Hôm nay,  

Song ngữ: Trở thành lúc nào mà không hay / Unintentionally becoming

17/06/202307:17:00(Xem: 1844)
blank  

Song ngữ: Trở thành lúc nào mà không hay / Unintentionally becoming

 

Tâm Không Vĩnh Hữu

  

   Tôi là một phật-tử, có vợ là người Công giáo.

          Lúc nhân duyên đưa đẩy chúng tôi mới gặp gỡ và thương mến nhau, có nhiều lời xầm xì đàm tiếu, phản đối. Đó là điều hiển nhiên.

         Vì, tôi là con trong một gia đình có truyền thống tín Phật, song thân của tôi đều là những cư sĩ tài danh hết lòng phụng sự Tam Bảo, được chư tôn đức Tăng Ni và quý đạo hữu biết đến với lòng cảm mộ.

         Vì, riêng tôi, từ năm 23 tuổi đã chuyên tâm học Phật, tụng kinh trì chú, hướng về nẻo thiện lành, tránh xa việc ác, từng tháng ngày trôi qua tu tâm sửa tánh dù đang trong hoàn cảnh túng thiếu đói nghèo, hay trong suốt cuộc lang bạt mưu sinh đầy gian khó vẫn giữ vững niềm tin vào Chánh pháp thật vững chãi.

         Vì, người mà tôi gặp gỡ yêu thương trên bước đường tha hương cầu thực dầy u tối và ám chướng là con của một gia đình Công giáo cũng đã nhiều đời mà người ta thường dùng cụm từ là “Đạo nòi” ở một giáo xứ lớn của huyện ngoại thành.

         Trước khi tiến đến hôn nhân, người tôi yêu thương đã xin được cải đạo, khát khao được làm một người con của Phật như tôi và được tu học Chánh pháp.

         Tôi đã gửi gắm người yêu của mình vào chùa Hải Ấn của Ni trưởng Thích Nữ Tâm Hải, hiệu Chánh Lượng, để thử thách, ăn chay nằm đất, làm công quả ở nhà trù của ngôi Ni tự nghèo trong một thời gian ngắn. Sau đó, Ni trưởng đã nhận “cô gái con nhà Chúa” làm đệ tử, truyền Tam Quy Ngũ Giới, ban cho pháp danh là Nguyên Viên, rồi truyền gọi cho tôi qua chùa… chở “người con Phật” về.

         Vậy là chúng tôi, hai đứa con của Phật, đã về ở chung nhà, nên duyên ba sinh hương lửa sau lễ thành hôn vô cùng đặc biệt, rất đặc biệt mà tôi thấy không cần phải kể lại nơi đây…

         Phước duyên liên tiếp đến kể từ khi chúng tôi trở thành vợ chồng, có đứa con gái đầu lòng, tôi đã trở thành một cây bút sung sức trong làng báo - làng văn nước nhà, thời tới lên như diều gặp gió nên thừa khả năng giữ cho tổ ấm đầy đủ và an vui…

         Tôi đã trút nỗi lòng thầm kín vào một bài thơ tự sự để dành tặng riêng cho người đạo hữu, cũng là người bạn trăm năm của mình, “Chong một ngọn đèn”:

 

Xin ngồi đưa đón chân em

Từ sâu hầm hố bước lên lối dài

Từ nhầy nhụa bước liên đài

Từ gai góc bước gấm hài êm chân

Chong đèn soi bóng tối tăm

Xin ngồi chong suốt tháng năm tôi còn

Chong lên đèn tỏ tâm hồn

Lung linh sóng sánh xin dồn cho em

Chong đèn chiếu tỏ lối đêm

Thênh thang hun hút đừng quên đường về

Trót xưa nặng một lời thề

Bây giờ tôi đó ngồi kề huyền đăng

Ngồi chong tôi mãi ngồi chong

Cho em bước khỏi long đong phận người

Tôi ngồi tôi cứ tôi ngồi

Chong đèn đêm tối đường đời em đi

Mai này em bước trên mây

Tôi ngồi dưới đất ôm cây đèn thần

"Án-ma-ni-bát-mê-hồng"

Lồm cồm đứng dậy tự chong cho mình.

 

        Niềm tin vào Chánh pháp, nhất là tin sâu Nhân Quả, của tôi luôn vững vàng, không lay chuyển trong suốt quãng đường xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình, giaó dưỡng con cái trong nhà. Điều quan trọng nhất là không được lý thuyết suông, mà mình phải luôn làm gương, sống hằng ngày bằng những ứng dụng Chánh pháp để luôn biểu hiện là một người thiện lành với đầy đủ các loại “vũ khí hộ thân” như: nhẫn nhục, bao dung, từ ái, thiểu dục, tri túc, khiêm tốn… vân vân và vân vân… mà mình đã học được từ kinh sách nhà Phật.

         An và Vui là hai tiếng ngắn gọn quen thuộc như tiếng chuông đã trở thành mục tiêu đặt ra để tổ ấm nhỏ của tôi hướng về và đạt đến hằng ngày, không cao siêu, không dài dòng luộm thuộm, cũng không hão huyền xa vời. Niềm vui tìm được từ Phật pháp khác lạ lắm, thiêng liêng lắm so với niềm vui của thế tục phàm phu. Tôi đã cảm tác một bài thơ khác dành tặng cho người bạn đời, đạo hữu gần gũi nhất, gửi gắm vào đó niềm vui kỳ diệu của mình, “Em quỳ”:

 

Em quỳ rạng rỡ nét vui

Như sen một đóa vừa ngoi khỏi bùn

Chấp tay tâm sáng diệu thường

Tàm quý hướng thiện giữa đường tôi qua

Em quỳ thanh khiết ngọc ngà

Nguyện xin bất tịnh nhạt nhòa phàm thân

Chấp tay tuệ giác bừng tâm

Nẻo phù hoa ấy lặng câm tôi nhìn

Em quỳ thanh thoát sắc hình

Tiếng lâm râm nhẹ chòng chành dòng trôi

Chấp tay ánh đạo tỏa ngời

Giữa đời tất bật tôi ngồi xuống theo

Em quỳ phướn lọng khẽ reo

Len qua tâm tưởng trong veo trắng ngần

Chấp tay gom hết nợ nần

Thả buông xào xạc giao phần tôi mang

Em quỳ nơi tối sáng choang

Soi ra một nẻo rẽ ngang tôi về

Ngoài kia gió lặng tứ bề

Gập ghềnh gai góc tôi thề dọn mau

Em quỳ đón lấy nhiệm mầu

Tôi về quên chuyện trầu cau xưa rồi

Em quỳ nơi đó. Tôi ngồi.

Mai cùng đứng dậy:

Cuộc đời vui sao!

 

            Có một điều kỳ diệu không thể không kể là trên hai mươi năm viết văn, làm báo để nuôi sống bản thân cùng tổ ấm, tôi chưa hề dám làm một bài thơ trữ tình nào. Với rất nhiều bút danh ký khác nhau tung hoành trên khắp các mặt báo cả nước, tôi chỉ sáng tác truyện ngắn, ký sự, phóng sự, vẽ quẹt biếm hoạ, riêng mảng thơ thì chỉ chuyên về thể loại trào phúng, châm biếm, đả kích, cười cợt chế giễu…Cho đến khi tôi quyết định “rửa tay gác bút” báo Đời, dần dần chuyển hướng sang báo Đạo với tâm nguyện phụng sự, chấp nhận không có thu nhập thì tôi mới bắt đầu làm thơ… nghiêm túc, nghiêm chỉnh.

         Từ năm 2012, tôi đã cảm tác rất nhiều bài thơ khi cộng tác với các báo, tạp chí, trang mạng Phật giáo qua các thể loại lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn bát cú Đường luật, nay ngồi ngẫm nghĩ lại mới thấy mình trở thành một “nhà thơ Phật giáo” lúc nào mà mình cũng không hay!

         Những vần thơ Đạo đến giờ này vẫn đang tiếp tục theo tôi suốt cuộc trần, người bạn đời “đạo hữu thân thiết nhất” của tôi cũng vẫn đang tiếp tục học Phật qua các lớp dạy giáo lý của chư tôn đức Tăng Ni giáo thọ dành cho cư sĩ áo lam…

        Và, xin kết thúc tuỳ bút này bằng bài thơ “Tự tình với nghề”:

 

Đứng lên gắn bó với nghề

Gác vai ngọn bút chàng hề tung tăng

Ngủ vùi ác mộng bao năm

Chợt choàng mắt dậy vung văng với đời

Thênh thang đường rải tiếng cười

Mênh mang dòng sống khóc lời sẻ chia

Một mình thổn thức với khuya

Một mình rạo rực đi, về sớm mai

Bút đâm, cọ ngoáy miệt mài

Xưng danh, ký hiệu khoe tài hiên ngang

Say sưa múc ánh trăng vàng

Lên non xuống biển vênh vang lạc đường

 

Một chiều đầu đã điểm sương

Giật mình ngoảnh lại gẫm buồn nghiệp duyên

Đã từng hí hửng đứng lên

Thì nay ngồi xuống tịnh thiền soi tâm

 

Bút xưa tay vẫn nắm cầm

Bỏ thương vương tội, âm thầm niềm đau

Bàn hoàn thời thế bể dâu

Quay về nẻo Đạo nhiệm mầu mà đi

Đường xa ngoảnh lại làm gì

Từng giây tự tại, từng ngày an vui

Ta cùng với bút thảnh thơi

Tận khi giấy hết

Không lời gieo buông.

 

Tâm Không Vĩnh Hữu

.... o ....

   

Bilingual: Unintentionally becoming / Trở thành lúc nào mà không hay

   

Author: Tâm Không Vĩnh Hữu

 

Translated by Nguyên Giác

  

I was a Buddhist and my wife was a Catholic.

We met and fell in love due to circumstances. It was obvious that there were many whispers, gossip, and objections.

Because I came from a family with a Buddhist tradition. My parents were well-known, talented laypeople who devoted themselves to the Three Jewels and earned the respect of monks, nuns, and laypeople.

 

Because I have personally been committed to studying Buddhism, reciting mantras, chanting sutras, moving toward the good path, and avoiding evil since I was 23 years old. As the years go by, I have still cultivated my mind, even in the midst of poverty and hunger. Even during my life of wandering to earn a living, I still firmly kept my faith in the Dharma.

  

Because the person I met and loved while working hard away from home was the daughter of a Catholic family for many generations, often referred to as "purely religious" at a huge parish in a suburban district.

  

Before marrying me, the person I love asked to be converted because she aspired to be a Buddha's child like me and studied the Dharma.

  

I sent my lover to the Hải Ấn temple of the abbess Thích Nữ Tâm Hải, whose Dharma name is Chánh Lượng, to challenge herself, to practice vegetarianism, to lie low in bed, and to do merit labor in the poor nunnery temple's kitchen for a short time. After that, the abbess accepted "the daughter of Lord Jesus" as a disciple, transmitted the Three Refuges and Five Precepts, gave the Dharma name Nguyên Viên, and then called me over to the temple to bring the "daughter of Buddha" back.

     

So we, Buddha's two children, have moved into the same house to build the bond between husband and wife following the wedding ceremony, which was incredibly special, so special that I won't go into detail...

  

Blessings have come continuously since we became husband and wife, and then had our first daughter, I have become a prolific writer in the domestic world of journalism and literature. The lucky time has come to help my chances rise like a kite in the wind, and I have proven to be more than capable of giving money and happiness to my family...

  

I poured my inner heart into a narrative poem called "Lighting a Lamp" that I dedicated to my dharma friend, who has been living with me for, hopefully, 100 years.

  

LIGHTING A LAMP

 

I would like to sit, welcoming your footsteps

from the deep pit to the wide path,

from the puddle to the lotus platform,

and from the thorns to the warm place.

 

I would like to sit and light the lamp,

banishing the darkness for the rest of

my life and directing the light deep

within my heart toward you.

  

I want to light a lamp to show you the way

so that you don't get lost in the middle of the night.

Because I anciently carried a hefty oath,

I now sit and light the Dharma lamp.

  

Lighting the lamp -- I simply sit and light the lamp

in order for you to leave the human condition of misery.

Sitting -- I'll keep sitting and shining the lamp

so you can leave the dark worldly path.

  

Later, when you're walking through the clouds

and I'm sitting on the ground with the magical lamp.

Om mani padme hum

I will joyfully get up to light my own lamp.

  

I have always had faith in the Dharma, particularly in the law of "Cause and Effect," which has remained constant and steadfast throughout the journey of creating and preserving family bliss, as well as raising and teaching children at home. The most important thing is not to be theoretical, but to always set an example and live every day by applying the Dharma to always appear as a good person with all kinds of "protective weapons" that I have learned from Buddhist scriptures such as patience, tolerance, compassion, greedlessness, contentment, humbleness, and so on...

  

Peace and happiness are two words that I hear like a familiar bell and that have become the goal set for my modest home to aspire for and attain every day — a goal that is not too high, not too long and difficult to understand, and not too far-fetched. In contrast to the joy of worldly people, the joy of living the Buddhadharma is very different and very sacred. I put my magical joy into "You Kneel," another poem I wrote to honor my life partner and closest dharma friend.

   

YOU KNEEL

 

You kneel, shining with joy, like

a lotus emerging from the mud.

You gently put your palms together,

your thoughts magically gleaming, and turn

shyly to the good realm on the path that I am walking.

 

You kneel with a pure heart and pray

that everything will become pure in your life.

As you delicately place your palms together to pray,

wisdom shining in your mind, I stand silently watching.

  

You kneel, and all shapes become lighter, with

a prayerful whisper that gently shakes the waves of life.

I sit by you as you join your palms to shine

the Dharma light in the midst of a busy life.

   

You kneel, the banners softly applaud,

and a pure white light shines in my mind.

You join your hands, gather all of

your debts, and transfer them to me.

  

When you kneel, the darkness turns to light,

which shows me a path to walk back.

The wind has died down outside,

and I promise to clear the thorns.

  

You kneel down to receive the miracles, while

I return and forget about the ancient stories of betel and areca.

I sit next to you while you kneel there; Later, we will

all stand up and observe how happy life is.

  

I wonder if this is a miracle: in over two decades of writing in the fields of literature and journalism to support myself and my family, I have never ventured to write a love poem. I have largely created short stories, written reportage, and drawn caricatures under many pen names in national media. In the field of poetry, I have specialized in satirical poems. It wasn't until I resolved to "wash my hands and hang up my pen" for secular publications, eventually transitioning to write for Buddhist magazines and websites with the goal of serving and accepting no pay, that I began to write poetry... seriously.

  

Since 2012, I've sent many poems to Buddhist journals and websites in the literary form of six-and-eight lines, five words per line, or seven words per line. Now that I think about it, I became a "Buddhist poet" without even realizing it!

  

Poems written for the Dharma have followed me throughout my life, and my "closest dharma friend" partner is also studying Buddhism through classes for laypeople offered by monks and nuns.

 

Finally, I'd like to conclude this article with the poem "I talk to my literary profession."

 

I TALK TO MY LITERARY PROFESSION

 

I rose up, brought a pen to become a literary clown,

and became attached to the profession.

For many years, I slept in dreams,

awoke unexpectedly, and wrote about everything.

 

I wrote and spread laughter everywhere,

as well as sharing the tears on the vast river.

Throughout my career as a writer, I wrote

alone at night and went and came alone every day.

 

I used my pen to critique, mock, build a reputation

for myself, and flaunt my swaggering brilliance.

I've drunkenly snatched up the golden moonlight,

swaggered astray across numerous mountains and seas.

 

I noticed white hair on my head one afternoon,

looked back, and felt sorry since I was carrying a lot of karma.

I used to be passionate about standing up to

face the world; now I sit down to be still, to examine my own mind.

.

My hand is still holding the old pen.

If I continue to write secularly, I will not be able to leave suffering behind.

In this impermanent world, the best way to live

is to return to doing everything for the Dharma.

 

The journey is still far away, so don't look back;

instead, spend each moment freely and each day peacefully and cheerfully.

Now, I write freely with my pen, until the paper

runs out or there are no more words to write down.

  

…. o ….

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nức lòng vạch cỏ rong tìm Non xa nước rộng đường chim mịt mù Sức cùng dạ mỏi tìm mô Rừng phong bóng ngả nghe hồ ve ngâm
một công ty Mỹ bị phạt vì hối lộ cán bộ VN. Một công ty sản xuất hóa chất có trụ sở tại Charlotte đã đồng ý trả hơn 218 triệu USD tiền phạt sau các cuộc điều tra liên bang cho thấy công ty này đã nhiều năm hối lộ các quan chức chính phủ nước ngoài để đổi lấy hoạt động kinh doanh, theo một thông cáo của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết. .
Yaamava’ Resort & Casino at San Manuel đã được được vinh danh chiến thắng ở hai hạng mục của giải thưởng 10Best Readers’ Choice Awards của báo USA Today phiên bản 2023. Đầu tiên là giải Sòng Bài Tuyệt Vời Nhất ngoài địa phận Las Vegas, xếp hạng số 1 theo bình chọn của người hâm mộ trên toàn quốc, và nhà hàng cao cấp The Pines Modern Steakhouse của Yaamava cũng được bình chọn là Nhà Hàng Sòng Bài Xuất Sắc Nhất năm nay.
Thượng nghị sĩ California Dianne Feinstein, một đảng viên Đảng Dân chủ tiên phong nổi tiếng với việc tìm ra điểm chung với đảng Cộng hòa về các vấn đề từ kiểm soát súng đến bảo vệ môi trường trong suốt sự nghiệp kéo dài ba thập niên của mình, đã qua đời, theo một bài đăng trên tài khoản X chính thức của bà xác nhận vào sáng thứ Sáu. Ở tuổi 90, bà là thành viên lớn tuổi nhất và là người phụ nữ phục vụ lâu nhất tại Thượng viện.
Theo tờ Salon.com, một báo cáo mới được Tổ Chức Văn Bút Hoa Kỳ PEN America công bố hôm tuần trước cảnh báo rằng phong trào cấm sách do Đảng Cộng Hòa dẫn đầu đang gia tăng trên toàn quốc. Đã có hơn 1,500 cuốn sách bị cấm trong các lớp học và thư viện ở Hoa Kỳ trong năm học 2022-2023.
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Pauline Newman, năm nay 96 tuổi, giữ chức vụ chánh án liên bang Hoa Kỳ trọn đời. Dù bà muốn tiếp tục làm việc, nhưng bà đang vướng vào các vụ kiện với các đồng nghiệp là những người muốn bà về hưu. Hoa Kỳ đã trở thành điểm nóng cho các cuộc tranh luận về việc liệu những người trong lãnh vực chính trị có thể là quá già để lãnh đạo chăng. Các đối thủ hàng đầu cho cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 là Joe Biden, người ở tuổi 80 là già gấp đôi người Mỹ trung bình; và Donald Trump 77 tuổi là người già hơn một thập niên với “Tuổi Về Hưu Bình Thường” -- ở tuổi mà người Mỹ có thể nhận các phúc lợi về hưu trọn vẹn.
Từ hương cỏ mới cắt đến mùi của người thân, các loại mùi hương khác nhau luôn quẩn quanh mọi ngóc ngách trong cuộc sống. Ta không chỉ cảm nhận thấy những mùi hương xung quanh, mà chính bản thân ta cũng đang tạo ra nó. Và quý vị có biết là mùi hương cơ thể chúng ta đặc biệt đến mức có thể dùng để phân biệt mỗi cá nhân?
Vào ngày 13 tháng 9, một thẩm phán liên bang lại nói rằng DACA là bất hợp pháp. Tuy nhiên, thẩm phán đã không ra lệnh cho các quan chức chấm dứt chương trình và những người DACA hiện hữu vẫn có thể gia hạn trạng thái DACA của họ. DACA hiện bảo vệ 580,000 người di dân “Mơ ước” khỏi bị trục xuất và cho phép họ làm việc. Tại thời điểm này, không có đơn xin DACA mới nào được tiếp nhận
Vào một buổi xế trưa mùa hè trong cuối thập niên 1980s, mẹ tôi và tôi đi ngang qua một quán trà trên chuyến đi ra ngoài thành phố của chúng tôi. Tòa nhà đông người thường là nơi náo nhiệt tràn ngập tiếng nói, tiếng cười, và niềm vui, tiếng đánh bài mạt chược lạch cạch. Tuy nhiên, ngay lúc chúng tôi đi qua, sự im lặng bao trùm quán trà: Mọi người say mê bởi ánh sáng trắng-đen của chiếc máy truyền hình nhỏ ở một góc phòng, đang chiếu một tập của loạt phim “Tây Du Ký.”
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.