Vào một buổi xế trưa mùa hè trong cuối thập niên 1980s, mẹ tôi và tôi đi ngang qua một quán trà trên chuyến đi ra ngoài thành phố của chúng tôi. Tòa nhà đông người thường là nơi náo nhiệt tràn ngập tiếng nói, tiếng cười, và niềm vui, tiếng đánh bài mạt chược lạch cạch. Tuy nhiên, ngay lúc chúng tôi đi qua, sự im lặng bao trùm quán trà: Mọi người say mê bởi ánh sáng trắng-đen của chiếc máy truyền hình nhỏ ở một góc phòng, đang chiếu một tập của loạt phim “Tây Du Ký.”
Loạt truyền hình được phỏng theo cuốn tiểu thuyết Trung Hoa cùng tên hồi thế kỷ thứ 16 mà đã trải qua nhiều lần chuyển thể và đã chiếm được trí tưởng tượng của người Trung Hoa cho đến nay. Giống như nhiều trẻ em tại Trung Hoa, tôi bị mê hoặc bởi Hầu Vương, siêu anh hùng rất yêu thích trong cuốn tiểu thuyết, người đã trải qua những cuộc mạo hiểm kỳ diệu với các nhà hành hương hác trong hành trình thỉnh Kinh Phật. Trong khi tôi phải đi nhanh qua quá trà để kịp chuyến xe buýt ngày hôm đó, khoảnh khắc này thỉnh thoảng đã xẹt lên trở lại trong tôi, làm tôi tự hỏi điều gì làm cho “Tây Du Ký” quá hấp dẫn đối với mọi người ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh.
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã bắt đầu một chương mới trên cuộc hành trình học tập của tôi tại Hoa Kỳ và đã nối kết với “Tây Du Ký” từ một cái nhìn khác. Bây giờ, là một học giả với chuyên môn trong lãnh vực văn học Trung Hoa truyền thống, tôi thích thú vào sự phát triển của các truyền thống văn học và văn hóa chung quanh câu chuyện này, gồm cách nó đã được chuyển ngữ và tưởng tượng lại bởi nhiều nghệ sĩ.
Trong khi thấm sâu trong các truyền thống Trung Hoa, câu chuyện cũng được các độc giả từ nhiều nền văn hóa khác nhau thích thú. “Tây Du Ký” tạo ra mảnh đất chung bằng việc nêu bật sự tìm kiếm một nhân tính chung, đóng bởi một vai đáng yêu nhất, Hầu Vương – một biểu tượng của tâm thức con người
Một hành trình, nhiều câu chuyện
Các học giả thường truy tìm sự bắt đầu của truyền thống văn học này bắt nguồn từ một Tăng sĩ Phật Giáo, Huyền Trang, người đã thực hiện cuộc hành hương lịch sử tới Ấn Độ vào năm 627 Tây lịch. Ngài đã quyết định xem xét và mang về nhiều bản sao Kinh Phật bằng tiếng Phạn, hơn là dựa vào các bản dịch sang chữ Hán trước đó. Ngài đã làm như thế sau gần 17 năm và đã dành cả đời còn lại để dịch các kinh Phật.
Cuộc hành trình (của Huyền Trang) đã tạo cảm hứng cho nhiều biểu hiện khác nhau trong văn học, nghệ thuật và tôn giáo, tạo ảnh hưởng lâu dài lên nền văn hóa và xã hội Trung Hoa. Truyền thuyết bắt đầu khởi sinh trong thời của ngài Huyền Trang. Trải qua nhiều thế kỷ, chúng dần dần phát triển thành một truyền thống đặc thù của lối kể chuyện, thường tập trung vào việc bằng cách nào ngài Huyền Trang vượt qua được các chướng ngài với sự trợ giúp của những siêu nhân đồng hành.
Điều này đã đạt tới đỉnh điểm trong cuốn tiểu thuyết chữ Hán vào thế kỷ thứ 16, “Tây Du Ký.” Vào thời điểm này, vị anh hùng của câu chuyễn đã được chuyển từ ngài Huyền Trang sang một trong những đệ tử của ngài: Hầu Vương của Núi Hoa-Quả, người bảo vệ của ngài Huyền Trang. Hầu Vương sở hữu nhiều năng lực kỳ diệu – chuyển hóa thân, biến mình thành người khác và ngay cả nhào lộn để bay hơn 30,000 dặm trong tức tốc.
Dù sự thống trị của cuốn tiểu thuyết này, truyền thống rộng lớn hơn xoay quanh “Tây Du Ký” bao gồm nhiều câu chuyện khác nhau trong nhiều hình thức đa dạng. Chính cuốn tiểu thuyết kinh điển này đã làm tăng trưởng nỗ lực tập thể, và tác giả của nó vẫn còn được tranh cãi – ngay dù nó tiếp tục tạo cảm hứng cho những mô phỏng mới.
Cuộc hành trình sâu hơn
Trung tâm đối với tất cả các câu chuyện Tây Du Ký là chủ đề về hành hương, mà ngay tức khắc nêu ra nghi vấn liên quan đến bản chất của cuốn tiểu thuyết: Thực sự cuộc hành trình là vì cái gì?
Những tranh luận kéo dài nhiều thế kỷ về thông điệp sâu xa của cuộc hành trình tập trung vào cuốn tiểu thuyết ở thế kỷ thứ 16. Các nhà bình luận truyền thống trong cuối thời đại quân chủ ở Trung Hoa đã mô phỏng nhiều phương pháp đối với cuốn tiểu thuyết và nhấn mạnh đến mối liên kết của nó với các giáo thuyết tôn giáo và triết học: Khổng Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo và tổng hợp các giáo thuyết đó.
Thí dụ, tất cả những giáo thuyết này đều nêu bật vai trò của “tâm” – chữ Hán chỉ cho tâm và trái tim – trong việc tự tu luyện. Trong khi các độc giả Khổng Giáo có thể xem cốt truyện “Tây Du Ký” như là cuộc tìm cầu một cuộc đời đạo đức hơn, các Phật tử có thể giải mã nó như là cuộc hành trình hướng nội tới sự giác ngộ.
Vào đầu thế kỷ 20, học giả và cũng là nhà ngoại giao Trung Quốc Hồ Thích đã phê phán những giải thích có tính cách ngụ ngôn truyền thống, mà ông sợ là sẽ làm cho cuốn tiểu thuyết khó tiếp cận hơn đối với công chúng.
Quan điểm của Hồ Thích đã ảnh hưởng đến Arthur Waley qua bản dịch tiếng Anh rút gọn của “Tây Du Ký” có tên là “Monkey,” được xuất bản vào năm 1942, mà đã góp phần phong thánh cho cuốn tiểu thuyết ở ngoại quốc. Với một mức độ đáng kể, “Monkey” đã biến cuộc hành trình của những người hành hương thành cuộc hành trình tự hoàn thiện và phát triển cá nhân của chính Con Khỉ.
Giới học thuật gần đây đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa tôn giáo và nghi lễ của cuốn tiểu thuyết từ các quan điểm khác nhau, và những tranh luận về vấn đề này vẫn còn tiếp tục. Nhưng vài người sẽ bác bỏ rằng một ý tưởng đóng vai trò quan trọng: Hầu Vương như là một biểu tượng của tâm.
Tâm viên
Có một truyền thống từ lâu trong nền văn hóa Trung Hoa kết nối hình ảnh của con khỉ với tâm thức con người. Mặt khác, con khỉ thường biểu trưng cho tâm thức vọng động, cần kỷ luật và tu dưỡng. Ngược lại, tâm thức năng động cũng mở ra cơ hội để thách thức hiện trạng và ngay cả siêu việt nó, tiến tới trạng thái cao hơn.
Hầu Vương trong tiểu thuyết mô tả cả hai mặt này của tâm. Nó biểu lộ một cách sinh động sự thích nghi trong việc khám phá những lãnh vực chưa được khám phá và thích ứng với sự thay đổi các hoàn cảnh – và học cách dựa vào đồng đội và tự kiềm chế, không phải chỉ dựa vào năng lực siêu nhiên của nó.
Trước khi được cử đi hành hương, sự săn đuổi của Hầu Vương để tự thỏa thích đã quậy phá thiên đường và đưa tới việc nó bị Đức Phật giam cầm. Bồ Tát Quan Âm đã đồng ý cho nó cơ hội thứ hai với điều kiện nó phải theo những nhà hành hương khác và hỗ trợ cho họ. Cuộc hành trình của nó đầy dẫy căng thẳng giữa tự chế và tự tin, khi nó học cách vận dụng sức mạnh thể chất và tinh thần cho việc thiện.
Các phẩm tính người của Hầu Vương, từ kiêu ngạo tới sợ hãi, giúp cho nó có sức thu hút toàn cầu. Các độc giả dần dần chứng kiến sự cải thiện tự thân của nó, bộc lộ sự tìm kiếm của con người bình thường. Họ có thể cau mày với cách Hầu Vương mắc kẹt trong chính cái tôi của nó, tuy nhiên tôn trọng sự can đảm của nó trong việc thách thức thẩm quyền và chiến đấu với nghịch cảnh. Trong khi nhiều trò tinh nghịch của hắn làm người ta cười khoái chí, lòng trung thành của nó với Thầy Huyền Trang và ý thức về lẽ phải tạo ấn tượng lâu dài.
Trong giới thiệu tác phẩm “Monkey” của Waley vào năm 1943, nhà văn người Mỹ gốc Hoa Helena Kuo bình luận về những nhà hành hương rằng, “Nhân loại sẽ bỏ lỡ rất nhiều nếu họ là những nhân vật (trong tiểu thuyết) gương mẫu.” Thực tế, mỗi câu chuyện miêu tả sự tìm kiếm bản thân tốt đẹp hơn của con người, đặc biệt là nhân vật chính. Loanh quanh trên đường đời, người bạn đồng hành khỉ này đã quyến rũ độc giả -- và làm cho họ cảm thấy như đó chính là cuộc hành trình của họ.
Việt Báo
(Việt Báo dịch từ bài “‘Journey to the West’: Why the classic Chinese novel’s mischievous monkey – and his very human quest – has inspired centuries of adaptations” của Ji Hao từ trang web www.theconversation.com)
Gửi ý kiến của bạn