Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Đọc truyện “Dust Child” - Đứa Con Bụi của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai

23/08/202308:00:00(Xem: 2275)
Điểm sách

daonhu



DUST CHILD/ Đứa Con Bụi, một thiên truyện của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, vừa được nhà xuất bản Algonquinn Books of Chapel Hill cho ấn hành. Theo nhận định của Forbes Vietnam, tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, một trong 20 phụ nữ được ngưỡng vọng nhất của năm 2021, trong phần Epilogue của truyện DUST CHILD, tác giả Nguyễn Phan Quế Mai đã thú nhận khi bà đọc câu chuyện của người cựu chiến binh Mỹ tên Jerry Quinn đã trở lại Saigon tìm kiếm người yêu và đứa con trai của họ đã thất lạc nhau từ năm 1973,  41 năm về trước. Câu chuyện này đã lay động tâm hồn bà dữ dội, khiến bà có cảm tưởng phải giúp những cựu chiến binh Mỹ tim lại vợ con của họ. Những người chiến binh đó bây giờ đã ở vào tuổi ngoài sáu mươi, bảy mươi... Tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, ngỏ lời tri ân viện Đại Học Landcaster đã hỗ trợ bà viết luận án tiến sĩ với chủ đề: Tim hiểu, truy nguyên, những vấn nạn gây ra bởi Vietnam War/ Hội Chứng Hậu Chiến/ Post Traumatic Stress Disorders Syndromes (PTSD) của hơn 2,700,000 chiến binh Mỹ đã phục vụ tại miền Nam Việt Nam. Sự hỗ trợ này đã cho tác giả cơ hội thực hiện lý tưởng của bà. Nhờ thế tác giả đã tiếp cận, phỏng vấn và đã đọc vô vàn tài liệu, sách vở, truyện phim, nói về số phận các cháu Mỹ lai, Amerasians, bị bỏ quên tại Viêt Nam.
    Sau hơn 7 năm, tìm hiểu, giúp đỡ những chiến binh Mỹ trở lại Sai gòn, chiến trường xưa, tìm lại những đứa con và người yêu của họ. Với một văn phong lãng mạn, đậm chất nhân văn, tình người, tác giả Nguyễn Phan Quế Mai nhận định chiến tranh bao giờ cũng là sự ăn năn của nhân loại, bà chia sẻ niềm đau và sự mất mát đáng tiếc của một quá khứ dài đăng đẳng của hơn 40 năm, Chiến tranh – Tình yêu – và Tha thứ, dòng tư duy này đã quán xuyến trọn 21 truyện, từ  Child of Enemy đến truyện cuối  Love and Honor. Trong cuộc sống của chúng ta gồm có Thân phận và Tình yêu. Thân phận con người thì quá hẩm hiu, giới hạn, còn Tình yêu thì bao giờ cũng mãi mãi rạng ngời và vô hạn. Qua tập truyện DUST CHILD, tác giả Nguyễn Phan Quế Mai cho chúng ta thấy chỉ có Tình yêu mới có thể cứu chuộc Thân phận con người bị giày vò trong chiến tranh, trong tranh chấp của đời thường, của xã hội...
    Xuyên qua truyện The Heat of Sai Gon, tiềm thức mang nặng đau thương, tội ác, nhớ nhung bao giờ cũng trở về với chúng ta trong giấc mơ, trong chiêm bao mộng mị. Dan (một đai úy lái trực thăng) trong giấc mơ, thấy mình đang đi dạo tại một nơi nào đó thuộc vùng châu thổ của sông Mekong, bất ngờ bị một người đàn ông từ phía sau dùng dao đâm vào lưng anh và ông ta la lớn “Trả lại tôi vợ và các con của tôi”. Người đàn ông ấy có gương mặt của người nông dân mà Dan đã thấy ông ta quì gối, gào thét trước căn nhà của ông đang bốc cháy vì tên lửa bắn ra từ trực thăng. Lắng sâu trong tiềm thức tình yêu của Dan với Kim, chàng nhớ lại trong quá khứ của hơn 40 năm về trước, chàng và cô gái Viêt Nam tên Kim thường ăn nằm với nhau trong những đêm mưa Saigon. Với màu da xạm nắng xinh đẹp, Kim thích nằm trần truồng bên cạnh thân thể màu da trắng của Dan trong khi đó bên ngoài tiếng mưa rơi giội vào khung cửa sổ... Từ đó Dan rất sợ nghe tiếng mưa rơi trên mái nhà Saigon trong khi đó Kim bảo nàng rất thích nghe tiếng mưa rơi trên mái nhà, gợi nhớ những kỷ niêm tình ái giữa Kim và Dan. Phải chăng tình yêu vô hạn đã cứu rỗi tâm hồn, thân phận của Kim ra khỏi những ý tưởng nhơ nhớp của đời, của một Tea-girl? Lần cuối gặp nhau, nàng ghì chặt tay áo của Dan và cho chàng hay nàng đang mang thai. Và Dan tin rằng Kim không nói dối và hy vọng Kim và đứa con còn sống đâu đó tại Việt Nam sau chiến tranh. Dan cũng thú thật với vợ, Linda, những dan díu tình cảm của chàng tại Việt Nam. Dan nhớ lại, ngày chàng trở về Seattle sau một năm phục vụ tại Việt Nam. Dan nhớ rõ sau lúc rời phi cơ, anh bước vào hành lang của phi trường Seattle cùng với các chiến binh mang đủ loại phù hiệu và binh chủng hiên ngang gắn trên ngực họ. Môt nhóm người trong đó có Linda và mẹ của Dan, trong lúc Linda chạy vội đến và ôm choàng Dan, thì có những người đang gào thét hướng về Dan, “Này bọn người khốn nạn”, “Kẻ tàn sát trẻ con”, “Bao nhiêu trẻ con bọn mày đã giết chết”. Mẹ của Dan rất bàng hoàng, ngẩn ngơ trước trạng huống như vậy, bà khóc cho thân phận của con trai mình. Những tiếng nguyền rủa về tàn sát trẻ thơ chỉ rõ mặc cảm đã tiềm tàng trong vô thức của Dan, một đại úy phi công trực thăng. Những trạng huống bi đát nhiều mâu thuẫn như vậy xuyên suốt 21 truyện của tập truyện DUST CHILD của NPQM. Cuộc tình giữa Dan và Kim đầy chất thơ, lãng mạn, vượt lên trên tất cả những vây hãm của chính trị, của sắc tộc và màu da. Khi đứng trước di ảnh của Kim với nụ cười tha thứ, Dan quì gối trước bàn thờ, và chàng buồn thảm gọi tên nàng “Kim, Kim” như thể Kim còn sống. Mặt của Dan giàn giụa nước mắt. Dan khóc nức nở, mặc dầu biết là quá muộn.
    Trong phần kết luận, nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai đã bày tỏ “Khi tôi viết tập truyện này để hiến dâng lời nguyền về một thế giới tốt đẹp hơn với nhiều lòng trắc ẩn, yêu chuộng hòa bình, biết tha thứ cho nhau và biết hàn gắn lại mối quan hệ giữa con người”. Tác giả Nguyễn Phan Quế Mai hy vọng hành tinh của chúng ta sẽ không còn những giao tranh vũ khí.
    Phải chăng đó cũng là động lực thúc đẩy nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai tiếp tục viết để ca ngợi tình yêu và lòng tha thứ. Nhà văn Quế Mai cũng đã từng thổ lộ, viết đối với Quế Mai là cơ hội bày tỏ tình yêu với quê hương, xứ sở, đồng thời cũng là để hàn gắn và hòa giải, thống nhất quê hương và đất nước.

 

Đào Như

(August 20, 2023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hiếm có một tiểu thuyết như Đường về thủy phủ của Trịnh Y Thư. Không phải là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, nhưng lại làm người đọc phải bâng khuâng nghĩ về những chặng đường đã trải qua của dân tộc. Không phải là một tiểu thuyết diễm tình, nhưng lòng độc giả sẽ chùng xuống khi khép trang sách lại và ngậm ngùi cho những mối tình tan vỡ. Bạn có thể đọc xong, tuần sau đọc lại, vẫn còn thấy có những gì như cần đọc nữa. Chữ của Trịnh Y Thư như dường không cũ tí nào, vì nó luôn luôn gợi tới những gì sâu thẳm trong tim mỗi người, những ước mơ về một mối tình rất mực kỳ ngộ, rất mực dị thường.
“Ở Phía Đông Âm Phủ” là một trong hai truyện tạo thành tập truyện có cùng tựa đề “Ở Phía Đông Âm Phủ” của nhà văn Nguyễn Viện. Sách dày 184 trang do Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2024. Ở âm phủ, dĩ nhiên, để bị trừng phạt và đền tội, nếu vậy, ngụ ý của tác giả là tội gì, đối với các nhân vật trong truyện, những lãnh tụ có thật đưa vào hư cấu, mang máu lịch sử, tạo ra những khúc quanh lớn cho dân tộc, chôn hàng hà sa số xương thịt của người dân, dù có ý định tốt đẹp? Đối với lãnh đạo, lý tưởng và hành động là hai bạn đồng hành, nếu họ yêu nhau, chuyện tốt đẹp sẽ xảy ra; nếu họ phản bội nhau, chuyện xấu xa sẽ xuất hiện sau mặt nạ son phấn của tuyên truyền.
Sách mới "Ở PHÍA ĐÔNG ÂM PHỦ" của Nguyễn Viện, do NXB Tiếng Quê Hương (Mỹ) ấn hành, 2024. Gồm 2 truyện kịch: VÀ, HẮN ĐÃ ĐẾN & Ở PHÍA ĐÔNG ÂM PHỦ. Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng nhận định: “Ở phía đông âm phủ” độc đáo ở chỗ tác giả không miêu tả trực tiếp nhân vật, mà để cho họ nói năng như trên sân khấu, như trong một vở kịch. Hình thức tiểu thuyết - kịch rất hiếm trong văn học Việt Nam… Những quan sát của anh sắc bén, và trong một ngôn ngữ đẹp, giản dị, tinh tế, dí dỏm, tôi thiết nghĩ anh đã thành công trong việc đánh thức ý thức lịch sử và xúc cảm cá nhân nơi người đọc. Nhà nghiên cứu lý luận Ngu Yên đúc kết: Trên con đường văn chương Việt, Nguyễn Viện trở thành một trong số ít nhà văn phiêu lưu, dọ dẫm vào miền văn học lạ lẫm.
Kề từ khi bệnh tật tận tình thăm hỏi, Khánh Trường đã cho ra đời: Truyện ngắn Khánh Trường (2016), Chuyện Bao Đồng (tạp bút, 2018) và các tiểu thuyết: Tịch Dương (2019), Dấu Khói Tàn Tro (2020), Bãi Sậy Chân Cầu (2020), Có Kẻ Cuồng Điên Khóc (2020), Xuyên Giấc Chiêm Bao (2021), Đừng Theo Dông Bão (2021). Nắng Qua Đèo (2021), Năm Tháng Buồn Thiu (2023), Cùng Nhau Đất Trời (2024) và cuối cùng là tập Thơ Khánh Trường (2024). Số tác phẩm đồ sộ này, ít ai, kể cả những tác giả sung sức nhất, làm nổi. Đúng là…kỳ vĩ! Cuốn “Cùng Nhau Đất Trời” này có chút khác với các cuốn trước vì tác giả ghi ngay ngoài bìa sách là “du ký tiểu thuyết”. Chuyện mới à! Mới nhưng truyện của Khánh Trường chằng bao giờ thoát ra khỏi tình. “Cùng Nhau Đất Trời” cũng vậy, đây là một truyện tình. Nhân vật chính không còn trẻ, đã 38 tuổi, chưa chồng con. Ông bố sốt ruột: “Cô tưởng cô còn trẻ lắm sao? Kén cá chọn canh mãi, mai mốt thành gái già, hối không kịp”.
Nhận được cuốn tiểu thuyết Đường về thủy phủ của nhà văn Trinh Y Thư, nghiền ngẫm đọc mấy hôm và suy nghĩ viết đôi lời cảm nhận cho tác phẩm của ông...
Tôi đã đọc bản thảo “Dòng Đời” khá là chậm. Đôi khi tôi đọc lại môt số đoạn, một số trang. Khi đọc lại toàn văn bản thảo lần thứ nhì, tôi lấy giấy ra ghi chú về các nhân vật, các mốc thời gian, những chuyển biến khi các nhân vật dời đổi từ bên dòng sông này qua thị trấn miền núi kia. Tất cả như một cuốn phim về một quê nhà đang tìm hướng đi trong thời kỳ hậu thực dân Pháp, nơi lối rẽ của tranh chấp để con sông trở thành đôi bờ và rồi người lái đò (trong tiểu thuyết này là người có tên là ông Ba Đò) trở thành người hai mặt, bị buộc cung cấp tin cho cả hai lực lượng thuộc hai ý thức hệ khác nhau.
Ngôn Ngữ đặc biệt về “tác giả tác phẩm”, cuốn này hân hạnh được giới thiệu đến quý bạn đọc, một cây bút tài danh đã viết và thành công trong hầu hết trong nhiều bộ môn văn học nghệ thuật qua bốn thập niên. Tác giả đó là nhà văn Trịnh Y Thư. Ông tên thật Trịnh Ngọc Minh, sinh ngày 11 tháng 2 năm 1952 tại Hà Nội, trưởng thành tại Sài Gòn, du học và hành nghề điện tử viễn thông tại Hoa Kỳ cho đến khi hưu trí vào năm 2018. Như đã thượng dẫn, Trịnh Y Thư là một người đa tài, chúng tôi xin giới thiệu đại khái về từng bộ môn ông đã sinh hoạt. Trong bộ môn văn, ông đã viết và phổ biến rộng qua sách in từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dịch, khảo cứu, nhận định văn học, tùy bút, tạp bút, tạp luận. Với bộ môn thi ca, ông có một số ít bài theo phong cách vần điệu nhưng không cùn mòn. Chúng tôi nghĩ ông rất hứng thú và chuyên về trường ca, hoặc những bài viết có số lượng câu không quá ngắn hoặc quá dài, và ông cũng sử dụng cả lối thơ Hokku với chỉ 3 câu cho từng khổ.
Trong số truyện ngắn của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, “Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều” trong tập truyện Gìn Vàng Giữ Ngọc có lẽ là tác phẩm được độc giả nhắc đến nhiều nhất. Dựa trên câu chuyện cơ cực có thật của chính gia đình mình trong thời toàn quốc kháng chiến chống Pháp, Doãn Quốc Sỹ đã kể lại với một cách nhìn nhân bản, kết thúc với đoạn văn được những người hâm mộ trích lại nhiều nhất: “…Ở thế giới thực dân tư bản người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn; ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua được bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành…”
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều trong nội tâm của Hiểu, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Hiểu lạc trôi theo vận nước, bước qua những tàn tích của lịch sử, qua những bóng ma quá khứ, những khoảnh khắc cô đơn tuyệt vọng để tìm lại bản thân, hội nhập, đối diện với những thử thách mới trong hiện tại và tương lai.
Suy nghĩ về thơ, Đặng Toản đã viết: “ ... Thơ chấp nhận mọi sự đẽo gọt và không đẽo gọt, từ vi tế đến thô ráp, từ dân gian đến bác học và các thành phần tham gia vào chiếu thơ có mặt phu xe và tể tướng, gã ăn mày và đại phú hộ...” ( Nghĩ về thơ, trang 258). Do đó sẽ càng thú vị hơn, khi ta bắt gặp những hình ảnh thơ, những câu thơ với những ngôn ngữ “nghề nghiệp” song cũng đầy mới lạ và ấn tượng của “gã thợ tiện’ bên những tia laser cắt... ống sắt!
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.