Hôm nay,  

Đạo Luật Gián Điệp 1917 Và Chuyện Hôm Nay

10/06/202309:34:00(Xem: 1212)
trump luat gian diep
Hình chụp lại. Nguồn: FB Nguyễn Bình Phương.


Năm 1911, Tổng thống Mỹ William Howard Tarf đã ký ban hành Đạo luật Bí mật Quốc phòng 1911 (Defense Secrets Act of 1911), quy tội hình sự với việc thu thập thông tin về cơ sở và bố trí quân sự, và việc chia sẻ các thông tin nhạy cảm với những ai không có quyền truy cập an ninh thích hợp. Đến 1917, khi Mỹ trực tiếp tham gia vào cuộc Đệ nhất Thế chiến, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Gián điệp 1917, một phiên bản mở rộng của đạo luật Bí mật Quốc phòng 1911 với nhiều điều bổ sung quan trọng.

Đạo luật Gián điệp 1917 (Espionage Act of 1917) nhằm ngăn chặn các hoạt động thời chiến được xem nguy hiểm và phản bội, gồm những nỗ lực thu thập thông tin quốc phòng với ý định gây hại cho nước Mỹ, hoặc thu thập các thiết kế, ảnh chụp, sách vở hay các kiểu tài liệu khác về mật mã hay tín hiệu với ý định trao cho kẻ thù của Hoa Kỳ. Đạo luật cũng xem là phi pháp và quy tội hình sự những tuyên bố sai sự thật nhằm gây ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự, những dự tính kích động thuộc cấp hoặc gây cản trở việc tuyển quân; và cả những tuyên bố sai sự thật để đề cao thành tích của kẻ thù nước Mỹ.

Kẻ phạm tội này có thể chịu phạt $10.000 và 20 năm tù giam. Nếu tội được thực hiện trong thời chiến, mức án có thể nâng lên 30 năm hoặc thậm chí tử hình.

Một năm sau, Đạo luật Phản loạn 1918 (Sedition Act of 1918) ra đời để bổ sung Đạo luật Gián điệp 1917 nhằm nghiêm trị những người lên tiếng với chính phủ Mỹ hoặc chống chiến tranh. Hàng ngàn người bị bắt và xử tội khắc khe bởi Đạo luật Phản loạn 1918. Sau Đệ nhất Thế chiến, vào tháng 12/1920, đạo luật Phản loạn 1918 bị thu hồi vì bị xem vi phạm quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí trong Tu chính án số Một.

Đạo luật Gián điệp 1917 (Espionage Act 1917) vẫn đứng vững trong hơn 100 năm qua và làm nền tảng cho các bản án gián điệp khét tiếng:

- Vụ Julius và Ethel Rosenberg:
Cặp này từng làm gián điệp cho Liên Xô trong thời Đệ nhị Thế chiến, cung cấp cả những bí mật về phát triển bom nguyên tử. Cặp này bị kết án vào 1951 và cả hai bị xử tử hình vào 1953, trường hợp duy nhất mà công dân Mỹ chịu mức án này cho đến nay.

- John Walker: Chỉ là một chuẩn úy Hải quân Hoa Kỳ, Walker bán tài liệu về mật mã cho Liên Xô trong gần hai thập niên, giúp kẻ thù nghe lén các cuộc điện đam và thông tin nhạy cảm khiến vô hiệu hóa phần lớn vai trò của Hải quân Hoa Kỳ trong các cuộc chiến. Y bị kết tội gián điệp vào năm 1985 và lãnh án chung thân. Chưa hết, y còn lôi kéo anh em, vợ con tham gia cung cấp thông tin để y bán cho Nga, khiến thân nhân cũng gánh tù tội, gia đình đổ vỡ. Walker đã bỏ mạng trong ngục tù gần 10 năm trước.


- Aldrich Ames: Tên nhân viên CIA này làm gián điệp cho Liên Xô rồi cho Nga trong vòng chín năm. Sự phản bội của hắn gây thiệt mạng cho hơn chục nhân viên tình báo Liên Xô làm việc cho Mỹ. Y bị kết tội gián điệp và chịu án chung thân vào năm 1994.

- Robert Hanssen: Tên đặc vụ FBI này đã làm gián điệp cho Liên Xô rồi cho Nga trong suốt hai thập niên, khiến hàng chục điệp viên Liên Xô làm việc cho Mỹ bị sát hại. Y bị kết tội gián điệp vào năm 2001 và bị kết án chung thân. Y đã bỏ mạng trong tù cách đây vài hôm.

Ngoài ra còn có những tên trong lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ bị kết án hoặc bị cáo buộc chưa truy tố theo Đạo luật Gián điệp: kẻ sáng lập WikiLeaks Julian Assange, cựu binh Chelsea Manning, người cung cấp hàng trăm nghìn trang tài liệu cho WikiLeaks, nhân viên hợp đồng NSA Edward Snowden, và… cựu tổng thống Hoa Kỳ Donald J Trump theo tin tức ngày hôm qua.

Đây là lần đầu tiên, và có lẽ là vô tiền khoáng hậu, một vị tổng thống Hoa Kỳ bị truy tố tội gián điệp.
Chuyện bắt đầu từ việc Donald Trump đã mang theo về Mar-a-Lago những tài liệu mật đến tuyệt mật sau khi rời chức vụ. Mặc cho các yêu cầu hoàn trả từ Cục Văn khố lưu trữ Quốc gia, Trump kéo nhây không chịu trao trả; khi trao trả lại không đầy đủ. Và có những bằng chứng Trump chỉ thị cho gia nhân dời chỗ cất giấu các thùng hồ sơ có chứa các tài liệu mật này trước khi FBI đến khám xét. Có cả những nghi vấn liệu Trump có đã có những giao dịch nào trên các tài liệu này khi mà văn phòng Công tố Đặc biệt buộc giao nạp các chứng từ giao dịch doanh nghiệp của Trump với ngoại bang.

Theo bản cáo trạng vừa được công khai hóa, Trump bị truy tố 37 tội trạng, gồm thành 7 tội danh khác nhau. Tội danh thứ nhất có tên “Willful Retention of National Defense Information” (“Cầm giữ Cố ý các Thông tin Quốc phòng”) được gắn vào 31 tội trạng liên quan 31 tài liệu mật đến tuyệt mật bị Trump chiếm giữ. Tội danh này được căn cứ trên Chương 18 Bộ Luật Hoa Kỳ (U.S. Code), điều khoản § 793, tức là Đạo luật Gián điệp 1917. Bản cáo trạng này được đề nghị bởi văn phòng Công tố Đặc nhiệm Jack Smith và được đại bồi thẩm đoàn tại Nam Florida chuẩn thuận.

Ngày thứ Ba, 13/6/2023, Donald Trump sẽ phải trình diện trước tòa liên bang tại Nam Florida để nhận cáo trạng. Sau bản cáo trạng hình sự từ phòng Công tố Manhattan vào tháng Tư, đây là bản cáo trạng hình sự thứ hai dành cho Donald J Trump.
Chuyện dài nhiều tập, chờ xem hồi kế./.

Nguyễn Bình Phương

Luật Gián điệp 1917 và những tội phạm khét tiếng:

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
22/09/202316:49:00
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 Đại sứ Graham Martin được sơ tán bằng trực thăng khỏi Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Lúc 7h53, chiếc trực thăng cuối cùng của Thủy quân lục chiến cũng cất cánh, đánh dấu sự kết thúc hiện diện của Mỹ tại Việt Nam...
22/09/202300:00:00
Mùa thu này, Lãnh Đạo Đảng Dân Chủ Thượng Viện Chuck Schumer dự kiến sẽ dẫn đầu một nhóm TNS lưỡng đảng của Hoa Kỳ công du đến Trung Quốc. Theo kế hoạch, chuyến công du này cũng sẽ giống như những chuyến thăm Trung Quốc gần đây của các viên chức cấp cao của Hoa Kỳ: nhằm mục đích cải thiện mối quan hệ Mỹ-Trung.
20/09/202320:44:00
Việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên “Đối tác chiến lược toàn diện” (ĐTCLTD) giữa hai cựu thù, một bên đã từng thề “uống máu” bên kia hay “tiêu diệt đến tên đế quốc xâm lược cuối cùng” từ 50 năm trước, đây quả là một bước tiến lớn, tuy hơi chậm nhưng còn hơn không và cho thấy Việt Nam đã “tương đối tin tưởng Mỹ”, hai nước “ngày càng sát cánh chiến lược với nhau”.
12/09/202314:03:00
Tính cả cuộc viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Joe Biden vào cuối tuần qua thì kể từ năm 2000, cả năm đời tổng thống Mỹ liên tiếp đều đến Việt Nam, một ngoại lệ tại khu vực Đông Nam Á. Mỗi chuyến công du đánh dấu một thời điểm lịch sử trong mối quan hệ giữa hai quốc gia và mang ảnh hưởng khác nhau tùy theo chính sách mỗi đời tổng thống Mỹ về mặt chính trị và đối ngoại. Nhưng có một điều thú vị bên lề là, cả ba tổng thống thuộc đảng Dân Chủ là Bill Clinton, Barack Obama và Joe Biden đều trích dẫn những câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du trong các phát biểu của mình tại Việt Nam.
10/09/202322:06:00
Chúng ta chờ đợi gì ở chuyến đi Hà Nội của tổng thống Joe Biden? Đây là chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên của TT Biden. Báo chí tường thuật rất nhiều về chuyến đi này và đánh giá rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ bước vào một vận hội mới nhờ chuyến viếng thăm Hà Nội vào ngày mai. Cho tới nay, chưa có tuyên bố chính thức nào từ hai chính phủ, nhưng nguồn tin Reuters cho biết Việt Mỹ sẽ nâng cấp quan hệ từ "Toàn Diện" (1993) lên mức cao nhất là "Chiến Lược Toàn Diện," tức là bỏ mức "Chiến Lược" nhẩy hai bậc một lúc, để ngang hàng với quan hệ của Việt Nam và bốn nước khác là Trung Quốc (2008), Hàn Quốc (2009), Nga (2012) và Ấn Độ (2016). Cam kết hợp tác chính thức sẽ giúp hai nước hỗ trợ lẫn nhau sâu đậm hơn về kinh tế, kỹ thuật, môi trường và quân sự.
08/09/202300:00:00
Tự do và dân chủ luôn luôn là khát vọng muôn thuở của con người.Nhưng lịch sử nhân loại cũng đã, đang và có lẽ sẽ còn chứng kiến những nhà lãnh đạo đầy tham vọng quyền lực, những chế độ độc tài toàn trị, những chủ nghĩa Dân Túy, Dân tộc Cực hữu, v.v… luôn luôn tìm mọi cách để duy trì quyền lực bằng nhiều thủ đoạn mà trong đó bao gồm việc tướt bỏ các quyền cơ bản của người dân. Tuy nhiên, các quyền cơ bản của con người, gồm quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc là những quyền ắt có của con người khi sinh ra đời, như bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ được công bố vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 đã viết:“Chúng ta giữ lấy những sự thật này làm bằng chứng, rằng tất cả con người được sinh ra bình đẳng, rằng họ đã được đấng Tạo Hóa ban cho một số quyền bất khả tương nhượng, mà trong số những quyền này là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. – Rằng để bảo đảm những quyền này, các chính quyền được con người tạo dựng, nhận được quyền lực chính đáng của họ từ sự đồng ý của người dân.
01/09/202300:00:00
Cuộc thăm dò do Associated Press-Trung tâm NORC Center for Public Affairs Research thực hiện hôm đầu tuần cho thấy đa số cử tri Mỹ tin rằng ông Joe Biden, 80 tuổi, đã quá già để làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa. Trả lời câu hỏi liệu Biden có quá già để phục vụ thêm nhiệm kỳ 4 năm nữa hay không, 77% số người được hỏi cho biết là già, trong khi 22% nói không. Khi được hỏi câu hỏi tương tự về cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người trẻ hơn Biden 5 tuổi và đang có ý định tái tranh cử tổng thống 2024, tổng cộng 51% người tham gia thăm dò cho biết Trump đã quá già cho một nhiệm kỳ nữa.
28/08/202319:29:00
Bài báo này lần đầu tiên được phổ biến vào cuối năm vừa qua ngay sau khi cựu Tổng Thống Trump tuyên bố tranh cử lần thứ ba vào năm 2024. Tác giả tin rằng Tu Chánh Án 14 có đầy đủ căn bản pháp lý để cấm Trump tái tranh cử. Trong vòng năm tháng từ tháng 4 - tháng 8, báo chí đã tập trung vào bốn vụ truy tố nghiêm trọng xẩy ra liên tục đối với cựu Tổng Thống Trump. Sau vụ truy tố ở Georgia vừa chấm dứt vào tuần qua, vấn đề Tu Chánh Án 14 đang được làm sống lại. Do đó tác giả cập nhật hóa bài báo này với những chi tiết mới. Sau khi Trump bị truy tố về vụ phản loạn 6/1 và âm mưu lật ngược cuộc bầu cử 2020 ở Georgia, càng có những lý do vững chắc để áp dụng Tu Chánh Án 14.
25/08/202321:04:00
Cuối cùng rồi, nước Mỹ và cả thế giới đã thấy được những khuôn mặt của một thời quyền lực trong thế giới MAGA là những phạm nhân. Những tấm ảnh được chụp từ nhà tù quận hạt Fulton thuộc tiểu bang Georgia đã đánh dấu một cột mốc lịch sử trong cuộc chiến bảo vệ nền dân chủ và hiến pháp của nước Mỹ cùng hệ thống tư pháp Hoa Kỳ nói riêng, về một giai đoạn đầy thử thách của quốc gia kể từ ngày lập quốc. Donald Trump cùng các tòng phạm đã bị Georgia truy tố như một nhóm tội phạm có tổ chức âm mưu thực hiện việc đảo ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đã được hàng trăm triệu cử tri Mỹ bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử minh bạch, hợp pháp và hợp hiến như vốn dĩ.
21/08/202314:47:00
Mới đây trên hệ thống liên mạng toàn cầu xuất hiện bài viết “Tội Ác Phóng Sinh” của một tác giả nào đó trong nước, rồi được nhiều người chuyển tiếp khiến hàng Phật tử có thể dao động, ngoại đạo có thể lấy cớ đó cho rằng Phật Giáo khuyến khích “tội ác” qua tục lệ phóng sinh chứ Đạo Phật cũng chẳng tốt lành gì...