Hôm nay,  

Nhà Triệu: Một vấn đề lịch sử chưa được xác định ổn thỏa

23/06/202320:54:00(Xem: 1405)
Tìm hiểu Lịch sử

old warrior

Nước Việt Nam được quốc tổ Hùng Vương sáng lập với quốc hiệu đầu tiên là Văn Lang. Các vị vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu là Hùng Vương cả, chỉ phân biệt các đời vua theo con số thứ tự. Đến đời Hùng Vương thứ 18 thì một phiên thuộc là Thục Phán nổi lên đánh bại nhà vua và chiếm mất ngôi vào năm 257 trước Tây Lịch (TL). Thục Phán xưng hiệu là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Loa Thành (Phong Khê, Phúc Yên).
    Dưới sự cai trị của An Dương Vương, đất nước Âu Lạc đã trải qua một thời gian khá dài yên ổn, thịnh vượng. Nhưng đến năm 207 trước Tây lịch An Dương Vương lại bị Triệu Đà đánh bại, Âu Lạc mất vào tay Triệu Đà. Triệu Đà người huyện Chân Định, quận Hằng Sơn nay thuộc tỉnh Hà Bắc nước Tàu. Ông vốn giữ chức huyện lệnh Long Xuyên thuộc quận Nam Hải. Nhân lúc nhà Tần suy yếu, nước Tàu bị đại loạn, Triệu Đà đã thừa cơ chiếm cứ quận Nam Hải (Quảng Đông) và quận Quế Lâm (Quảng Tây) rồi chiếm luôn nước Âu Lạc (Việt Nam) để lập nên nước Nam Việt, tự xưng là Triệu Vũ Vương năm 207 trướcTL.
    Trong khi đó ở phương Bắc, Lưu Bang đã thành công trong việc tru Tần diệt Sở thống nhất nước Tàu rồi xưng Đế, lập nên cơ nghiệp nhà Hán. Năm 196 trước TL, nhà Hán sai Lục Giả sang thuyết phục Triệu Đà thần phục. Xét mình thế lực yếu kém khó chống nổi Lưu Bang, Triệu Đà đành chấp nhận xưng thần, chịu tước Vương của nhà Hán.
    Đến khi Lưu Bang mất, nội bộ chính quyền nhà Hán sinh ra lục đục. Lã Hậu vợ Lưu Bang chuyên quyền nghe lời gièm pha cấm người Hán buôn bán đồ vàng, đồ sắt và những đồ điền khí với người Nam Việt. Triệu Đà thấy vậy vô cùng tức giận, lại nghi Trường Sa Vương xúi Lữ Hậu làm việc ấy, ông bèn tự xưng là Nam Việt Hoàng Đế (183 tr.TL) còn gọi là Triệu Vũ Đế rồi cử binh sang đánh quận Trường Sa (tỉnh Hồ Nam ngày nay) để cảnh cáo. Tới năm 181 (tr.TL), nhà Hán sai Chu Táo kéo quân sang đánh Nam Việt nhưng vì không hợp thủy thổ, quân Hán đau ốm nhiều, bị thất bại nặng nề. Thắng lợi này đã làm danh tiếng của Triệu Vũ Đế càng thêm lừng lẫy.
    Đến năm 180 (tr.TL) Lã Hậu mất, Hán Văn Đế lên ngôi liền ra lệnh bãi binh. Tiếp đó Hán Văn Đế lại sai Lục Giả sang thuyết phục Triệu Đà bỏ Đế hiệu. Lúc bấy giờ Triệu Đà đã 77 tuổi, nhiệt khí tranh giành đã hạ bớt, lại thấy chiếu dụ của Hán Văn Đế lời lẽ ôn tồn, hòa dịu, bèn chịu bỏ Đế hiệu, trở lại giữ tước Vương. Như vậy là Triệu Đà đã có một thời gian xưng Đế ngót 4 năm (183-180 tr.TL).
    Có một điểm khác thường là khi lập nước Nam Việt xong, Triệu Đà và các vị vua kế tiếp không hề tỏ ra kỳ thị đối với dân Âu Lạc cũ. Guồng máy cai trị chỉ có thay đổi về dòng họ cầm quyền và quốc hiệu chứ nếp sống hạ tầng dân chúng vẫn không có gì thay đổi. Vì vậy, dân Âu Lạc cũ không thấy có hiện tượng bất bình nào chống lại nhà Triệu. Không những thế, các vua Triệu còn tỏ ra biết trọng dụng những nhân tài gốc Âu Lạc cũ. Tiêu biểu là hai ông Nguyễn Danh Lang, Lữ Gia đều được ra làm quan qua nhiều triều. Đặc biệt Lữ Gia đã bước lên tới địa vị quan đầu triều giữ chức Thái phó Quốc công. Ông người gốc huyện Lôi Dương quận Cửu Chân (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa ngày nay). Đến năm 111 trước TL, Lữ Gia với cương vị Tể tướng nhà Triệu, đã chỉ huy quân đội Nam Việt chống giặc Hán đến hơi thở cuối cùng và tử tiết một cách oanh liệt. Nhà Triệu làm vua được 5 đời cộng 96 năm thì mất (207-111 tr.TL), nước Nam Việt bị sát nhập vào lãnh thổ nhà Hán.
    Lữ Gia được coi như một tấm gương trung dũng, yêu nước của người Việt. Hiện nay cả Sài Gòn lẫn Hà Nội đều có đường Lữ Gia, ngoài ra ở Sài Gòn còn có cả một cư xá Lữ Gia nữa.
Chính vì điểm khác thường này mà các sử gia Việt Nam, khi nhận định về nhà Triệu (207-111 tr. CN), vẫn chia làm hai khuynh hướng khác nhau:
    – Khuynh hương thứ 1: Coi nhà Triệu như một triều đại chính thống của VN.
    – Khuynh hướng thứ 2: Không công nhận nhà Triệu và coi nước ta dưới thời kỳ nhà Triệu trị vì là thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất (đề nghị của sử gia Phạm Văn Sơn).
    Gần đây trên nhiều Website và nhiều tờ báo ở hải ngoại đã liên tiếp đăng mấy bài viết “Những Điều Lý Thú Về Các Vị Vua Việt Nam” của tác giả Lê Thái Dũng. Đây là một công trình sưu tầm lịch sử rất công phu. Tác giả đã ghi kỹ từng sự việc, tính kỹ từng năm, từng tuổi của nhiều vị vua có những trường hợp cá biệt lý thú đã xảy ra. Đó là những việc như vua Trần Anh Tông đã từng bị du đãng ném đá vỡ đầu khi đi chơi đêm, vua Tự Đức thi luận văn với các văn thần của mình bị vua Thanh chấm hạng bét, vua Minh Mạng từng bị người Tây phương mưu ám sát, v.v… Chắc hẳn một người không đọc suốt chiều dài lịch sử Việt Nam qua nhiều bộ sử kim cổ thì không thể làm nổi công việc này. Lối viết của tác giả Lê Thái Dũng tuy đơn giản nhưng gợi lên được sự thích thú, gợi tính tò mò của quảng đại độc giả. Lôi kéo, thúc đẩy nhiều độc giả nhập cuộc tìm hiểu lịch sử thêm. Tuy thế, khi gặp phải trường hợp Triệu Đà, tác giả Lê Thái Dũng đã lúng túng đến nỗi không hóa giải được điểm mâu thuẫn khiến làm một số người thích đọc lịch sử đâm ra bối rối, hoang mang… Ai cũng có thể thấy được sự lúng túng của tác giả khi đọc đoạn:
    “Trường thọ nhất: Vua Bảo Đại 85 tuổi (1913-1997), vua Trần Nghệ Tông 74 tuổi (1321-1394). Nếu tính Triệu Đà thì Triệu Đà là vua thọ nhất: 120 tuổi (257-137 TCN) (theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư). Ngoài ra, nếu tính cả các chúa thì chúa Nguyễn Hoàng thọ hơn Bảo Đại: 89 tuổi (1525-1613).”
    Lúng túng ở chỗ tác giả không đưa thẳng Triệu Đà vào số những vị vua trường thọ vì ông ta vừa cao tuổi nhất, vừa là bậc tiền bối của cả vua Trần Nghệ Tông lẫn vua Bảo Đại mà lại dè dặt nói “Nếu tính Triệu Đà thì Triệu Đà là vua thọ nhất…”
    Theo tác giả Lê Thái Dũng: “Hoàng đế đầu tiên: Lý Nam Đế (544-548) với niên hiệu đầu tiên là Thiên Đức”. Mâu thuẫn của tác giả chính ở điểm này! Trong bài viết “Những Điều Lý Thú Về Các Vị Vua Việt Nam” tác giả lại nói Triệu Đà là vị vua Việt Nam ở ngôi lâu nhất (207-137 tr. TL): 70 năm. “Ở ngôi lâu nhất: Triệu Vũ Vương Triệu Đà: 70 năm (207-137 TCN), Lý Nhân Tông Càn Đức: 56 năm (1072-1127), Lê Hiển Tông Duy Diêu: 47 năm (1740-1786), Lê Thánh Tông Tư Thành: 37 năm (1460-1496)”. “Lên ngôi già nhất: Trần Nghệ Tông Phủ, khi 50 tuổi (1370); Triệu Đà khi 50 tuổi (207 TCN)”. Như vậy tức tác giả đã nhận định lịch sử theo khuynh hướng thứ nhất: công nhận Triệu Đà là một vị vua của Việt Nam.
    Mà đã công nhận Triệu Đà là vị vua chính thức của Việt Nam thì phải kể đến thời gian Triệu Đà xưng Đế kéo dài ngót 4 năm (183-180 tr.TL) chứ sao lại bảo là Lý Nam Đế? Có phải như vậy không thưa quí độc giả và tác giả Lê Thái Dũng?
    Vấn đề Triệu Đà và nước Nam Việt trước đây cũng đã từng được vị đệ nhất công thần của nhà Lê là Nguyễn Trãi coi như là một triều đại dựng nước của Việt Nam. Trong Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi đã viết:
 
    … Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc,
    Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương…”
    (… Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên hùng cứ một phương…)
 
Sau này cả vua Quang Trung rồi đến vua Gia Long vẫn không quên đề cập tới vùng đất cũ Nam Việt này. Nhiều tài liệu sử có chép khi vua Quang Trung thấy mình đã đủ sức đương cự với nhà Thanh, ngài sai Vũ Văn Dũng cầm đầu một đoàn sứ giả sang Thanh xin cưới một công chúa và đồng thời cũng xin nhà Thanh cho hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây tức là nước Nam Việt cũ để làm của hồi môn. Nhưng mới đi nửa chừng thì sứ thần nhận được hung tin vua Quang Trung băng hà nên khi sang đến Thanh triều sứ thần không nhắc đến việc đó. Sử cũng chép sau khi diệt xong nhà Tây Sơn, vua Gia Long sai sứ sang Thanh xin phong vương và xin đặt quốc hiệu là Nam Việt. Nhà Thanh không thuận vì lý do đã nói Nam Việt thì phải có cả đất Quảng Đông, Quảng Tây. Cuối cùng nhà Thanh chỉ chịu cho nước ta lấy quốc hiệu là Việt Nam.
    Tôi chỉ là một người thích đọc lịch sử. Khi nêu lên sự kiện Triệu Đà, tôi không nhằm chỉ trích tác giả Lê Thái Dũng mà chỉ mượn trường hợp rắc rối trên để thỉnh ý quí sử gia, quí học giả cùng những ai quan tâm đến lịch sử đất nước nên đặt lại vấn đề chưa được xác định ổn thỏa này: Nhà Triệu có phải là một triều đại của Việt Nam hay không? Biết đâu nay mai đây có lúc chúng ta sẽ phải đối diện với nó?

 

Ngô Viết Trọng

 

Ý kiến bạn đọc
21/07/202322:18:36
Khách
Để sòng phẳng về lịch sử, chúng ta không phủ nhận Triệu Đà vốn là người Hoa Hạ, quê huyện Chân Định; nhưng hậu duệ tiếp nối nhà Triệu chính là các vị vua trong dòng lịch sử Bách Việt; thuộc vương quốc Nam Việt – tiền thân của nước Việt Nam ngày trước. Những báu vật Đông Sơn như thạp và trống đồng cũng được tìm thấy rất nhiều trong mộ các vua quan Nam Việt. Cương vực Việt có những chuyển đổi nhất định nhưng ý thức Việt thì đã có hàng ngàn năm trước đó.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau một vài năm ở Mỹ và đã quen hơn với vùng đất mới của họ, những người nhập cư Việt Nam đã chuyển đến các khu vực đô thị lớn để tạo ra các “biệt khu dân tộc” (ethnic enclaves) với những người Mỹ gốc Á khác...
Từ đợt đầu di tản sau biến cố 30/4/1975, chừng 125,000 người. Vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, khi bộ đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn, Hoa Kỳ đã ra lệnh sơ tán ngay lập tức nhân viên Hoa Kỳ và hàng nghìn quan chức quân sự và ngoại giao của miền Nam Việt Nam. Các kênh truyền hình tin tức Mỹ đã phát đi những hình ảnh đau lòng về cuộc không vận hỗn loạn, trong đó có đám đông công dân miền Nam Việt Nam tuyệt vọng tràn ngập ngoài cổng Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Làn sóng đầu tiên đến vào năm 1975 như một phần của 140.000 người của Đông Dương được sơ tán ban đầu qua lệnh của Tổng thống Gerald Ford. Những người tị nạn đó, hầu hết đều có trình độ học vấn và nói được một ít tiếng Anh, đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ công chúng Mỹ mong muốn được xóa bỏ ít nhiều mặc cảm tội lỗi về việc quân đội Mỹ đột ngột rời khỏi miền Nam Việt Nam. Đến năm 1978, kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái và sự chào đón nồng nhiệt này không còn nữa (1).
Giữa những hình ảnh cánh đồng hoa anh túc và những chiến hào sũng nước trong ký ức chung về Thế Chiến I, ít ai để ý đến sự hiện diện của các trại tù binh chiến tranh ở vùng đảo British Isles. Nhưng trong suốt cuộc chiến, Anh đã giam giữ gần 116,000 người trong các trại tù binh trên khắp đất nước, từ Cung điện Alexandra ở London đến một trang trại cũ trên Đảo Isle of Man. Trong số đó có một võ sĩ đấm bốc và nghệ sĩ biểu diễn xiếc người Đức tên là Joseph Pilates.
Cựu Trung tướng Phạm Quốc Thuần đã qua đời vào lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Sáu 18-8-2023 tại Fountain Valley, California, hưởng thọ 98 tuổi. Ông sinh ngày 31-8-1926 tại Hà Đông. Trung tướng Phạm Quốc Thuần giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Bộ Binh (Thủ Đức) ngày 20-8-1969...
Bát Nhã Tâm Kinh của Phật học có câu “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Từ “sắc” trong câu kinh dùng để chỉ vật chất và những gì có hình tướng. Còn “không” là cái không bao giờ xẩy ra. Từ “không” được nhắc đến nhiều trong đạo Phật chính là “Chân Không Diệu Hữu”. Như vậy, “sắc tức thị không, không tức thị sắc” là nói đến “thật tướng” của vạn pháp và đấy chính là “vô tướng”, từ “cái không” do nhân duyên hợp lại thành “cái có”. Và, ngược lại, từ “cái có” tất yếu trở về “cái không”. Chu kỳ ấy là bất diệt, cứ tiếp nối nhau đến vô tận. Đó là cách tiếp cận theo triết học tôn giáo hay siêu hình học. Nhìn từ nhãn quan vật lý học, “cái có” có thể đến từ “cái không” được không? Theo thuyết Big Bang thì có vẻ là như thế. Vật chất tồn tại như ta nhìn thấy – hàng tỉ tỉ dải thiên hà, mỗi thiên hà có hàng tỉ tỉ ngôi sao, mỗi ngôi sao là một hệ thái dương có thể có nhiều hành tinh, mỗi hành tinh là một thế giới như quả đất chúng ta đang sinh sống – đến từ “cái không có gì”,
Nhân Lễ Tưởng Niệm Nhị vị Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Văn Bông được tổ chức ngày hôm nay 13/08/2023 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng tiểu bang Victoria-Úc, Ban Tổ Chức có nhờ tôi chia sẻ đề tài “Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy nhà hoạt động chính trị chân chính”, dưới đây là một số điều tôi được biết về cuộc đời chính trị của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.
✱ Đs Anh/Đs Lodge: Đề xuất của Hồ Chí Minh về một hiệp định đình chiến - Nhu đã đáp lại rằng đề xuất này "không thực tế" nhưng có thể trở thành thực tế trong ba hoặc bốn tháng tới và đang được nghiên cứu. ✱ Báo Espresso, Italia: Ông Nhu sẵn lòng từ bỏ viện trợ Mỹ nếu đó là cái giá phải trả để loại bỏ sự hiện diện của người Mỹ - Nhu cho biết Việt Nam có thể tồn tại mà không cần người Mỹ - Ông Nhu phản ứng phẫn nộ khi người Mỹ muốn ông rời khỏi đất nước. ✱ Nhà báo M.West,Úc: Ông Nhu nói rằng ông muốn tất cả, lặp lại, tất cả các cố vấn Mỹ đều phải rời đi - Không có người Mỹ, chúng ta có thể thắng chiến tranh trong hai hoặc ba năm - Hiện nay trong ngoại giao Mỹ ở Việt Nam, không có đạo đức. ✱ Đại sứ Lodge: Chúng ta nên xem xét việc rút quân là một khả năng ngày càng gia tăng. Sự bắt đầu của việc rút quân có thể gây ra một cuộc đảo chính...
Một nhóm khoa học giả quốc tế đã thấy bằng chứng lâu đời nhất về cà ri bên ngoài Ấn Độ và cho thấy ý nghĩa lịch sử của hành trình mà các thành phần gia vị này đã trải qua để đến đó. Các nhà nghiên cứu từ Úc, Việt Nam và Trung Quốc đã tìm thấy món ăn này – được biết đến với hương vị cay nồng của đất, có nguồn gốc từ Nam Á và hiện đã phổ biến trên toàn cầu – có lẽ đã được đưa đến bàn ăn của người Việt Nam hơn 1800 năm trước nhờ mạng lưới thương mại hàng hải.
Ở Hoa Kỳ, khi ai đó qua đời, thường thì họ sẽ được ướp xác, đặt trong quan tài và chôn cất tại nghĩa trang (thổ táng), hoặc mang đi hỏa táng, phần tro cốt sẽ được trả lại cho gia đình, người thân. Tuy nhiên, thổ táng và hỏa táng nay đã không phải là các lựa chọn duy nhất. Ngày càng có nhiều nhà tang lễ, cả các công ty khởi nghiệp và tổ chức vô vụ lợi, cung cấp cho mọi người những nghi thức khác nhau dành cho người đã khuất. Trong tương lai, bối cảnh nghi thức tang lễ sẽ đa dạng hơn…
Đã mấy năm nay, một nhóm tên "Sinh viên tranh đấu cho được nhập học công bằng" (Students for Fair Admissions) kiện Đại Học Harvard về tình trạng mà họ cho là bất công lúc xét các ứng viên Á châu nộp đơn vào trường đại học ưu tú này của Mỹ. Nhóm này cho rằng Harvard thực hành “affirmative action” (hành động khẳng định) và "racial balancing" (quân bình chủng tộc) trong quá trình quyết định ai được nhận ai bị từ chối. Nếu không, theo họ, nếu chỉ căn cứ trên thành tích học tập (academics) tỷ lệ sinh viên Á châu được nhận sẽ là 43% tổng số, hay ít lắm 26% nếu xét thêm về hoạt động ngoại khóa, thể thao hay gia đình quen biết với trường ("legacy"); chứ không thấp như mức 18.7% như hiện nay.
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.