Hôm nay,  

Ổn Định An Sinh Xã Hội Tuy Khó Nhưng Cần Thiết

09/06/202300:00:00(Xem: 6068)
 
GettyImages-110966241
WASHINGTON, DC - 28 tháng 3: Những người ủng hộ an sinh xã hội tham dự một cuộc biểu tình tại tại Đồi Capitol Hill ngày 28 tháng 3 năm 2011 tại Washington, DC. Các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, bao gồm Lãnh Đạo Đa số Thượng viện Harry Reid (D-NV), cho biết kế hoạch cải cách quyền lợi của đảng Cộng Hòa sẽ "xóa bỏ An Sinh Xã Hội, trì hoãn việc phân phối lợi ích cho người cao niên." (Ảnh của Chip Somodevilla/Getty Images)
  
Quỹ An Sinh Xã Hội đang gặp khó khăn.
 
Chương trình hưu trí và khuyết tật đã bị thâm hụt ngân quỹ kể từ năm 2010. Quỹ tín thác của chương trình, nắm giữ số tiền 2,7 ngàn tỷ MK, đang giảm đi nhanh chóng. Những người nắm trách nhiệm về An Sinh Xã Hội, một nhóm bao gồm các bộ trưởng của các Bộ Ngân Khố, Lao động, Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh, cũng như Ủy viên An Sinh Xã Hội, dự đoán rằng quỹ tín thác sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2033.
 
Theo luật hiện hành, khi quỹ tín thác cạn tiền, An Sinh Xã Hội chỉ có thể trả các khoản trợ cấp từ các nguồn thu thuế chuyên dụng (dedicated tax). Tức là, lúc đó, họ sẽ chi trả khoảng 77% các khoản trợ cấp. Nói cách khác cho dễ hiểu, theo luật hiện hành, khi quỹ ủy thác cạn kiệt, những người thụ hưởng An Sinh Xã Hội sẽ thấy khoản tiền nhận hàng tháng bị giảm 23% vào năm 2034.
 
Là những kinh tế gia nghiên cứu về các chương trình Medicare và An sinh xã hội, Andrew Rettenmaier và Dennis W. Jansen coi kịch bản trên là không thể chấp nhận được về mặt chính trị. Việc cắt giảm lợi ích đột ngột và đau tim như vậy sẽ chọc giận rất nhiều cử tri. Nhưng chẳng may, những hành động cần thiết hiện nay để tránh viễn cảnh tồi tệ đó – thí dụ như tăng thuế hoặc cắt giảm một số phúc lợi – lại không được xem xét nghiêm túc. Vẫn còn một số chiến lược có thể có hiệu quả.

Biểu-Đồ
 
Tiền trợ cấp đến từ đâu
 
Khoảng 67 triệu người dân Hoa Kỳ, hầu hết từ 65 tuổi trở lên, đang hưởng phúc lợi từ An Sinh Xã Hội. Hàng năm, cơ quan chi ra hơn 1 ngàn tỷ MK. Đây là khoản chi đơn lẻ lớn nhất của chính phủ, chiếm gần 20% tổng ngân sách liên bang.
 
An Sinh Xã Hội được tài trợ bởi khoản thuế sổ lương (hay thuế lương bổng, payroll tax) 12.4% tính trên tiền lương và được chia đều giữa người lao động và chủ nhân. Những người tự làm chủ thì trả toàn bộ 12.4%. Thuế lương bổng này áp dụng cho những người có thu nhập từ 160,200 MK kể từ năm 2023. Chính phủ tăng mức trần này hàng năm, dựa trên mức tăng của Chỉ số tiền lương trung bình quốc gia (National Average Wage Index) – được tính toán dựa trên kết hợp tăng trưởng tiền lương và lạm phát. Chương trình cũng nhận được khoảng 4% doanh thu từ thuế đánh vào các khoản trợ cấp An Sinh Xã Hội, nhưng cần nhấn mạnh là không phải ai nhận trợ cấp cũng phải đóng khoản thuế này.
 
Doanh thu từ thuế An Sinh Xã Hội tương đối ổn định kể từ sau năm 1990. Nhưng chi phí của chương trình đã tăng mạnh vào năm 2010, một phần là do khuynh hướng nghỉ hưu sớm từ cuộc Đại Suy Thoái.
 
Những chi phí An Sinh Xã Hội phải chi trả gần đây đã tăng nhanh hơn do làn sóng nghỉ hưu của những người thuộc thế hệ Baby Boomer. Theo những người được ủy thác của chương trình, khoản chi dự kiến sẽ vượt quá khoản thu, cứ tiếp tục như vậy thì quỹ tín thác sẽ cạn kiệt.
 
Nếu chính phủ không có hành động ngay từ bây giờ, quỹ tín thác sẽ cạn tiền chỉ trong hơn một thập niên nữa. Tuy nhiên, rất ít thành viên của Quốc Hội sẵn lòng hành động. Vấn đề cải cách An Sinh Xã Hội thậm chí còn không được đưa ra bàn bạc trong các cuộc đàm phán về mức trần nợ công năm 2023.
 
Quỹ tín thác
 
Quỹ tín thác, giúp trang trải các chi phí của chương trình, đến từ đâu?
 
Dù chương trình An Sinh Xã Hội có thu thặng dư từ năm 1984 đến năm 2009, số tiền tăng thêm đó đã phải trang trải cho các khoản chi tiêu khác – giữ cho các loại thuế khác thấp hơn so với các khoản khác và bù đắp một phần thâm hụt ngân sách.
 
Trong những năm An Sinh Xã Hội có thặng dư, khoản thu vượt mức được gửi vào quỹ tín thác dưới hình thức trái phiếu đặc biệt của chính phủ, tính theo lãi suất hiện hành. Khi cần sử dụng những trái phiếu đó để thanh toán chi phí An sinh xã hội, Bộ Ngân Khố sẽ mua lại chúng.
 
Những trái phiếu đó là một phần của tổng nợ 31,4 ngàn tỷ MK của chính phủ.
 
Cải cách lần cuối là dưới thời chính quyền Reagan
 
Giảm phúc lợi hưu trí sẽ bị đông đảo dân chúng phản đối, không chỉ những người đang nhận trợ cấp, mà còn cả những người đang trong lực lượng lao động và sắp nghỉ hưu. Họ chắc chắn sẽ phản đối mạnh mẽ nếu biết rằng những lợi ích họ nhận được khi nghỉ hưu sẽ thấp hơn so với những gì họ đã được hứa hẹn trong suốt cả đời làm việc.
 
Lần cuối cùng chính phủ thực hiện những thay đổi lớn đối với An Sinh Xã Hội là vào năm 1983, dưới thời chính quyền Reagan, chính phủ ban hành các cải cách làm giảm dần lợi ích theo thời gian. Những thay đổi này bao gồm tăng tuổi nghỉ hưu, vẫn đang được thực hiện theo từng giai đoạn. Do những thay đổi đó, người lao động sinh năm 1960 trở về sau muốn nghỉ hưu mà được hưởng đầy đủ quyền lợi thì phải làm việc tới khi 67 tuổi – trễ hơn hai năm so với tuổi nghỉ hưu ban đầu.
 
Các cuộc cải cách năm 1983 cũng bao gồm việc tăng mức thuế lương bổng An Sinh Xã Hội từ 10.4% năm 1983 lên 12.4% vào năm 1990, và lần đầu tiên đánh thuế thu nhập liên bang đối với những người hưởng lương hưu cao. Người lao động phải chịu gánh nặng của việc tăng thuế lương bổng, và những người về hưu có thu nhập cao hơn vẫn bị đánh thuế đối với các khoản lương hưu.
 
Những thay đổi đó đã tài trợ cho chương trình, nhưng giờ thì nhiêu đó vẫn không đủ.
 
Năm 2001, trong nhiệm kỳ tổng thống của George W. Bush, Commission to Strengthen Social Securityn đã cố gắng thuyết phục Quốc Hội ban hành các cải cách nhằm củng cố tài chánh cho chương trình, nhưng không thành. Kể từ đó, không có hướng giải quyết vấn đề nào được đưa ra nữa.
 
4 nguyên tắc
 
Andrew Rettenmaier và Dennis W. Jansen tin rằng các nhà lập pháp cần tuân theo bốn nguyên tắc khi xem xét các biện pháp:
 
  • Chương trình nên tính đường ‘tự túc’ về lâu dài, sao cho các khoản thu cân đối với khoản chi phí hàng năm. Theo cách đó, sẽ có nhiều câu hỏi phát sinh liên quan đến kế toán quỹ tín thác, và liệu các khoản thu từ thuế An Sinh Xã Hội có được sử dụng cho các mục đích dự kiến có bị loại bỏ hay không.
 
  • Gánh nặng cải cách nên được chia sẻ giữa các thế hệ. Những người về hưu hiện tại có thể chia sẻ gánh nặng thông qua một cuộc cải cách điều chỉnh giúp giảm bớt chi phí sinh hoạt. Người đang tham gia lao động có thể san sẻ gánh nặng thông qua việc tăng mức giới hạn thu nhập chịu thuế An Sinh Xã Hội, sao cho 90% tổng thu nhập ở Hoa Kỳ có đóng thuế. Họ cũng có thể cần phải chấp nhận việc tuổi nghỉ hưu được tăng dần.
 
  • Chính phủ cần đảm bảo rằng các phúc lợi An Sinh Xã Hội vẫn sẽ có đủ cho những người về hưu có thu nhập thấp hơn trong nhiều năm tới. Điều đó có nghĩa là những cải cách nhằm làm chậm sự tăng trưởng tiền hưu trong tương lai sẽ được thiết kế sao cho chỉ có ảnh hưởng đến những người hưởng lương hưu có thu nhập cao hơn.
 
  • Bất kỳ thay đổi nào đối với An Sinh Xã Hội đều cần phải giúp hạn chế được sự tăng chi tiêu liên bang trong tương lai. Hãy nhìn vào mức tăng trưởng thâm hụt ngân sách hiện tại và dự kiến!
 
Cần chấm dứt trì hoãn
 
Có vẻ như Hoa Kỳ – bao gồm cả thường dân và các viên chức chính quyền – đang lảng tránh cuộc tranh luận nghiêm túc về vấn đề cấp bách này cho đến khi quỹ tín thác sắp cạn kiệt. Đó là điều không nên. Càng hành động sớm sẽ càng có nhiều lựa chọn hơn để giải quyết dần những thiếu hụt tài chánh của chương trình.
 
Hành động sớm cũng sẽ cho hàng triệu người sống dựa vào trợ cấp An Sinh Xã Hội, người lao động và doanh nghiệp đóng thuế có thêm thời gian để chuẩn bị cho bất kỳ thay đổi nào cần thiết.
 
Nguyên Hòa biên dịch
 
Nguồn: “Getting Social Security on a more stable path is hard but essential – 2 experts suggest a way forward” của Andrew Rettenmaier và Dennis W. Jansen, được đăng trên trang Theconversation.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.