Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

16 Tác Giả Sẽ Nhận Giải Viết Về Nước Mỹ Năm 2022–2023; Ngày Phát Giải, Ra Mắt Sách Mới: 26 Tháng Mười Một, 2023

08/09/202300:00:00(Xem: 5369)
 
hình thông báo giải thưởng 2023
Lễ Phát Giải VVNM 2021 tại Garden Grove.
 

 

Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai mươi hai và hai mươi ba - gồm những bài viết được phổ biến trên nhật báo Việt Báo và trên vietbao.com từ ngày 1 tháng Bẩy 2021 tới 30 tháng Sáu 2023 -  đã được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 26 Tháng Mười Một 2023 tại Garden Grove, CA, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.  

Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ được phát động từ 30 Tháng Tư năm 2000, với ngân sách giải thưởng hàng năm là 35,000 mỹ kim. Riêng giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm trong năm là 10,000 mỹ kim. Họp mặt phát giải và ra mắt sách năm thứ nhất đã được tổ chức tại Richard Nixon Library, Yorba Linda, California, ngày 29 tháng Mười Một 2000. Từ đây, liên tục bao năm qua, mỗi ngày, mỗi tuần đều có phổ biến bài viết mới, trên các ấn bản Việt Báo và Việt Báo Online.  Quốc Hội Hoa Kỳ trong khóa họp ngày 28 tháng Bẩy 2010, đã chính thức tuyên dương Việt Báo về giá trị văn hoá, lịch sử mà chương trình Viết Về Nước Mỹ đạt được.

Sang năm thứ 23, sách “Viết Về Nước Mỹ” do Việt Báo ấn hành đã được 23 cuốn, mỗi cuốn 640 trang, trên 15,000 trang sách. Ngoài các ấn bản chính thức của Việt Báo, hàng ngàn bài viết cũng liên tiếp được trích đăng lại trên các sách báo Việt ngữ trong ngoài nước, nhiều cuốn sách được in đi in lại.  Không kể số lượng người đọc sách báo, chỉ riêng tổng số lượt đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việt Báo online hiện đã trên 800 triệu. Một số tác giả có bài viết đạt kỷ lục trên dưới 1 triệu lượt người đọc.Gần 6000 bài viết của hàng ngàn tác giả Viết Về Nước Mỹ trong 23 năm qua hiện được phổ biến trên Vietbao.com. Bạn đọc có thể vào “Danh Sách Tác Giả” gõ tên để đọc bài và xem thêm những bài khác do cùng một người viết.Sau đây là danh sách các tác giả sẽ nhận giải thưởng 2023.

 

* 6 Giải Đặc Biệt 

 

1. Nguyễn Thị Thanh Dương, bài “Số Khổ”

 

Tác giả lần đầu tham dự VVNM, bút hiệu Nguyễn Thị Thanh Dương sinh năm 1951 sang định cư tại Mỹ 1991. Tác giả hiện đã nghỉ hưu và sống tại Dallas, Texas. Bài “Số Khổ”ghi lại một cách dí dỏm, đáng yêu về các món ăn dân dã cũng như cách sống, cách nghĩ  mang đậm chất Việt.

Số bài viết trong năm:2

https://vvnm.vietbao.com/p247630a247652/so-kho

  

2. Phước An Thy, bài “Bạn Tôi”

Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài “Bạn Tôi” viết vui về chữ nghĩa văn chương Việt trong đời thường.

Số bài viết trong năm: 5.

https://vvnm.vietbao.com/a247714/ban-toi

 

3. Đào Ngọc Phong, bài “Người Trong Hang”

Tác giả sinh năm 1941, là nhà giáo từ năm 1964 đến 1975. Định cư tại Mỹ 1991, hiện nay đã về hưu và sống tại Orange County, California. Ông bắt đầu góp bài cho Viết Về Nước Mỹ từ năm 2021. Bài “Người Trong Hang” kể về cuộc gặp gỡ của tác giả với một người cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam.

Số bài viết trong năm: 7.

https://vvnm.vietbao.com/p247630a247708/nguoi-trong-hang

 

 

4. Phương Lâm, bài “Họp Mặt Phủ Cam ở Cali”

Tác giả  tên thật là Phương Nguyễn. Sinh năm 1957 tại Phủ Cam, Huế. Ông là cựu học sinh trường Jeanne D'Arc, hiện cư ngụ tại TB.WA, thành phố Seattle. Đã nghỉ hưu. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2015. Bài “Họp Mặt Phủ Cam ở Cali” ghi lại một trong những buổi họp mặt đồng hương thật vui nơi hải ngoại.

Số bài viết trong năm: 3

https://vvnm.vietbao.com/a247744/lang-phu-cam-hop-mat-nam-cali 

 

5. Nguyễn Thị Thu Hương, bài “Cho Đi và Nhận Lại”.

Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững. Bài “Cho Đi và Nhận Lại”nói về những gian nan trong quá trình tìm việc cũng như ý nghĩa tốt đẹp của việc cho và nhận trong cuộc sống.

Số bài viết trong năm: 2

https://vvnm.vietbao.com/p247630a247651/cho-di-va-nhan-lai

 

6. Trần Đình Phước, bài “Ngày Cuối Cùng Làm Crossing Guard”

Trần Đình Phước sinh năm 1947, cựu Trung Úy  Không Quân VNCH. Đến Mỹ 10-1992 thuộc danh sách HO-13. Ông hiện đang sống tại San Jose. Lần đầu tham dự chương trình VVNM kể về niềm xúc động và cảm nghĩ của ông trong ngày cuối cùng làm nhân viên hướng dẫn học sinh và bộ hành qua đường, một công việc mà ông gắn bó trong suốt 17 năm trời.

Số bài trong năm: 1.

https://vvnm.vietbao.com/p247540a247604/ngay-cuoi-cung-lam-crossing-guard-nhan-vien-huong-dan-hoc-sinh-va-bo-hanh-qua-duong-

 

 

* 9 Tác Giả vào Danh Sách Chung Kết 2022-2023 


1. Biển Cát, bài “Không Khóc Vào Thanksgiving” và “Mùa Bình An”

Tác giả tên thật Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Lần đầu tham dự chương trình VVNM với bài viết “Ngày qua giông bão“. Với văn phong đẹp nhẹ nhàng, các bài viết của tác giả là những câu chuyện đời sống và tình người cảm động. Bài “Mùa Bình An” và bài “Không Khóc Vào Thanksgiving” là một trong những bài viết sâu sắc có số lượng độc giả cao. Tác giả viết rất đều tay, góp nhiều bài xuất sắc trong năm.

Số bài viết trong năm: 8

https://vvnm.vietbao.com/p247630a247745/mua-binh-an

https://vvnm.vietbao.com/p247630a247734/khong-khoc-vao-thanksgiving-

  

2. Lại Thị Mơ, bài “Hãy Tha Thứ Cho Con” và “Đôi Đũa Lệch”

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và là ngòi bút khá quen thuộc của giải thưởng VVNM, bà đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Bài “Hãy Tha Thứ Cho Con” viết về sự hối hận của đứa con đối với người cha nhân mùa lễ Father’s Day.

Số bài góp trong năm: 4

https://vvnm.vietbao.com/a247811/hay-tha-thu-cho-con

https://vvnm.vietbao.com/a247795/doi-dua-lech

 

3. Duy Nhân: “Joe Và Những Con Chim Bồ Câu” và “Giữ Cháu Ngoại”

Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo 75 tuổi hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois.Đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và được lãnh giải nhiều lần từ năm 2001. Năm 2021-2022, tác giả viết nhiều bài mới kể những câu chuyện đời thường rất thật từ lăng kính của một người đã về hưu sống trên đất Mỹ.

Số bài góp trong năm: 8

https://vvnm.vietbao.com/p247630a247706/joe-va-nhung-con-bo-cau

https://vvnm.vietbao.com/p247750a247783/2/giu-chau-ngoai

 

4. Kim Loan: Má Của Tí / San Antonio Tôi Đến Để Nhớ Thương

 

Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả viết đều đặn gần như hàng tuần, nhận giải đặc biệt VVNM 2021, và vào chung kết VVNM năm nay với sức viết mạnh mẽ. Bài “Má Của Tí” kể về chuyện người mẹ sống độc thân nuôi con và bài “San Antoinio Tôi Đến Để Nhớ Thương” kể về ân nhân người Mỹ đã giúp đỡ những người Việt tị nạn ổn định hòa nhập vào cuộc sống trên đất Mỹ.

Số bài góp trong năm: 16

https://vvnm.vietbao.com/a247797/ma-cua-ti

https://vvnm.vietbao.com/a247782/san-antoino-toi-den-de-nho-thuong

  

5. Lê Đức Luận: Chuyện Buồn Dâu Rể                       

Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Tác giả Lê Đức Luận lần đầu tham dự VVNM với bài “Ngẫm ra mới thấy thèm”. Tốt nghiệp Khóa 1 Trường ĐH/CTCT/ Đà Lạt, trước năm 1975 ông là sĩ quan, làm việc trong Ủy Ban Binh Thư - Tổng Cục/CTCT/QL VNCH – Sài Gòn. Sau năm 1975 Ông bị “Tập trung cải tạo” 7 năm. Sang Mỹ năm 1986. Tác giả có viết bài đăng trên các Đặc San: Ức Trai, Biệt Đông Quân, Chiến Sĩ Cộng Hòa. Bài “Chuyện Buồn Dâu Rể” kể về những câu chuyện ngậm ngùi của các vị cha mẹ sống ở Mỹ không “cơm lành canh ngọt” với con cái.

Số bài góp trong năm: 7

https://vvnm.vietbao.com/p247750a247776/2/chuyen-buon-dau-re

https://vvnm.vietbao.com/a247692/an-may-tren-xu-my

 

6. Lê Xuân Mỹ, bài “Giọt Lệ Biết Làm Sao Ngưng” và “Tôi Bị Tai Nạn Lao Động”.

Là con của một sĩ quan tù cải tạo, tác giả Lê Xuân Mỹ đã góp vào giải VVNM những bài viết xúc động. Ông đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2021. Bài viết vào giải chung kết của Ông năm nay là câu chuyện người thật việc thật viết để tưởng nhớ hai người bạn Phạm Phúc-Hạnh Nguyên vừa qua đời, là nạn nhân của một vụ giết người ngày 1 tháng 6 vừa qua gây thương tâm kinh hoàng cho cộng đồng người Việt Bắc Cali.

Số bài góp trong năm: 5

https://vvnm.vietbao.com/a247808/giot-le-biet-lam-sao-ngung-

https://vvnm.vietbao.com/p247750a247785/2/toi-bi-tai-nan-lao-dong

  

7. Minh Thúy Thành Nội: “Ba Hiểu” và “Mẹ Mê Facebook”


Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018 với bài “Tình người hoa nở”.  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019.  Hai bài vào chung kết của tác giả năm nay viết về cha, về mẹ, về văn hóa và đời sống xứ người ảnh hưởng đến quan hệ tình cảm gia đình. “Ba Hiểu” là một bài viết chân thực phản ảnh một phần nhịp sống ở đất Mỹ và sự cảm thông, hy sinh của cha mẹ dành cho các con. Bài Mẹ Mê Facebook là chuyện tình cảm giữa mẹ con, những xung đột điển hình, và lối cư xử hàng ngày.

Số bài đóng góp: 15

https://vvnm.vietbao.com/a247680/ba-hieu

https://vvnm.vietbao.com/p247750a247798/me-me-facebook

  

8. Tiểu Lục Thần Phong: “Riêng Chung Chuyện Đời” và “Mười Năm Không Gặp”

 

Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, Sinh sống ở Atlanta 20 năm. Tác giả là cây bút viết bài đều đặn, có lối kể chuyện tự nhiên, bút pháp giản dị, ngoài các bài góp cho Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ, tác giả thường viết bài cho báo Chánh Pháp và xuất hiện trên mục truyện ký của Việt Báo. Bài “Riêng Chung Chuyện Đời” và bài “Bà Deborah” là những câu chuyện đời thường, chuyện gia đình, chuyện công việc, với các nhân vật tiêu biểu trong đời sống trên đất Mỹ.

Số bài đóng góp: 12

https://vvnm.vietbao.com/p247750a247770/3/rieng-chung-chuyen-doi

https://vvnm.vietbao.com/a247748/ba-deborah

 

 9. Thanh Mai: “Thay Tế Bào Gốc Tự Thân” và “Từ Di Vật Của Má”

 

Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. “Thay Tế Bào Gốc Tự Thân” là một bút ký riêng, 1 trong 3 bài kể về câu chuyện ông xã của chính tác giả trải qua quá trình điều trị ung thư, với mục đích chia xẻ thông tin cùng bạn đọc VVNM.

Số bài đóng góp: 5

https://vvnm.vietbao.com/a247802/thay-te-bao-goc-tu-than

https://vvnm.vietbao.com/a247668/tu-di-vat-cua-ma

 

*1 Tác giả sẽ nhận giải Việt Bút Trùng Quang: Sẽ công bố vào ngày phát giải 

***

 

Xin quý vị tác giả có tên trên đây vui lòng liên lạc với Việt Báo để xác nhận địa chỉ, cập nhật thông tin và nhận thiệp mời họp mặt.

E-mail: hangnguyen@vietbao.com hoặc vvnm@vietbao.com

Phone:  (714) 894-2500

 

* Việc Tuyển Chọn Giải Chung Kết hàng năm

Thể lệ tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ khởi đầu, năm 2000, có ghi rõ: “Mục tiêu của giải thưởng là cổ võ việc ghi lại những kinh nghiệm hội nhập của người Việt vào dòng sống nước Mỹ, càng nhiều chi tiết sống thực càng hay. Bài tham dự có thể là truyện ký, truyện ngắn, tạp bút... Người viết có thể gửi nhiều bài tham dự, hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn là liên quan tới nước Mỹ.”

Hàng năm, một hội đồng tuyển chọn chung kết sẽ quyết định các giải bằng cách cho điểm dựa trên tiêu chuẩn: 1) Đề tài, nội dung; 2) Cách viết, sức viết; và 3) Ý nghĩa thông điệp của bài viết.

Liên tục suốt 23 năm qua, trên các ấn bản Việt Báo và Việt Báo online, mỗi ngày, mỗi tuần đều có thêm bài mới. Tất cả hiện lưu trữ đầy đủ trên Vietbao.com, có 336 giải thưởng đã được trao tặng, trong số này có 21 giải chung kết, mỗi giải 10.000 mỹ kim.

Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2021-2023 gồm 12 thành viên:

- Một đồng nghiệp uy tín: nhà báo Bồ Đại Kỳ, nguyên chủ nhiệm báo KBC Hải Ngoại.

- Sáu tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải thưởng: Trương Ngọc Bảo Xuân, Lê Tường Vi, Khôi An, Trần Nguyên Đán và Nguyễn Viết Tân, Anne Khánh Vân.

- Năm đại diện Việt Báo: Nhã Ca, Hoà Bình, Phạm Quyến, Trịnh Y Thư, Phan Tấn Hải

- Trưởng ban tuyển chọn từ 2017: Trương Ngọc Bảo Xuân, tác giả đã nhận giải Chung Kết năm thứ hai, 2001.

- Tư vấn: Nguyễn Xuân Nghĩa và Trần Dạ Từ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi về già, tôi học Phật cách khác. Mỗi kinh sách, bài giảng dài dòng, thêm bớt… tôi chỉ học một câu, một chữ, một bài kệ và tự nghiền ngẫm, đặt câu hỏi, giải đáp và thực hành trong đời sống hàng ngày. Con đường học Phật phải là con đường an lạc, con đường “diệt khổ”, chớ nếu học Phạt mà “khổ thêm” thì chắc học sai!
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, người từng phục vụ trong chính quyền Trump, cho biết hôm thứ Hai rằng công chúng nên coi cựu Tổng thống Trump là "nghiêm túc" khi Trump đề xuất sử dụng quân đội chống lại công dân Hoa Kỳ. "Tất nhiên là tôi lo ngại", Esper trả lời Kaitlan Collins của CNN t
Nếu ứng cử viên Donald Trump thắng cử, Project 2025 sẽ được thi hành. Project 2025 là một chương trình nghị sự mang tính ý thức hệ, được thiết kế để thúc đẩy Hoa Kỳ hướng tới chế độ chuyên quyền.
Europa Clipper được phóng từ Kennedy Space Center bằng hỏa tiễn Falcon Heavy của SpaceX. Đây là phi thuyền thăm dò tự động sử dụng năng lượng Mặt trời, dự kiến sẽ đến quỹ đạo Mộc tinh vào năm 2030 sau hành trình dài khoảng 1.8 tỷ dặm (2.9 tỷ km) trong 5 năm rưỡi. Trước đó, vụ phóng đã bị hoãn lại một tuần do ảnh hưởng của bão Milton. Europa Clipper là phi thuyền lớn nhất mà NASA từng chế tạo cho sứ mệnh khám phá các hành tinh. Khi các ăng-ten và tấm pin năng lượng mặt trời được mở ra hết cỡ, tàu có chiều dài khoảng 100 feet (30.5 mét) và rộng 58 feet (17.6 mét), lớn hơn cả một sân bóng rổ, và nặng khoảng 13,000 pound (khoảng 6 tấn).
VFF đang cùng cộng đồng hướng đến một sự kiện trọng đại: kỷ niệm 50 năm tị nạn kể từ biến cố 30-04-1975. Không phải tình cờ khi nhiều phim đoạt giải năm nay có chủ đề liên quan đến sự hòa giải giữa các thế hệ sau nửa thế kỷ ly hương.
Thứ Ba (15/10), chính phủ Úc đã khuyến cáo người dân không nên đến Israel, và ai đang ở Israel thì hãy nhanh chóng rời khỏi đất nước này khi các hãng hàng không vẫn còn hoạt động, vì xung đột giữa Israel và lực lượng vũ trang Hezbollah tại Lebanon ngày càng căng thẳng, theo Reuters.
Hôm Thứ Sáu ngày 11 tháng 10/2024 là một ngày hội ngộ, hàn huyên của Viện Việt Học, nơi các học giả, nhà văn hẹn tới cùng chia sẻ một số niềm vui: sức khỏe Giáo sư Nguyễn Văn Sâm hồi phục sau phẫut huật và cơn bệnh kéo dài hơn cả năm, đã tự lái xe từ Victorville tới Little Saigon
An lạc không phải là hạnh phúc, là sảng khoái nhất thời hay hài lòng, vui sướng… nhất thời, trái lại nó như dòng suối mát tưới tẩm ở bên trong. An lạc là một trạng thái hỷ lạc, một cảm nhận an lành, thanh thản tự bên trong mỗi cá nhân, nhẹ nhàng, bền bỉ, mang lại sự bình an cả thân và tâm cho chính mình và lan tỏa đến người khác. An lạc đến từ tuệ giác, đưa đến sự tự tại, ung dung, cân bằng cả về vật chất lẫn tinh thần…
Giải Nobel Kinh tế năm 2024 sẽ được trao cho Daron Acemoglu và Simon Johnson từ Viện Công nghệ Massachusetts và James Robinson từ Đại học Chicago "cho các nghiên cứu về cách các thể chế được hình thành và ảnh hưởng đến sự thịnh vượng".
Vào tháng 9 năm 2021, Texas ban hành lệnh cấm phá thai từ tuần thứ sáu của thai kỳ, tức là thời điểm sớm nhất có thể nhận thấy một tín hiệu từ phôi thai mà có thể được coi là nhịp tim. Thực ra không phải là tim đang đập, vì phôi thai chưa phát triển tim ở giai đoạn này, nhưng đó là một tín hiệu sinh lý, sau này sẽ trở thành nhịp tim trong quá trình phát triển của thai nhi. Những phụ nữ không chủ động theo dõi việc mang thai thường chỉ phát hiện mình có thai vào khoảng tuần thứ bảy.
Các nhà sư ở Kosambi đã chia thành hai nhóm. Một nhóm theo vị thầy về Luật và nhóm kia theo vị thầy về Pháp và họ thường tranh cãi nhau. Ngay cả Đức Phật cũng không thể ngăn họ tranh cãi. Do vậy, Đức Phật đã rời bỏ họ và dành mùa an cư trong mùa mưa, vào một mình trong Rừng Rakkhita gần rừng Palileyyaka. Ở đó, con voi Palileyya đã theo hầu Đức Phật.
Căng thẳng gia tăng giữa Philippines và Trung Quốc đã đặt ra câu hỏi liệu Hoa Kỳ có sẵn sàng bảo vệ đồng minh của mình trước sự xâm lược của Trung Quốc hay không, đặc biệt là ở các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Thái Bình Dương.
Thế kỷ 19 có một sự cộng tác đặc biệt của một số người Minh Hương ở Chợ Lớn và các nhà khắc ván ở vùng Phật Trấn (Quảng Đông, Trung Quốc) để thực hiện khắc ván, in và phát hành sâu rộng những tác phẩm Việt Nam viết bằng chữ Nôm.
Họa sĩ tự tìm đường đi vào nghề vẽ hơn 50 năm, với kết quả sản xuất ra 1.500 tác phẩm, trải qua hơn 20 lần triển lãm cá nhân và 40 lần tham gia triển lãm cùng các đồng nghiệp. Tác phẩm của ông đắt khách và thường được định giá cao, nhưng phần lớn tài chánh được dùng để trao tặng từ thiện.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.