Hôm nay,  

Cười với nắng một ngày sao chóng thế (Tuệ Sỹ)

19/12/202313:41:00(Xem: 2529)
Tản mạn

Tue Sy at Gia Lam
Tuệ Sỹ tại Chùa Già Lam.


Vâng, chóng đến nỗi tôi nghĩ đó là giấc mộng, giấc mộng thiện hảo quý báu quá khiến tôi tiếc ngẩn ngơ sao chóng đến vậy.
    Đó là buổi ra mắt tập thơ của tôi tại quán cà phê Du Miên. – Chỉ với 50 ấn bản Bùa Hương do Ý Thức Bản Thảo ấn hành 2009 – với sự có mặt của các anh chị Đỗ Hồng Ngọc-Ngọc Bích, Lê Ký Thương-Kim Quy, anh Nguyên Minh và anh Lữ Kiều, và tôi. Bảy người, đối với riêng tôi, số 7 khiến tôi liên tưởng đến bảy sắc cầu vồng, bảy nốt trong âm nhạc, thất bảo, của một buổi sáng tuyệt vời.
    Và bản quý duy nhất, Bùa Hương, được ấn chứng bằng những chữ ký thân tình. Buổi sáng đẫm hương bằng hữu. Nó không chỉ chấm dứt vào buổi trưa khi chia tay. Nó kéo dài cho tới bất cứ lúc nào hồi ức tôi lay động.
    Sau buổi sáng, anh Lữ Kiều bảo, giờ anh sẽ đưa em đến chùa Già Lam, – Thầy Tuệ Sỹ ạ? – Ừ, mình cùng đi với Giai Hoa.
    Lòng tôi vừa bồi hồi vừa lâng lâng khó tả. Run run. Vì sắp được gặp một người mà mình nghĩ rằng khó có cơ hội được diện kiến. Chùa Già Lam. Có đóa sala rụng ở sân chùa, cầm trong tay thơm ngát. Ép vào sách, đến giờ giở ra còn nghe thơm. Thơm phút giây nhặt nó ở sân chùa, thơm vì nó cùng tham dự với tôi buổi trưa độc nhất ấy, nơi có vị sư của những lời thơ Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ/ Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn… (Tuệ Sỹ, Không Đề) Đã bao trăng tàn bên chiếc lan can này nghe Sư nói chuyện một mình? Hai bóng sáng hòa âm trong đêm, để lại cho đời những lời thơ bất hủ, theo mãi trong lòng người hình bóng một vị chân tu.
    Chúng tôi ngồi ở đó, ban công trước phòng Sư, trông xuống một vườn cảnh nhỏ, gió buổi trưa hiu mát, trái tim tôi như chiếc lá bay. Sư và anh Lữ Kiều, Giai Hoa đang bàn về chương trình buổi ra mắt tập thơ Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm, tập thơ tôi được Sư tặng sau đó.

Tue Sy. KMinh 2
Khánh Minh & Tuệ Sỹ.
Tôi tặng Sư tập thơ Bùa Hương, và tôi có được chữ của Sư trong bản duy nhất kia. Chữ của Sư, chữ Hán lẫn Việt, lấp lánh dưới nắng trưa: Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn/ Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về. Nét chữ có linh hồn của sự cương nghị bất khuất và u ẩn một điều cưu mang…
    Mỗi khi giở xem lại nét chữ ấy lòng run run như đang mở xem điều gì đó vô cùng quý báu.
    – Giai Hoa là người phụ đạo piano cho thầy.
    Anh Lữ Kiều nói. Rồi, chúng tôi được nghe và thấy Sư ngồi đàn, một Nhà Thơ gõ trên phím những nốt nhạc của tâm hồn, Sư ngồi đó, Sư đang ở đó, như vừa mới đến, như vừa ra đi trong âm ba tiếng nhạc. Không gian thời gian như nhập lại một dòng trôi vi diệu vô thường…
    Năm tháng vẫn như nụ cười trong mộng… Ôi, Như Lai đâu có đi có đến…
    Thời gian tiếng dương cầm, giờ như đang đọng từng hạt vàng trong nắng Già Lam. Đó, Ngày Mộng của tôi. Ngày Mộng khởi duyên cho bao thiện lành trong từng bước tu hướng về Người…
 
ĐỈNH ĐÁ NÀY VÀ HẠT MUỐI ĐÓ CHƯA TAN
(Tuệ Sỹ, Khung Trời Cũ)
 
Tôi kính ngưỡng nỗi u ẩn trong tình tự hạt muối chưa tan. Ôi biển đời kia xô động…
    Cũng vì vậy, đọc thơ Tuệ Sỹ, tôi cứ thấy hình ảnh con đường dài, và muôn dặm bóng cô lữ một khung trời viễn mộng dằng dặc nỗi ưu tư,
 
Trời viễn mộng đọa đày đi mấy thuở
Mộng kiêu hùng hay muối mặn giữa trùng khơi

(Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm)
 
Bước độc hành như sương hạt rơi khuya, như tiếng mõ trầm trầm hun hút ở rừng thẳm, ở núi cao… nhưng khó làm sao để tường tận cái chấp chới của vạt áo tỳ khưu đẫm ánh trăng đêm, của một vì sao bên khoé miệng rưng rưng, thấp thoáng ẩn hiện. Hiện lên Người và ẩn một cõi thơ tịnh tĩnh. Khó làm sao lọt được vào cõi im lặng tủy đá ấy…
    Có chăng, tôi lần theo bằng nhịp đập của trái tim thơ khởi đi từ hạt lệ mở đường,
 
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
 
Cô quạnh và tự tại của hạt lệ đèn hòa thanh ánh trăng, và câu chuyện gì khiến thế gian nhỏ lệ? Đọc thơ Người thấy mình nhỏ bé quá dưới cái huyễn lộng, hay chỗ nào, vì sao hay, hỏi như hỏi mây xanh bay, theo như đuối dòng nước trôi hoài kia. Chuyện trăng tàn là chuyện gì, chưa nghe thấu nỗi đã rúng động. Trăng tàn giật mình sững sờ cái núi lạnh biển im, tấm lòng băng khiết?

    Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
    Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan…
   
Hỏi, tại sao, vì đâu lòng muối kiên định… để bất khuất chưa tan? Tưởng chỉ là Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ, bỗng vầng trăng vụt sáng mới hay Lãng du ai ngỡ cô liêu bạc đầu! (Tóc huyền) Cô liêu tóc trắng ấy cũng ngang ngửa với cái cô quạnh nghìn năm viên đá cuội. Nghe quá cảm khái trong câu hỏi hồn tôi đâu
   
Viên đá cuội mấy nghìn năm cô quạnh
Hồn tôi đâu trong dấu tích hoang đường?
(Dạ Khúc)
 
Hay đó là mênh mang sầu của cánh mỏng về đâu, là chiếc lá xa mùa đau lòng phận nước?
 
Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng
Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa…

(Mưa cao nguyên)
Tôi sứ giả hư vô
Xin gởi trong đôi mắt bà
Một hạt cát

(Hạt cát)
 
Sứ giả của hư vô, gửi vào đôi mắt một hạt cát, để khơi lệ huyễn mộng rực rỡ không dấu chấm hết? Một hạt cát chứa vô biên không gian thời gian.
    Tất cả câu hỏi về thơ Người, chỉ có thể tìm được câu trả lời qua những bước chân cô độc kiên trì trên con đường dài Người đã đi, qua tấm lòng băng khiết Người đã sống với Đạo với Đời, qua nếp sống giản dị thanh bạch của hạt cát tinh tuyền, giờ hạt cát ấy đã lồng lộng hư vô, nhưng âm thanh của cát vẫn vang động. Nếu chúng ta cùng nghe được âm vang của một hạt cát thì sứ giả hư vô ấy là trái tim son sắt của Người.
 
NHỚ BUỔI NGHE SƯ ĐÀN
 
Cùng nhà thơ Lữ Kiều và Giai Hoa, 20.9.2009, tại cốc của sư trong vườn chùa Già Lam
 
Buổi trưa ngồi nghe sư đàn
Trăm con lá rớt. Tình tang cõi ngoài
Mùa đâu hốt đã thu phai
Một phương viễn mộng. Đọa đày*. Bao thu
Viên đá cuội nghìn năm*. Ru
Niềm cô quạnh. Dấu biệt mù. Âm xưa
Trăng tàn nhỏ lệ đèn khuya
Hắt con bóng dựng đá chờ nước non
Áo tỳ khưu. Dặm mỏi mòn
Trùng khơi. Hạt muối đó còn chưa tan…
 
– Nguyễn Thị Khánh Minh

* Thơ Tuệ Sỹ: Trời viễn mộng đọa đày đi mấy thuở/… Viên đá cuội mấy nghìn năm cô quạnh/ Hồn tôi đâu trong dấu tích hoang đường…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vốn là một quân nhân, sau khi triệt thoái từ miền Trung về Saigon, tôi được bổ xung cho một đơn vị pháo binh đang hành quân ở vùng Củ Chi, Tỉnh Tây Ninh, yểm trợ sư đoàn 25 Bộ BinhB. Khoảng ba tuần trước khi mất nước tôi bị thương ở chân. Nằm trong quân y viện Tây Ninh vài ngày, bác sĩ cho về nhà dưỡng thương một tháng ở Saigon.
Ngày xưa, thông thường, chồng của cô giáo được gọi là thầy, cũng như vợ của thầy giáo được gọi là cô. Cho dù người chồng hoặc vợ không làm việc trong ngành giáo dục. Nhưng trường hợp cô giáo tôi, cô Đỗ Thị Nghiên, trường Nữ Tiểu Học Quảng Ngãi thì khác. Chồng của cô, thầy Nguyễn Cao Can, là giáo sư dạy trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi. Cô Đỗ Thị Nghiên dạy lớp Bốn, trường Nữ Tiểu Học. Trong mắt nhìn của tôi, của con bé mười tuổi thuở ấy, cô Nghiên là một cô giáo rất đặc biệt. Cô nói giọng bắc, giọng nói trầm bổng, du dương. Tóc cô ngắn, ôm tròn khuôn mặt. Da cô trắng nõn nà. Có lần ngoài giờ học, trên đường phố của thị xã Quảng Ngãi, tôi thấy hai vợ chồng thầy Can, cô Nghiên đèo nhau trên xe gắn máy. Cô mặc jupe, mang kính mát, ngồi một bên, tréo chân, khép nép dựa vai thầy. Ấn tượng để lại trong trí của con bé tiểu học là hình ảnh của đôi vợ chồng sang trọng, thanh lịch, tân thời, cùng mang thiên chức cao cả: dạy dỗ lũ trẻ con nên người.
Tháng Tư này tròn 50 năm biến cố tang thương của miền Nam Việt Nam, những người Việt hải ngoại, đời họ và thế hệ con cháu đã trưởng thành và thành công trên xứ người về mọi mặt học vấn cũng như công ăn việc làm. Họ đang hưởng đời sống ấm no tự do hạnh phúc đúng nghĩa không cần ai phải tuyên truyền nhồi sọ. Nhưng trong lòng họ vẫn còn bao nhiêu kỷ niệm thân thương nơi chốn quê nhà.
Có một buổi trưa, hai đứa đang thưởng thức bò bía, đậu đỏ bánh lọt ở chùa Xá Lợi, góc Bà Huyện Thanh Quan và Ngô Thời Nhiệm (?), thì gặp một "cái bang". Đầu đội khăn rằn, đeo mắt kiếng cận nặng, cổ quấn vài ba chiếc khăn đủ màu và ông còn dẫn theo hai con chó, vừa đi vừa múa tay múa chân như người say rượu. Chừng như ông không cần thấy ai, chung quanh chỉ có ông và hai con chó. Người đàn ông "cái bang" đó là nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo nổi tiếng của Việt Nam: Bùi Giáng. Hai con chó vừa đi vừa sủa vang, khiến một số nữ sinh Gia Long đang đứng quanh xe bò bía, vội vã chạy né qua bên kia đường. T
Một ngày nọ, ngài gặp một bà mẹ, bà ôm một đứa con vừa mất vừa đi vừa khóc lóc thảm thiết, ai cũng mũi lòng thương, thông cảm vì mất con là nỗi đau khổ nhứt trong cuộc đời… người ta mách bảo là bà nên gặp Sa Môn Cồ Đàm, bà sung sướng bế con đã mất đi ngay và gặp phật, xin phật dùng phép thần thông cứu sống con bà. Xung quanh phật, các tì kheo đang ngồi cầu nguyện cho chúng sanh được giải thoát và cũng cầu nguyện cho các chúng sanh còn tại thế sẽ may mắn mà gặp được giáo pháp của Như Lai. Rồi người mẹ đau khổ cũng được gặp phật.
Cuối tháng Ba, những cơn gió nóng tràn về thành phố. Một hai trận mưa lạc loài đến sớm rồi thôi. Không khí ngột ngạt. Mùi đất nồng khó chịu. Như một cô gái uể oải trong cơn bệnh, thành phố trông mệt mỏi, rạc rời. Đoan đi vào Câu lạc bộ của trường. Bình thường, cứ đến thứ Sáu là không khí chuẩn bị cho chiều văn nghệ thứ Bảy lại nhộn nhịp. Nhưng hôm nay, như có một cái gì kéo mọi thứ chùng xuống. Chị Thuận, người phụ trách Câu lạc bộ, mỉm cười khi thấy Đoan, nhưng là một nụ cười kém tươi. Chị vẫn câu chào hỏi thường lệ: “Em uống gì không?” “Dạ, chị cho em nước chanh.” Chị Thuận pha ly nước chanh đặc biệt, nóng, ít đường, mang đến để trước mặt Đoan, và kéo ghế ngồi xuống bên Đoan. Hình như không có gì để bắt chuyện, chị Thuận nhìn ra sân, nói nhỏ:
Tôi khép cánh cửa phòng ngủ, rón rén bước ra, sợ gây tiếng động làm thằng cháu nội lại giật mình thức giấc; thằng bé đã mười tháng tuổi, biết làm đủ thứ trò như con khỉ con, chiếc mũi bé xíu của nó chun lại, đôi môi dầy cong lên, mỗi khi bà nội bảo nó làm xấu, thật dễ thương, canh nó hơi mệt vì phải chơi cho nó đừng chán, lèo nhèo, nhưng chơi nhiều thì sức bà nội có hạn, làm sao chạy theo nó cả ngày được!
Những cái mặt hướng về phía trước. Những cái đầu hơi cúi, những cái lưng hơi còng có lẽ bởi sức nặng của chiếc ba lô đeo sau lưng, hay tại - nói một cách màu mè, văn vẻ, đầy giả dối là - gánh nặng của đời sống. Trước mặt tối đen. Bên phải là những cánh cửa cuộn bằng tôn đóng kín. Những cánh cửa lạnh lùng, vô cảm; lầm lì từ khước, âm thầm xua đuổi. Dưới chân là nền xi măng. Cứng và lạnh. Không thể là nơi tạm dừng chân, nghỉ mệt. Sâu vào phía sát vách là nền lót những viên gạch vuông. Không một cọng rác. Không một bóng chó hoang, mèo lạc. Không cả những hình hài vô gia cư bó gối vẩn vơ nhìn nhân gian qua lại.
Đức hạnh cao quý thể hiện thành tâm vô phân biệt. Tâm vô phân biệt tạo thành một sự bình đẳng tuyệt đối trong giáo pháp của đức phật. Giáo pháp thâm sâu vi diệu của Như Lai thì không phải ai cũng hiểu hết, cũng ngộ được điều đó đa phần các vị đại trí thấu đạt. Còn lòng từ bi của phật thì lan tỏa vô phân biệt như ánh sáng mặt trời soi sáng khắp nơi nơi, như mưa rơi tắm mát đại ngàn. Những lời giảng dậy trên đây được dẫn chứng nhiều và rõ nhứt là ở phật giáo Tây Tạng.
Anh Hai của tôi, sau chuyến vượt biên thất bại, bị giam ở nhà tù Bình Đại Bến Tre chín tháng, khi trở lại trường Phan Thanh Giản, Cần Thơ mới biết đã bị cắt hộ khẩu, mất việc làm, bèn quay về Sài Gòn sống tạm với gia đình, chờ cơ hội vượt biên tiếp theo. Một hôm, anh bị cơn sốt rét tái phát hành hạ, (hậu quả của những ngày trong trại giam), cần phải đến bệnh viện chữa trị, nhưng hộ khẩu không có, anh bèn mượn cái Sổ Sức Khỏe của thằng cháu (con bà chị họ ở kế bên nhà), để đi khám bệnh
Năm đó, tôi qua Arlington,Texas thăm gia đình, rồi ghé Dallas thăm người hàng xóm cũ thân thiết từ khi còn ở Việt Nam . Chú Thím ấy đónvợ chồng tôi nồng hậu như mọi khi, bữa ăn đặc sản món Huế như tôi yêu cầu, sau đó kéo nhau ra phòng khách ăn bánh uống trà . Rồi Thím gọi cháu ngoại: - Thiên Ân ơi, ra đây ca hát cho hai bác Canada nghe đi con.-Cô bé hai, ba tuổi tung tăng ngoan ngoãn khoanh tay chào chúng tôi, rồi bạo dạn chạy ra giữa phòng, tay giả bộ cầm micro phone, rồi nhún nhảy tự nhiên hát một bài hát Tiếng Việt thật rõ ràng .
Ngày xưa rất xa xưa, ở vùng quê thôn dã, người dân sống giản dị, đơn sơ, mộc mạc; người ta trồng tỉa những vườn rau cải, vườn ngô, vườn cà… lấy hoa lợi để sống. Thường thường có chim chóc kiếm ăn đến phá phách, dãi dãi, mổ mổ những hạt mới ươm trồng hay những nụ hoa mới ra, chúng ăn, với con người trồng tỉa lấy hoa lợi là chúng nghịch ngợm và phá hoại, ăn khín. Mới đầu chúng đến một vài con, sau rủ nhau đến nhiều hơn, cả nhà cả đàn chim chóc… và người gia chủ trồng tỉa phải tìm cách bảo vệ hoa màu của họ, nguồn sống của họ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.