nữ này. Độ dày sách này là 544 trang, dày gấp nhiều lần các thi tập trước kia của nhà thơ nữ này. Nơi đây cũng lưu giữ những ký họa, tranh bìa, thủ bút, thơ tặng, bình luận từ hơn 40 văn nghệ sĩ cho Nguyễn Thị Khánh Minh, trong đó có các tên tuổi lớn như Thầy Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Đinh Cường, Đinh Trường Chinh, Trịnh Cung, Trương Đình Uyên, Lê Thánh Thư, Đỗ Hồng Ngọc, và nhiều người khác.
Họa sĩ Hồ Thành Đức sinh năm 1940 tại Đà Nẵng, Quảng Nam. Ông tốt nghiệp Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ Thuật Sài Gòn, sáng lập viên của Hội Họa sĩ Trẻ Việt Nam (1968-1975), Giáo sư hội họa Viện Đại Học Vạn Hạnh (1969-1975), Khoa trưởng ngành Họa Thực Tiễn tại Đại Học Phương Nam (1974-1975). Ông đã có rất nhiều cuộc triển lãm trong và ngoài nước. Tranh của ông cũng có mặt tại nhiều viện bảo tàng danh tiếng trên thế giới trong đó phải kể đến Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Smithsonian tại thủ đô Washington. Tranh của ông được đánh giá cao bởi nhiều cây bút phê bình hội họa trong và ngoài nước..
“Để có thể nối kết đồng cảm ý nghĩa và tình tự của một ca khúc với người nghe, người hát cần hiểu ca từ sâu sắc và rung động với tâm tình trong lời và nhạc.”
Một lần tôi bất chợt nghe Khánh Ly hát: Ta không thấy em từ bấy lâu nay, mùa mưa làm rừng đước dâng đầy/trên cao gió hát mây như tóc/tràm đứng như em một dáng gầy. Mỗi con lạch là mỗi xót xa, mỗi giòng sông là mỗi tuổi già, thành phố đâu đây khuất hình khuất dạng, cuộc chiến già nua theo mỗi tiếng ca…. (Thơ U Minh- Nguyễn Tiến Cung, Phạm Duy phổ nhạc.) Tiếnh hát của chị rời rạc, kể lể. Bài hát không có tiếng súng tiếng bom nào cả, nhưng qua cái giọng nhừa nhựa chẫm rãi của chị ta thấy như những trang sách viết về chiến tranh đang lật từng tờ và người lính đó đang bì bõm trong rừng đước U Minh. Anh không bao giờ còn gặp lại người yêu nữa. Anh tử trận hay người yêu đã bỏ đi xa? Kết thúc nào cũng buồn cả. Tôi nghe đi nghe lại nhiều lần đoạn hát giản dị này và lúc nào nghe cũng ứa nước mắt.
Lần đầu tiên tôi có cơ hội được một mình ngồi trò chuyện với cô Khánh Ly là một ngày của Tháng 3 cách đây tròn 15 năm – khi được sếp phân công phỏng vấn viết bài về sự có mặt của cô trong một đêm nhạc mang tên “Du Mục” của nhóm The Friends. Tôi vẫn nhớ như in lần đầu gặp gỡ đó – giữa Khánh Ly – người được xem như một trong những huyền thoại của làng âm nhạc Việt Nam, và tôi – một phóng viên mới bước vào nghiệp cầm bút chưa đầy 2 năm. Nơi cô hẹn tôi là quán phở Nguyễn Huệ của chú Cảnh ‘Vịt’ (chú Cảnh đã bỏ trần gian đi rong chơi ở chốn xa lắc xa lơ nào cũng đã vài năm). Hôm đó, chồng cô, nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan, chở cô tới. Trong hơn một tiếng đồng hồ, tôi đã hỏi cô nhiều câu – phần lớn chả ăn nhập gì đến chương trình cô sắp tham gia – mà chỉ là những câu hỏi tôi tò mò muốn biết về Khánh Ly – một người được bao người ngưỡng mộ, bao người mơ ước được gặp mặt – lại đang ngồi đối diện tôi, cùng tôi uống cà phê trong quán phở, và làm tôi bị say thuốc lá
Người đàn bà ấy, đứng trên sân khấu với mái tóc buông dài, đôi chân trần và một ánh mắt không có gì ngoài sự thản nhiên. Người ta gọi bà là "nữ hoàng chân đất," nhưng bà không phải là hoàng hậu của bất cứ điều gì ngoài nỗi buồn nhân thế. Đó là sự thản nhiên của một người đã thấy hết những gì cuộc đời có thể mang lại: những đỉnh cao, những vực sâu, những ngày tháng của ánh hào quang và những đêm dài của sự cô đơn tuyệt đối. Nếu có một người nào hát về sự mất mát mà không làm cho nó trở nên ủy mị, nếu có một người nào hát về những điều tan vỡ mà không cần phải gào thét lên, thì đó là Khánh Ly.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.