Hôm nay,  

Trung Quốc vận động hành lang để ngăn cản Tây Tạng phát biểu trước Câu lạc bộ Báo chí Úc

05/06/202309:04:00(Xem: 3073)
Thời sự thế giới

tq 1

Ông Penpa Tsering phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia. Nguồn: AP.


 

Chính phủ Trung Quốc đã bị cáo buộc phá hoại quyền tự do ngôn luận ở Úc khi tìm cách ngăn cản người đứng đầu chính phủ lưu vong Tây Tạng xuất hiện theo lịch trình tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Úc trong tháng này. Các quan chức của toà đại sứ Trung Quốc đã gặp ông Maurice Reilly, giám đốc điều hành Câu lạc bộ Báo chí, tại Canberra vào tuần trước, để bày tỏ sự không hài lòng của họ về lịch trình xuất hiện của ông Penpa Tsering vào ngày 20 tháng 6 và yêu cầu hủy bỏ lời mời ông này.

 

Trong một bức thư gửi Reilly, toà đại sứ lập luận: “Trung Quốc bày tỏ sự bất bình mạnh mẽ và quyết liệt phản đối Úc đã bất chấp lập trường và mối quan tâm của Trung Quốc, khi cho phép ông ta sử dụng diễn đàn của Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia để tham gia vào các hoạt động ly khai” […] “Trung Quốc kêu gọi Úc nhìn thấu bản chất của bè lũ Đạt Lai Lạt Ma (Dalai clique), tôn trọng lợi ích cốt lõi và các mối quan tâm chính của Trung Quốc, đồng thời có hành động cụ thể để loại bỏ các tác động tiêu cực nhằm ngăn chặn nỗ lực phá vỡ sự phát triển lành mạnh của quan hệ Trung Quốc-Úc cũng như những hợp tác về truyền thông giữa hai nước.”

 

Đề cập đến Tây Tạng bằng tên gọi ưa thích của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Khu tự trị Xizang, bức thư nhấn mạnh: “Người dân thuộc tất cả các nhóm dân tộc trong Khu tự trị Xizang hết lòng tán thành các chính sách của chính quyền trung ương Trung Quốc và chính quyền khu vực... Đó là một thực tế được thừa nhận một cách không thiên vị bởi mọi người rằng tình hình nhân quyền ở Xizang đang ở mức tốt nhất trong lịch sử.”

 

Các bài phát biểu trước Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia được phát sóng trên đài ABC và thường có sự tham gia của các thành viên cao cấp thuộc phòng trưng bày báo chí tại Canberra. Sau khi được các báo The Sydney Morning Herald và The Age tiếp cận để xin bình luận, Theo Reilly, không có kế hoạch hủy bỏ sự xuất hiện của Penpa, và vé vào cửa đã được bán trên trang web của Câu lạc bộ Báo chí. Reilly cũng cho biết ông đã nói với các quan chức của toà đại sứ Trung Quốc rằng Câu lạc bộ Báo chí là “một tổ chức tôn trọng tự do ngôn luận, tự do truyền thông và tranh luận công khai” [...] “Cuộc gặp gỡ diễn ra thân mật, nhưng họ bày tỏ quan điểm khá mạnh mẽ rằng việc Penpa Tsering phát biểu tại Câu lạc bộ là xúc phạm đến lợi ích của Trung Quốc vì ông ấy đại diện cho một phong trào ly khai và Câu lạc bộ nên xem xét lại lời mời” […] “Tôi đã giải thích với họ rằng hội đồng quản trị của Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia quyết định ai sẽ phát biểu tại diễn đàn của chúng tôi và quyết định này độc lập với mọi chính phủ cũng như các bên liên quan khác” [...] “Tôi cũng giải thích thêm rằng các diễn giả có thể đưa ra quan điểm của họ và các thành viên ngành truyền thông của chúng tôi có thể đặt câu hỏi và thách thức những quan điểm đó theo nhu cầu.”

 

Người tiền nhiệm của Penpa, Lobsang Sangay, đã từng xuất hiện tại Câu lạc bộ Báo chí Úc vào tháng 8/2017. Chức vụ sikyong, hay tổng thống, của chính phủ lưu vong Tây Tạng được thành lập vào năm 2011 khi Đức Đạt Lai Lạt Ma quyết định từ bỏ vai trò lãnh đạo chính trị chính thức của mình và giao trách nhiệm cho một nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ. Còn được gọi là Chính quyền Trung ương Tây Tạng, chính phủ lưu vong có trụ sở tại Dharamshala, Ấn Độ, và bao gồm các cơ quan tư pháp, lập pháp và hành pháp.

 

Bắc Kinh quyết liệt chống lại bất kỳ sự tham gia nào của tổ chức này, vốn cũng không được bất kỳ quốc gia nào, kể cả Úc, công nhận là một chính phủ có chủ quyền.

 

Nhà vận động nhân quyền Tây Tạng Kyinzom Dhongdue, cựu thành viên của quốc hội Tây Tạng lưu vong cho biết: “Đây lại là một trường hợp về sự bắt nạt của chính phủ Trung Quốc và những nỗ lực của họ nhằm phá hoại các thể chế Úc cũng như bịt miệng những người chỉ trích. Không có chỗ cho sự kiểm duyệt và tuyên truyền của Trung Quốc ở Úc, đặc biệt là tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia, một tổ chức tranh đấu cho tự do báo chí và tự do ngôn luận.”

Dhongdue lưu ý rằng đại sứ Trung Quốc Xiao Qian khi xuất hiện tại Câu lạc bộ Báo chí vào năm ngoái cũng đã từng nói: “Thật công bằng khi nhà lãnh đạo của người dân Tây Tạng có được cơ hội tương tự”. Dhongdue kết luận “Người Tây Tạng đã quá quen thuộc với cánh tay dài đàn áp của Trung Quốc tại Úc và trên toàn cầu.”

Một phát ngôn viên của toà Đại sứ Trung Quốc đã từ chối bình luận những phát biểu này.


Tháng 3 vừa qua, Penpa đã kêu cứu trước Quốc hội Hoa Kỳ: “Tây Tạng chắc chắn sẽ chết lần mòn trừ khi chính phủ Trung Quốc bị buộc phải thay đổi các chính sách hiện tại”. Trước đó, 3 chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cũng đã báo động vào năm ngoái: “Chúng tôi lo ngại trước những dấu hiệu của chính sách ép buộc đồng hóa bản sắc Tây Tạng với nhóm đa số người Hán, thông qua một loạt hành động đàn áp đối với các cơ sở giáo dục, tôn giáo và ngôn ngữ Tây Tạng.” Các báo cáo viên đặc biệt cũng cho biết khoảng 1 triệu trẻ em dân tộc thiểu số Tây Tạng đang phải học chương trình “giáo dục bắt buộc” bằng tiếng Quan thoại mà không được tiếp cận với phương pháp học tập truyền thống hoặc phù hợp với văn hóa Tây Tạng.

 

-- Matthew Knott

Thục-Quyên lược dịch

(5/06/2023)

 

Bài gốc:

 

https://www.smh.com.au/politics/federal/china-lobbies-press-club-against-tibetan-appearance-20230605-p5ddz6.html

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.