Hôm nay,  

Số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng, có nên đi tiêm mũi booster?

11/08/202300:00:00(Xem: 2362)
Covid
Mùa hè đang rộn ràng với những chuyến du lịch, tụ tập, và số người phải vào bệnh viện vì COVID-19 cũng đang tăng nhẹ. Các chuyên gia khuyên mọi người nên sớm đi tiêm mũi vắc xin booster, đặc biệt là những người cao niên và những người có hệ thống miễn dịch yếu. (Nguồn: pixabay.com)
 
Mùa hè đang vẫy gọi với những chuyến du lịch sôi động, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi số ca nhiễm COVID-19 dần tăng trở lại. Một số tiểu bang ở Hoa Kỳ, số người phải vào bệnh viện do COVID-19 cũng đang tăng, đặc biệt là những người cao niên.
 
Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), số người phải vào bệnh viện hàng tuần đã tăng nhẹ kể từ giữa tháng 6, từ khoảng 6,300 ca lên hơn 8,000 ca trong tuần kết thúc vào ngày 22 tháng 7. Kể từ khi kết thúc tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 vào tháng 5, CDC không còn báo cáo về số ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc. Điều này có nghĩa là các sở y tế của tiểu bang không còn phải báo cáo dữ liệu này cho CDC.
 
Khuynh hướng này cho thấy khả năng miễn dịch của hầu hết dân số Hoa Kỳ đang suy yếu trước SARS-CoV-2. Lần khuyến nghị về tiêm mũi booster gần đây nhất là vào tháng 4, khi đó CDC khuyên hầu hết mọi người nên đi tiêm liều vắc xin tăng cường nhắm vào các biến thể virus Omicron BA.4 /5. Tuy nhiên, những biến thể này đã bị ‘soán ngôi’ bởi những biến thể mới, thuộc loại XBB, khiến cho khả năng bảo vệ của mũi booster hiện nay không quá cao. Đầu năm nay, các viên chức y tế Hoa Kỳ đã quyết định cập nhật mũi booster vào mùa thu, nhưng vẫn chưa công bố mục tiêu sẽ là biến thể nào, dù có khả năng mũi tiêm mới sẽ tập trung vào một số phiên bản của biến thể XBB đang lưu hành.
 
Từ giờ tới đó, liệu có nên đi tiêm thêm một mũi booster để ngừa trước không? Theo bác sĩ David Wohl, giáo sư về y khoa tại Institute of Global Health and Infectious Diseases tại Trường University of North Carolina ở Chapel Hill, câu trả lời tùy thuộc vào tình hình cá nhân của mỗi người. Đối với những người cao niên, và đang hoặc sắp đi du lịch hoặc ở gần những người khác, thì đi tiêm mũi booster liền sẽ hữu ích, đặc biệt nếu lần tiêm cuối cùng đã cách đây hơn ba tháng. Wohl nói: “Nếu đã lâu rồi không tiêm vắc-xin mà lại đang bận rộn, thì nên bổ sung càng sớm càng tốt.”
 
Những mũi booster hiện nay vẫn có thể có hiệu quả
 
Tương tự với những người có hệ thống miễn dịch yếu, CDC cũng khuyến nghị các đối tượng này nên đi tiêm các mũi booster thường xuyên để duy trì khả năng miễn dịch mạnh nhất có thể. Wohl cho biết mặc dù liều booster hiện tại không nhắm mục tiêu đến các biến thể XBB, nhưng cũng không nên xem thường, vì “nó vẫn có phần nào hiệu quả.” Vắc xin đặc biệt hiệu quả trong việc bảo vệ mọi người khỏi bị bệnh trở nặng trong trường hợp bị nhiễm COVID-19. Đây cũng là lý do tại sao tỷ lệ người phải vào bệnh viện ở Hoa Kỳ vẫn ở mức tương đối thấp.
 
Còn với hầu hết những người khỏe mạnh và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa hợp lý, chẳng hạn như đeo khẩu trang ở nơi công cộng và trong không gian kín gió, thì việc đợi vài tuần nữa mới đi tiêm mũi booster cũng không sao.
 
Nhiều chuyên gia khác tin rằng thậm chí những người đang khỏe mạnh mà đi tiêm liều booster thì cũng chẳng thiệt hại gì. Bác sĩ Sandra Kemmerly, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Ochsner Health cho biết: “Tôi tin rằng những người cảm thấy họ có nguy cơ dễ mắc bệnh nặng hơn, hoặc đối với những người vẫn đang khỏe mạnh nhưng muốn được bảo vệ tối đa, đều nên tiêm mũi tăng cường.” Trong tuần này, bác sĩ Kemmerly đã kê toa thuốc điều trị vi rút Paxlovid cho một số bệnh nhân COVID-19, và cũng nhận thấy có nhiều trường hợp phải vào bệnh viện vì COVID-19 hơn.”
 
Kemmerly chỉ ra rằng những người cần được bảo vệ nhiều hơn không nhất thiết phải là những người có hệ thống miễn dịch yếu, mà có thể họ đang sử dụng nhiều loại thuốc, hoặc đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch nhẹ như prednisone. Nếu bị nhiễm COVID-19, những người này sẽ dễ bị bệnh nặng.
 
Khả năng miễn dịch do đã từng bị bịnh
 
Vắc xin không phải là nguồn miễn dịch duy nhất. Cho đến thời điểm này, rất nhiều người đã từng bị nhiễm vi rút rồi, dù đã tiêm phòng hay chưa. Dù không thể nói chắc chắn liệu vắc xin hoặc đã từng bị nhiễm bệnh có mang lại sự bảo vệ mạnh mẽ hơn hay không, nhưng vắc xin sẽ bảo vệ mọi người khỏi bị bệnh trở nặng. Thực tế là, chúng ta chỉ nghe nói về các trường hợp những người được tiêm vắc xin bị nhiễm bệnh, chứ không thể nắm bắt được tình hình những người được tiêm vắc xin rồi tiếp xúc với vi rút mà không bị nhiễm bệnh. Wohl giải thích: “Tôi tin rằng vắc xin mang đến phần nào khả năng miễn dịch giúp chúng ta không bị nhiễm bịnh, hoặc chỉ thoáng qua mà không hề có triệu chứng gì. Nhưng rất khó để nắm bắt điều đó và đưa vào cơ sở dữ liệu.”
 
Do đó, khả năng bảo vệ mà vắc xin hiện nay mang lại, dù không phải là tối ưu, nhưng vẫn rất quan trọng và có thể góp phần giảm thiểu số ca nhiễm so với những gì chúng ta từng trải qua trong quá khứ. Ít nhất là cho đến khi có một biến thể mới xuất hiệncó khả năng vượt qua tất cả khả năng miễn dịch mà chúng ta hiện có. Lúc đó, chúng ta sẽ quay trở lại bước khởi đầu cho vắc xin, tạo ra một bức tường phòng thủ miễn dịch mới chống lại biến thể đó.
 
Nguồn:“COVID-19 Cases Are Rising. Should You Get a Booster Shot?” của Alice Park, được đăng trên tạo chí Time.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập thể dục thường được nói đến như một yếu tố quan trọng giữ đầu óc tỉnh táo, nhưng có nhiều nghiên cứu cho thấy sự khác biệt và lắm lúc còn có thể có những hiệu quả ngược lại nữa. Một nghiên cứu mới đã tóm tắt tác động của việc rèn luyện thể chất đối với sức khỏe trí óc, trong đó bao gồm trí nhớ, sự chú ý, khả năng ra quyết định và tốc độ giải quyết thông tin của não. Theo kết quả rõ ràng của các nhà nghiên cứu, các hoạt động rèn luyện và tập thể dục nhằm mục đích cải thiện thể lực và hấp thụ oxy chỉ có tác dụng thấp đối với khả năng nhận thức. Ngược lại, tập yoga có tác động tích cực đến sức khỏe trí óc và có nhiều khả năng dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về chức năng nhận thức.
Một loạt các biến thể mới của Omicron đang khiến số ca nhiễm COVID-19 gia tăng và số trường hợp bị bệnh nặng cũng nhiều hơn. Trong tuần cuối cùng của tháng 8, đã có hơn 650 người chết vì COVID-19, tăng 10% so với tuần trước đó, và có 17,000 trường hợp mới phải vào bệnh viện.
“Tim đập liên hồi.” “Bồn chồn trong dạ.” “Tim muốn rớt ra ngoài.” “Nẫu ruột.” Đây là những cụm từ được nhiều người sử dụng để mô tả nỗi sợ hãi và lo âu. Thường thì chúng ta có thể cảm thấy được những cảm giác lo lắng, sợ hãi ở lồng ngực hoặc trong bụng chứ không phải ở não. Nhiều nền văn hóa có truyền thống gắn liền sự hèn nhát và dũng cảm với hình ảnh trái tim hoặc lòng dạ hơn là với bộ não.
Bệnh gan đang trở nên phổ biến hơn ở các nước phương Tây. Tại Thụy Điển, ước tính có khoảng một triệu người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ, đúng như tên gọi có nghĩa là gan tích tụ mỡ, không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, hầu hết người bịnh không biết rằng họ có chất béo tích tụ, mà ở một số người cuối cùng có thể phát triển thành xơ gan và ung thư gan. Một nghiên cứu ở Thụy Điển cho thấy số người mắc bịnh gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng.
Nhà sinh lý học vĩ đại người Pháp Claude Bernard đã phát triển khái niệm về nội môi (le milieu intérieur, tiếng Anh là the internal environment, tạm hiểu là môi trường bên trong cơ thể): môi trường chất lỏng được điều tiết tinh tế bao quanh các tế bào, chảy qua các động mạch và tĩnh mạch, thấm vào tất cả các cơ và dây thần kinh, cơ quan và xương trong cơ thể chúng ta. Hai trái thận phải làm khá nhiều việc để duy trì trạng thái cân bằng cho môi trường chất lỏng này, hay còn gọi là “cân bằng nội môi” (homeostasis). Chúng loại bỏ nhiều chất với nhiều kích thước khác nhau ra khỏi máu. Các chất này là phụ phẩm khi cơ thể tạo ra và đốt cháy năng lượng, và sẽ trở nên độc hại nếu tích tụ quá nhiều. (Gan thì trực tiếp loại bỏ các hóa chất khác ngay sau khi tiêu hóa, như rượu và ma túy, trong khi ruột, phổi và da thì thực hiện các chức năng bài tiết bổ sung.)
Thương hiệu số một trên thế giới, CheongKwanJang, hòa nhập với xu hướng Thực Phẩm Dược Tính toàn cầu, đã thông báo về sự hợp tác với chuỗi nhà hàng Kabuki của Nhóm Kaizen Dining. Sự hợp tác này, kết hợp truyền thống 120 năm và lợi ích sức khỏe của CheongKwanJang với ẩm thực Nhật Bản quen thuộc đối với người Mỹ, đã được tiết lộ tại một sự kiện diễn ra vào ngày 6 tháng 9 tại nhà hàng chính của Kabuki Huntington Beach. Tiến sĩ Lee Yun-beom, CEO của CheongKwanJang tại trụ sở Hoa Kỳ, đã tuyên bố: "Hồng Sâm Hàn Quốc, được biết đến khoa học với tên gọi Panax Ginseng C.A. Meyer, khác biệt với các loại sâm được tìm thấy tại Hoa Kỳ hoặc các khu vực khác; Nó đã được xác minh khoa học thông qua hơn 450 nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng ở các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ."
Năm ngoái, các bác sĩ tại một bệnh viện ở Canberra đã sốc tới lặng người khi gắp một con giun sống ra khỏi não một phụ nữ. Trước đó, nữ bệnh nhân này phải vào bệnh viện với các triệu chứng như bị đau dạ dày, ho khan, đổ mồ hôi đêm trong hàng tháng trời, sau đó thì bà bị trầm cảm và hay quên. Bệnh nhân đã được chỉ định đi scan não.
Người ta thường nói rằng tất cả chúng ta rồi sẽ trở nên mất trí nhớ - trừ khi chết vì ung thư hoặc bệnh tim mạch. Tất nhiên, có những người chết vì các bệnh khác, tai nạn hoặc tự tử. Nhưng chính chứng mất trí nhớ, ung thư và bệnh tim mạch lại chiếm ưu thế trong danh sách về nguyên nhân tử vong. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh tim mạch đã tiến bộ và tỷ lệ sống sót hiện nay cao hơn nhiều. Ung thư đã từ một bản án tử hình trở thành một căn bệnh có thể điều trị được - mặc dù vẫn có những biến thể mà tỷ lệ tử vong gần một trăm phần trăm.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Lund, Thụy điển đã tìm ra một phương pháp để có thể phát hiện sớm các bệnh nghiêm trọng trong não, chẳng hạn như bệnh Parkinson, bằng cách thử dịch tủy sống sau lưng. Và họ cho biết rằng dấu hiệu ban đầu của bệnh là giảm khứu giác, tin từ Đài truyền hình Thụy điển. Tại Phòng khám Trí nhớ ở thành phố Malmö, Thụy điển, các bác sĩ lấy dịch tủy sống từ những người tình nguyện tham gia nghiên cứu bằng một cây kim vào giữa hai đốt ở cột sống, qua thử nghiệm đó các nhà nghiên cứu biết người đó có khả năng mang chứng bịnh thể Lewy* không? Các chứng bịnh thể Lewy là thuật ngữ chung cho bệnh Parkinson và chứng mất trí nhớ thể Lewy, hay còn gọi là sa sút trí tuệ Lewy.
Theo tờ Smithsonianmag, trong một cuộc phẫu thuật thử nghiệm đột phá, các khoa học gia đã điều trị cho bốn bệnh nhân bị thương nặng ở một mắt bằng cách cấy ghép tế bào gốc từ mắt còn lại. Ula Jurkunas, bác sĩ nhãn khoa tại Massachusetts Eye and Ear và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu mới, cho biết: “Báo cáo từng trường hợp cụ thể về bốn bệnh nhân cho thấy một số thông số đã có sự cải thiện, đồng thời cơn đau cũng như các triệu chứng khó chịu đều có giảm bớt.”
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.