Hôm nay,  

Những hiểm họa của Trí tuệ Nhân tạo

09/06/202300:00:00(Xem: 580)
 
tri tue nhan tao
Hình minh họa
 
Thời gian gần đây thế giới xôn xao về Trí tuệ Nhân tạo (dịch thoát từ cụm từ Artificial Intelligence, viết tắt là AI), về những khả năng siêu việt những hệ thống ngôn ngữ này có thể làm được. AI thực ra đã có từ nhiều thập kỷ trước, nhưng trong thời gian này, với sự xuất hiện của hệ thống ChatGPT đi vào dòng chính, và nhất là từ khi các tập đoàn công nghệ cao như Google, Microsoft, Facebook, Amazon, Apple, v.v. bắt đầu cuộc chạy đua xem ai là kẻ về trước, thì AI trở thành món hàng “nóng”.
 
Trí tuệ của máy móc (thực chất, AI vẫn chỉ là một hệ thống máy tính gồm hai phần thiết bị cứng và mềm, mặc dù phức tạp và mạnh hơn nhiều so với cái máy cà khổ tôi đang sử dụng để viết những dòng chữ này) đang trên đà vượt xa con người, và người ta vội bật đèn vàng, đèn đỏ cảnh báo một nguy cơ có khả năng xảy ra nếu một ngày kia AI khống chế được con người. Mới đây, trên 300 nhân vật gồm Tổng giám đốc lãnh đạo các tập đoàn công kỹ nghệ lớn nhỏ, các khoa học gia, chuyên gia, giáo sư đại học đã ký chung một lá thư nêu lên hiểm họa này. Họ so sánh nó với chiến tranh hạt nhân hay đại dịch.
   
Nhưng cho đến thời điểm này, hiểm họa trước mắt của AI là gì? Nó có ghê rợn như chúng ta thấy Hollywood và các tiểu thuyết gia chuyên viết truyện khoa học viễn tưởng đưa ra trên phim ảnh và sách vở không? Cụm từ “AI doomsday”, ám chỉ ngày tận thế của loài người vì AI, khiến nhiều người lo sợ một ngày không xa, rô-bô lên nắm vận mệnh thế giới và con người biến thành nô lệ cho chúng, nếu không hay chưa bị chúng giết sạch không chừa một mống.
   
Viễn ảnh ấy có lẽ còn xa vời, chưa hẳn là đúng, nhưng những tai hại thực tế ngày nay của AI thì được xác định là có, và nó đang làm suy yếu xã hội loài người một cách tiệm tiến, nhưng vô cùng đáng sợ. Nếu xem thường nó, nhân danh tiến bộ bỏ nó ngoài tai, thì tương lai của con người sẽ không sáng sủa chút nào, nếu không muốn nói là bi thảm. Bởi nó phá hủy nền tảng và mặt dệt xã hội vốn dựa trên cơ bản là sự tin tưởng vào nhau để cùng sinh tồn.
 
Thông tin giả. thông tin láo
 
Tai hại thứ nhất của AI đã và đang xảy ra là tệ trạng thông tin giả, thông tin láo. AI cài đặt trong những quy trình thuật toán (algorithm) được sử dụng bởi các trang mạng xã hội gây rối loạn không ít vì nó đầy dẫy những ngụy biện về kỳ thị giới tính / chủng tộc, gây chia rẽ, tạo phân hóa, hâm nóng căng thẳng chính trị, v.v. Một khi sức mạnh của AI tăng trưởng, tình trạng nói trên chỉ tăng cường độ chứ không giảm sút. Nó khiến người ta không còn biết đâu là sự thật, đâu là hư ngụy. Những vụ bạo loạn như vụ “6 tháng Giêng” ở tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ là kết quả của tình trạng này. Thậm chí, chiến tranh giữa các quốc gia, hoặc nội chiến, có thể xảy ra vì thông tin giả, thông tin láo, theo ý kiến của nhiều chuyên gia.
  
Bên trong những mô hình thiết kế ngôn ngữ lớn như ChatGPT, một khi thông tin giả, thông tin láo bị cài đặt, nó sẽ lặp lại, bởi khả năng cơ bản của AI là mô hình sau được huấn luyện để “học” từ mô hình trước và tìm cách tăng tiến, cái sai lầm cứ thế nhân lên mãi, khuếch tán từ tiểu họa biến thành đại họa. Hiệu ứng này, thuật ngữ trong ngành gọi là “model cannibalism”, tức là “mô hình ăn thịt” lẫn nhau. Mô hình trước nguy hiểm một, những mô hình sau nguy hiểm mười.
   
Một công trình nghiên cứu của cơ quan chuyên giám định sự chính xác của truyền thông có tên là NewsGaurd liệt kê hơn chục trang mạng chuyên về tin tức hoàn toàn do AI soạn thảo, những trang mạng ấy chứa đựng một số lượng đáng kể thông tin giả, thông tin láo. Mục đích là phá rối những phe phái không thuộc phe mình hoặc không chia sẻ cùng quan điểm. Có người không xem AI là mối nguy của nhân loại, nhưng họ chẳng thể chối cãi tầm nguy hại của AI trong công tác truyền thông, báo chí.
   
Kiểu thông tin giả như bản tin Tổng thống  Zelenskiy của Ukraine đọc diễn văn tuyên bố đầu hàng Nga hôm tháng Tư năm 2022 (chẳng cần tìm hiểu xa xôi, chắc chắn là do AI của Nga ngụy tạo) sẽ trở nên thường xuyên hơn. Vấn đề là làm sao phân biệt được đâu là chân, đâu là giả. Làm thế nào để biết tin mình đọc trên mạng là thật hay chỉ là ngụy tạo? Một câu hỏi chưa có đáp án.
 
Chi phối người sử dụng
 
Hiểm họa thứ hai có thể nói đến ở đây là mức độ ảnh hưởng của AI lên người sử dụng nó. Lẽ cố nhiên là ảnh hưởng tiêu cực, xấu, có thể gây thiệt hại về cả thể chất lẫn tinh thần. Thậm chí quan điểm và suy nghĩ trong đầu người sử dụng cũng có thể bị nó chi phối làm thay đổi. Có tin một người đàn ông bên xứ Bỉ đã tự tử sau khi trò chuyện với chatbot và bị chatbot khuyên nên quyên sinh. Có người bị chatbot khuyên nên bỏ người phối ngẫu. Vân vân. Chatbot có lối nói chuyện như người, tức là ấm áp, ra vẻ chân tình khiến người sử dụng có cảm tưởng như mình đang trò chuyện với người chứ không phải máy. Nguy hiểm là chỗ đó. Chúng ta hiện đang sống trong một thế giới phân hóa và cô đơn cùng cực, gần như tách biệt hẳn với đời sống hiện thực bên ngoài. Mỗi con người càng lúc càng giống như một ốc đảo trên đại dương bao la, không ai giao tiếp với ai ngoài cái máy vi tính hay cái điện thoại di động trong căn phòng riêng vắng lặng. Ra đường chúng ta không nhìn vào mắt người lạ nói một câu chào hỏi thân thiện mà chú mục vào chiếc máy di động trên tay đến nỗi xuýt bị ô-tô cán chết. Đó là đời sống hiện đại trong thế kỷ XXI.
   
Những mô hình ngôn ngữ lớn có khả năng thuyết phục người sử dụng thay đổi nhận thức và niềm tin, thí dụ như mô hình cài đặt bên trong các chương trình quảng cáo, khuyến mại. Không hẳn AI cố tình làm hại bản thân người sử dụng, nhưng hậu quả của việc chi phối người sử dụng là khôn lường vì mục đích của nó là làm sao cho người sử dụng chịu nghe lời mình thuyết phục.
   
Các chế độ chuyên chế độc tài như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba không ngần ngại sử dụng AI như một phương tiện tẩy não và nhồi sọ người dân trong nước không ngoài mục đích tiêu diệt mọi mầm mồng đề kháng và phản biện từ người dân để tất cả biến thành một bầy cừu ngoan ngoãn răm rắp tuân lời chế độ, Đó là thế giới trong cuốn tiểu thuyết nhan đề “1984” của nhà văn George Orwell, một thế giới u tối trong đó con người sống như bầy thú trong cũi sắt. Sợ còn tệ hơn thế nữa, bởi vì trong thế giới đó, tự do vật thể không có đã đành, mà ngay cả suy nghĩ riêng tư trong đầu cũng bị chiếc vòng kim cô thắt chặt. Cuốn tiểu thuyết Orwell viết năm 1948, và từ đó cho đến nay vẫn là lời cảnh báo không bao giờ cũ cho nhân loại.
 
Công ăn việc làm
 
Vấn đề công ăn việc làm cũng là một hiểm họa tức thời do AI đem đến cho xã hội. Mới đây có tin hệ thống tiệm bán thức ăn nhanh Wendy sẽ thay thế nhân viên bán hàng bằng AI. Chẳng cần phải là nhà tiên tri, chúng ta cũng biết rằng một số lượng khổng lồ công nhân viên (phần nhiều là giới lao động ít khả năng chuyên môn và thanh thiếu niên) sẽ bị mất việc làm. Các công trình nghiên cứu cho thấy đến năm 2025, số công nhân viên trên toàn thế giới mất việc vì AI là khoảng 85 triệu. Con số này có thể gia tăng lên đến 300 triệu trong tương lai xa hơn.
  
Nhưng với các hệ thống ngôn ngữ càng ngày càng phát triển tinh vi hơn (đừng quên thuộc tính của AI là “tự học, tự tăng tiến”), thậm chí những ngành nghề với khả năng chuyên môn, đòi hỏi thiên tư và nhiều năm trời học tập, cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khoa học gia dữ kiện (làm việc chuyên ngành phân tích và lý giải dữ kiện khoa học), bác sĩ, luật sư, vân vân, đều có thể mất việc như chơi. Ngay cả người viết kịch bản cho phim truyện (đòi hỏi sự sáng tạo, một thuộc tính tưởng chỉ con người mới có) cũng đang có cơ nguy bị AI lấy mất job. AI thi “bar exam”, kết quả không thua kém một luật sư thực thụ. AI trả lời những câu hỏi về y tế, sức khỏe còn tài giỏi, chính xác hơn bác sĩ chuyên môn.
   
Thử hỏi, với tình trạng gần như bất khả đảo nghịch ấy, làm sao sự đào thải, không sớm thì muộn, không xảy ra được.
   
Giới quan sát cảnh báo xã hội sẽ bất ổn nghiêm trọng nếu tình trạng mất công ăn việc làm hàng loạt xảy ra trên một bình diện rộng lớn.
 
Phóng chiếu về tương lai
 
Không ai nghi ngờ về khả năng AI sẽ giúp con người tiến bộ, một tiến bộ vượt bực chưa từng thấy trong vòng một hai trăm năm vừa qua. Với AI, đời sống con người sẽ mang một diện mạo mới mẻ. Thật khó tiên đoán sự mới mẻ này sẽ như thế nào, vì hiện nay AI mới chỉ là đứa bé lên ba. Lúc nó 30 tuổi, 300 tuổi, 3 ngàn tuổi (tuổi của AI dĩ nhiên không tính bằng năm như con người mà phải tính theo định luật Moore, tức là, cứ một năm rưỡi thì khả năng tăng gấp đôi) thì chỉ có cách để trí tưởng tượng dẫn dắt chúng ta thám hiểm những chân trời mới thôi.
 
Nhưng cũng như tất cả những công nghệ khác, như Internet, mạng xã hội, nó có bộ mặt trái đen tối nằm ẩn nấp phía sau và nếu không cẩn trọng kiểm soát và hạn chế, nó sẽ gây nên những hậu quả tai hại không thể lường được. Các thể chế chính quyền cai trị ở Mỹ và Tây Âu xưa nay không mấy chú ý đến việc kiểm tra và hạn chế tự do các ngành công nghệ. Tình trạng rối mù, nếu không muốn nói là rối loạn có nguy cơ phá nát mặt dệt xã hội, của các mạng xã hội ngày nay là hậu quả không mấy tốt đẹp của chính sách đó. Tuy nhiên với AI, người ta sớm nhìn ra sự sai lầm chiến lược, và đó là lý do vì sao Quốc hội Mỹ mới đây đã triệu tập phiên họp mời ông Sam Altman, Tổng giám đốc tập đoàn công ty Open AI, ra điều trần. Giới quan sát tỏ vẻ lạc quan về sự kiện này, nhưng họ cũng không tiên đoán được sự thành công của nhà cầm quyền trong việc kiểm soát sự bung phá ngoài dự kiến của AI.
   
Tương lai AI vẫn là một dấu hỏi to tướng cho phần lớn chúng ta.
 
– Trịnh Khải Nguyên-Chương
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Pauline Newman, năm nay 96 tuổi, giữ chức vụ chánh án liên bang Hoa Kỳ trọn đời. Dù bà muốn tiếp tục làm việc, nhưng bà đang vướng vào các vụ kiện với các đồng nghiệp là những người muốn bà về hưu. Hoa Kỳ đã trở thành điểm nóng cho các cuộc tranh luận về việc liệu những người trong lãnh vực chính trị có thể là quá già để lãnh đạo chăng. Các đối thủ hàng đầu cho cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 là Joe Biden, người ở tuổi 80 là già gấp đôi người Mỹ trung bình; và Donald Trump 77 tuổi là người già hơn một thập niên với “Tuổi Về Hưu Bình Thường” -- ở tuổi mà người Mỹ có thể nhận các phúc lợi về hưu trọn vẹn.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch VNCH, là người sứ giả cuối cùng của Đệ Nhị Cộng Hoà Việt Nam được gửi sang Mỹ cầu cứu với đồng minh vào tháng Tư 1975. 20 năm sau ngày Sài Gòn xụp đổ, ông Hưng xuất bản sách "The Palace File" (Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập). Thêm 10 năm sau, báo xuân Việt Báo Tết Ất Dậu, có đăng bài viết đặc biệt của Tiến sĩ Hưng viết thêm về những bí ẩn do Cựu Đại Sứ Mỹ tại VN Graham Martin kể lại “Mỹ tính kế chạy: Bắn nhau với... quân đội VNCH”, trích từ cuốn sách mới của ông: “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”. Mời đọc bài mới nhất của Ông, cũng viết về “đồng minh”, nhưng từ đồng minh tháo chạy đến “lại nhảy vào”.
Phương Đông lên ngôi. Phương Tây rơi vào tình trạng suy thoái khó lòng cứu vãn. Và Trung Quốc đang chứng minh rằng hệ thống chuyên chế tập trung, do nhà nước lãnh đạo của họ đã giúp cho đất nước tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, phát triển nhanh chóng vượt trội – một hình ảnh trái ngược với các nền dân chủ lộn xộn và bất kham.
Từ lâu, người dân Hoa Kỳ đã lo lắng di dân nhập cư vào Hoa Kỳ sẽ cướp đi công ăn việc làm của họ. Năm 1891, Henry Cabot Lodge, TNS ủng hộ các luật di trú nghiêm ngặt hơn, đã mô tả công nhân ngoại quốc là “nguồn cung cấp lao động giá rẻ” đang “liên tục làm giảm thu nhập của người lao động” ở Hoa Kỳ. Emma Lazarus, cùng thời với Lodge, lại có quan điểm khác. Lấy cảm hứng từ Tượng Nữ Thần Tự Do, bà đã viết bài thơ “The New Colossus” năm 1883. Để rồi những vầng thơ của bà “Give me your tired, your poor / Your huddled masses yearning to breathe free” (xin được tạm dịch: “Để lại cho ta những khốn nghèo, mệt lả/ Những kẻ lạc loài, khát hơi thở tự do”) đã được đặt tại chân tượng.
Nhiều người Việt sống ở Mỹ nhưng vẫn còn nhiều điều ưu tư về quê nhà Việt Nam. Có thể diễn giải tình hình kinh tế Việt Nam theo những góc độ khác nhau, cả tốt lẫn xấu. Nhưng tình trạng về quyền tự do cơ bản của con người như tự do ngôn luận, tự do tư tưởng chính trị… thì không thể chối cãi rằng Việt Nam đang đứng ở những thứ hạn chót trên thế giới. Nguyên nhân cũng không cần phải bàn cãi: chế độ độc tài đảng trị CSVN.
Những ai yêu thích thiên nhiên, thích xem phim khoa học về loài vật, sự sống trên trái đất hẳn đều quen thuộc với cái tên Sir David Attenborough. Với tuổi đời gần bách niên, Sir Attenborough có thể được xem là một trong những nhà sinh vật học, nhà sử học tự nhiên, nhà biên tập phim tài liệu nổi tiếng vào bậc nhất thế giới hiện nay. Trong hơn nửa thế kỷ, ông xuất hiện trong nhiều bộ phim tài liệu giá trị về thiên nhiên và sự sống do BBC thực hiện: The Living Planet, Blue Planet, Planet Earth, Our Planet…Ông cũng là một nhà hoạt động môi trường, kêu gọi các quốc gia trên thế giới cùng hợp tác để bảo vệ trái đất trước hiện tượng biến đổi khí hậu. Ông kêu gọi bảo vệ môi trường không vì mục đích chính trị, không để bảo vệ lợi ích kinh tế cho một nhóm người nào, mà với tư cách của một nhà khoa học chân chính. Ông được nhiều người xem như một báu vật quốc gia của Vương quốc Anh.
Năm 2017, gia đình Christine Kirchhoff đang chuẩn bị chuyển đến nhà mới thì Bão Harvey ập vào Houston. Cơn bão khổng lồ đã trút lượng mưa 50 inch xuống khu vực này chỉ trong vài ngày, khiến hai hồ chứa nước gần đó đầy đến mức người ta buộc phải mở cửa cửa xả lũ. Gia đình Kirchhoff đã phải sơ tán bằng thuyền. Cả nhà cũ và nhà mới của họ đều bị chìm ngập.
Sau hai năm lạm phát cao hoành hành, các số liệu thống kê về giá cả đã được nghiên cứu chi tiết và tường tận. Mức tăng lạm phát lõi của Hoa Kỳ (đã trừ chi phí năng lượng và lương thực phẩm) trong tháng 6 là 0.158%, tốc độ chậm nhất trong hơn hai năm qua, theo trang Economist đưa tin ngày Thứ Năm, 13 tháng 7 năm 2023. Tuy nhiên, câu hỏi khiến nhiều người bán tín bán nghi vẫn còn đó: Liệu có phải cơn sốt lạm phát của Hoa Kỳ cuối cùng cũng đã hạ nhiệt?
Những ai quan tâm đến chính trị tại Hoa Kỳ đều dễ dàng đồng ý rằng chỉ trong vài năm gần đây, quốc gia dẫn đầu thế giới tự do dân chủ đang trải qua những biến động chính trị “bể dâu” chưa từng có từ cả thế kỷ. Từ một nền dân chủ được xem là mẫu mực của thế giới, người dân Hoa Kỳ đang tranh cãi với nhau về sự liêm chính của Tối Cao Pháp Viện, về độ tin cậy của các cuộc bầu cử, về sự cần thiết của cơ chế tam quyền phân lập… Nhân vật đã tạo nên được sự chia rẽ chính trị sâu sắc tại nước Mỹ như vậy, chỉ trong vòng trên sáu năm qua, có lẽ không ai khác hơn là cựu tổng thống Donald Trump.
Có thể khẳng định rằng đối với nhiều người dân Mỹ, đặc biệt là cư dân California, cháy rừng đã trở thành một thảm họa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống trong khoảng vài năm gần đây. Gần đây nhất, vào đầu Tháng Sáu 2023, ở Canada, hơn 9 triệu mẫu rừng đã bị thiêu rụi bởi hàng trăm đám cháy rừng, một diện tích rộng khoảng 1.5 lần tiểu bang Massachusetts. Theo USA Today, ước tính có hàng trăm đám cháy ở Quebec, ở British Columbia và Alberta, thiêu rụi hơn gấp đôi diện tích rừng bị đốt cháy trong toàn bộ mùa cháy rừng Canada năm ngoái. Những đám cháy này đã gây ô nhiễm không khí trầm trọng tại nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ. Tiểu bang New York báo động đỏ vì khói mù. Hàng ngàn chuyến bay bị hủy hoặc chậm trễ vì khói.
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.