Hôm nay,  

Narges Mohammadi: Người Phụ Nữ Iran Đoạt Giải Nobel Hòa Bình 2023 Đang Ngồi Tù

13/10/202300:00:00(Xem: 772)
Narges

Ủy Ban Nobel Na Uy đã quyết định trao giải Nobel Hoà Bình 2023 cho Narges Mohammadi, vì nỗ lực chống lại sự áp bức đối với phụ nữ ở Iran và đấu tranh nhằm thúc đẩy nhân quyền và tự do cho tất cả mọi người. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

 
Theo Ủy Ban Nobel (Nobel Committee) Na Uy, “Woman, Life, Freedom” – câu slogan được người dân Iran dùng để phản đối cái chết bất công của Mahsa Amini vào năm 2022, là những từ phù hợp nhất để mô tả thành tựu của người phụ nữ đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 2023: Narges Mohammadi.
 
Mohammadi là người phụ nữ Iran thứ hai nhận giải Nobel Hòa bình, đúng 20 năm sau khi Shirin Ebadi được trao giải với nỗ lực thúc đẩy dân chủ và khởi xướng cải cách luật pháp theo luật Hồi Giáo vào năm 2003. Ngoài ra, Mohammadi là người đoạt giải Nobel Hòa Bình thứ 4 trong khi đang bị giam giữ, trước đó có Aung San Suu Kyi và Ales Bialiatski.
 
Theo Nobel Committee, Mohammadi đã bị bắt không dưới 13 lần, bị buộc tội 5 lần, bị kết án tổng cộng 31 năm tù và 154 roi. Trong 4 năm qua, bà liên tục bị bắt rồi được trả tự do, việc bà đại diện cho phụ nữ vùng lên và công khai ủng hộ bãi bỏ án tử hình đã khiến bà trở thành mục tiêu trường kỳ của chính quyền Hồi Giáo ở Iran.
 
Hiện nay, bà vẫn bị giam trong nhà tù Evin, nhà tù dành cho các tù nhân chính trị khét tiếng nhất Iran nằm trên vùng đồi phía bắc Tehran.
 
Pardis Mahdavi, Hiệu trưởng University of La Verne, đã nghiên cứu về quyền phụ nữ, nhân quyền, chính trị về giới tính và tình dục ở Iran trong hơn hai thập niên. Bà đã có cơ hội gặp gỡ và làm việc với Shirin Ebadi và hàng chục nhà hoạt động vì nữ quyền ở Iran và đã chứng kiến sự dũng cảm của phụ nữ Iran khi họ mạnh dạn vận động đòi thay đổi. Hoạt động tích cực của phụ nữ Iran không chỉ là một hiện tượng mới nổi lên gần đây – họ đã dẫn đầu những lời kêu gọi thay đổi ở Iran trong hơn một thế kỷ qua.
 
Hoạt động sau cuộc Cách Mạng Iran
 
Hoạt động của Mohammadi bắt nguồn từ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, khi bà còn là sinh viên tại Imam Khomeini International University. Bà đã viết bài chỉ trích sự đàn áp mà phụ nữ ở Iran phải đối mặt. Sau cuộc cách mạng năm 1979, chế độ Hồi Giáo dưới thời Ayatollah Ruhollah Khomeini đã ban hành các sắc lệnh bắt buộc phụ nữ phải che mặt và áp đặt những hạn chế khắt khe trong việc đi lại, quyền nuôi con, thừa kế và ly hôn, mở ra một kỷ nguyên đàn áp khắc nghiệt đối với phụ nữ.
 
Mohammadi sinh ra ở Zanjan, Iran, nhưng lớn lên ngay bên ngoài Tehran, ngoại ô Karaj. Sau khi tốt nghiệp trung học, bà chuyển đến Qazvin, phía tây bắc Tehran để theo học đại học, bà chọn chuyên ngành vật lý và kỹ thuật. Khi bước chân vào đại học, bà nhanh chóng trở thành một nhà hoạt động, đồng sáng lập một nhóm tên là Tashakkol Daaneshjooei Roshangaraan – tạm dịch là Illuminating Student Group (Sinh Viên Tỏa Sáng) – và viết các bài kêu gọi trách nhiệm của chính quyền.
 
Các bài viết đó đã khiến bà bị bắt hai lần trong thời gian còn là sinh viên đại học. Nó đánh dấu sự khởi đầu của niềm đam mê đấu tranh cho nhân quyền kéo dài hàng thập niên ở Iran, khiến bà liên tục vào tù. Năm 2002, Mohammadi cùng với Ebadi thành lập Defenders of Human Rights Center, nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ, tù nhân chính trị và dân tộc thiểu số ở Iran.
 
Khi được trao Giải thưởng Sakharov Prize vào năm 2018 vì hoạt động “bảo vệ nhân quyền và tự do tư tưởng,” Mohammadi đã kêu gọi chấm dứt án tử hình và những bất công đối với phụ nữ. Bà phản đối việc bỏ tù và tra tấn các nhà hoạt động chính trị và dân quyền, đồng thời tuyên bố “sẽ không im lặng trước những vi phạm nhân quyền.”
 
Năm 2007, khi Shirin Ebadi thành lập National Peace Council để đấu tranh bất bạo động (peaceful resistance) chống lại án tử hình, luật hôn nhân và gia đình khắc nghiệt cũng như đối xử tàn tệ với tù nhân, Mohammadi được bầu làm chủ tịch của cơ quan 83 thành viên.
 
Kêu gọi thay đổi
 
Mohammadi nối gót những phụ nữ dẫn đầu trong việc kêu gọi thay đổi ở Iran, kể từ thời Đế Chế Ba Tư (Persian Empire).
 
Năm 1906 diễn ra cuộc Cách Mạng Hiến Pháp (Constitutional Revolution), hay còn gọi là Cách Mạng Mashrouteh (Mashrouteh Revolution). Đây là một phong trào thúc đẩy việc soạn thảo luật pháp và quyền lợi để bảo vệ người dân Iran khi đất nước đang bị chủ nghĩa thực dân đe dọa. Nhiều phụ nữ dẫn đầu trong việc kêu gọi quyền bình đẳng cho tất cả người dân Iran – đặc biệt bao gồm quyền bình đẳng cho mọi giới tính.
 
Kể từ Cách Mạng Iran năm 1979, hoạt động của phụ nữ ngày càng mạnh mẽ và táo bạo hơn. Trong bốn thập niên qua, hàng ngàn người biểu tình đã kêu gọi trách nhiệm, sự bình đẳng và nhân quyền dưới thời Islamic Republic.
 
Năm 2009, phụ nữ là trung tâm của Phong Trào Xanh (Green Movement) kêu gọi dân chủ và minh bạch trong bầu cử. Green Movement là một biểu hiện phẫn nộ trước những cáo buộc gian lận trong việc Mahmoud Ahmadinejad tái đắc cử. Và trong khi cả đàn ông và phụ nữ tuần hành cùng nhau, thì những người dẫn đầu lại là phụ nữ. Neda Aga Soltan, nữ sinh viên 26 tuổi bị bắn chết khi đang tham dự tuần hành bất bạo động phản đối chính phủ Iran sau cuộc bầu cử tổng thống. Cái chết của cô đã trở thành biểu tượng quốc gia.
 
Năm 2022, nhiều phụ nữ ở mọi lứa tuổi, tôn giáo, dân tộc và thành phần kinh tế xã hội, đã đồng loạt tham gia biểu tình sau cái chết của cô gái 22 tuổi Mahsa Amini. Amini đến Tehran từ tỉnh Kurdistan để đi nghỉ cùng anh trai. Nhưng vừa bước xuống tàu, Amini đã bị cảnh sát đạo đức bắt giữ. Cô gái trẻ chết trong khi bị giam giữ, làm dấy lên các cuộc biểu tình nhanh chóng được cả thế giới biết đến với khẩu hiệu “Zan, Zendigi, Azadi” (Phụ nữ, Cuộc sống, Tự do). Nhiều nữ sinh mới 12 tuổi cũng dũng cảm đứng lên trong các cuộc biểu tình đòi chính quyền phải chịu trách nhiệm.
 
Những cuộc biểu tình này không phải là một lòng dũng cảm của vài cá nhân. Chúng là kết quả của phong trào phản kháng kéo dài hàng thập niên do phụ nữ lãnh đạo; họ đã quá mệt mỏi trước những áp bức và bất bình đẳng.
 
Gieo hạt giống bất đồng chánh kiến
 
Sự công nhận của Ủy Ban Nobel đối với cống hiến của Mohammadi đã khiến cả thế giới chú ý đến cuộc đấu tranh vì quyền của phụ nữ ở khu vực Trung Đông.
 
Gia đình Mohammadi, Ủy Ban, và các đồng nghiệp của bà tại Defenders of Human Rights Center đều nói về ý nghĩa của giải Nobel Hòa Bình, không chỉ đối với Mohammadi mà còn đối với tất cả phụ nữ Iran, những người chưa bao giờ tỏ ra hèn nhát và nhụt chí trong việc chống lại sự đàn áp ở Iran.
 
Năm 2022, World Economic Forum đã xếp Iran vào 5 quốc gia kém nhất trên thế giới về cơ hội và sự tham gia vào kinh tế, sức khỏe, trình độ học vấn và quyền lực chính trị của phụ nữ.
 
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Mohammadi có biết mình đã đoạt giải Nobel Hòa Bình hay chưa. Bà có chia sẻ một tin nhắn từ nhà tù vào ngày 4 tháng 10 thông qua gia đình, khi được thông báo rằng bà đang được xem xét vào vòng chung kết. Bà cho biết sẽ tiếp tục phấn đấu vì “dân chủ, tự do và bình đẳng” và thề sẽ ở lại Iran để tiếp tục hoạt động. Bà nói: “Tôi sẽ tiếp tục sát cánh bên cạnh những bà mẹ dũng cảm của Iran, đấu tranh không ngừng nghỉ để chống lại sự phân biệt đối xử, chuyên chế và áp bức về giới của chính phủ cho đến khi phụ nữ được giải phóng.”
 
Phụ nữ Iran sẽ chẳng bao giờ buông tay từ bỏ cuộc chiến – ngay cả khi bị đe dọa bằng hơi cay, bị bắt giữ, bị bỏ tù và đánh đập tàn bạo trong suốt nhiều năm.
 
Nguồn: “Iranian Nobel Peace Prize winner Narges Mohammadi, in prison for speaking up against human rights violations, has been a voice for women for almost two decades” của Pardis Mahdavi, được đăng trên trang TheConversation.com. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại Tu Viện Đại Bi số 13852 Newland ST; Thành Phố Garden Grove, Nam California vào lúc 4 gio 30 chiều Thứ Bảy ngày 2 tháng 12 năm 2023, Hội Đồng Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức lễ tưởng niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng lâm Thời, Cố Vấn Hội Đồng Hoàng Pháp GHPGVNTN.
Đạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu là “biện chứng giải thoát” hay là con đường giải thoát. Giải thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi. Tuy cùng đi trên một con đường, nhưng vì con người có nhiều tâm tính, trình độ, khả năng và căn cơ khác nhau, lại vì tùy hoàn cảnh, tùy phong tục, tập quán, luật lệ thay đổi theo từng địa phương và tùy thời điểm, cho nên Đức Phật đã đưa ra vô số phương tiện khác nhau
Tòa liên bang Bắc California bác đơn bà Mai-Trang Thi Nguyen kiện chính phủ Mỹ viện trợ Israel chiếm đóng Đất Thánh. Thẩm phán Virginia DeMarchi của tòa Sơ thẩm liên bang đã bác đơn của bà Nguyen kiện chính phủ Mỹ vì đã ủng hộ chính phủ phân biệt chủng tộc của Israel bằng cách gửi cho họ ít nhất 3 tỷ đô la viện trợ quân sự mỗi năm."
Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động thương mại tại lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới. Đây là lò phản ứng đầu tiên thuộc loại này trên thế giới. Nhà máy Shidaowan thế hệ thứ tư nằm ở tỉnh Sơn Đông phía bắc Trung Quốc. So với các lò phản ứng trước đây, nó được thiết kế để sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn và cải thiện tính kinh tế, mức độ an toàn khi Trung Quốc chuyển sang sử dụng năng lượng hạt nhân để cố gắng đáp ứng các mục tiêu phát thải carbon.
PHÂN ƯU: nhận được tin buồn Nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn sinh ngày 6 tháng 9 năm 1936 tại Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam tạ thế lúc
CÁO PHÓ: Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc xin báo tin cùng thân bằng quyến thuộc & bạn hữu xa gần: Cha, Ông, Ông Cố của chúng tôi là Ông NGUYỄN ĐÌNH TOÀN
San Jose: cảnh sát thi hành lệnh bắt giữ khoảng 34 người tại nơi cư trú. Ba nghi phạm chính – được xác định là Thụy Phạm, 51 tuổi, Xuân Nguyên, 46 tuổi và Vũ Nguyên, 37 tuổi, đều là cư dân San Jose – đã bị bắt giữ liên quan đến hoạt động sòng bạc. Cảnh sát cho biết Phạm và Xuân Nguyên đang lẩn trốn trong tầng hầm của nơi cư trú. Ngoài ra còn có bảy cá nhân khác có mặt tại nơi cư trú trong vụ phá sản đã bị bắt giữ vì nhiều lệnh truy nã trọng tội và tội nhẹ.
Tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Dubai, 63 quốc gia đã tham gia vào cam kết cắt giảm sâu lượng khí thải liên quan đến việc làm mát, trong đó bao gồm Hoa Kỳ, Canada và Kenya…, theo Reuters.
Andriy Yermak, chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết việc trì hoãn viện trợ của Hoa Kỳ dành cho Kyiv sẽ khiến Ukraine có “nguy cơ lớn” thua trong cuộc chiến với Nga, theo Reuters.
Nói chuyện với Rachel Maddow của MSNBC hôm thứ Hai, cựu Dân Biểu Liz Cheney (R-WY) tiết lộ rằng cô đã bí mật lắng nghe các luật sư của Donald Trump khi họ lên kế hoạch vào ngày 6 tháng 1/2021. Một trong những đoạn trích trong cuốn sách mới của cô, xuất bản hôm thứ Ba, là chiến dịch tranh cử của Trump đã tổ chức một cuộc gọi vào ngày 4 tháng 1/2021, nơi nhóm pháp lý nói với một số người đại diện cho chiến dịch hàng đầu về những gì họ đang lên kế hoạch và những gì họ muốn mọi người nói trên tin tức truyền hình cáp.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.