Hôm nay,  

Liệu Chúng Ta Có Thường Xuyên Nói Dối? Những Yếu Tố Nào Ảnh Hưởng Đến Việc Nói Dối?

10/11/202300:00:00(Xem: 536)

noi doi

Thực tế thì mọi người hiếm khi nói dối, ngoại trừ trường hợp một số ít người nói dối khá thường xuyên. (Nguồn: pixabay.com)

 
Những vụ tai tiếng liên quan đến dối trá xuất hiện nhan nhản trên các trang tin tức dạo gần đây. Hunter Biden bị buộc tội khai man khi mua súng. Dân biểu Đảng Cộng Hòa George Santos bị cáo buộc đã dối trá đủ điều, bao gồm cả việc lừa các nhà tài trợ thông qua bên thứ ba, để lạm dụng số tiền quyên góp được. Rapper Offset thừa nhận đã ‘xạo sự’ trên Instagram về việc vợ mình, Cardi B, không chung thủy.
 
Có một số yếu tố để phân biệt những trường hợp này, một là đối tượng:  như quan chức chính quyền, một số nhà tài trợ cụ thể, và hàng triệu người theo dõi trực tuyến. Yếu tố khác là phương tiện được sử dụng để truyền tải lời nói dối: đơn từ, tờ khai, hay thông qua trung gian và qua mạng xã hội.
 
Những khác biệt đó đặt ra một số câu hỏi: yếu tố nào ảnh hưởng đến việc nói dối? Mối quan hệ cá nhân có làm tăng hay giảm khả năng nói đúng sự thật không? Những lời nói dối qua tin nhắn hay email có phổ biến hơn trên điện thoại hay gặp mặt trực tiếp không?
 
Một nghiên cứu mới sẽ trả lời những câu hỏi này với một số phát hiện khá bất ngờ. Chúng cũng chứa đựng những bài học – về những lĩnh vực trong cuộc sống mà người ta có khuynh hướng nói dối nhiều hơn, cũng như về những lĩnh vực cần thận trọng khi tin tưởng vào những gì người khác nói.
 
Tìm hiểu về tần suất nói dối
 
Hầu hết các nghiên cứu về việc nói dối đều yêu cầu người tham gia tự báo cáo hành vi nói dối của mình, chẳng hạn như trong ngày hoặc trong tuần qua. (Liệu ta có thể tin tưởng những kẻ nói dối khai thật về việc nói dối hay không lại là một câu hỏi khác.)
 
Nghiên cứu điển hình về tần suất nói dối được thực hiện bởi nhà tâm lý học Bella DePaulo vào giữa những năm 1990, tập trung vào các tương tác trực tiếp (mặt đối mặt), được thực hiện trên một nhóm sinh viên và một nhóm tình nguyện viên từ cộng đồng xung quanh trường đại học University of Virginia. Các thành viên trong nhóm tình nguyện cho biết họ nói dối trung bình một lần mỗi ngày, còn các sinh viên nói rằng họ nói dối trung bình hai lần mỗi ngày. Kết quả này đã trở thành phát hiện chuẩn mực trong lĩnh vực nghiên cứu về tính trung thực, và giúp nhiều nhà nghiên cứu đi đến giả định rằng nói dối là chuyện bình thường.
 
Nhưng con số trung bình này không có nghĩa là cá nhân nào cũng nói dối. Có thể là mỗi người trong nhóm nói dối một hoặc hai lần mỗi ngày. Nhưng cũng có thể là một số người thì nói dối rất nhiều, còn một số khác lại rất hiếm khi nói dối.
 
Trong một nghiên cứu năm 2010, nhà nghiên cứu truyền thông Kim Serota và các đồng nghiệp tại Michigan State University đã nhận ra rằng trường hợp thứ hai kể trên là đúng. Trong số 1,000 người tham gia, 59.9% khẳng định họ không hề nói dối trong 24 giờ qua. Trong số những người thừa nhận đã nói dối, hầu hết đều nói rằng họ nói dối rất ít. Tính tổng cộng, những người tham gia đã nói dối 1,646 lần, nhưng một nửa trong số đó đến từ chỉ 5.3% số người tham gia.
 
Mẫu chung này đã được lặp lại qua nhiều nghiên cứu khác, cho thấy rằng con người ta có khuynh hướng hiếm khi nói dối, ngoại trừ trường hợp một số ít người thường xuyên nói dối.
 
Phương tiện truyền đạt có tạo nên sự khác biệt không?
 
Việc nói dối liệu có trở nên thường xuyên hơn trong những điều kiện khác nhau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ta không chỉ xem xét các tương tác trực tiếp mặt đối mặt, mà còn xét tới những cách giao tiếp khác qua tin nhắn, email hoặc điện thoại?
 
Nghiên cứu trước đây cho thấy phương tiện truyền đạt không quan trọng lắm. Thí dụ, một nghiên cứu năm 2014 của nhà nghiên cứu Madeline Smith và các đồng nghiệp từ Northwestern University đã yêu cầu những người tham gia xem lại 30 tin nhắn gần đây nhất của họ, 23% cho biết không có tin nhắn nào có chứa lời nói dối. Đối với số người còn lại, đại đa số nói rằng số tin nhắn có chứa lời nói dối là khoảng 10% hoặc ít hơn.
 
Vậy những lời nói dối có phổ biến hơn qua tin nhắn, điện thoại hay email? Theo nghiên cứu gần đây của David Markowitz tại University of Oregon, được thực hiện trên 205 người tham gia khảo sát, trung bình mọi người nói 1.08 lời nói dối mỗi ngày; nhưng một lần nữa, sự phân bổ lời nói dối lại không đồng đều, bởi có một số người thường xuyên nói dối hơn những người khác.
 
Không chỉ tỷ lệ khá thấp, mà sự khác biệt giữa tần suất nói dối qua các phương tiện truyền thông khác nhau cũng không lớn. Dù vậy, nói dối qua video chat phổ biến hơn là qua nói chuyện trực tiếp mặt đối mặt, và tỷ lệ nói dối qua email là thấp nhất.
 
Một số yếu tố có thể đóng vai trò nào đó. Có vẻ như khả năng ghi lại, lưu lại giúp hạn chế những lời nói dối – biết rằng các nội dung trò chuyện được lưu lại sẽ khiến người ta lo lắng bị phát hiện về sau và ít nói dối hơn. Sự đồng nhịp về thời điểm cũng có phần quan trọng. Nhiều lời nói dối xảy ra trong khoảnh khắc nóng vội, cho nên cũng hợp lý khi người ta ít nói dối hơn trong các giao tiếp có sự chậm trễ, chẳng hạn như qua email.
 
Đối tượng được truyền đạt có ảnh hưởng đến việc nói dối?
 
Ngoài phương tiện, liệu đối tượng được truyền đạt có tạo nên sự khác biệt nào không?
 
Thoạt đầu, quý vị có thể nghĩ rằng mọi người sẽ có khuynh hướng nói dối với người lạ hơn là với bạn bè và gia đình. Nhưng thực tế thì vấn đề phức tạp hơn một chút.
 
Trong nghiên cứu của mình, DePaulo phát hiện ra rằng mọi người có khuynh hướng thường nói “lời nói dối thường nhật” với người lạ hơn là với các thành viên trong gia đình. Thí dụ, đó là những lời nói dối vặt vãnh như “khen ai đó rằng bánh họ làm là ngon nhất từ trước đến nay” và “cường điệu lời xin lỗi khi đến muộn.” Những người tham gia cho biết họ nói dối ít hơn một lần trong khoảng 10 lần khi liên quan tới vợ chồng, con cái.
 
Tuy nhiên, khi nói đến những lời nói dối nghiêm trọng về những vấn đề lớn như ngoại tình hoặc thương tích, mô hình đã bị đảo ngược. Trong nghiên cứu, các thành viên trong nhóm tình nguyện cho biết 53% những lời nói dối nghiêm trọng là dành cho những người thân thiết của họ; còn ở nhóm sinh viên, tỷ lệ này đã tăng lên 72.7%. Có lẽ không có gì ngạc nhiên, vì trong những tình huống này, mọi người có thể coi trọng việc không làm tổn hại đến mối quan hệ của họ hơn là sự thật. Các dữ liệu khác cũng cho thấy người ta nói dối với bạn bè và thành viên gia đình nhiều hơn là với người lạ.
 
Đâu là sự thật về việc nói dối?
 
Cần nhấn mạnh rằng đây đều là những phát hiện ban đầu. Sẽ cần nghiên cứu nhiều hơn và mở rộng đối tượng nghiên cứu ra nhiều nền văn hóa khác hơn. Ngoài ra, cũng cần xem xét tới nhiều biến số khác, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, tôn giáo và đảng phái chính trị.
 
Nhưng khi nói đến sự trung thực, kết quả nói chung là khá hứa hẹn. Nhiều người hiếm khi nói dối, dù là với người lạ hay thậm chí qua mạng xã hội và tin nhắn. Tuy nhiên, điều mà chúng ta cần đặc biệt sáng suốt là xác định – và tránh xa – số ít những kẻ nói dối như cơm bữa ngoài kia. Nếu ai đó thường hay nói dối, thì thật ra họ chỉ thuộc về số ít mà thôi. Không phải ai cũng như vậy.
 
Nguồn: “How often do you lie? Deception researchers investigate how the recipient and the medium affect telling the truth” của Christian B. Miller, được đăng trên trang TheConversation.com.
  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng Giám đốc Văn phòng Truyền thông Chính phủ ở Gaza nói với Al Jazeera rằng trong 24 giờ qua, hơn 700 người Palestine đã thiệt mạng trong khu vực, làm tăng thêm thương vong về người trong cuộc xung đột đang diễn ra. Ngoài ra, quan chức này tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng đã dẫn đến hơn 1,5 triệu người phải di dời ở Dải Gaza đông dân cư.
rưa vừa xế chiều, tôi đến bờ sông Texas Colorado. Dòng nước mùa thu êm ả nhưng tôi biết nó đã từng cưu mang trận hè “bão nóng” kéo dài nhiều tháng qua, mỗi ngày hơn 100 độ. Chắc rằng, đã có những giọt nước sôi sùng sục rồi bay lên trời. Tôi cũng biết nó sẽ vô cùng lạnh lẽo khi tiết đông sắp đến. Đã có nóng trên 100 độ, tất nhiên sẽ có lạnh dưới 0 độ. Nhưng dù bốc hơi hay đông đá, hình ảnh của đời sống quanh bờ, trên mây, in xuống vẫn không bị ảnh hưởng. Qui luật phản ảnh và phản chiếu khiến tôi nhớ lại Hermann Hess, “Câu Truyện Dòng Sông.” Con người soi mặt để nhìn thấy mình dưới nước, rồi thì sao? Hiểu được đạo lý, rồi thế nào? Mặt dưới nước bốc hơi hay đông đá, mặt trên bờ có gì thay đổi? Huống chi lòng người! Sống để tìm hạnh phúc? Không có đâu. Hạnh là gì? Phúc là ai? Người nào tìm thấy? Hay chỉ thấy ảo ảnh? Cái thứ thấp hơn hạnh phúc là “bình an” mà chưa tìm được, nói chi đến thứ cao vời. Đổ mồ hôi, trẹo xương sống, nhứt đầu, đau tim, làm việc từ trẻ đến già, đã thấy bình an đâu!
Ở Mỹ, khi người ta kết hôn, tài khoản của họ cũng thường được ‘quy về một mối’: phần lớn các cặp vợ chồng đều sẽ gửi toàn bộ thu nhập của mình vào một tài khoản chung. Trong những năm 1970 và 1980, việc tách biệt tài chánh có thể bị coi là điềm xấu cho một mối quan hệ. Nhưng ngày nay điều đó không còn đúng nữa. Tỷ lệ các cặp đôi, dù đã kết hôn hay chưa, giữ ít nhất một phần tài chánh riêng biệt đã tăng lên trong những thập niên gần đây, một phần vì người dân Hoa Kỳ có khuynh hướng kết hôn trễ hơn so với ngày xưa, và khi đó thì họ đã có thói quen tiêu xài của riêng mình.
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng các hạt bụi ô nhiễm không khí từ những nhà máy điện đốt than đá có hại cho sức khỏe con người nhiều hơn so với những gì các khoa học gia từng nhận định, và có khả năng gây ra nguy cơ chết sớm cao gấp đôi so với các hạt bụi ô nhiễm không khí từ nguồn khác. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science, nhóm của Giảng sư Lucas Henneman từ George Mason University đã lập bản đồ cách khí thải của các nhà máy điện than ở Hoa Kỳ di chuyển trong khí quyển, sau đó liên kết lượng khí thải của từng nhà máy với các trường hợp tử vong của những người trên 65 tuổi tham gia Medicare.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Vào giữa thập niên 1960s, khi còn ở quân trường trên Đà Lạt, với radio transistor, trong im vắng, lúc 10 giờ tối Thứ Năm, Chương Trình “Nhạc Chủ Đề” của Nguyễn Đình Toàn trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn, và chương trình ấy mang theo trong ngày tháng đời binh nghiệp...
Năm nay vùng Đông Bắc Mỹ mùa Đông đến rất sớm, mới 29 tháng 11, ở bang Ohio gió lạnh cắt da chợt tràn về, bông tuyết bay mờ mịt cả bầu trời trắng xóa, mặt đường đóng băng trơn trượt. Cộng đồng người Việt ở đây lạnh hơn nhiều khi được tin nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn vừa ra đi...
Dân Biểu Clay Higgins (R-LA) dường như đã đưa ra lời đe dọa ngầm chống lại Công tố đặc biệt Jack Smith hôm thứ Tư, nói trong một cuộc phỏng vấn trên Newsmax rằng “ông ta [Jack Smith] không còn bao nhiêu ngày nữa” (nguyên văn: ngày của Smith đã được đánh số). Higgins nói như thế khi được hỏi về chuyện Smith đưa ra lệnh đòi Trump nộp thông tin từ tài khoản của Trump trên mạng X, trước đây là Twitter.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.