Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Lê Trọng Hùng

06/10/202300:00:00(Xem: 743)
 
tuong nang tien le trong hung
 
Ngày 12 tháng ̣9 năm 2023, qua FB, ông Hà Sĩ Phu (bút danh của tiến sỹ Nguyễn Xuân Tụ) đã gửi đến độc giả và thân hữu “lời chào tạm biệt” nguyên văn như sau:
 
Thưa quý bằng hữu,
 
Sau 2 sự cố (tai nạn giao thông, rồi một lần đột quỵ) ở tuổi 84 tôi đã trở thành người tàn phế, không biết có cơ hội góp một bài viết nữa hay không, mấy dòng ngắn ngủi này đã là hết sức cồ gắng.
 
Anh em Hải ngoại đã gom các điều liên quan và các bài viết trước năm 2021 trong Thư viện Hà Sĩ Phu online (hasiphu chấm com, thường bị tường lửa chặn).
 
Tôi đã lấy toàn bộ Thư viện ấy xuống, và gom lại các bài ngắn trên facebook Hà Sĩ Phu từ 2022, và sẽ tìm cách gửi đến bạn bè như chút kỷ niệm. Ngay từ bài đầu tiên (Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của Trí tuệ - 1988) toàn bộ các bài viết của tôi đã bị ngăn cấm, nên việc in ấn không đươc phép, không có điều kiện để biên tập nghiêm chỉnh, nên xin quý bạn đọc hiểu cho những sơ xuất khó tránh khỏi.
 
Thân mến gửi lời chào tạm biệt.
 
Bên dưới “mấy dòng ngắn ngủi” thượng dẫn là phản hồi của hàng ngàn người đọc, với tất cả sự trân quý (và xót xa) khi được biết về tình trạng sức khỏe không mấy khả quan của tác giả. Xin phép ghi lại dăm ba, theo thứ tự alpha:
 
-         Nguyễn Lâm Cẩn: “Kính chúc bác hồi phục sức khỏe. Những trang viết của bác bạn đọc rất trân trọng.”
-         Nguyễn Văn Cung: “Anh luôn là người mà tôi trân quý.”
-          Lê Đăng Ngô Đồng : “Con không ngờ sẽ vắng bóng của bác. Con chúc bác mau bình phục và mong sẽ còn được đọc bài viết của bác!”
-          Đỗ Việt Khoa: “Thương bác.”
-         Huỳnh Văn Hoa: “Mong anh mạnh khoẻ, an lành.”
-         Phạm Phú Thanh: “Trước đây, nhờ được đọc những bài viết của bác mà tôi đã được sáng mắt ra, đầu óc bớt tăm tối ngu muội...vô cùng cảm ơn bác.”
-         Võ Thiêm: “Kính chúc bác khỏe mạnh, sống an vui trong những ngày tới.”
-         Chau le Van: “Sáng ngời Một Sĩ phu Bắc hà ! Còn nhiều lớp Người tiếp nối anh !”

Tôi cũng tin như thế (“nhiều người sẽ tiếp nối anh”) dù chân thật và bất khuất là hai đức tính hiếm hoi của người Việt hiện nay. Đứng thẳng làm người gần như là điều cấm kỵ ở xứ sở này, và những người không gù (hay còn chút liêm sỷ tiết tháo)  đều bị nhà nước hiện hành trù dập hay trấn áp.

Cuộc sống gian truân và bất an thường trực của Hà Sĩ Phu chỉ là một tấm gương tiêu biểu. Cuộc tuyệt thực hiện nay của tù nhân lương tâm Lê Trọng Hùng cũng thế. Đây cũng chỉ là một trường hợp điển hình của một người ở thế hệ tiếp nối, nhất quyết “đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ” bằng mọi giá, kể cả khi ông đang bị giam cầm.

Trang FB của Dự Án 88 (The 88 Project) cho biết:
Ông sinh 1979, quê Yên Bái, là một giáo viên dạy sinh, hóa tại Lào Cai. Sau đó, ông chuyển về Hà Nội tiếp tục dạy học tại một ngôi trường cấp 2 và học thêm ngành luật. Năm 2015, ông quyết định thôi việc sau khi lá đơn yêu cầu cải cách giáo dục, đòi hỏi những lợi ích chính đáng cho học sinh của ông bị từ chối.
 
Năm 2017, Lê Trọng Hùng bắt đầu đưa tin với tư cách là một “nhà dân báo” trên Facebook và YouTube, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội và tư vấn cho dân oan cách kiến nghị, khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua hàng ngàn cuốn Hiến Pháp Việt Nam, tặng cho nhiều người và giảng giải cho họ về những điều quy định trong hiến pháp, pháp luật. Ông là một con người giàu lòng nhân ái, từng nhiều lần hiến máu nhân đạo để cứu người.
 
Trước khi bị bắt, Lê Trọng Hùng đã kịp ghi danh và có Thẻ đăng ký hiến mô, tạng cho “Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia”. Đây không chỉ là một nghĩa cử cao đẹp, mà còn thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ trong bối cảnh xã hội Việt Nam còn tồn tại nhiều quan điểm lạc hậu về cái chết, về các hủ tục trong đời sống tâm linh.
 
Lê Trọng Hùng bị bắt ngày 27/3/2021, vài ngày sau khi nộp đơn tự ứng cử và chỉ 2 tháng trước khi cuộc bầu cử được tiến hành. Ngày 31/12/2021, ông bị kết án 5 năm tù giam, 5 năm quản chế bởi một tội danh hết sức mơ hồ “Tuyên truyền chống nhà nước.”
 
Ông Hùng có vợ là bà Đỗ Lê Na, một người khiếm thị và là giáo viên dạy văn tại trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu. Năm 2015, tờ Công An Nhân Dân (cơ quan ngôn luận của ngành công an) số ra ngày Thứ Năm 29/10 đã có bài báo với tựa đề “Chuyện tình đẹp như cổ tích của cô giáo khiếm thị” để ca ngợi mối tình cảm động của hai người.
 
Trước khi ông Hùng bị bắt, vợ chồng ông cùng hai con sống cuộc sống nghèo khó nhưng đầm ấm trong một căn nhà nhỏ tại Hà Nội. Khi bài viết này đến với bạn đọc, ông Hùng đã bước sang ngày thứ 6 của cuộc tuyệt thực, dự định kéo dài đến ngày 9/11/2023.
 
tuong nang tien le trong hung 2
Ông tuyệt thực để đề nghị tòa án mở lại phiên phúc thẩm; yêu cầu Trại giam số 6 -Thanh Chương, Nghệ An tôn trọng quyền lợi chính đáng của tù nhân; đề nghị các đại biểu Quốc hội vào nhà tù gặp ông với mong muốn thành lập Tòa án Bảo Hiến.

Tòa Án Bảo Hiến hay Tòa Án Hiến Pháp lập ra để bảo vệ nguyên tắc của hiến pháp, để kiểm tra, và quyết định xem các điều luật có vi hiến hay không. Nhà đương cuộc Hà Nội, hẳn nhiên, hoàn toàn dị ứng với định chế pháp luật này vì họ biết rõ rằng Điều 4 Hiến Pháp (“khẳng định vai trò độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản”) vi hiến một cách thô bạo và trắng trợn.

RFA nhận định: “Tòa Bảo Hiến là ước mong của tất cả mọi người, đặc biệt là trong giới luật gia ở Việt Nam. Người ta trông chờ có tòa Bảo Hiến để có thể loại bỏ những bản văn luật pháp vi hiến. Tuy nhiên cho đến nay, đây chỉ là mong ước.”

Niềm ước mong này, xem ra, còn rất xa và mỗi lúc sẽ một thêm xa, nếu đất nước không có những người cương trực (và cương quyết) như Lê Trọng Hùng. Ông không còn gì ngoài mạng sống nhưng đã không ngại dùng đến thứ vũ khí cuối cùng để đòi hỏi công lý cho tất cả, chứ không chỉ riêng mình. 

Ngày 24 tháng 9 năm 2023, sau “Chuyến Thăm Chồng Sau 21 Ngày Tuyệt Thực”,  Tử Đinh Hương (bút danh của bà Đỗ Lê Na, người bạn đời của ông Lê Trọng Hùng) đã gửi đến “cô chú, anh chị” những dòng chữ thống thiết như sau – qua FB:

Tử Đinh Hương tự hỏi: tình hình này phải chăng không chỉ các đại biểu quốc hội quyết định nhắm mắt làm ngơ, bỏ mặc nguyện vọng và tính mệnh của cử tri mình mà cả hệ thống này đang vô cùng hổ thẹn, đuối lý nên quyết tâm không biết, không nghe thấy gì để khư khư giữ lấy lợi ích của mình? Chỉ đáng thương, đáng tiếc cho một công dân hết lòng vì Tổ quốc đang bị hàm oan, đọa đầy và những đứa trẻ vô tội đang ngày ngày hãi sợ có thể bị mất đi người bố thương yêu!

Ps: Thỉnh cầu cô chú, anh chị, ai biết Fb hoặc số điện thoại của bà Lê Thị Nga (chủ nhiệm Ban tư pháp quốc hội), ông Lưu Bình Nhưỡng “”phó trưởng Ban dân nguyện), bà Dương Ngọc Ánh, ông Nguyễn Phi Thường, Nguyễn Ngọc Tuấn (đoàn đại biểu quốc hội Hà Nội) hãy vui lòng gửi link bài viết này đến họ. Đây là nguyện vọng tha thiết của anh Lê Trọng Hùng, cũng là sự cậy nhờ của Tử Đinh Hương…!

Tôi thì không tin rằng đây chỉ là “nguyện vọng tha thiết” của riêng ông Lê Trọng Hùng hay bà Đỗ Lê Na. Chả lẽ người Việt không còn ai khác quan tâm đến vận mệnh của quê hương, dân tộc và thân phận của chính họ (cùng con cháu) hay sao?

– Tưởng Năng Tiến
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.