Hôm nay,  

California Và Florida: Lên Nhờ Khí Hậu, Xuống Cũng Vì Khí Hậu

27/10/202300:00:00(Xem: 911)
 
doi song 1
Southern California, cùng với Florida, từng là điểm đến lý tưởng ở Hoa Kỳ nhờ khí hậu, nay lại đang đối mặt với những rủi ro khôn lường vì biến đổi khí hậu. (Nguồn: pixabay.com)
 
Cuối thế kỷ 19, những tờ rơi và mẫu quảng cáo Southern California và Florida tràn ngập hình ảnh những vườn cam và các khách sạn mang hơi hướng Tây Ban Nha với vườn cọ xanh mướt, hứa hẹn rằng mùa đông sẽ không còn băng giá.
 
Viễn cảnh về một “nước Ý kiểu Mỹ” đã khiến người người người nuôi mộng tưởng và yêu thích không thôi. Florida và California vẽ ra một khung cảnh đầy ánh nắng thơ mộng, một cuộc sống viên mãn, với khí hậu đẹp như mơ.
 
Nhưng rồi cũng chính khí hậu đã khiến 2 tiểu bang, vốn là giấc mơ của nhiều người trong thế kỷ 20, có nguy cơ trở thành ác mộng kinh hoàng trong thế kỷ 21.
doi song 2
Một tấm bưu thiếp minh họa phong cách mới nhất cho hoạt động tắm biển ở Miami vào khoảng năm 1920. Asheville Post Card Co./Wikimedia

Ở California, mọi người đang phải đối mặt với những đợt nắng nóng nguy hiểm, hạn hán kéo dài đe dọa nguồn nước và những trận cháy rừng vượt ngoài tầm kiểm soát. Ở Florida, mực nước biển dâng cao đang khiến cho nguy cơ lũ lụt trầm trọng thêm, cùng với đó, nhiệt độ cũng tăng cao. Florida và California đều được đưa lên đầu danh sách các tiểu bang có nguy cơ cao nhất do biến đổi khí hậu.

Và thế hệ con cháu của những làn sóng cư dân đầu tiên đến 2 tiểu bang này đang phải đối mặt với một thế giới hoàn toàn khác.
 
Chỗ ở trong mơ
 
Khi đường sắt lần đầu tiên được mở đến Southern California và bán đảo Florida vào những năm 1870 và 1880, nhiều người đã dẹp đổ niềm tin rằng con người chỉ phát triển mạnh mẽ ở những vùng có khí hậu lạnh hơn. Trong những thập niên sau Cuộc Nội Chiến, người Mỹ gốc da trắng sống ở miền Bắc và Trung Tây đã bị thuyết phục rằng khí hậu nhiều nắng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho họ hơn là tác hại.
 
Được trả tiền bởi các tuyến đường sắt xuyên lục địa, các nhà văn có ảnh hưởng như Charles Nordhoff đã tranh cãi với ý niệm của người miền đông cho rằng Southern California là nơi đồng không mông quạnh, và “người Mỹ gốc Anh” mà sống ở đây thì chắc chắn sẽ không thể chống chọi được với “căn bệnh” lười biếng.
 
Để gạt qua quan niệm về một vùng đầm lầy sốt rét, những người quảng bá cho Florida, bao gồm cả cơ quan Bureau of Immigration của bang, cũng nhấn mạnh nhiều vào khí hậu, tung hô rằng đây là một nguồn tài nguyên quan trọng cho các nhà trồng trọt và những ai quan tâm đến sức khỏe.
 
Khí hậu đã trở thành một phần không thể thiếu để giúp tiếng thơm của California và Florida ngày càng lan xa; 2 tiểu bang này trở thành những điểm đến lý tưởng ở Hoa Kỳ. Hơn nữa, khí hậu cũng sẽ không cạn kiệt giống như các nguồn tài nguyên tự nhiên khác: nó là một nguồn tài nguyên vô tận.
 
Khách du lịch và dân định cư cũng rất đồng ý với những đặc trưng này. Một du khách từ Chicago đến thăm Pasadena đã viết trên tờ Chicago Tribune vào năm 1886: “Điểm thu hút của Southern California là nét đẹp, kể cả khí hậu.” Bán đảo Florida “được thiên nhiên ưu ái với khí hậu bán nhiệt đới,” một du khách đã viết trong Hiến pháp Atlanta năm 1890, và đưa ra viễn cảnh rằng nó sẽ thu hút những ai thích “đắm mình trong ánh nắng dìu dịu, dễ chịu.”

doi song 3
 
Viễn cảnh hấp dẫn này đã được chứng minh. Vào những năm 1880, cả Southern California và miền đông Florida đều chứng kiến sự bùng nổ về định cư và du lịch. Dân số ở Southern California đã tăng hơn gấp ba lần trong thập niên này, lên hơn 201,000 người, trong khi dân số bán đảo Florida tăng gấp đôi lên hơn 147,000 người.
 
Dân giàu người Mỹ gốc da trắng đã cân nhắc giá trị của từng mục tiêu: trồng cam quýt, nghỉ dưỡng mùa đông, đầu tư đất đai. Tất nhiên, sự khác biệt rất lớn. Một bang ở phía tây, bang kia ở phía nam; một bên là đồi núi, một bên là đồng bằng. Hai bên cũng có lúc chê bai lẫn nhau.
 
Một cây bút trên tờ Florida Dispatch khẳng định Southern California quá khô cằn, rằng đây là mảnh đất “khô cằn không có giọt nước.” Trong khi đó, các bài xã luận ở California thì đáp trả: Florida thì nhiều nước lắm; cả một vùng đất ngập nước, các loài bò sát thì ưng đó, nhưng dân lạ nước lạ cái tới đó có khả năng bỏ mạng.
doi song 4
Một tấm bưu thiếp đề năm 1925 có hình một vườn cam ở Florida. Thư viện và Lưu trữ Tiểu bang Florida/Wikimedia

Tuy nhiên, sau đó Southern California và Florida đã bắt tay nhau để xây dựng tương lai kinh tế phát triển dựa trên việc quảng bá khí hậu và các ngành liên quan đến trồng trọt cam quýt, du lịch và bất động sản. Họ có chung tham vọng sở hữu thị trường riêng biệt.
 
“California và Florida có thể [cùng nhau] kiểm soát thị trường cam quýt,” tờ Los Angeles Times loan tin vào năm 1885, lập luận về lợi ích chung trong việc quảng bá cam.
 
Cả 2 tiểu bang cũng đã thay đổi cảnh quan, định tuyến lại nguồn nước để tạo ra các khu định cư ở những nơi vốn từng khó sống trước đây. Ở California, việc mở rộng hệ thống tưới tiêu để biến “sa mạc thành vườn” đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các thị trấn trồng cam quýt như Riverside, trong khi các hệ thống dẫn nước rộng lớn sẽ cung cấp nước đến các thành phố thiếu thốn như Los Angeles.
 
Ở Florida, người ta lên kế hoạch để tìm chỗ thoát nước cho các vùng đất ngập nước, bao gồm cả Everglades.
 
Một nguồn tài nguyên vô tận
 
Theo Robert Hodgson từ University of California, so sánh Florida và California đã trở thành một trò tiêu khiển phổ biến trên toàn quốc, tựa như trò chơi mạt chược và giải ô chữ.
 
Không bàn tới vụ đó thì khí hậu và lối sống mà Southern California và Florida mang lại cho tầng lớp trung lưu Mỹ đã khiến 2 bang trở nên nổi bật. Theo Hodgson, 2 tiểu bang này cũng được “các vị thần phù hộ” khi ban cho “khoảng 90% vùng khí hậu cận nhiệt đới của Hoa Kỳ.”
 
Hơn nữa, khí hậu không giống như các tài nguyên thiên nhiên khác. Trong khi rừng hay các kim loại quý có thể bị khai thác hoặc chặt phá, thì khí hậu lại khác: nó là một nguồn tài nguyên vô tận.
 
Khí hậu giờ là cơn khủng hoảng
 
Ngày nay, California và Florida đều đang phải đối mặt với kỷ nguyên khủng hoảng khí hậu. Những thảm họa thiên nhiên tái diễn liên tục và ngày càng trầm trọng hơn bởi biến đổi khí hậu do con người gây ra: cháy rừng ở California, bão và lũ lụt ở Florida, cũng như nhiệt độ ngày càng cao ở cả hai tiểu bang.
 
Việc xây dựng nhà cửa ở các vùng dễ cháy rừng và ven biển càng mang đến nhiều rủi ro, vì các công ty bảo hiểm từ chối bảo hiểm cho những tài sản có nguy cơ bị hỏa hoạn hoặc thiệt hại do bão.
 
Từng được quảng bá rất thành công với tư cách là hai thiên đường cận nhiệt đới của Hoa Kỳ, Southern California và Florida hiện đang cùng có những tương lai không mấy xán lạn, cũng bởi vì khí hậu.
 
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào mà tầm nhìn về tăng trưởng kinh tế và cuộc sống tươi đẹp mà California và Florida từng hứa hẹn sẽ có thể dung hòa được với khí hậu chẳng còn thân thiện hay bền vững nữa?
 
Cung Đô biên dịch
Nguồn: “California and Florida grew quickly on the promise of perfect climates in the 1900s – today, they lead the country in climate change risks,” được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tòa liên bang Bắc California bác đơn bà Mai-Trang Thi Nguyen kiện chính phủ Mỹ viện trợ Israel chiếm đóng Đất Thánh. Thẩm phán Virginia DeMarchi của tòa Sơ thẩm liên bang đã bác đơn của bà Nguyen kiện chính phủ Mỹ vì đã ủng hộ chính phủ phân biệt chủng tộc của Israel bằng cách gửi cho họ ít nhất 3 tỷ đô la viện trợ quân sự mỗi năm."
San Jose: cảnh sát thi hành lệnh bắt giữ khoảng 34 người tại nơi cư trú. Ba nghi phạm chính – được xác định là Thụy Phạm, 51 tuổi, Xuân Nguyên, 46 tuổi và Vũ Nguyên, 37 tuổi, đều là cư dân San Jose – đã bị bắt giữ liên quan đến hoạt động sòng bạc. Cảnh sát cho biết Phạm và Xuân Nguyên đang lẩn trốn trong tầng hầm của nơi cư trú. Ngoài ra còn có bảy cá nhân khác có mặt tại nơi cư trú trong vụ phá sản đã bị bắt giữ vì nhiều lệnh truy nã trọng tội và tội nhẹ.
Bổ sung cùng với các Phúc lợi Hàng tạp hóa dành cho Chương trình Hỗ trợ Đặc biệt dành cho Bệnh Mạn tính SSBCI
Nói chuyện với Rachel Maddow của MSNBC hôm thứ Hai, cựu Dân Biểu Liz Cheney (R-WY) tiết lộ rằng cô đã bí mật lắng nghe các luật sư của Donald Trump khi họ lên kế hoạch vào ngày 6 tháng 1/2021. Một trong những đoạn trích trong cuốn sách mới của cô, xuất bản hôm thứ Ba, là chiến dịch tranh cử của Trump đã tổ chức một cuộc gọi vào ngày 4 tháng 1/2021, nơi nhóm pháp lý nói với một số người đại diện cho chiến dịch hàng đầu về những gì họ đang lên kế hoạch và những gì họ muốn mọi người nói trên tin tức truyền hình cáp.
Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) Bạch Ốc Shalanda Young hôm thứ Hai 4/12/2023 cảnh báo rằng ngân quỹ để Hoa Kỳ cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine sẽ cạn kiệt trước cuối năm nay.
Tổng Giám đốc Văn phòng Truyền thông Chính phủ ở Gaza nói với Al Jazeera rằng trong 24 giờ qua, hơn 700 người Palestine đã thiệt mạng trong khu vực, làm tăng thêm thương vong về người trong cuộc xung đột đang diễn ra. Ngoài ra, quan chức này tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng đã dẫn đến hơn 1,5 triệu người phải di dời ở Dải Gaza đông dân cư.
rưa vừa xế chiều, tôi đến bờ sông Texas Colorado. Dòng nước mùa thu êm ả nhưng tôi biết nó đã từng cưu mang trận hè “bão nóng” kéo dài nhiều tháng qua, mỗi ngày hơn 100 độ. Chắc rằng, đã có những giọt nước sôi sùng sục rồi bay lên trời. Tôi cũng biết nó sẽ vô cùng lạnh lẽo khi tiết đông sắp đến. Đã có nóng trên 100 độ, tất nhiên sẽ có lạnh dưới 0 độ. Nhưng dù bốc hơi hay đông đá, hình ảnh của đời sống quanh bờ, trên mây, in xuống vẫn không bị ảnh hưởng. Qui luật phản ảnh và phản chiếu khiến tôi nhớ lại Hermann Hess, “Câu Truyện Dòng Sông.” Con người soi mặt để nhìn thấy mình dưới nước, rồi thì sao? Hiểu được đạo lý, rồi thế nào? Mặt dưới nước bốc hơi hay đông đá, mặt trên bờ có gì thay đổi? Huống chi lòng người! Sống để tìm hạnh phúc? Không có đâu. Hạnh là gì? Phúc là ai? Người nào tìm thấy? Hay chỉ thấy ảo ảnh? Cái thứ thấp hơn hạnh phúc là “bình an” mà chưa tìm được, nói chi đến thứ cao vời. Đổ mồ hôi, trẹo xương sống, nhứt đầu, đau tim, làm việc từ trẻ đến già, đã thấy bình an đâu!
Ở Mỹ, khi người ta kết hôn, tài khoản của họ cũng thường được ‘quy về một mối’: phần lớn các cặp vợ chồng đều sẽ gửi toàn bộ thu nhập của mình vào một tài khoản chung. Trong những năm 1970 và 1980, việc tách biệt tài chánh có thể bị coi là điềm xấu cho một mối quan hệ. Nhưng ngày nay điều đó không còn đúng nữa. Tỷ lệ các cặp đôi, dù đã kết hôn hay chưa, giữ ít nhất một phần tài chánh riêng biệt đã tăng lên trong những thập niên gần đây, một phần vì người dân Hoa Kỳ có khuynh hướng kết hôn trễ hơn so với ngày xưa, và khi đó thì họ đã có thói quen tiêu xài của riêng mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.