Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Chuyện cậu nhóc đi “giang hồ vặt” thời Sài Gòn xưa

18/10/202317:39:00(Xem: 1890)
Hồi ức

cau bong
Cầu Dakao, Saigon.


Vào các năm 1960-62 thế kỷ trước, tôi chỉ là một cậu nhóc học lớp đệ thất, đệ lục thì thật may mắn, tôi được ba mẹ cho đi hướng đạo, còn gọi là chơi xì-cút (scout). Phong trào hướng đạo có những hoạt động ngoài trời rất thú vị, gần gũi với thế giới tự nhiên, như hướng dẫn cho trẻ em tập quan sát thiên nhiên, đi thám du, học mưu sinh thoát hiểm – như trong tình huống lạc vào rừng sâu thì phải làm sao cho an toàn và sống sót… thật hợp với tính tò mò, thích khám phá ngoại cảnh của lứa tuổi thiếu niên. Với thiếu đoàn hướng đạo sinh, tôi được đi đây đi đó, xa hơn cái khu phố Tân Định tôi đã sống với ba mẹ từ hồi 3 tuổi. Ngoài những chủ nhật sinh hoạt (vắn tắt là đi họp) ở các công viên và sân chùa, thỉnh thoảng tôi còn được đi cắm trại, cả trại trong ngày lẫn trại ngủ lại đêm ở các vùng ngoại ô Sài Gòn, như Thủ Đức, Hóc Môn, Bà Điểm… Riêng Thủ Đức, vùng đất hiền hòa này đã sớm ghi khắc trong tâm hồn tôi nhiều kỷ niệm rất đáng nhớ.
    Nhớ hồi 12 tuổi, có lần nhằm mùa nghỉ hè, tôi năn nỉ ba mẹ cho theo vợ chồng một người dì ruột là dì Thân lên Thủ Đức, ở cả tuần lễ nơi một nhà trọ trước cổng trường Bộ Binh Thủ Đức (thời ấy còn gọi là Liên trường Võ khoa Thủ Đức), nơi ông dượng theo học một khóa sĩ quan đồng hóa. Khi ấy, là thời đầu các năm 1960, khu nhà trọ này và cả thị trấn Thủ Đức nữa, còn ít dân, nhà cửa thưa thớt, chẳng có gì náo nhiệt, vui vẻ cả. Ngày ngày, từ sáng sớm ông dượng vô trường học đến tối mới về, bà dì lo đi chợ, nấu ăn và nghe tuồng cải lương trên ra-dô. Còn tôi, ngoài vài khi theo dì đi chợ, tôi chỉ nằm khoèo ở một cái ghế bố nhà binh xem mấy cuốn sách hình truyện cao-bồi Luky Luke đã mang theo. Tình cờ, phía sau khu nhà trọ có một cái trảng cát mà sau này tôi được biết đó phần rìa của đồi Tăng Nhơn Phú, nơi đặt bộ chỉ huy và doanh trại của trường Bộ Binh.
    Cái trảng rộng lớn, thường xuyên vắng người qua lại, đầy nắng, gió, mấp mô các ụ cát mọc đầy cỏ hoang và bụi cây dại, họa hiếm mới có một cái cây cao cho bóng mát… đã giống một chân trời mới mẻ, đại khái như một khu rừng thẳm ẩn chứa nhiều bí ẩn thật thú vị, hấp dẫn đối với cậu nhóc Tarzan giả hiệu là tôi. Tôi tự thực hiện các cuộc thám du kiểu hướng đạo sinh, đi lang thang, quan sát cây cỏ, bụi bờ. Nói “nổ cho vui” là về mặt thực vật học, tôi đã tìm ra được vài loại mọc hoang, không hề thấy ở phố xá Sài Gòn, như: dây nhãn lồng, dây chùm bao, trái ngâu rừng, hột cò ke… Rồi “nổ” tiếp về mặt sinh vật học, là bỏ qua các loài cũng khá thú vị bởi có ‘ngoại hình’ màu sắc như chuồn chuồn kim, cào cào xanh, cắc kè bông, cánh cam… mà tôi đã từng thấy ở các công viên thành phố, tôi đã theo dõi, chứng kiến tận mắt một loài côn trùng tên là con cút lũi (hay cút đất, thường xuyên vùi mình dưới cát, đất), được mệnh danh là “quái vật cát”, bắt mồi như thế nào. Chiêu trò của cút lũi là đào trên mặt cát, đất những cái hố nhỏ hình cái phễu, để các loài côn trùng nhỏ khác như kiến, sâu, nhện rơi vào thì không thể bò lên được vì bị trượt cát. Khi ấy, từ đáy hố, ‘sát thủ’ cút đang lũi dưới cát ở đáy hố sẽ nhô lên kéo nạn nhân xuống ăn thịt!
    Sau một tuần ở Thủ Đức, chỉ có chút chuyện là về nhà mẹ tôi đã trách, chất vấn là sao tôi đen thui! Tất nhiên tôi đâu có thành thật khai báo vụ dang nắng cả ngày ngoài trảng cát. Dù sao thì cậu nhóc 12 tuổi tôi cũng đã hoàn thành cuộc ra-đi-theo-tiếng-gọi-giang-hồ an lành do dì dượng Thân tạo cho cơ hội.
    Cơ duyên hay ho với dì dượng Thân lại tái tục vào năm tôi vừa thi xong tú tài 1. Nguyên sau khóa sĩ quan đồng hóa ở trường BB Thủ Đức, được thăng từ thượng sĩ lên chuẩn úy, lần hồi dượng Thân đã tên tới chức thiếu tá ngành tiếp liệu ở Nha Trang. Lúc này ở Cam Ranh vẫn còn mấy cái bar Mỹ mà bà dì tôi làm chủ tới hai cái. Một buổi chiều, đang lúc tôi về Nha Trang chơi, ông dượng nói tôi có muốn đi chơi với ông không , đó là đi Cam Ranh (cách Nha Trang khoảng 35-40 km). Máu “giang hồ”, thích đi đến chỗ lạ khiến tôi tôi lập tức đồng ý và cũng không hề để ý, thắc mắc là dượng tôi  không hiểu sao lại mang súng Colt kè kè bên hông. Trời ạ, vừa lên xe, ông dượng phóng như điên, may là đường quốc lộ khi ấy rất tốt và vào buổi chiều tối cũng vắng xe. Chiếc Jeep lùn, lao đi với tốc độ hơn 100 cây số thì bốn bánh xe như cất lên khỏi mặt đường. Té ra, ông thiếu tá mang súng, phóng xe cả trăm cây số/giờ là đi bắt ghen, bởi có đứa nào đó nói thấu tới tai ông rằng ở Cam Ranh, bà thiếu tá đang giao du rất khả nghi với một tay chủ bar…
    Gần một tiếng đồng hồ điếng hồn xanh mặt, bám chặt đít ghế khi ngồi cạnh ông tài xế lầm lì phóng chiếc Jeep lùn như bay trên đường vắng, tôi nghĩ phen này chắc chết nát xương vì tai nạn giao thông và tự trách sao lại ham vui, đã chiều tối rồi còn bày đặt theo ông dượng đi Cam Ranh làm chi. Rốt cuộc, khi đến khu bar biếc ở Cam Ranh rồi tôi mới tin là mình còn sống. Dì tôi cũng không bị bắn bởi ông dượng dù đang đùng đùng ghen tuông nhưng khi vừa đến nơi, việc đầu tiên ông làm là tìm ngay tên cấp dưới, tà-lọt thân tín cũng mở bar ở đây và ông đã kịp nghe hắn nêu những nhận xét khách quan, đáng tin cậy về sự trong sáng của dì tôi.
    Lớn khôn hơn, là hồi học lớp đệ tam trường Petrus Ký, nhà tôi đã dọn về ở ngay khu ngã năm Bình Hòa (xã Bình Hòa, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định cũ, nay là quận Bình Thạnh, Tp HCM). Có thời gian cả năm trời, tôi phải đi học bằng xe đò Chợ Lớn-Thủ Đức, đoạn từ ngã năm Bình Hòa đến ngã sáu Cộng Hòa (cũ), còn gọi là ngã sáu Lý Thái Tổ (cũ).
    Một buổi trưa nọ, cũng đi học về bằng xe đò, xe đã chạy đến trạm tôi phải xuống để về nhà là tại cái ngã năm Bình Hòa quen thuộc, nhưng bởi lơ đãng tôi lại không lên tiếng báo với anh  cho xuống. Xe chạy luôn về hướng Thủ Đức thì tôi lại phân vân. Giờ xin xuống xe thì đi bộ ngược lại quá xa, hay là mình đi luôn tới chợ Thủ Đức chơi, cũng bấy nhiêu tiền xe như đã trả rồi?
    Tâm trạng tôi lúc này khá rối rắm, đa mang nhiều mối. Một là, lại “theo tiếng gọi của bốn phương”, đi luôn đến chợ Thủ Đức, dạo chơi gì đó thì ngặt cái là tôi đang đói bụng, mà trong túi tôi chẳng còn mấy đồng để mua gì đó ăn trưa ngoài đường. Hai là, thôi thì chịu đói khó quá, hãy nói anh  báo dừng xe để xuống, thì xách cặp đi bộ ngược lại cả 1-2 cây số dưới trời nắng với bụng đói quả là cực hình!
    Chợt tôi nhớ đến một người quen ở gần chợ Thủ Đức, đó là anh Bình, đang theo đuổi bà chị họ và rất thích chuyện trò với tôi, chẳng qua là thằng em này học ban C như anh. Anh là sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến, bị thương, nằm trị ở quân y viện Cộng Hòa xong thì được cho về hậu cứ, làm thầy giáo kiêm hiệu trưởng trường tiểu học dành cho trẻ em của một khu gia binh của binh chủng đồ rằn này. Trong một lần dẫn chị em tôi đi ăn món nem ngon tuyệt vời ở một nhà hàng cạnh chợ Thủ Đức, anh Bình cho biết luôn chỗ anh dạy học chẳng đâu xa nữa vì khu gia binh ấy ở ngay con đường bên hông chợ, hướng về nhà ga Thủ Đức…
    Vậy là tôi quyết định “giang hồ một chuyến” với điều kiện phải gặp được vị cứu tinh lúc này là anh Bình. Tôi xuống xe đò, xách cặp đi bộ vào con đường hướng về nhà ga Thủ Đức, trong bụng vái trời là anh Bình đang có mặt ở trường học kia. Cũng suôn sẻ cho tôi là, chỉ với một lần hỏi thăm chỗ trại gia binh TQLC, tôi đã gặp được anh Bình, anh đang nằm nghỉ trưa để chuẩn bị buổi dạy 1 giờ 30. Nghe sơ về tình hình thằng em xuất hiện đột ngột không hề hẹn trước như thế, anh Bình lập tức nhờ một anh hạ sĩ quan dạy thế, lấy honda chở tôi đi, đầu tiên là cho tôi ăn cơm cái đã. Kế đó, không thể là cái gì khác hơn một quán cà phê…
    Có thể nói, phần rất lớn là nhờ hoạt động hướng đạo đã tập cho tôi tánh dạn dĩ, tháo vát trước các hoàn cảnh khác nhau, thời niên thiếu tôi đã khám phá Thủ Đức theo cách riêng rất thú vị của mình. Và tôi nào biết đó chính là máu “giang hồ vặt”, cảm hứng đi đây đi đó, kiểu “chí nam nhi tại bốn phương”, hồi đó đã bắt đầu tuôn chảy trong huyết quản của loại người mà mọi người hay gọi là “dân viết lách”, nghiệp dĩ tôi cưu mang từ tuổi thanh niên vào đời cho đến ngày nay…
 

– Phạm Nga

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong số các bạn, có những người đã ra đi không bao giờ trở lại, em tôi là một trong những người đó. Người dân Miền Nam vẫn luôn giữ hình ảnh hào hùng của các bạn trong trái tim với lòng biết ơn bao la. Thầy Năng Tĩnh ở một mình trong ngôi Chùa nhỏ vùng ngoại ô, rất xa thành phố. Ngôi Chùa chỉ là chiếc “mobile home” trên vài mẫu đất, trước kia là một nông trại bé tí teo, có hàng rào kẽm gai chung quanh để trại chủ nuôi bò. Từ ngày lập Chùa, Thầy chỉ nuôi một con chó nhỏ để làm bạn và mấy con gà trống, thả chạy tự do đặng nghe tiếng gáy cho vui. Sát hàng rào Thầy trồng mấy dây mùng tơi, khổ qua, giàn bầu và mướp trái xum xuê, bên cạnh đó là mấy luống cải xanh, rau thơm, cà pháo. Sân trước, Thầy đào chiếc hồ xinh xinh, có hòn non bộ, đầy đủ cảnh “Sơn Thủy Tùng Đình” với “Ngư Tiều Canh Mục”, trông cũng vui mắt
Tôi có cảm giác mọi người trong xưởng rất thương mến anh em ông chủ hơn sợ chủ đuổi việc, và anh em ông chủ cũng thương mến mọi người như anh em chứ không chủ thợ rạch ròi. Việc đến phải đến, ông chủ mướn người vô chạy máy sỏi đá mà tiếng Anh gọi là “deburr machine” thay cho ông Mỹ đen đã qua đời. Ông này dị tướng nên anh em chờ xem tài của ông vì ông bà mình nói những người dị tướng thường có tài. Nhưng một tuần trôi qua, chỉ có tuần tới tiếp tục chứ không có gì lạ về ông trọ trẹ. Ai cũng biết ông người miền trung nhưng ai hỏi ông là người tỉnh nào ngoài trung thì ông gắt gỏng chứ không trả lời. Ông lên lớp giảng giải cho người miền bắc, người trong nam hiểu ra chính sách chia để trị của thực dân Pháp chứ đất nước Việt nam liền một dải, người dân từ bắc vô nam nói chung một ngôn ngữ là tiếng Việt từ đời cha ông để lại giang sơn gấm vóc nước Việt cho con cháu. Sao người Việt lại nô lệ tự nguyện cho Pháp, đi phân biệt bắc trung nam để chia rẽ chính dân tộc mình…
Ba chục năm trước, Bê đã bắt đầu sự nghiệp thể thao của Bê. Số là, Ba vừa học xong lớp chuyển nghiệp. Thời gian chuẩn bị thi cử, Ba dạy kèm cho một người bạn cùng lớp. Thi đậu, người bạn tạ ơn Ba một cặp vé Musik Konzert. Lúc đó, Bê ở trong bụng Mẹ đã hơn sáu tháng. Mẹ kể, Mẹ đang năm đầu ở đại học. Trời mùa đông, Mẹ đi học, mặc áo khoác dày cui. Bởi vậy, bạn học không ai biết Mẹ sắp sửa có em bé, chỉ ngỡ Mẹ hơi lên cân, zugenommen. Bác bạn của Ba có lẽ không dè vợ của bạn là bà bầu nên mới mời đi Rock Pop Konzert của ca sĩ Jennifer Rush.
Năm đó, 1999, miền Trung Việt Nam nhất là ở Huế đang chịu trận thiên tai bão lụt lịch sử lớn nhât từ trước cho đến thời điểm bấy giò. Trong hội chợ tết, người Việt ở đây San Jose vui Xuân nhưng không quên đồng bào ở quê nhà. Từng đoàn Hướng Đạo Sinh Việt Nam được phân phối nhiệm vụ cầm những thùng lạc quyên để quyên tiền cứu trợ. Đang lang thang trong hội chợ, hai em bé trong đồng phục Hướng Đạo chận tôi lại. Một trai một gái. Bé gái cao hơn bé trai non nữa cái đầu, chửng chạc nói “Chú ơi, ủng hộ đồng bào bảo lụt đi chú”. Trọn một câu tiếng Việt, tuy phát âm không trọn vẹn, nhưng khá rõ ràng. Tôi nhìn hai em, nhất là bé gái đang thắt cái nơ trên đầu cái nơ mầu đỏ! Tôi bỗng thấy lòng bâng khuâng man mác.
Qua sự giới thiệu của phụ huynh học sinh, chiều nay tôi có thêm học trò mới. Tuy tin tưởng vào người giới thiệu, nhưng tôi cũng có sự dè dặt thường lệ. Đây không phải là lớp dạy thêm bình thường, mà là lớp dạy kèm “Anh văn chui” tại nhà. Nếu bị bắt “tại trận”, tôi có thể bị đuổi việc (nhẹ) hoặc cả vào trại tù "miệt thứ" dài hạn như chơi. Tuy rất nguy hiểm, nhưng được sự “bảo mật” của học trò lẫn phụ huynh và nhất là khoản tiền thù lao rất hậu. Lương giáo viên cấp 3 lúc đó (1978-1979) mỗi tháng $70 đồng cộng nhu yếu phẩm, thì mỗi học sinh "dạy thêm" tôi nhận được $80/ tháng. Chỉ cần ba học trò là mỗi tháng tôi có thêm đến $240 đồng. Đối với giáo viên lúc đó không phải nhỏ! Cà phê cà pháo, cơm hàng cháo chợ cuối tháng vẫn dư tiền bỏ ống. Phần nữa, học trò lớp “Anh văn chui” của tôi thông thường chỉ vài ba tháng là “ra đi”, nên cũng thường xuyên thay đổi.
Vừa đi vừa ngắm lá vàng vừa suy nghĩ chuyện cũ mà đến nhà Sarah hồi nào hổng hay. Sarah mở cửa với nụ cười thật tươi, Lệ thấy ngay phòng khách những giỏ táo đầy ắp, Sarah giải thích: - Hễ cuối hè đầu thu là nhà tớ hái toàn bộ các trái táo ngoài vườn sau, một phần để sên mứt, phần sấy khô, và phần làm bánh táo nướng.
Nhà thơ Trần Mộng Tú gửi tới tôi bài “Mùa Hạ Đom Đóm và Dế Mèng” khi tôi muốn cùng các ông bạn đồng lứa tuổi trở về những ngày xưa thật xưa. Chị Tú hình như cũng cùng tâm trạng với các bạn không còn trẻ của tôi: “Tháng sáu, tôi đến chơi với anh tôi ở Virginia. Cái nóng rịn mồ hôi trên thái dương, và khó ngủ lắm, buổi tối, tôi với anh ra ngồi ở bực thềm, nói chuyện. Tôi bỗng thấy thỉnh thoảng có những chớp nho nhỏ như lân tinh sáng lóe lên rồi lại biến mất trong bụi cây thấp trước mặt, hỏi anh tôi, cái gì thế? “Đom Đóm” Tôi lặng người đi một lúc như nghe thấy ai nhắc tên một người bạn thân cũ, nó làm tôi xúc động. Xúc động một cách rất mơ hồ, chẳng có nguyên nhân gì cả, chỉ là cái tên của một loại côn trùng bé tí được gọi lên. Cái tên nhắc nhở một quê hương xa lắc, một dĩ vãng nằm dưới tấm chăn phủ dầy lớp bụi thời gian. Trong bóng tối, tôi ngắm những cái chấm lửa nhỏ nhoi, lóe lên rồi tắt ngóm với trái tim nôn nao trong ngực. Có đến cả hơn bốn mươi năm tôi không được nhìn thấy những đố
Tọa lạc trong vùng ngoại ô Saint Maur, kề bên là bờ sông Marne hàng hiên ngang cửa nhà chú, chú đổ đầy đất đen đất vụn phải đi mua từng bao ở siêu thị bán cây trồng đất mua chú đổ vào lưng một cái bac ciment rộng lớn chạy ngang hàng hiên nhà. Trong bac chú trồng đầy hoa vàng, hoa nở thì lớn bằng đồng 50 xu, có năm cánh y hệt mai vàng ở Việt Nam, lá xanh non to bằng bàn tay con nít 5, 3 tuổi. Lá cũng rất thưa, hoa rất đẹp, vàng trong như mai ngày tết. Khi nắng gắt, mầu vàng có đậm thêm tí chút, sáng hé nở, trưa ấm nở rộ. Chiều chiều hoa cúp lại ngủ, ngày mai sáng sớm lại mãn khai, thân cây hoa chỉ cao lắm là đến đầu em bé 5, 6 tuổi. Nên hoa và cây không che vướng tầm nhìn từ trong nhà ra ngoài trời. Chú Phương yêu quý những cây hoa đó lắm. Vun tưới thường xuyên. Hỏi tên hoa đó là hoa gì? Chú trả lời ngon ơ: Đó là hoa vông vang của Đỗ Tốn, Chúng tôi không nhớ và cũng không biết ông Đỗ Tốn là ai
Trong sự bồi hồi xúc động, tay bắt mặt mừng, họ được gặp lại để trò chuyện với những người họ hàng thân yêu, những bạn bè xa gần thân thiết, nhìn thấy tận mắt những làng xưa chốn cũ, nhớ lại những kỷ niệm êm đẹp từ thuở thơ ấu cho đến ngày tạm thời phải rời bỏ những nơi này ra đi, ôi biết bao nhiêu nỗi xúc động trộn lẫn niềm sung sướng vô biên, nói làm sao cho hết được.
Những yếu tố lôi cuốn du khách đi du lịch đến một đất nước bao gồm cảnh đẹp thiên nhiên, văn hóa, thành phố lớn với những lối kiến trúc độc đáo, cuộc sống sôi động, ẩm thực, hoạt động phiêu lưu, kỳ thú ngoài trời, những buổi hòa nhạc, thể thao, nghệ thuật, hay lễ hội, địa điểm hành hương tôn giáo, phương tiện giao thông, vấn đề an ninh và bình yên; trong văn hóa, yếu tố con người chiếm một phần rất lớn khiến du khách khi rời xa, vẫn lưu luyến muốn trở lại lần nữa.
Nếu quý vị độc giả nào đã đọc câu chuyện tình cảm éo le, oan trái tràn đầy nước mắt: "Thằng Cu Tí và Thằng Cu Tèo" và nếu quy vị nào chưa đọc, thì xin hãy mở Google.com sẽ thấy đế tài này thuật lại 2 vị cao niên về thăm VN để hưởng tuần lễ trăng thanh gió mát quê nhà, sau nhiều năm phải rời bỏ quê hương để sống tha hương ngàn trùng xa cách nơi đất khách quê người đi tìm sự tự do. Nay mới có dịp được quay trở về thăm quê cha đất tổ, đồng thời còn được thưởng thức những món ăn đặc sản quê hương
Tôi lắng nghe, ngạc nhiên nhiều hơn thương cảm. Một người như Tầm mà bị lường gạt về lãnh vực 'xương máu' của mình. Tôi có thể hiểu và cảm thông an ủi trong mọi hoàn cảnh đau buồn, thất vọng của người thân chung quanh. Nhưng tôi lại rất vụng về khi phải đề cập đến mọi giao cảm đối với những con số. Tôi không có duyên phận và chung đường với nó. Nên tôi chỉ biết yên lặng, chờ đợi.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.